Chương mở đầu nhập môn những nguyên lý CƠ BẢn của chủ nghĩa máC – LÊnin I. Khái lưỢc về chủ nghĩa máC – LÊnin


IV. NHỮNG QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT



tải về 1.73 Mb.
trang4/20
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích1.73 Mb.
#24955
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20

IV. NHỮNG QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

1. Định nghĩa

Quy luật là mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ biến và lặp đi lặp lại giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt trong cùng một sự vật và hiện tượng.

Có nhiều quy luật vận động trong thế giới khách quan. Có những quy luật chỉ tác động trong một lĩnh vực nào đó như quy luật vận động của vật lý, hóa, sinh vật… nhưng cũng có quy luật chung tác động trong mọi lĩnh vực của thế giới.



2. Quy luật tự nhiên và quy luật xã hội 

Quy luật tự nhiên và quy luật xã hội hình thành vận động đều mang tính khách quan. Quy luật tự nhiên hình thnh vận động thông qua sự tác động giữa các lực lượng của tự nhiên, còn quy luật xã hội hình thành vận động thông qua hoạt động của con người, nhưng lại không phụ thuộc vào ý thức của con người.



3. Tính khách quan của quy luật và vai trò của con người

Nói đến quy luật là nói đến tính tất yếu khách quan, nhưng điều đó không có nghĩa là con người bó tay phục tùng chịu sự chi phối của tính tất yếu như một định mệnh, trái lại con người có thể phát hiện ra quy luật, nhận thức, vận dụng các quy luật đó nhằm phục vụ cho mục đích của mình, tạo điều kiện cho quy luật mau chóng phát sinh tác dụng hoặc hạn chế những quy luật nào đó không có lợi

Lịch sử đã chứng minh, khi nào con người chưa nhận thức được quy luật hoặc hành động tuỳ tiện thì sẽ bị quy luật “trả thù”, khi đó con người sẽ trở thành “nô lệ” của tính tất yếu, nhưng khi con người nhận thức được quy luật thì con người có thể điều khiển hoạt động của mình hợp quy luật sẽ trở thành tự do. Vì vậy, Đảng ta cho rằng, sự lạc hậu về nhận thức lý luận là một trong những nguyên nhân dẫn đến sai lầm trong lãnh đạo kinh tế - xã hội. Cho nên, đổi mới tư duy chính là nhận thức và vận dụng đúng đắn những quy luật khách quan đang là một yêu cầu bức thiết của công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay.

4. Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại 

a. Tóm tắt nội dung quy luật chất – lượng

Bất cứ sự vật hiện tượng nào trong quá trình tồn tại cũng có hai mặt chất và lượng thống nhất với nhau ở một độ nhất định, nhưng do lượng thường xuyên biến đổi, sự biến đổi của lượng vượt quá giới hạn quy định về độ, tức điểm nút của sự vật sẽ nhảy sang chất mới. Sự vật cũ mất đi sự vật mới ra đời. Sự vật mới lại tự quy định cho mình chất mới, lượng mới và lại tiếp tục đấu tranh chuyển hóa lẫn nhau, cứ thế làm cho sự vật hiện tượng trong thế giới không ngừng vận động phát triển từ thấp lên cao, đó là đặc điểm vốn có trong tự nhiên cũng như trong xã hội và tư duy.

Vậy: lượng, chất, độ, điểm nút, bước nhảy là gì ?

- Chất là một khái niệm dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính của sự vật, làm cho nó khác với các sự vật khác.

Ví dụ: Chất khách quan vốn có của đường là ngọt, của muối là mặn, của kim loại là dẫn điện, chất vốn có của chủ nghĩa Đế quốc là bóc lột, hiếu chiến, nhờ vậy mà chúng ta mới phân biệt được giữa sự vật này với sự vật khác. Nhưng để nhận biết được chất của sự vật rất phức tạp, mà phải biết rằng: Chất là bao gồm tất cả các yếu tố cấu thành nên sự vật, là hình thức tổ chức nhất định của sự vật, là tổng hợp các thuộc tính, là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính.

Ví dụ: Chất của nước ( H2O )

+ Có các yếu tố cấu thành: 2 nguyên tử H và 1 nguyên tử O.

+ Hình thức tổ chức: tồn tại ở thể lỏng, trong suốt, không mùi vị .

+ Tổng hợp những thuộc tính của nước: để uống, nấu ăn, tắm, tưới cây, làm mát máy, lợi dụng nước để nâng vật nặng, vận chuyển hàng hóa . . . Như vậy, nước trong quá trình tồn tại khơng phải chỉ có một, mà có rất nhiều công dụng, tính chất, và mỗi công dụng, tính chất của nước còn được gọi là thuộc tính và mỗi thuộc tính lại tuỳ thuộc vào mối liên hệ với sự vật khác mà xác định đó là chất hay thuộc tính, vì vậy, muốn nhận biết được chất của một sự vật nào đó chúng ta phải nhận thức chúng trong trạng thái vận động, liên hệ. Do đó, chất của một sự vật, hiện tượng không phải một lúc tức thời mà người ta có thể phát hiện ra hết, đồng thời chúng ta cũng thấy: một sự vật, hiện tượng trong quá trình tồn tại có chất cơ bản và những chất không cơ bản, cho nên, trong quá trình vận động có một số thuộc tính không cơ bản thay đổi, thậm chí mất đi, nhưng chất nói chung của sự vật vẫn không thay đổi và chỉ khi nào thuộc tính cơ bản không còn nữa thì chất nói chung của sự vật mới thay đổi. Ví dụ: Thuộc tính tự do cạnh tranh của chủ nghĩa tư bản ngày nay về cơ bản đã được thay thế bằng tư bản độc quyền Nhà nước nhưng bản chất cơ bản của chủ nghĩa tư bản là bóc lột, hiếu chiến vẫn không thay đổi.

- Lượng là khái niệm dùng để chỉ tính quy định bên trong vốn có của các sự vật, hiện tượng, nhưng chưa nói rõ lên được giữa sự vật này với sự vật khác, mà chỉ mới nói lên được trình độ, số lượng, qui mô phát triển cũng như các thuộc tính của sự vật.

Ví dụ: Phân tử của H2O nhất thiết phải là 2 nguyên tử H và 1 nguyên tử O, lúc này lượng được diễn tả bằng con số chính xác có thể đo đếm được. Nhưng có khi, lượng không thể đo đếm bằng những số liệu cụ thể mà chỉ có thể nhận thức được bằng tư duy trừu tượng, thì lúc này lượng lại là yếu tố bên trong.

- Độ là khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng của sự vật chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật. Ví dụ, nước tồn tại ở nhiệt độ từ 00C - 1000C, nhưng khi tăng dần lên từ 10C đến 500C - 800C - 900C, rồi 1000C, mặc dù đã có sự thay đổi ít nhiều cả chất và lượng, song nó vẫn là nước tồn tại ở trạng thái lỏng, trong suốt, không mùi vị.

- Điểm nút của sự vật là khái niệm dùng để chỉ thời điểm mà tại đó sự thay đổi về lượng đ đủ để làm thay đổi về chất của sự vật. Ví dụ: Nước tồn tại ở nhiệt độ từ 00C - 1000C, nhưng khi nhiệt độ vượt trên 1000C nước sẽ chuyển thành thể hơi và nếu giảm nhiệt độ xuống dưới 00C nước sẽ chuyển thành thể rắn .

- Bước nhảy là sự chuyển hoá của chất về sự vật từ trạng thái này sang trạng thái khác, nguyên nhân là do sự thay đổi về lượng trước đó gây nên. Ví dụ: Nước tồn tại ở nhiệt độ từ 00C - 1000C, nhưng tăng trên 1000C nước sẽ chuyển thành thể hơi, giảm dưới 00C nước sẽ chuyển thành thể rắn .

b. Quan hệ biện chứng giữa chất – lượng

- Lượng và chất thống nhất với nhau ở một độ nhất định

Bất cứ sự vật hiện tượng nào trong quá trình tồn tại cũng đều có chất và lượng là hai mặt đối lập của một thể thống nhất, có liên hệ với nhau. Ví dụ: nước tồn tại ở thể lỏng trong điều kiện từ 00C - 1000C



- Lượng đổi dẫn đến chất đổi và ngược lại.

+ Lượng đổi dẫn đến chất đổi: Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất, tức chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác của các sự vật hiện tượng.

Ví dụ: Nước tồn tại ở nhiệt độ từ 00C - 1000C, nhưng tăng trên 1000C nước sẽ chuyển thành thể hơi, giảm dưới 00C nước sẽ chuyển thành thể rắn .

Ghi nhớ và lưu ý:

+ Sự biến đổi của các sự vật hiện tượng trong thế giới đều phải tuân theo nguyên tắc: lượng biến đổi dần dần, khi lượng đã vượt quá giới hạn quy định độ của sự vật sẽ nhảy sang chất mới. Sự vật cũ mất đi sự vật mới ra đời.

+ Sự tích lũy về lượng trong thực tế không phải khi no cũng giống nhau mà nó còn tùy thuộc vào hoàn cảnh điều kiện chủ quan khách quan, có sự vật, hiện tượng được tích lũy dần dần về lượng, nhưng cũng có sự vật, hiện tượng lại tích lũy theo hướng nhảy vọt .

+ Bước nhảy từ chất này sang chất khác trong thực tế cũng không phải khi nào cũng giống nhau mà nó còn tùy thuộc hoàn cảnh điều kiện chủ quan hay khách quan, có sự vật, hiện tượng thực hiện bước nhảy vọt đột biến, tức bước nhảy chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn làm thay đổi chất của sự vật, đồng thời lại có những bước nhảy cục bộ chỉ làm thay đổi từng bộ phận, lại có những bước nhảy dần dần.

+ Những thay đổi về chất dẫn đến sự thay đổi về lượng: Sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời, tức chất mới ra đời lại tự quy định cho mình chất mới v lượng mới. Ví dụ: giới hạn tồn tại của nước từ 00C - 1000C. Nhưng khi nhiệt độ vượt trên 1000C nước sẽ nhảy sang thể hơi lúc này lượng, tức vận tốc của các phân tử sẽ cao hơn, thể tích lớn hơn, ngược lại nhiệt độ giảm xuống dưới 00C vận tốc, tức lượng của các phân tử sẽ chậm hơn, thể tích sẽ nhỏ lại.

- Nhận xét: Từ sự phân tích trên ta thấy 

+ Một là, bất cứ sự vật hiện tượng nào trong quá trình tồn tại cũng đều có chất và lượng là hai mặt đối lập thống nhất với nhau ở một độ nhất định.

+ Hai là, sự biến đổi của các sự vật hiện tượng bao giờ cũng được bắt đầu từ biến đổi dần dần về lượng, đó là sự tăng lên hoặc giảm đi về quy mô, về tốc độ…

+ Ba là, nếu so sánh giữa chất và lượng thì ta thấy: chất là mặt tương đối ổn định, lượng là mặt biến động hơn, khi lượng biến đổi vượt quá phạm vi giới hạn của độ, điểm mà tại đó phải xảy ra bước nhảy, sự vật cũ sẽ mất đi sự vật mới ra đời.

+ Bốn là, mỗi bước nhảy là kết thúc một giai đoạn biến đổi về lượng, là sự gián đoạn của một quá trình vận động liên tục của sự vật, nhưng không phải là chấm dứt sự vận động nói chung, mà chỉ chấm dứt một dạng tồn tại cụ thể của sự vật.

+ Năm là, sự vật mới ra đời lại có thể thống nhất của chất mới và lượng mới. Những sự biến đổi dần dần về lượng lại tiếp tục và khi vượt quá độ lại diễn ra bước nhảy thay đổi về chất, cứ như thế làm cho sự vật, hiện tượng trong thế giới vận động phát triển không ngừng.

kết luận:

+ Sự chuyển hoá từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất diễn ra một cách phổ biến trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Trong hoá học, chỉ cần tăng, hoặc giảm bớt đơn giản về lượng của các nguyên tố là đã có sự thay đổi về chất. Ví dụ, tinh bột có công thức C6H10O5, nếu tăng H10 thnh H12, O5 thnh O6 = glucô, còn trong lịch sử, sự phát triển của xã hội loài người sự thay thế từ hình thái kinh tế - xã hội này bằng hình thái kinh tế - xã hội khác cao hơn là do kết quả tích luỹ về lượng không ngừng của lực lượng sản xuất (diễn ra lâu dài và khó thấy hơn), đến một độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất sẽ xảy ra xung đột với quan hệ sản xuất hiện có, đòi hỏi phải thay thế bằng quan hệ sản xuất mới.

+ Sự phân biệt giữa chất và lượng chỉ là tương đối, có cái là lượng trong mối liên hệ này thì lại là chất ở trong mối liên hệ khác. Ví dụ: xét về sự tăng trưởng kinh tế hiện nay về khía cạnh đời sống x hội đó là sự thay đổi về chất nhưng xét về yếu tố xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa nó lại là lượng. Do đó việc phân biệt chất và lượng không được máy móc. Việc xác định một cái gì đó là chất hay lượng còn phải tuỳ vào mối liên quan cụ thể của sự vật.

- Ý nghĩa và phương pháp luận

Nắm vững quy luật lượng - chất có ý nghĩa quan trọng về mặt phương pháp luận đối với hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn:

+ Xác định được độ của sự vật là rất quan trọng, vì vậy không được nôn nóng, bất chấp việc tích luỹ về lượng, hoặc tư tưởng lừng chừng do dự khi lượng tích luỹ đạt tới điểm nút, thời cơ đã chín muồi mà không hành động, bỏ lỡ cơ hội.

+ Quy luật này xảy ra phụ thuộc vào điều kiện quan hệ giữa lượng và chất cho nên trong hoạt động thực tiễn, nếu thấy nó có lợi thì phải tạo điều kiện cho lượng phát triển nhanh chóng, ngược lại thì phải tìm cách để hạn chế.



V. QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH CỦA CÁC MẶT ĐỐI LẬP VÀ Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN (quy luật mâu thuẫn)

1. Nội dung và các khái niệm

a. Tóm tắt nội dung:

Mọi sự vật hiện tượng trong quá trình tồn tại đều là một thể thống nhất của những mặt khác nhau, những khuynh hướng trái ngược nhau, đối lập nhau, nhưng lại không thể thiếu nhau, liên hệ với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, ràng buộc lẫn nhau, tác động lẫn nhau và đấu tranh chuyển hoá lẫn nhau dẫn đến sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời và sự vật mới lại có mâu thuẫn mới rồi lại tiếp tục đấu tranh, chuyển hoá lẫn nhau. Vậy, thế nào là mặt đối lập, thống nhất của các mặt đối lập, đấu tranh của các mặt đối lập



b. Các khái niệm:

- Thế nào là mặt đối lập: đối lập là những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, những quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau.

Ví dụ: Trong nguyên tử có các hạt prôtôn và nơtron tạo thành hạt nhân mang điện tích dương, còn các êlectrôn xoay quanh hạt nhân mang điện tích âm. Trong một cơ thể sống của sinh vật cũng có đồng hóa đối lập với dị hóa. Trong tư duy có chân lý đối lập với sai lầm, chúng là những mặt đối lập nhau, nhưng không thể thiếu nhau.

Từ những ví dụ trên chúng ta thấy: mâu thuẫn là hiện tượng khách quan vốn có của các sự vật hiện tượng cả ở trong tự nhiên, xã hội và tư duy.

- Thế nào là thống nhất của các mặt đối lập: thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa vào nhau, không tách rời nhau giữa các mặt đối lập, sự tồn tại của mặt này phải lấy sự tồn tại của mặt kia làm tiền đề, nếu mặt này thay đổi thì mặt kia sớm muộn cũng biến đổi theo

Ví dụ: Trong một nguyên tử có các hạt prôtôn và nơtron tạo thành hạt nhân (mang điện dương +), còn các êlectrôn xoay xung quanh hạt nhân với tốc độ rất lớn (mang điện âm -) đối lập với nhau, nhưng những mặt đối lập trái ngược nhau ấy chúng lại có liên hệ với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, tác động lẫn nhau, không thể thiếu nhau.

Từ ví dụ trên ta thấy sự thống nhất của các mặt đối lập còn bao hàm cả những nhân tố giống nhau của cc mặt đối lập là sự ngang bằng nhau của các mặt đối lập.

- Thế nào là sự đấu tranh của các mặt đối lập: đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau

Trong xã hội đấu tranh của các mặt đối lập thường được dùng để chỉ sự xung đột giữa các lực lượng xã hội đối địch. Nhưng đấu tranh của các mặt đối lập nó còn có một ý nghĩ rộng hơn, đó là sự triển khai của các mặt đối lập, là sự chuyển hoá của các mặt đối lập. Ví dụ như đấu tranh phê và tự phê bình, hoặc phấn đấu không ngừng để nâng cao trình độ chuyên môn về mọi mặt, còn trong sinh vật đấu tranh của các mặt đối lập là quá trình hấp thụ những chất cần thiết để bồi bổ cho cơ thể và quá trình bài tiết những cặn bã không cần thiết đối với cơ thể, đấu tranh của các mặt đối lập nó còn có nghĩa là sự phủ định lẫn nhau của các mặt đối lập, là sự bài trừ lẫn nhau của các mặt đối lập như giữa điện dương và điện âm, giữa hấp thụ và bài tiết, giữa tích luỹ và tiêu dùng, giữa cộng và trừ…Như vậy, đấu tranh của các mặt đối lập về hình thức rất đa dạng.



c. Đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc, là động lực của sự phát triển .

- Mỗi sự vật, hiện tượng trong quá trình tồn tại đều có các mặt vừa đối lập với nhau lại vừa thống nhất với nhau, không thể thiếu nhau, nhưng lại vừa đấu tranh với nhau. Trong giới tự nhiên sự đấu tranh giữa các mặt đối lập như sức hút và sức đẩy, hoá hợp và phân giải của các phân tử, đồng hoá và dị hoá, di truyền và biến dị…đã làm cho thế giới vật chất vận động phát triển từ thấp đến cao, từ vô cơ đến hữu cơ và đỉnh cao của sự phát triển là xã hội loài người, còn trong xã hội có giai cấp, cuộc đấu tranh giai cấp của các giai cấp bị áp bức bóc lột chống lại các giai cấp thống trị bóc lột là động lực thúc đẩy xã hội phát triển. Quá trình tư duy của con người cũng là quá trình không ngừng nảy sinh mâu thuẫn và đấu tranh giải quyết mâu thuẫn giữa nhu cầu cần hiểu biết và khả năng hiểu biết có hạn, giữa chân lý và sai lầm, quá trình đó thúc đẩy nhận thức của con người phát triển từ thấp đến cao, từ kinh nghiệm đến lý luận, từ hiện tượng đến bản chất.

- Đấu tranh của các mặt đối lập là một quá trình diễn ra phức tạp. Thông thường lúc đầu hai mặt đối lập ngang nhau, đấu tranh chưa gay gắt với nhau, nhưng trong quá trình phát triển của mâu thuẫn, cuộc đấu tranh của các mặt đối lập ngày càng trở nên quyết liệt và cuối cùng dẫn đến sự chuyển hoá lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết, sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời, lại có mâu thuẫn mới rồi lại đấu tranh với nhau, mâu thuẫn được giải quyết, thể thống nhất cũ bị phá vỡ, thể thống nhất mới cao hơn ra đời.

- Như vậy, sự thống nhất của các mặt đối lập chỉ có tính chất tạm thời tương đối, còn đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối là không ngừng. Quá trình đó được lặp đi lặp lại không ngừng làm cho các sự vật hiện tượng phát triển diễn ra liên tục, ngày càng cao, chính vì vậy Lênin viết: “ Phát triển là đấu tranh giữa các mặt đối lập”.



2. Một số loại mâu thuẫn 

a. Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài:

Mâu thuẫn bên trong là mâu thuẫn giữa các mặt đối lập nằm ngay bên trong của sự vật. Mâu thuẫn bên ngoài là mâu thuẫn giữa sự vật này với sự vật khác.

Sự phân biệt mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài cũng chỉ có tính chất tương đối. Cùng một mâu thuẫn trong mối liên hệ này là mâu thuẫn bên trong, nhưng ở trong mối liên hệ khác lại là mâu thuẫn bên ngoài. Mỗi loại mâu thuẫn giữ vai trò khác nhau đối với sự vận động, phát triển của sự vật. Mâu thuẫn bên trong giữ vai trị quyết định đối với sự vận động, phát triển của sự vật. Nó là nguồn gốc động lực bên trong của sự vận động, phát triển của sự vật, là tự thân vận động, tự thân phát triển của sự vật. Tuy nhiên trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, chúng ta không được coi nhẹ mâu thuẫn bên ngoài, nhưng cũng không thổi phồng, phủ nhận mâu thuẫn bên trong.

b. Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản:

Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn tồn tại trong suốt quá trình tồn tại của sự vật (từ khi phát sinh đến khi kết thúc), quyết định bản chất và quá trình phát triển của sự vật. Mâu thuẫn không cơ bản là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu, mang tính giai đoạn.

Mâu thuẫn cơ bản có vai trò rất quan trọng, cho nên muốn tìm hiểu bản chất sự vật, hiện tượng, trước hết phải xác định được mâu thuẫn cơ bản. Muốn giải quyết mâu thuẫn cơ bản phải xác định được mâu thuẫn nổi lên hàng đầu, mang tính giai đoạn để giải quyết chứ không thể giải quyết mâu thuẫn cơ bản ngay một lúc.

c. Mâu thuẫn đối kháng và không đối kháng:

Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa những giai cấp, những lực lượng xã hội mà lợi ích căn bản đối lập nhau,không thể điều hoà được. Ví dụ như mâu thuẫn giữa giai cấp chủ nô và nô lệ trong xã hội chiếm hữu nô lệ; giữa giai cấp địa chủ với nông dân trong xã hội phong kiến; giai cấp tư sản và vô sản trong xã hội tư bản.

Mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn giữa những giai cấp, những lực lượng xã hội mà lợi ích nhất trí với nhau là căn bản, nhưng có mâu thuẫn về những mặt không căn bản.

Mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân là mâu thuẫn không đối kháng, như mâu thuẫn giữa công nhân và nông dân lao động, giữa công nhân và tiểu tư sản… Mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng là hai loại mâu thuẫn đặc thù, chỉ tồn tại trong xã hội có giai cấp. Hai loại mâu thuẫn này khác nhau về tính chất và xu hướng phát triển. Mâu thuẫn đối kháng phát triển có xu hướng ngày càng gay gắt. Tuy nhiên, mâu thuẫn không đối kháng nếu để tích tụ, không được giải quyết kịp thời thì nó cũng sẽ trở thành đối kháng. Phân biệt mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng là rất quan trọng để có biện pháp giải quyết thích hợp với từng loại mâu thuẫn. Theo quy luật chung, mâu thuẫn đối kháng đòi hỏi phải giải quyết bằng bạo lực cách mạng. Song, trong những điều kiện nhất định mâu thuẫn đối kháng cũng có khả năng giải quyết bằng phương pháp hoà bình. Còn mâu thuẫn không đối kháng về nguyên tắc phải được giải quyết bằng giáo dục, thuyết phục, phê bình tự phê bình… Tuy nhiên các biện pháp đó cũng là những hình thức đấu tranh để giải quyết mâu thuẫn, chứ không phải là quá trình điều hoà mâu thuẫn. Nghiên cứu mâu thuẫn đối kháng và không đối kháng địi hỏi trong hoạt động thực tiễn không được nhầm lẫn hai loại mâu thuẫn trên, để có phương pháp giải quyết một cách đúng đắn khoa học.



3. Ý nghĩa phương pháp luận .

a. Mâu thuẫn là khách quan vốn có của mọi sự vật hiện tượng, là nguồn gốc, là động lực của sự vận động và phát triển, do đó muốn nhận thức đúng về một sự vật hiện tượng thì cần phải phát hiện đó là loại mâu thuẫn gì, không được che giấu, lãng tránh. Nhận thức mâu thuẫn của sự vật là quá trình tư duy phân đôi cái thống nhất thành các mặt đối lập để nhận thức các mặt đối lập đó.

b. Mâu thuẫn chỉ được giải quyết thông qua quá trình đấu tranh của các mặt đối lập diễn ra theo quy luật phá vỡ cái cũ để thiết lập cái mới tiến bộ hơn. Vì vậy, trong đời sống xã hội, hành vi đấu tranh được coi là chân chính là khi nó có tác dụng thúc đẩy sự phát triển.

c. Sự vật khác nhau thì mâu thuẫn khác nhau.

VI. QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH

1. Khái niệm phủ định và đặc điểm của phủ định biện chứng

Bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng có quá trình sinh ra, tồn tại, phát triển và diệt vong. Sự vật cũ mất đi được thay thế bằng sự vật mới. Sự thay thế đó được gọi là phủ định. Trong lịch sử triết học quan điểm về phủ định cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Ví dụ: Pi – ta - go cho rằng, sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ hầu như lặp lại toàn bộ quá trình của sự vật cũ và phải trải qua một chu kì là 78 vạn năm. Còn triết học Phật giáo lại quan niệm kiếp người tuân theo vòng luân hồi và tuỳ thuộc vào kiếp trước. Những người theo quan điểm siêu hình lại coi sự phủ định là sự tiêu diệt xoá sạch hoàn toàn cái cũ, là sự phủ định sạch trơn, là chấm dứt hoàn toàn sự vận động phát triển của sự vật.

- Bác bỏ các quan điểm trên, chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định phủ định là sự phát triển tự thân vận động mang tính khách quan, tính kế thừa.

+ Tính khách quan, sự vật cũ mất, đi sự vật mới ra đời là một tất yếu, không ai có thể cưỡng lại được, nguyên nhân của sự phủ định ấy là do đấu tranh của các mặt đối lập nằm ngay ở bên trong của các sự vật hiện tượng, chứ không phải từ bên ngoài .

+ Tính kế thừa, sự vật cũ mất, đi sự vật mới ra đời là một tất yếu, nhưng cái mới ra đời nó không loại bỏ hoàn toàn cái cũ, mà nó chỉ gạt bỏ những mặt tiêu cực, lỗi thời lạc hậu của cái cũ, và chọn lọc, giữ lại, cải tạo những mặt còn thích hợp, tích cực, bổ sung vào cái mới.

Ví dụ:

+ trong sinh vật các giống loài đều có tính di truyền là kế thừa các yếu tố tích cực của thế hệ bố mẹ,

+ trong lịch sử ph.t triển của xã hội loài người, xã hội mới ra đời là trên cơ sở kế thừa những giá trị vật chất và tinh thần của xã hội trước, đồng thời bổ sung thêm những giá trị mới.

+ trong lĩnh vực nhận thức, các học thuyết khoa học ra đời sau bao giờ cũng kế thừa những giá trị của các học thuyết khoa học ra đời trước.



2. Nội dung của quy luật phủ định của phủ định

Trong sự vận động của vật chất, sợi dây chuyền phủ định của phủ định là vô tận, cái mới phủ định cái cũ, rồi đến lượt cái mới này lại trở thành cái cũ và bị cái mới khác phủ định. Sự phát triển của thế giới thông qua vô số lần phủ định trải qua từ thấp đến cao có tính chu kì, không có phủ định cuối cùng.

Ví dụ: ---hạt lúa –-----------------------> cây lúa ---------------------> bông lúa--->

(Cái xuất phát ban đầu) -------> phủ định BC lần 1---------> PĐBC lần 2 ( PĐ của PĐ)

Cây lúa phủ định hạt lúa rồi đến lượt bông lúa phủ định cây lúa. Phủ định lần thứ nhất là bước trung gian, là quá trình chọn lọc. Phủ định lần thứ hai giống như lặp lại cái cũ nhưng cao hơn gọi là phủ định của phủ định, sự vật đơn giản ít ra cũng phải qua hai lần phủ định mới có được sự phát triển. Còn các sự vật phức tạp thì số lần phủ định có thể trải qua nhiều lần trung gian. Ví dụ, vòng đời của con tằm: con tằm - kén - bướm - trứng - con tằm. Phủ định của phủ định là hoàn thành một chu kỳ phát triển, đồng thời lại là điểm xuất phát của một chu kỳ mới và cứ thế tiếp tục mãi mãi, vô tận tạo nên hình thái “xoáy trôn ốc” của sự phát triển.



tải về 1.73 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương