Chương mở đầu nhập môn những nguyên lý CƠ BẢn của chủ nghĩa máC – LÊnin I. Khái lưỢc về chủ nghĩa máC – LÊnin



tải về 1.73 Mb.
trang3/20
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích1.73 Mb.
#24955
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20

3. Ý nghĩa và phương pháp luận

- Liên hệ và phát triển đi lên không ngừng là đặc điểm chung vốn có của giới tự nhiên, xã hội và nhận thức của con người cho nên khi xem xét sự vật phải có quan điểm phát triển, quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử cụ thể.

+ Về quan điểm toàn diện đòi hỏi khi phân tích sự vật phải xem xét sự vật trong mối quan hệ giữa sự vật đó với cái khác; và phải phân biệt được cái nào là tất yếu, cái nào là cơ bản, chủ yếu, cái nào là ngẫu nhiên, không cơ bản, không chủ yếu. Đồng thời phải chống lại quan điểm siêu hình. Vì phương pháp siêu hình là trái với khoa học.

+ Về quan điểm phát triển: quan điểm này đòi hỏi khi xem xét sự vật phải vạch ra được cái tương lai trong cái hiện tại, cái mới trong cái cũ, nhưng không phải là hoàn toàn loại bỏ cái cũ, mà có sự chọn lọc kế thừa những cái gì còn tiến bộ của cái cũ, phải biết ủng hộ cái mới. Đồng thời nắm vững quan điểm này còn giúp cho chúng ta tránh được hoang mang dao động khi sự phát triển gặp lúc thoái trào và giữ vững được niềm tin của sự phát triển đi lên

+ Về quan điểm lịch sử cụ thể: giúp chúng ta nhận thức đúng đắn sự phát triển bao giờ cũng xảy ra ở trong những điều kiện hoàn cảnh cụ thể, không gian, thời gian xác định. Cùng một sự vật nếu tồn tại ở trong những điều kiện hồn cảnh khác nhau, khơng gian thời gian khác nhau thì tính chất của mối liên hệ và sự phát triển của nó sẽ thay đổi khác nhau.

III. NHỮNG CẶP PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

1. PHẠM TRÙ LÀ GÌ?

a. Phạm trù là khái niệm chung nhất, phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ cơ bản và phổ biến của các sự vật hiện tượng thuộc một lĩnh vực nhất định của hiện thực.

b. Đặc điểm của phạm trù 

- Đặc điểm thứ 1à: từ cuộc sống thực tế, và đặc biệt trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học người ta cần phải khái quát hoá, hệ thống hoá các sự vật, các hiện tượng trong thế giới hiện thực mà hình thành nên các khái niệm, các phạm trù. Như vậy, phạm trù được xuất phát từ thực tiễn. Song cũng có những phạm trù sai lầm như phạm trù trần gian, địa ngục, thiên đàng đó là những khái niệm không có căn cứ chuẩn xác mà chỉ dùng để trao đổi thông tin trong dân gian.

- Đặc điểm thứ 2: phạm trù thuộc lĩnh vực nhận thức của con người, bởi vậy bao giờ nó cũng mang tính xã hội, tính lịch sử.

2. Phạm trù cái riêng, cái chung và cái đơn nhất

a. Khái niệm cái riêng, cái chung và cái đơn nhất:

Trong thế giới vật chất có vô vàn các sự vật, hiện tượng, tồn tại riêng biệt, có tên gọi riêng, nhưng giữa chúng cũng có những mặt giống nhau. Ví dụ: đồng, vàng, bạc, sắt, khc nhau về tính chất hóa, lý cũng như hình thức, nhưng giữa chúng lại có những thuộc tính giống nhau như dẫn điện, dễ dát mỏng. Hoặc cây thuộc họ lương thực như lúa, khoai, bắp, rất khác nhau nhưng lại có thuộc tính chung là dinh dưỡng, hoặc các nước Mỹ, Anh, Tây Ban Nha là những nước tư bản khác nhau, nhưng lại có những nét giống nhau: bóc lột, hiếu chiến. Từ đó suy ra:

- Cái riêng là một khái niệm dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng một quá trình riêng lẻ nhất định.

- Cái chung là một khái niệm dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính chung không chỉ có ở một sự vật, mà còn được lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng hay quá trình riêng lẻ khác.

- Ngoài ra còn có khái niệm “cái đơn nhất”. Tức là phạm trù dùng để chỉ một sự vật mà không lặp lại ở sự vật hiện tượng khác.



b. Mối quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung :

Trong lịch sử triết học khi giải quyết mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng cũng có những quan điểm rất khác nhau, chẳng hạn như Pla-tơn quan niệm, cái chung tồn tại vĩnh viễn, cái riêng chỉ là tạm thời. Ví dụ: cây xoài là chỉ một sự vật cụ thể, nó có quá trình sinh ra, tồn tại trưởng thành rồi mất đi, nhưng khái niệm chung về cái cây thì tồn tại mãi mãi. Từ đó ông đi đến kết luận, cái chung sinh ra cái riêng. Ngược lại Can - tơ lại cho rằng, cái riêng mới là có thực, cái chung chỉ là cái tên trống rỗng, do con người tưởng tượng đặt ra.

Các quan niệm trên đều sai lầm, họ đã tách rời cái riêng ra khỏi cái chung, tuyệt đối hóa cái riêng, phủ nhận cái chung và ngược lại, trên cơ sở kế thừa phát triển chọn lọc thành tựu của các khoa học, phép biện chứng duy vật khẳng định cái riêng và cái chung đều có thật, tồn tại khách quan, giữa chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau, và được thể hiện ở những mặt sau đây:

- Thứ nhất, cái chung tồn tại được là nhờ có mối liên hệ với cái riêng và phải thông qua cái riêng mới biểu hiện sự tồn tại của mình. Ví dụ: kim loại có thuộc tính chung là dẫn điện, nhưng dẫn điện lại phải thông qua đồng, vàng, bạc, sắt. Hoặc cây thuộc họ lương thực có thuộc tính chung là dinh dưỡng, nhưng chất dinh dưỡng phải thông qua cây lúa, cây bắp, cây khoai thì người ta mới biết được chúng có chứa các chất dinh dưỡng gì? Hoặc đặc điểm chung và nỗi bật của chủ nghĩa tư bản là bóc lột, hiếu chiến, nhưng bóc lột, hiếu chiến phải thông qua hành vi của từng nước cụ thể là Mỹ, Anh, Tây Ban Nha. Hoặc người Việt Nam có đức tính cần cù trong lao động, dũng cảm trong đấu tranh, nhưng cần cù trong lao động, dũng cảm trong đấu tranh chỉ bộc lộ thông qua từng con người cụ thể thì mới có thể biết được hành vi anh hùng. Như vậy, rõ ràng cái chung là có thực, cái chung không phải tồn tại ngoài cái riêng mà phải thông qua cái riêng thì mới biểu hiện được mình.

- Thứ hai, cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ với cái chung. Ví dụ: đời sống kinh tế mỗi gia đình Việt nam ngày càng khá lên (là cái riêng), nhưng mỗi gia đình đó lại không thể tách ra khỏi các chính sách kinh tế - xã hội và phải chịu sự quản lý của xã hội. Như vậy, không có cái riêng nào tồn tại mà không liên hệ với cái chung.

- Thứ ba, cái riêng là toàn bộ, do đó nó mang tính trọn vẹn, còn cái chung chỉ là bộ phận do đó nó mang tính phong phú là ở chỗ mà cái khác không thể có được. Ví dụ, vàng có giá trị lớn, dễ dát mỏng, dẫn điện tốt hơn. Còn dẫn điện chỉ là bộ phận, một thuộc tính mà kim loại nào cũng có, nó mang tính sâu sắc là vì nó gắn liền với bản chất của sự vật, là cái quy định phương hướng tồn tại, phát triển của sự vật.

- Thứ tư, cái chung và cái riêng có thể chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình phát triển của sự vật: ví dụ: sáng kiến phát minh là của một cá nhân nhưng khi đã mang ứng dụng thì nó lại trở thành cái chung hoặc vi rút cúm gà chỉ lây qua gia cầm lông vũ, nhưng nó đã biến thể thành vi rútt H5N1 và thích ứng với môi trường và nó đã trở thành một dạng vi rút mới.

c. Ý nghĩa: làm việc gì cũng vậy phải biết kết hợp lợi ích của cái chung và cái riêng một cách hài hòa hợp lý thì sự vật mới phát triển được. Nếu quá đề cao cái chung thì sẽ trở thành giáo điều, siêu hình không thực tế và không thấy được tính đa dạng phong phú của cái riêng còn quá đề cao cái riêng thì sẽ trở nên hẹp hòi ích kỷ cá nhân cục bộ.

3. Phạm trù nguyên nhân và kết quả 

a. Khái niệm:

+ Nguyên nhân là sự tương tác giữa các mặt trong cùng một sự vật, hoặc giữa các sự vật với nhau, gây ra những biến đổi nhất định.

+ Kết quả là những biến đổi xuất hiện do sự tác động lẫn nhau của các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau

Thông thường, người ta thường hiểu khái niệm nguyên nhân và kết quả một cách đơn giản là do hiện tượng A tác động gây nên kéo theo sau nó là hiện tượng B xuất hiện. Ví dụ: hạt đậu gieo xuống đất gặp độ ẩm, ánh sáng thích hợp làm cho hạt đậu nẩy mầm. Mầm cây đậu là kết quả, còn nguyên nhân chính là sự tương tác của độ ẩm, ánh sáng. Nhưng tìm hiểu sâu hơn về nguyên nhân thì chúng ta thấy không phải chỉ có độ ẩm, ánh sáng không thôi mà còn có sự tác động của cơ chế bên trong (phôi và chất dinh dưỡng) của hạt đậu gây kích thích làm cho hạt đậu nảy mầm (nguyên nhân bên trong), còn độ ẩm, ánh sáng là nguyên nhân bên ngoài. Hoặc hậu quả gây ra lũ lụt, hạn hán, nguyên nhân là do chặt phá rừng, bầu không khí bị nóng lên do sự tác động của con người, thời tiết trái đất thay đổi. Hoặc kết quả của việc giá xăng dầu trên thế giới tăng lên liên tục, nguyên nhân là do Mỹ đánh Irắc, do nguồn nhiên liệu trên thế giới đang cạn kiệt dần, do nhu cầu sử dụng của thế giới ngày càng nhiều... hoặc nền kinh tế nước ta tăng trưởng nhất khu vực Đông Nam Á. Nguyên nhân là do có đường lối đúng, phù hợp với lòng dân, nguyên nhân do thời tiết thuận lợi, nguyên nhân do quan hệ quốc tế rộng...

Từ những phân tích trên ta thấy: nguyên nhân là cái sinh ra kết quả nên nguyên nhân bao giờ cũng phải có trước và để có một kết quả ra đời thường không phải do một nguyên nhân mà có thể có nhiều nguyên nhân gây ra, đồng thời một nguyên nhân cũng có thể sản sinh ra nhiều kết quả, và đến lượt kết quả lại trở thành nguyên nhân tiếp theo. Tuy nhiên không phải bất cứ sự nối tiếp nào trong thời gian cũng đều là mối liên hệ nhân quả, mà phải biết rằng: giữa nguyên nhân và kết quả là mối quan hệ sản sinh. Do đó trên thực tế chúng ta phải thấy cùng một nguyên nhân giống nhau, nhưng do điều kiện khác nhau, thì kết quả sẽ khơng giống nhau. Vì vậy, trong đời sống việc phát hiện, sự phối hợp, tác động của nhiều nguyên nhân hay nguyên nhân tổng hợp địi hỏi mỗi chng ta phải phn tích đến điều kiện cụ thể để biết được tính chất, vai trị của mỗi loại nguyn nhn đối với kết quả.

Tóm lại: liên hệ nhân quả giữa các sự vật hiện tượng mang tính khách quan, tính phổ biến, tính tất yếu.



b. Nhân quả mang tính khách quan, tính phổ biến, tính tất yếu:

- Thế nào là tính khách quan: không phụ thuộc vào ý thức của con người.

- Thế nào là tính phổ biến: xảy ra ở mọi sự vật hiện tượng.

- Thế nào là tính tất yếu: Nguyên nhân tốt sinh ra kết quả tốt và ngược lại.



c. Mối quan hệ nhân quả:

Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả nên nguyên nhân bao giờ cũng phải có trước, nhưng rồi đến lượt kết quả lại trở thành nguyên nhân. Ví dụ:

+ Sự tác động của từ thông biến thiên trên dây dẫn (nguyên nhân) tạo ra dòng điện cảm ứng (kết quả)

+ Cuộc đấu tranh giữa những lợi ích đối kháng là nguyên nhân của sự xuất hiện Nhà nước và giai cấp

+ Sự tác động của kinh tế (nguyên nhân) sản sinh ra những quan hệ về chính trị và tư tưởng (kết quả).

Tuy nhiên không phải bất cứ sự nối tiếp nào trong thời gian cũng đều là mối liên hệ nhân quả, ví dụ sự nối tiếp của ngày và đêm, mà phải biết rằng: giữa nguyên nhân và kết quả là mối quan hệ sản sinh.

- Từ sự phân tích trên ta thấy: không phải bất cứ mối quan hệ nối tiếp nào về mặt thời gian cũng là quan hệ nhân quả, mà chỉ có những mối quan hệ trong sự tương tác, sản sinh mới thực sự là nguyên nhân. Nhưng việc phân biệt và phát hiện ra mối liên hệ nhân quả trong đời sống hiện thực rất phức tạp, mà phải thấy rằng:

+ Một kết quả ra đời thường không phải do một nguyên nhân mà có thể có nhiều nguyên nhân gây ra.

+ Một nguyên nhân cũng có thể sản sinh ra nhiều kết quả.

+ Kết quả ra đời là do nguyên nhân sản sinh, nhưng rồi đến lượt kết quả lại trở thành nguyên nhân. Do đó, nếu là nguyên nhân tốt sẽ sinh ra kết quả tốt và ngược lại, và trên thực tế chúng ta cũng phải thấy được: cùng một sự vật, hiện tượng có nguyên nhân giống nhau, nhưng do điều kiện khác nhau, thì kết quả sẽ khơng giống nhau. Vì vậy trong đời sống việc phát hiện, sự phối hợp, tác động của nhiều nguyên nhân hay nguyên nhân tổng hợp đòi hỏi mỗi chúng ta phải phân tích đến điều kiện cụ thể để biết được tính chất, vai trị của mỗi loại nguyên nhân đối với kết quả.



d. Phân biệt các loại nguyên nhân :

- Nguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân thứ yếu:

+ Nguyên nhân chủ yếu là nếu không có nó thì kết quả không xuất hiện.

+ Nguyên nhân thứ yếu là nguyên nhân chỉ quyết định những mặt, những đặc điểm nhất thời, tác động có giới hạn và mức độ vào việc sản sinh ra kết quả.

- Nguyên nhân bên trong, nguyên nhân bên ngoài:

+ Nguyên nhân bên trong là những yếu tố, những mặt nằm bên trong sự vật sự tác động lẫn nhau gây nên sự biến đổi. Nguyên nhân bên ngoài là sự tác động lẫn nhau giữa các sự vật khác nhau đem lại sự biến đổi giữa các sự vật.

+ Nguyên nhân bên trong thường giữ vai trị quyết định, nguyên nhân bên ngoài đôi khi cũng có vai trị quyết định, nhưng không thể thay thế nguyên nhân bên trong. Cả hai loại nguyên nhân trên đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau mới phát huy tác dụng.

e. Ý nghĩa và phương pháp luận:

+ Một là, nguyên nhân và kết quả thường xuyên thay đổi vị trí cho nhau, do đó trong hoạt động thực tiễn, cần phải nghiên cứu sự vật hiện tượng nằm trong mối quan hệ, phạm vi, giới hạn, điều kiện vào một thời gian cụ thể.

+ Hai là, một hiện tượng do nhiều nguyên nhân sản sinh ra, nên khi nghiên cứu một hiện tượng không nên vội vàng kết luận về nguyên nhân của nó mà phải nghiên cứu xem xét nhiều mặt, đồng thời phải phân loại các nguyên nhân để có biện pháp hành động thích hợp, không rập khuôn, máy móc.

+ Ba là, trong các nguyên nhân, phải tìm ra nguyên nhân nào là chủ yếu, nguyên nhân bên trong hay nguyên nhân bên ngoài, và cần phải chú ý đến sự tác động của nhiều nguyên nhân



4. Phạm trù khả năng và hiện thực 

a. Khái niệm:

+ Khả năng là phạm trù dùng để chỉ cái còn là mầm mống trong quá trình của sự vật đó, là cái chỉ mới là tiền đề của khuynh hướng phát triển và chỉ có thể ra đời khi có điều kiện thích hợp.

+ Hiện thực là phạm trù chỉ cái đã ra đời, đã xuất hiện,đã được thực hiện, đó là sự vật và hiện tượng đang tồn tại trong thực tế.

b. Mối quan hệ giữa khả năng và hiện thực:

Chủ nghĩa duy vật biện chứng xem khả năng như là tiền đề của cái mới, là xu hướng phát triển của sự vật. Khả năng nằm ở bên trong bản thân sự vật, khi gặp những điều kiện thích hợp nó sẽ trở thành hiện thực, hiện thực lại sản sinh ra những khả năng mới, những khả năng này trong những điều kiện thích hợp lại trở thành hiện thực. Điều đó nói lên quá trình phát triển vô cùng tận của thế giới vật chất. Phép biện chứng chỉ ra rằng không được tách rời khả năng và hiện thực vì hiện thực no cũng chứa đựng khả năng của nó và khả năng bao giờ cũng có nguồn gốc từ trong hiện thực và có xu hướng chuyển thành hiện thực. Song, không được đồng nhất chúng vì không phải bất kỳ khả năng nào cũng được chuyển hóa thành hiện thực. Khả năng sẽ trở thành tất yếu, khi có điều kiện thì sẽ biến thnh hiện thực. Khả năng biến thành hiện thực là một quá trình mâu thuẫn phức tạp. Không phải bao giờ khả năng cũng dễ dàng trở thành hiện thực, sự chuyển hóa đó phải có những điều kiện nhất định. Hạt giống có khả năng mọc thành cây, thì phải có những điều kiện như đất, ánh sáng, nhiệt độ thích hợp. Vì vậy trong thực tế cuộc sống khi nắm được khả năng, con người có thể can thiệp thúc đẩy hoặc là ngăn chặn khả năng đó biến thành hiện thực. Ví dụ: thời kỳ kinh tế thị trường nhất định sẽ xảy ra hiện tượng phân hoá giàu nghèo, bóc lột và bị bóc lột, khả năng đó sẽ xảy ra, vì vậy trong công tác quản lý kinh tế xã hội phải có biện pháp chủ trương cụ thể, là quá trình đấu tranh bền bỉ của những con người do lợi ích giai cấp, lợi ích xã hội thúc đẩy.



5. Phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên

a. Khái niệm tất nhiên và ngẫu nhiên?

- Tất nhiên là phạm trù dùng để chỉ cái bắt nguồn một cách hợp quy luật từ những mối liên hệ cơ bản ở bên trong sự vật nhất định phải xảy ra.

- Ngẫu nhiên là phạm trù dùng để chỉ cái bắt nguồn từ những mối liên hệ bên ngoài của sự vật do đó nó có thể xảy ra hoặc không xảy ra.

Ví dụ: nhà tư bản bóc lột sức lao động của người công nhân là tất nhiên. Còn việc nhà tư bản mở xí nghiệp để sản xuất mặt hàng gì, thuê ai, thì hoàn toàn là ngẫu nhiên. Bởi vì cái mà nhà tư bản quan tâm chỉ là lợi nhuận, do đó nhà tư bản sẽ nhắm vào mặt hàng nào có lời nhiều thì sẽ đầu tư vào sản xuất, có thể sẽ là sản xuất hàng tiêu dùng và cũng có thể là sản xuất vũ khí giết người hàng loạt v.v.. hoặc, chúng ta ai cũng phải tuân theo quy luật: sinh – lo – bệnh -tử, nhưng tử như thế nào, bao giờ, là ngẫu nhiên...



b. Mối liên hệ biện chứng tất nhiên và ngẫu nhiên

+ Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại khách quan, là sự thống nhất của các mặt đối lập và có quan hệ biện chứng với nhau.

Sự thống nhất của các mặt đối lập trong phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên được biểu hiện, ví dụ: nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh thường xảy ra hiện tượng như phá sản, thất nghiệp, di chuyển vốn từ ngành này sang ngành khác, hiện tượng này là do có nhiều nguyên nhân ngẫu nhiên gây nên như đầu cơ, cạnh tranh đầu tư kỹ thuật, chiến tranh xung đột, khủng bố, cung cầu của thị trường . . ., nhưng thông qua sự phá sản, thất nghiệp, di chuyển vốn từ ngành này sang ngành khác mà cái tất nhiên được biểu hiện là do quy luật giá trị điều tiết chi phối thị trường. Như vậy, cái tất nhiên được thể hiện bao giờ cũng phải xuyên qua vô số cái ngẫu nhiên, còn cái ngẫu nhiên là hình thức của cái tất nhiên. Cái tất nhiên của nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh sẽ dẫn đến phá sản, dẫn đến di chuyển vốn từ ngành này sang ngành khác, nhưng việc dẫn đến phá sản, di chuyển vốn từ ngành này sang ngành khác lại là ngẫu nhiên và thông qua cái ngẫu nhiên này mà cái tất nhiên được thể hiện, như vậy, cái ngẫu nhiên bao giờ cũng là hình thức của cái tất nhin.

+ Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại khách quan và chúng đều có một vai trị vị trí đối với sự tồn tại, phát triển của sự vật.

Vai trò, vị trí của tất nhiên và ngẫu nhiên được biểu hiện ở chỗ: Nếu như cái tất nhiên có tác dụng chi phối sự phát triển của sự vật, thì cái ngẫu nhiên lại có vai trò làm sự phát triển ấy diễn ra nhanh hoặc chậm. Ví dụ: Tổng Thống Mỹ là Bush đại diện phái Diều Hâu là Đảng Cộng hòa, là tập đoàn tư bản công nghiệp sản xuất phương tiện phục vụ cho chiến tranh cho nên tất nhiên ông ta chủ trương ưu tiên cho việc mở rộng chiến tranh, xung đột, muốn đánh nhanh thắng nhanh ở IRắc, nhưng những yếu tố ngẫu nhiên của chiến tranh làm cho lính Mỹ chết nhiều, sự nỗi dậy của các phe phái mà Mỹ không lường trước được, phản đối của cộng đồng quốc tế, nhân dân Mỹ phản đối, Hạ viện Mỹ không thông qua ngân sách chiến tranh, đòi rút quân khỏi IRắc, tất cả những yếu tố ngẫu nhiên ấy đã làm cho nước Mỹ sa lầy ở IRắc không thể đánh nhanh thắng nhanh

+ Tất nhiên và ngẫu nhiên còn có thể chuyển hóa cho nhau: ví dụ, trong giới sinh vật, một khi có biến đổi ngẫu nhiên đột biến về gien thì những đặc trưng trước đây không còn nữa đối với một giống loài và dần dần chúng ổn định và thích ứng với môi trường thì nó sẽ trở thành tất nhiên để rồi có một giống loài mới ra đời.



c. Ý nghĩa, phương pháp luận:

- Một là, muốn khám phá tính tất nhiên của sự vật, trước hết chúng ta phải nghiên cứu hàng loạt những hiện tượng ngẫu nhiên để tìm ra cái chung, mặt khác ở đằng sau những ngẫu nhiên, có những ngẫu nhiên mà con người không mong muốn thì phải tìm cách hạn chế, đồng thời phải phát hiện ra cái ngẫu nhiên có lợi để phục vụ cho công việc của mình.

- Hai là, nếu tất nhiên là cái nhất định phải xuất hiện theo quy luật của nó thì cái ngẫu nhiên có thể xuất hiện hoặc không xuất hiện. Do đó trong hoạt động thực tiễn, chúng ta phải dựa vào cái tất nhiên, phải căn cứ vào cái tất nhiên để đề ra nhiệm vụ phương hướng hoạt động chứ không thể dựa vào ngẫu nhiên đầy phiêu lưu mạo hiểm, may rủi.

6. Phạm trù bản chất và hiện tượng

a. Khái niệm:

+ Bản chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tất cả những mặt, những mối liên hệ hợp thành một hệ thống hữu cơ bên trong, quy định sự vận động và phát triển của sự vật.

+ Hiện tượng là phạm trù dùng để chỉ những mặt, những mối liên hệ biểu hiện ra bên ngoài của một bản chất nhất định.

Ví dụ: bản chất một con người là toàn bộ những mối quan hệ của anh ta với xã hội, còn hiện tượng là những hành vi được bộc lộ ra bên ngoài khi giao tiếp. Bản chất của nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh, hiện tượng là sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, người bóc lột người, phá sản thất nghiệp...



b. Mối liên hệ bản chất và hiện tượng được thể hiện như sau:

+ Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng: bản chất, hiện tượng tồn tại khách quan và có liên hệ hữu cơ với nhau, bản chất bao giờ cũng bộc lộ ra qua các hiện tượng, còn hiện tượng thì bao giờ cũng là sự biểu hiện bản chất: ví dụ bản chất chế độ bao cấp, do Nhà nước phân phối với giá rẻ, nhưng từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, tất cả các chế độ đều đưa vào tiền lương thì những hiện tượng phân phối theo tem phiếu cũng mất theo. Do đó, bản chất của một sự vật hiện tượng bị tiêu diệt thì hiện tượng do nó sinh ra cũng mất theo. Bản chất mới thì các hiện tượng mới gắn liền với nó cũng ra đời. Giữa bản chất và hiện tượng có sự thống nhất, nhưng là sự thống nhất biện chứng, sự thống nhất giữa hai mặt đối lập.

+ Tính mâu thuẫn của sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng: thống nhất giữa bản chất và hiện tượng không phải là một nguyên tắc tuyệt đối, đôi khi ta thấy một số hiện tượng nhìn bề ngoài không có sự ăn khớp giữa bản chất và hiện tượng. Trong trường hợp ấy, sẽ gặp rất nhiều khó khăn để tìm ra bản chất thực sự, chẳng hạn, trong mối quan hệ giữa nhà tư bản với công nhân có thể có những kết luận sai lầm, nhà tư bản mua sức lao động của người công nhân và họ đã được trả công đầy đủ. Kết luận đó làm cho cái bản chất thật sự của mối quan hệ giữa nhà tư bản với người công nhân không những không được vạch ra mà còn bị che giấu và bị xuyên tạc. Cần thấy rằng hiện tượng bộc lộ bản chất, biểu hiện bản chất, nhưng bộc lộ dưới bị xuyên tạc nội dung thực sự của bản chất. Điều đó nói lên rằng muốn nhận thức được sự vật hiện tượng thì không thể dừng lại ở bên ngoài, mà đòi hỏi chúng ta phải đi từ hiện tượng đến bản chất. Trên cơ sở đó chúng ta rút ra những ý nghĩa và phương pháp luận như sau:

- Một là, nhận thức không đựơc dừng lại bên ngoài sự vật, mà phải đi sâu vào bên trong để làm sáng tỏ bản chất được ẩn giấu đằng sau hiện tượng.

- Hai là, trong hoạt động thực tiễn, không nên căn cứ vào hiện tượng mà cần phải dựa vào bản chất.

7. Phạm trù nội dung và hình thức

a. Khái niệm:

+ Nội dung là toàn bộ những yếu tố, những mặt và những quá trình tạo nên sự vật do sự tác động lẫn nhau giữa chúng nằm ngay bên trong của các sự vật hay hiện tượng.



+ Hình thức là phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững của sự vật đó.

Ví dụ: nội dung của một con người là toàn bộ những yếu tố như là tế bào, cơ quan cảm giác, hệ thần kinh v.v… Hình thức là kết cấu, sắp xếp của các bộ phận cơ bắp, hoặc nội dung của một xã hội là các quan hệ sản sản xuất, còn hình thức được biểu hiện dưới hình thức các chính sách kinh tế - xã hội.



b. Mối liên hệ nội dung và hình thức:

- Nội dung và hình thức bao giờ cũng là một thể thống nhất. Nội dung nào thì có hình thức ấy, nội dung quyết định hình thức. Do đó sự biến đổi của một sự vật nào đó, nội dung phải biến đổi trước và khi nội dung biến đổi nó kéo theo hình thức cũng biến đổi. Nhưng không có nghĩa là hình thức chỉ thụ động, “ngoan ngoãn” đi theo nội dung mà hình thức còn có vai trò tác động trở lại đối với nội dung, sự tác động đó thường diễn ra theo hai hướng:

+ Một là, nếu hình thức phù hợp với nội dung thì nó sẽ trở thành động lực tích cực thúc đẩy nội dung phát triển.

+ Hai là, nếu hình thức không phù hợp với nội dung nó sẽ cản trở sự phát triển. Ví dụ: sự chuyển biến từ chế độ kinh tế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường ở nước ta là cả một quá trình giải quyết các mâu thuẫn giữa nội dung và hình thức. Hình thức mới, tức là các chính sách kinh tế mới ra đời, nó đã trở thành động lực giải phóng sức sản xuất, tạo ra nhiều của cải cho xã hội (nội dung).

- Hình thức và nội dung không chỉ có mối liên hệ hữu cơ phụ thuộc vào nhau mà chúng còn chuyển hóa lẫn nhau.

Từ tính quy luật của nội dung và hình thức, chúng ta rút ra một số kết luận:

- Một là, hình thức do nội dung bên trong quyết định, vì vậy muốn thay đổi sự vật nào đó trước hết phải thay đổi nội dung bên trong trước, hình thức cũng có vai trò tác động đến sự phát triển của nội dung khi nó có sự phù hợp với nội dung, do đó muốn thúc đẩy một sự vật hiện tượng nào đó phát triển, cần phải chú ý theo dõi mối quan hệ giữa nội dung với hình thức. Khi giữa chúng có sự phù hợp thì con người phải can thiệp vào tiến trình phát triển làm cho sự vật phát triển nhanh chóng hơn .

- Hai là, trong đời sống hiện thực, nếu tách rời hình thức khỏi nội dung sẽ trở thành quan liêu, siêu hình, tuyệt đối nội dung, xem nhẹ hình thức cũng là sai lầm, có hại cho sự phát triển, bởi vì nội dung chỉ có thể biểu hiện thông qua hình thức. Trong sản xuất mà coi thường bao bì mẫu mã thì không thu hút được khách hàng, sản xuất không phát triển không bảo đảm được tính cạnh tranh.

- Ba là, ngày nay, cuộc sống đang biến đổi từng ngày. Cái mới không ngừng phát triển lớn mạnh. Vì vậy, cần nắm vững phép biện chứng giữa hình thức và nội dung, cần phải chăm chú theo dõi sát tình hình thực tế. Một khi có triệu chứng báo hiệu hình thức không còn thúc đẩy nội dung phát triển nữa, thì phải kịp thời cải biến nó, kiên quyết vứt bỏ hình thức đã lỗi thời, ra sức phát hiện và ủng hộ những hình thức mới song cần tránh bệnh chủ quan, tùy tiện trong việc thay đổi hình thức một cách không có căn cứ, tách rời nội dung.




tải về 1.73 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương