Chương ĐẤt và dinh dưỠng đẤt gs. Tskh: Đỗ Đình Sâm pgs. Ts: Ngô Đình Quế Ts: Nguyễn Tử Siêm ks: Nguyễn Ngọc Bình



tải về 2.06 Mb.
trang5/12
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích2.06 Mb.
#31118
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

Nguồn: Tôn Thất Chiểu (1989-1992); Vũ Cao Thái, Phạm Quang Khánh (1993-1995); Lê

Thái Bạt, Nguyễn Khang, 1995
Chú thích: Các căn cứ để đối chiếu
Bản đồ đất thế giới theo phương pháp định lượng của FAO – UNESCO tỷ lệ

1/5000.000 năm 1974
Phân loại đất Việt Nam theo phương pháp định lượng của FAO – UNESCO cho bản đồ

tỷ lệ 1/1000.000 (Hội KHĐVN – 1996)
Các loại đất Việt Nam đối chiếu với tên gọi của FAO – UNESCO (Caroline Sargent

1991)

Với những kết quả nghiên cứu về đất rừng của chúng ta hiện nay, cũng nhận thấy có sự

35

song trùng giữa các loại đất rừng theo phân loại phát sinh, hoặc nhóm đất chính theo phân loại định lượng của FAO – UNESCO với các kiểu rừng tự nhiên theo phân loại của Trần Ngũ Phương (1970) và sự song trùng tương đối giữa các loại đất rừng phụ (theo phát sinh), hoặc đơn vị đất (theo phân loại định lượng của FAO – UNESCO) với các loại rừng nguyên sinh ở Việt Nam (loại rừng cao đỉnh khí hậu). Hiện tượng đó đã thể hiện theo đúng với kinh nghiệm của dân gian “Đất nào cây ấy” mà chúng ta cũng có thể hiểu “Đất nào rừng ấy !” (Bảng 9)

Bảng 9: Mối tương quan giữa các đơn vị phân loại đất theo phát sinh và theo định lượng với các kiểu rừng và các loại hình rừng tự nhiên ở Việt Nam





Loại đất theo phát sinh (types)
1

Nhóm đất chính theo
FAO – UNESCO
(Major soil groupings)
2


Kiểu rừng

3



Loại đất phụ theo phát sinh (Subtypes)

4



Đơn vị đất theo

FAO – UNESCO
(Soil units)

5



Loại rừng nguyên sinh

6

Đất phù sa mặn

Salic


Fluvisols

Kiểu rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh, ngập mặn


Đất phù sa ngập mặn

Đất phù sa ngập mặn phèn tiềm tàng

Gleyic Salic

Fluvisols

Gleyic Salic Protothionic Fluvisols


Rừng bần chua


Rừng mắm trắng

Rừng đước Rừng đước vòi Rừng vẹt

Rừng dà

36

Đất phù sa phèn

Thionic


Fluvisols

Kiểu rừng nhiệt đới lá cứng thường xanh, ngập phèn


Đất phèn tiềm tàng


Đất phèn hoạt động



Protothionic gleysols


Orthi Thionic

Fluvisols


Rừng tràm

Đất Feralít đỏ vàng


Ferralsols



Kiểu rừng nhiệt đới mưa mùa lá rộng thường xanh


Đất Feralít nâu đỏ trên bazan

Đất Feralít đỏ vàng trên

đá mẹ chua


Đất Feralít vàng nhạt trên đá cát


Đất Feralít vàng đỏ

giàu mùn

Rhodic Ferralsols

(Andosols)

Orthic Ferralsols

(cambisols)

Acric Ferralsols

(Acrisols)

Humic Ferralsols


Các loại rừng cây họ đậu chiếm ưu thế, như:


Rừng gỗ đỏ
Rừng gụ
Rừng lim
Các loại rừng cây họ Dầu chiếm ưu thế:
Rừng dầu nước
Rừng sao đen
Rừng vên vên xen lẫn một số rừng cây gỗ họ Đậu
Rừng sến mật
Rừng thông nhựa

Rừng táu mật


Rừng táu muối

37


Đất nâu nhiệt

đới bán khô hạn

Lixisols

Kiểu rừng thưa rụng lá nhiệt đới

Đất xám nâu nhiệt đới bán khô hạn


Đất đỏ nhiệt đới bán khô hạn


Haplic Lixisols

Rhodic Lixisols

Rừng dầu rụng lá

Rừng săng lẻ

Đất


vàng alit

Alisols

Kiểu rừng á nhiệt đới lá rộng thường xanh


Đất vàng alit trên núi


Đất vàng alít nhiều mùn núi cao


Đất vàng alít nhều mùn núi cao bị glây


Đất mùn thô, than bùn trên núi cao


Haplic Alisols

Humic Alisols

Humic Gleyic

Alisols

Histosols Alisols


Rừng dẻ tribuloides

Rừng dẻ fleuryi

Rừng dẻ + re sinh trưởng xấu


Rừng liễu sam, lãnh sam



Đất pốtzôn

Podzoluviso ls

Kiểu rừng á nhiệt đới lá kim


Đất vàng alít pốtzôn hoá trên núi cao


Đất vàng alít pốtzôn

hoá trên núi cao bị gley

Dystric


Podzoluvisols

Gleyic


Podzoluvisols

Rừng pơmu + hồi núi


Rừng pơmu + dẻ


Đất đỏ trên đá vôi



Luvisols

(Rendzinas)


Kiểu rừng á nhiệt đới

trên đá vôi

Đất đỏ giầu mùn trên

đá vôi vùng cao

Đất mùn thô, than bùn trên đá vôi vùng cao


Humic chromic

Luvisols

Histric Rendzinas


Rừng dẻ, re ưa calci


Rừng dusam đá vôi


Nguồn: Nguyễn Ngọc Bình – Viện KHLN Việt Nam – 1996 trang 148 - 149


3.2. Phân bố và đặc điểm các loại đất rừng
3.2.1. Nhóm đất cát
38

Diện tích
Theo thống kê đến năm 2000, diện tích nhóm đất cát ven biển khoảng 562.936 ha, chiếm tỷ lệ 1,8 % tổng diện tích đất đai tự nhiên toàn quốc (Nguyễn Khang, Viện QHTKNN –

2000). Nhóm đất cát và cồn cát ven biển Việt Nam có xu hướng ngày càng được mở rộng thêm về diện tích theo thời gian.


Phân bố
Theo Viện QH và TKNN (1980) thì diện tích đất cát và cồn cát ven biển Việt Nam phân bố ở hầu hết các vùng ven biển từ Quảng Ninh đến các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, với bề rộng của dải đất cát từ 50 m đến 10.000 m, từ bờ biển vào đất liền, như sau:
- Vùng Duyên hải, Nam Trung bộ: 264.981 ha
- Vùng khu 4 cũ: 150.582 ha
- Vùng đồng bằng sông Cửu Long: 49.717 ha
- Vùng Đông Nam bộ: 22.671 ha
- Vùng ven biển Trung du và miền núi Bắc bộ: 8.972 ha
- Vùng đồng bằng sông Hồng: 4.709 ha
(Nguồn Viện QH và TKNN – 1980)
Phân loại đất cát và cồn cát ven biển
F.R.Morrmann (1961 – 1962) đã phân loại đất cát ven biển ở miền nam Việt nam (từ vĩ

tuyến 17 vĩ độ Bắc trở vào) để lập bản đồ cát tỷ lệ 1/1000.000.


Phân loại đất cát của Viện QHTKNN, 1987 và năm 1980.
Phân loại đất cát ven biển của TS KH Phan Liêu (1981), luận văn TS khoa học về đất

cát.


Theo đó, nhóm đất cát (hay loại đất cát ven biển) được chia thành các loại đơn vị đất

(hay loại đất phụ) sau đây:
Nhóm đất cát, Gồm các đơn vị đất:
Cồn cát trng vàng (Luvic Arenosols)
Có diện tích 222.043 ha, có tuổi hình thành cách đây 5.000 – 10.000 năm và hiện nay phân bố tập trung chủ yếu ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, đến tận các tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, bao gồm cả các cồn cát di động, bán di động và cố định, có độ cao trên mặt biển từ 50 m đến 150 m, thậm chí có nơi cao tới 200 – 300 m. Cồn cát trắng vàng có độ phì thấp
Cồn cát đỏ (Rhodic Arenosols)
39

Có diện tích: 76.886 ha có tuổi hình thành lâu nhất, cách đây 150.000 năm đến 600.000 năm (niên đại địa chất pleistocene), phân bố tập trung ở các tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận (Nam Trung bộ) bao gồm các cồn cát di động, bán di động và cố định, có độ cao trên mặt biển từ 30 – 100 m, có nơi cao tới 200 m. Cồn cát đỏ có độ phì cao hơn
Đất cát (Haplic Arenosols)
Có diện tích rộng nhất 234.505 ha tập trung chủ yếu ở các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh vào đến đồng bằng sông Cửu Long, tạo thành các dải đất cát rộng, hẹp khác nhau, với địa hình tương đối bằng và có độ cao trên mặt biển từ 2 – 10 m, bao gồm các đơn vị sau đây:
- Đất cát mới bồi ven biển.
- Đất cát điển hình.
- Đất cát bị glây (Gleyic Arenosols).
- Đất cát có nhiều vỏ sò và san hô. Có diện tích: 545 ha.
- Đất cát giồng (đất cát lẫn phù sa) có diện tích 39.603 ha.
- Đất cát mới biến đổi (Cambic Arenosols).
Các đặc điểm chủ yếu của nhóm đất cát
Đất cát ven biển có đặc điểm quan trọng đầu tiên là trong thành phần các cấp hạt của

đất, hạt cát chiếm tỷ lệ rất cao từ 95 – 98 %, trong đó chủ yếu là hạt cát mịn (có đường kính từ

0,25– 0,05) nhẹ, dễ di chuyển theo gió khi ở dạng cát khô, chiếm từ 70– 92 % theo trọng lượng đất. Trong khi đó hàm lượng sét (hạt có đường kính < 0,001mm) chỉ chiếm từ 1,2–

1,6%.
Đồng thời, hàm lượng mùn trong đất cát lại rất thấp 0,01 – 0,06 %, nên các hạt cát luôn

ở trạng thái rời rạc, không có kết dính.


Đất cát thường có màu trắng, vàng nhạt hoặc đỏ nhạt.
Trong phẫu diện đất, thường không hình thành các tầng đất rõ ràng theo phát sinh. Trong đất cát tơi xốp (không chặt), nhưng độ xốp mao quản trong đất cát rất thấp.

Trên đất cát thường không có các thảm thực vật tự nhiên phân bố, lại nằm ở miền khí hậu nhiệt đới, với nhiệt độ không khí cao 24 – 27,5 ºC, cho nên trong những ngày nắng, khi nhiệt độ không khí lên cao tới 37 – 38 ºC thì nhiệt độ của lớp đất cát trên mặt đã lên cao tới

64ºC hoặc cao hơn nữa, làm chết nhiều loại cây trồng.
Lượng bốc hơi nước từ đất cát vào khí quyển rất cao từ 1.300 – 1.800 mm/năm, do đó

đất cát trở nên khô rất nhanh và dễ dàng di động theo gió.


Độ ẩm của đất cát rất thấp, do khả năng giữ ẩm của đất cát rất kém, ngay ở độ sâu từ 30

– 70 cm, độ ẩm của đất cát chỉ đạt 1 – 1,5 % theo trọng lượng, cao hơn đôi chút ngưỡng độ

40

ẩm cây héo của đất cát. Ngay độ ẩm của đất cát vào mùa mưa, mới chỉ tăng lên từ 2 – 3,7 % ở độ sâu 50 – 70 cm (GS. Lâm Công Định, 1991).


Vùng cát ven biển ở một số nơi có lượng mưa hàng năm rất cao 2.500 – 3.000 mm/năm, như Quảng Bình, trong các tháng mưa nhiều, có các trận mưa lớn, cát lại ở trạng thái rời rạc, thấm nước nhanh, nên cát dễ dàng bị quấn trôi theo nước trọng lực, tạo thành các suối cát trong mùa mưa. Hoạt động của các suối cát trong mùa mưa đã phá sập nhiều cầu cống, làm tắc nghẽn giao thông và cát bị cuốn trôi từ các con suối chảy ra, đã vùi lấp hàng trăm ha ruộng, vườn, đất đai canh tác màu mỡ, phân bố ở các vùng nội đồng xung quanh.
Đất cát có độ chua pH (H2O) 6,0 – 7,0; pH (KCl) 5,5 – 6,8 thuộc loại đất ít chua đến gần trung tính hoặc trung tính.

Hàm lượng Ca++, Mg++ trao đổi không cao: 0,10 – 0,65 lđl/100 g đất, nhưng do khả năng trao đổi và hấp phụ cation của đất cát cũng thấp từ 0,40 – 0,90 lđl/100g đất, nên độ bão hoà bazơ của đất cát cũng không quá thấp.


Đất cát có hàm lượng N, P, K rất nghèo:
- Hàm lượng N % tổng số trong đất từ vệt đến 0,02 %.
- Hàm lượng P2O5 dễ tiêu 0,4 đến 0,9 mg/100g đất.
- Hàm lượng K2O dễ tiêu từ 1,0 – 4 mg/100g đất.
Hàm lượng các chất khoáng dinh dưỡng trong đất cát rất nghèo, nhưng lại rất dễ dàng bị cuốn trôi theo nước trọng lực xuống sâu.
3.2.2. Đất phù sa mặn (Salic Fluvisols) (đất mặn)
Diện tích toàn nhóm: 971.356 ha.
Phân bố từ Quảng Ninh (vùng Đông Bắc) đến đồng bằng sông Cửu Long (Hà Tiên tỉnh

Kiên Giang).


Diện tích đất phù sa mặn phân bố theo các vùng như sau:
- Đồng bằng sông Cửu Long: 825.270 ha (85 %)
- Đồng bằng sông Hồng: 53.307 ha (5,5 %)
- Khu IV cũ: 38.358 ha (3,9 %)
- Duyên hải miền Trung và Nam Trung bộ: 35.561 ha (3,7 %)
- Vùng Đông Bắc (tỉnh Quảng Ninh): 16.360 ha (1,7 %)
- Vùng Đông Nam bộ: 2.500 ha (0,25 %)
- Trong nhóm đất mặn được chia thành các đơn vị sau đây:
- Đất ngập mặn (Đất mặn sú vẹt đước, hay đất mặn thường xuyên): có diện tích
41

447.000 ha.


- Đất mặn mùa khô (bị nhiễm mặn), diện tích 525.000 ha bao gồm:
- Đất mặn nhiều
- Đất mặn trung bình và ít
(Hội khoa học đất. 2000)
Đây là nhóm đất được hình thành từ trầm tích biển, đang còn ảnh hưởng ngập nước khi triều cường, hoặc bị ảnh hưởng của nước mặn xâm nhập trong mùa khô, qua các hệ mạch nước ngầm trong đất.
Trong hai loại đất mặn trên, thì loại đất ngập mặn hay đất mặn thường xuyên được sử

dụng chủ yếu trong ngành Lâm nghiệp


Phân bố của đất ngập mặn
Theo số liệu của tổng cục quản lý ruộng đất năm 1982, thì diện tích đất ngập mặn ven biển Việt Nam là: 494.000 ha, và được phân bố theo các vùng như sau:
- Vịnh Bắc Bộ (vùng đồng bằng sông Hồng): 65.000 ha (13,2 %)
- Dọc ven biển miền Trung: 40.000 ha (8,1 %)
- Nam bộ: 389.000 ha (78,7 %)
Ở Nam bộ diện tích đất ngập mặn lại tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long: với 306.316ha (chiếm 62 % tổng diện tích đất ngập mặn trong toàn quốc) và đất ngập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long lại tập trung chủ yếu ở tỉnh Cà Mau với 200.575 ha (chiếm 40,6 % tổng diện tích đất ngập mặn trong toàn quốc).
Đến năm 2000, diện tích đất ngập mặn ven biển Việt Nam chỉ còn 446.991 ha, giảm

47.009 ha, do nhiều diện tích đất ngập mặn ven biển được chuyển sang diện tích các đầm nuôi tôm nước lợ ven biển có đê cống (Hội khoa học Đất Việt Nam – 2000).


Theo tài liệu thống kê của các tỉnh ven biển và bộ Thuỷ Sản 1999–2000, Viện KHLN

2001, nếu tính cả các diện tích đầm nuôi tôm nước lợ ven biển vào diện tích đất ngập mặn ven biển (đất mặn thường xuyên do ảnh hưởng ngập của nước triều khi triều cường) thì diện tích sẽ là 606.792 ha (tăng hơn so với diện tích đất ngập mặn thống kê năm 1982 là 112.792 ha), trong đó:


- Diện tích đất ngập mặn có rừng ngập mặn: 155.290 ha
- Diện tích đất ngập mặn không có rừng ngập mặn: 225.427 ha
- Diện tích đầm nuôi tôm nước lợ ven biển có đê cống là: 226.075 ha
Bảng 10: Phân bố diện tích đất ngập mặn, diện tích rừng ngập mặn và diện tích đầm
42

nuôi tôm nước lợ theo các vùng khác nhau ở Việt Nam

TT

Vùng


Diện tích đất ngập mặn



Diện tích có rừng ngập mặn


Diện tích không có rừng ngập mặn


Diện tích đầm nuôi tôm nước lợ


Diện tích (ha)


%

Diện tích (ha)

%

Diện tích (ha)

%

Diện tích (ha)

%

Tổng số

606.782

100

155.290

100

225.394

100

226.075

100

1

Đông Bắc

65.000

10,7

22.969

14,8

27.194

12,1

14.837

6,6

2

Đồng bằng Bắc

57.345

9,4

20.842

13,4

22.651

10,0

13.852

6,1

3

Bắc Trung bộ

30.974

5,1

2.300

1,5

22.167

11,2

2.505

1,1

4

Nam Trung bộ

13.068

2,1

700

0,5

*

*

12.368

5,8

5

Đông Nam bộ và

TP. Hồ Chí Minh


67.100

11,0

26.092

16,8

37.540

16,6

3.468

1,5


6

Đồng bằng sông

Cửu Long


373.305


61,5


82.387


53,0


111.873


49,6


179.045


78,7

Nguồn: Tổng cục Quản lý ruộng đất, 1982
Chú thích:* Không thống kê diện tích vì diện tích quá nhỏ và rất phân tán ở các tỉnh.
Số liệu ở biểu trên cho thấy có khoảng 73 % diện tích đất ngập mặn ở Việt Nam, với diện tích rừng ngập mặn chiếm khoảng 70 %. Diện tích rừng ngập mặn ở Việt Nam đều tập trung ở miền Nam Việt Nam (từ đèo Hải Vân vào đến mũi Cà Mau).
Còn ở miền Nam Việt Nam, thì diện tích đất ngập mặn lại tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long với diện tích rộng tới 373.305 ha (chiếm 61,5 % diện tích đất ngập mặn cả nước), trong đó diện tích đất có rừng ngập mặn 82,387 ha (chiếm 53 % tổng diện tích rừng ngập mặn cả nước) và diện tích đầm nuôi tôm nước lợ: 179.045 ha (chiếm 78,7 % diện tích đầm nuôi tôm trong cả nước).
Trong phân loại hiện nay, loại đất ngập mặn phèn tiềm tàng (đất phèn tiềm tàng dưới rừng ngập mặn) vào nhóm đất khác: Đất phèn (Thionic Fluvisols).
Theo quan điểm của chúng tôi: Khi phân loại đất ngập mặn ven biển chúng ta không nên tách ra như vậy, bởi vì đất ngập mặn là nơi phân bố của các loại rừng ngập mặn và các đặc điểm của loại đất này liên quan chặt chẽ với việc sử dụng đất theo hướng lâm-ngư kết

hợp.
43

Thậm chí, nếu xét về vấn đề sử dụng đất trong lâm nghiệp, liên quan đến quá trình phát sinh hình thành đất và phân loại đất theo định lượng của FAO – UNESCO, chúng ta nên tách riêng đất ngập mặn ven biển thành 1 loại đất theo phát sinh, hay nhóm đất chính theo FAO – UNESCO. Sau đó lại chia thành các loại đất phụ hay đơn vị đất, như sau:


Phân loại đất ngập mặn ven biển
Nhóm đất : Đất ngập mặn
Chia thành 3 đơn vị:
a. Đất ngập mặn (chưa có phèn tiềm tàng) [Gleyic – Salic – Fluvisols]
b. Đất ngập mặn phèn tiềm tàng [Gleyic – Salic – Protothionic Fluvisols]
c. Đất ngập mặn, than bùn phèn tiềm tàng [ Gleyic – Salic – Protothionic Histosols]
Ba đơn vị phân loại đất ngập mặn ven biển này có quan hệ rất chặt chẽ đến sự phân bố

tự nhiên của các loại rừng ngập mặn ven biển ở Việt Nam, như:


- Đất ngập mặn (chưa xuất hiện tầng phèn tiềm tàng - tầng sinh phèn) là nơi phân bố tự nhiên của các loại rừng ngập mặn: rừng bần chua, rừng mắm trắng và rừng mắm đen…
- Đất ngập mặn phèn tiềm tàng, là nơi phân bố của nhiều loại rừng ngập mặn như:

rừng đước, rừng đước vòi, rừng vẹt, rừng dà, rừng trang v.v…


- Đất ngập mặn, than bùn phèn tiêm tàng nơi phân bố của rừng Cóc (Cà Mau).
Khi cần phân loại đất ngập mặn chi tiết hơn, chúng ta lại dựa vào một số đặc điểm của đất ngập mặn, có liên quan đến chọn loại cây trồng, khoanh nuôi tái sinh tự nhiên, mức độ sinh trưởng của rừng ngập mặn và các biện pháp kỹ thuật lâm sinh cần áp dụng như:
Thành phần cấp hạt (thành phần cơ giới của đất):
- Đất cát rời: Không có rừng ngập mặn tự nhiên phân bố
- Đất cát dính và đất cát pha: Rừng ngập mặn sinh trưởng xấu hoặc rất xấu
- Đất thịt và đất bùn – sét: Rừng ngập mặn sinh trưởng trung bình đến tốt
- Đmặn của nước và đất ngập mặn như:
- Nơi có độ mặn thấp (< 20 ‰) và biến động nhiều trong năm. 4 – 20 ‰ ở vùng cửa sông: Rừng bần chua phân bố tự nhiên chiếm ưu thế.
- Độ mặn từ 10 – 25 ‰ và ít biến động trong năm (vùng bãi bồi xa cửa sông): Rừng

đước và rừng đước vòi, phân bố tự nhiên chiếm ưu thế.


- Độ mặn tương đối cao 20 – 30 ‰ và mức biến động về độ mặn trong năm không nhiều: Rừng mắm trắng sinh trưởng tốt.
44

- Nếu độ mặn quá cao ≥ 8 % (80 ‰) rừng ngập mặn sinh trưởng rất xấu hoặc không có loại rừng ngập mặn nào có thể tồn tại được.


Độ thành thục của đất ngập mặn:
Năm 1984, Syukur đã đề nghị sử dụng chỉ số n để đánh giá mức độ thành thục của đất ngập mặn ven biển. Chỉ số n của đất là biểu thị mối tương quan % giữa hàm lượng nước biển có trong đất với % các thể rắn của đất ngập mặn (theo trong lượng). Nếu trị số n < 0,7 là biểu hiện đất ngập mặn thành thục.

45

Bảng 11: Kết quả nghiên cứu quá trình diễn thế tự nhiên của các loại rừng ngập mặn tại bán đảo Cà Mau - tỉnh Cà Mau, liên quan đến độ thành thục của đất


(Nguyễn Ngọc Bình 1995)


Loại rừng ngập mặn



Chưa có rừng ngập mặn



Rừng mắm trắng


Rừng mắm trắng + đước



Rừng


đước

Rừng vẹt

Rừng dà


Rừng giá


Chế độ ngập nước triều

Ngập khi nước triều rất thấp

Ngập khi nước triều thấp


Ngập khi nước triều cao trung bình



Ngập khi nước triều cao

Ngập khi nước triều cao bất thường trong năm


Đặc điểm


đất

> 300 ngày ngập nước triều trong

1 năm


300 -


250

249 -


200

199 -


150

149 -


100

99 - 50



< 50

Sản phẩm bồi tụ phù sa ven biển



Đất ngập mặn



Đất ngập mặn phèn tiềm tàng


Bùn rất loãng


Bùn loãng


Bùn

Sét mềm

Sét

Sét cứng

Sét rắn chắc


Độ thành thục n > 4


n =
4 – 2,5


n =
2,4 – 1,5


n =
1,4 – 1,0


n =
0,9 – 0,7


n =
0,6 – 0,4



n < 0,4





Chú thích: Độ thành thục của đất n =

% nước


% đất

(theo trọng lượng)




(Nguồn Syukur 1984)
Nguồn: Nguyễn Ngọc Bình, 1995
46

Hàm lượng chất hữu cơ trong đất:
- Đất có hàm lượng chất hữu cơ trong đất 2 – 8 %. Rất thích hợp với rừng ngập mặn.
- Đất có hàm lượng chất hữu cơ trong đất 8 – 15 %. Thích hợp.
- Đất có hàm lượng chất hữu cơ trong đất < 2 % hoặc > 15 % ít thích hợp.
- Độ sâu của tầng sinh phèn:
- Tầng sinh phèn nằm gần mặt đất (0 – 50 cm) bị hạn chế đến sinh trưởng của rừng ngập mặn.
- Tầng sinh phèn nằm ở sâu (>50 cm). Ít bị hạn chế.

tải về 2.06 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương