Chương mở đầu nhập môn những nguyên lý CƠ BẢn của chủ nghĩa máC – LÊnin I. Khái lưỢc về chủ nghĩa máC – LÊnin



tải về 1.73 Mb.
trang8/20
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích1.73 Mb.
#24955
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   20

CHƯƠNG IV

HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ
I. ĐIỀU KIỆN RA ĐỜI, ĐẶC TRƯNG VÀ ƯU THẾ

CỦA SẢN XUẤT HÀNG HÓA.

1. Sản xuất hàng hóa, điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa.

Trong lịch sử đã từng có hai kiểu sản xuất: sản xuất tự cung tự cấp và sản xuất hàng hóa. Sản xuất hàng hóa là sản xuất để trao đổi, để mua bán. Sản xuất hàng hóa là một phạm trù lịch sử. Nó chỉ xuất hiện và tồn tại với điều kiện sau đây:

- Điều kiện thứ nhất là sự phân công lao động xã hội. Phân công lao động xã hội là sự chuyên môn hóa sản xuất, một số người chỉ chuyên sản xuất ra một số loại sản phẩm nào đó, một số người khác sản xuất sản phẩm khác dẫn đến những người sản xuất phải phụ thuộc vào nhau. Vì vậy, phân công lao động xã hội là cơ sở của sản xuất hàng hóa. Nhưng, chỉ có phân công lao động xã hội thì chưa đủ mà phải có điều kiện thứ hai.

- Điều kiện thứ haisự tồn tại chế độ tư hữu, hoặc những hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất. Chế độ tư hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, tất nhiên sản phẩm làm ra phải thuộc quyền sở hữu riêng của từng chủ sở hữu, do đó người này muốn có được sản phẩm của người kia phải thông qua trao đổi, mua bán.



Tóm lại: cùng với sự phân công lao động xã hội, thì chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất là yếu tố cơ bản làm cho nền sản xuất hàng hóa ra đời.

2. Đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa

- Đặc trưng thứ nhất: nhằm thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng, và mục đích chạy theo lợi nhuận, vì mà thúc đẩy sản xuất phát triển mạnh mẽ.

- Đặc trưng thứ hai: vì mục đích lợi nhuận đã thôi thúc người sản xuất hàng hóa phải không ngừng cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất để nâng cao năng suất lao động, vì vậy mà làm cho lực lượng sản xuất xã hội phát triển nhanh chóng.

- Đặc trưng thứ ba: mối liên hệ phụ thuộc giữa các ngành, các vùng ngày càng chặt chẽ, xóa bỏ tình trạng bảo thủ, trì trệ, thúc đẩy xã hội hóa sản xuất.

- Đặc trưng thứ tư: làm cho mối quan hệ hàng hóa - tiền tệ được mở rộng, giao lưu kinh tế trong và ngoài nước, tạo điều kiện cho mỗi nước phát huy được lợi thế của mình, đem lại lợi ích chung cho các nước.

- Ngoài những ưu thế nêu trên, sản xuất hàng hóa cũng có những mặt trái như: khủng hoảng kinh tế, phân hóa giàu nghèo, phá hủy môi trường, làm nảy sinh những hiên tượng tiêu cực trong sản xuất, kinh doanh…Nhận thức đúng những ưu thế và mặt trái của sản xuất hàng hóa, để hạn chế những tiêu cực và phát huy những ưu thế của nó.



II. HÀNG HÓA

1. Hàng hóa và hai thuộc tính cơ bản của hàng hóa

a. Hàng hóa là sản phẩm lao động do con người tạo ra, nó có thể làm thỏa mãn một hoặc một số nhu cầu nào đó của người tiêu dùng, đồng thời được dùng để trao đổi, để bán.

Hàng hóa là sản phẩm của lao động của con người làm ra, nó tồn tại rất đa dạng phong phú dưới nhiều dạng vật thể như nhà cửa, xe cộ…hoặc dưới dạng phi vật thể như du lịch, truyền hình cáp, sóng điện thoại di động…nó cũng có thể cùng một lúc đáp ứng cho nhiều người cùng sử dụng công cộng như cầu đường, dịch vụ Internet…hoặc cũng có thể chỉ cho một cá nhân sử dụng như quần áo, giày dép…Nhưng dù những đặc tính của mỗi hàng hóa có khác nhau như thế nào đi chăng nữa thì chúng cũng đều có hai thuộc tính cơ bản là: giá trị sử dụnggiá trị



  1. Hai thuộc tính cơ bản của hàng hóa

- Thuộc tính giá trị sử dụng của hàng hóa là nói lên công dụng nào đó của sản phẩm, nó cho phép người ta thỏa mãn một hoặc một số nhu cầu nào đó của người tiêu dùng. Ví dụ: gạo để nấu ăn, vải để mặc, sắt thép để chế tạo máy…Giá trị sử dụng chỉ được thể hiện thông qua tiêu dùng, thông qua tiêu dùng, con người mới đánh giá chính xác giá trị sử dụng của từng loại hàng hóa. Giá trị sử dụng của hàng hóa là phạm trù vĩnh viễn.

Lưu ý: Không phải bất kỳ vật nào có giá trị sử dụng đều là hàng hóa, như nước trong tự nhiên, không khí con người hít thở mặc dù có giá trị sử dụng rất lớn, nhưng không phải là hàng hóa. Để trở thành hàng hóa phải có giá trị trao đổi.

- Thuộc giá trị của hàng hóa là nói lên sự hao phí sức lao động xã hội cần thiết của người sản xuất hàng hóa được kết tinh trong hàng hóa. Để hiểu rõ bản chất của giá trị, phải thông qua giá trị trao đổi



Ví dụ: 1m vải = 5 kg gạo. Vải và gạo là hai hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau, tại sao chúng lại có thể trao đổi được với nhau. Như vậy, giữa gạo và vải phải có cái chung giống nhau, cái chung đó chính là hao phí sức lao động để sản xuất ra vải và gạo. Do đó, khi những người sản xuất hàng hóa, trao đổi sản phẩm với nhau, thực chất là trao đổi lượng lao động bằng nhau được ẩn dấu trong những hàng hóa đó. Hao phí lao động để tạo ra hàng hóa là cơ sở chung của trao đổi. Giá trị trao đổi là biểu hiện bên ngoài, còn giá trị là bản chất bên trong của hàng hóa.

c. Đặc tính của giá trị

- Tất cả các hàng hóa đều có giá trị giống nhau về bản chất là hao phí sức lao động. Vì vậy, khi trao đổi hàng hóa với nhau thực chất là người ta trao đổi sức lao động với nhau, và việc trao đổi phải trên cơ sở ngang giá .

- Giá trị của hàng hoá là một phạm trù lịch sử vì nó chỉ có trong nền sản xuất hàng hóa và chỉ khi nào diễn ra mua bán trao đổi người ta mới quy giá trị của hàng hoá là hao phí lao động.

Tóm lại: sản phẩm với tư cách là hàng hóa phải đồng thời có cả hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị.



d. Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa

- Hai thuộc tính của hàng hóa vừa có sự thống nhất vừa có sự đối lập:

+ Thống nhất: hai thuộc tính của hàng hóa không tách rời nhau, nếu thiếu một trong hai thuộc tính thì sản phẩm không phải là hàng hóa.

+ Đối lập: người sản xuất hàng hóa quan tâm là giá trị. Ngược lại, người tiêu dùng là giá trị sử dụng, nhưng muốn có được giá trị sử dụng họ phải trả đúng giá trị cho người bán hàng.

- Mâu thuẫn: người tiêu dùng luôn đòi hỏi giá trị sử dụng ngày càng cao, chất lượng tốt, mẫu mã kiểu dáng đẹp, giá rẻ, ngược lại nhà sản xuất thì muốn bán hàng hóa được giá cao, chi phí thấp.

2. Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa.

a. Mặt thứ nhất biểu hiện là lao động cụ thể dưới hình thức thao tác của người lao động trong những ngành nghề chuyên môn để tạo ra giá trị sử dụng.

- Lao động cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn khác nhau thì có mục đích khác nhau, có đối tượng khác nhau, có phương pháp khác nhau và kết quả riêng, tạo ra nhiều giá trị sử dụng khác nhau, biểu hiện rất đa dạng, phong phú. Lao động cụ thể có thể thay đổi về hình thức lao động theo điều kiện lịch sử nhất định, nó là một phạm trù vĩnh viễn.



b. Mặt thứ hai, lao động trừu tượng: là nói lên sự hao phí sức lao động của người sản xuất hàng hóa nói chung được kết tinh vào hàng hóa. Vì vậy, lao động trừu tượng mang tính xã hội, nó là một phạm trù lịch sử.

c. Mối quan hệ, và ý nghĩa:

- Lao động trừu tượng là một phạm trù lịch sử, vì nó chỉ có trong nền sản xuất hàng hóa. Vì, khi trao đổi mua bán người ta phải quy lao động cụ thể về lao động trừu tượng để làm cơ sở trao đổi mua bán hàng hóa

- Lao động cụ thể và lao động trừu tượng là hai mặt của cùng một quá trình lao động sản xuất hàng hóa, nó không phải là hai loại lao động khác nhau, nếu như lao động cụ thể mang tính chất lao động tư nhân thì lao động trừu tượng lại phản ánh tính chất xã hội của sản xuất hàng hóa.

- Nếu sản xuất hàng hoá có mức hao phí cá biệt cao hơn so với hao phí lao động trung bình của xã hội sẽ dẫn đến lỗ vốn, phá sản.

- Sản xuất hàng hóa, một mặt tạo ra những động lực để thúc đẩy sản xuất phát triển, mặt khác chứa đựng nguy cơ khủng hoảng kinh tế.

3. Lượng giá trị của hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa.

a. Thước đo lượng giá trị của hàng hóa

Trong đời sống thực tế, nhiều người cùng sản xuất một mặt hàng như nhau, nhưng số lượng thời gian lao động hao phí lại khác nhau. Vì vậy, muốn đo lường được lượng giá trị của hàng hóa người ta phải căn cứ vào thời gian hao phí lao động trung bình của xã hội chứ không phải hao phí lao động cá biệt của từng người sản xuất. Trong thực tế, thời gian lao động xã hội cần thiết cũng có thể là mức thời gian lao động cá biệt của nhà sản xuất cung ứng đại bộ phận một loại hàng hóa trên thị trường (độc quyền).



Vậy, thời gian lao động xã hội cần thiết là: thời gian cần thiết để làm ra một loại hàng hóa với một trình độ kỹ thuật trung bình, trình độ chuyên môn tay nghề trung bình, cường độ lao động trung bình, trong điều kiện bình thường của một xã hội nhất định

b. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa

Thứ nhất, năng suất lao động xã hội là sức sản xuất của lao động, nó được tính bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian, hoặc số lượng thời gian lao động hao phí để làm ra một đơn vị sản phẩm. Do đó, cần phân biệt năng suất lao động cá biệt và năng suất lao động xã hội:

+ Năng suất lao động cá biệt là nói lên năng suất lao động của từng nhà sản xuất riêng lẻ, khi sản xuất ra một hàng hóa nào đó.

+ Năng suất lao động xã hội là nói lên của chung toàn xã hội. Nếu năng suất lao động xã hội tăng thì lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa giảm, và ngược lại. Do đó, để có được lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa giảm cần phải cải tiến kỹ thuật công nghệ, nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho người lao động, nâng cao trình độ quản lý.

+ Cường độ lao động phản ánh mức độ khẩn trương, mệt nhọc, căng thẳng trong quá trình lao động. Do đó, khi tăng cường độ lao động, thì lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa không thay đổi.



Thứ hai: mức độ phức tạp của lao động:

Lao động giản đơn và lao động phức tạp: Lao động giản đơn là những loại lao động chưa trải qua huấn luyện chuyên môn nghề nghiệp, mà bất kỳ người lao động nào có khả năng lao động bình thường đều có thể làm được, còn lao động phức tạp là những loại lao động đã trải qua huấn luyện chuyên môn nghề nghiệp, đã có được một trình độ thành thạo nhất định. Trong cùng một thời gian lao động, người có trình độ lao động phức tạp sẽ tạo ra một lượng giá trị lớn hơn, so với lao động giản đơn. Lao động giản đơn là cơ sở để tính toán lượng giá trị của hàng hóa, vì vậy kết quả của lao động phức tạp sẽ được quy về lao động giảm đơn để xác định lượng giá trị của hàng hóa. Theo C.Mác: lao động phức tạp, chỉ là bội số của lao động giản đơn.

Tóm lại: qua phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa, chúng ta rút ra được kết luận là lượng giá trị của hàng hóa được đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết, giản đơn trung bình.

c. Cơ cấu lượng giá trị của hàng hóa

- Lượng giá trị của hàng hóa bao gồm:

+ Lao động quá khứ được chuyển dần vào hàng hóa trong quá trình sản xuất.

+ Lao động sống, tức lao động trực tiếp của người công nhân.

- Như vậy, cơ cấu lượng giá trị của hàng hóa = giá trị cũ (lao động quá khứ, tức tư liệu sản xuất được chuyển dần vào hàng hóa) + giá trị mới (tức lao động trực tiếp của người công nhân được kết tinh vào hàng hóa để tạo ra giá trị mới)

III. TIỀN TỆ

1. Lịch sử phát triển các hình thái gía trị, bản chất của tiền tệ

a. Lịch sử phát triển các hình thái giá trị.

Việc mua bán trao đổi thời nguyên thủy diễn ra hết sức ngẫu nhiên, giản đơn. Ví dụ: 1 m vải = 5 kg gạo. Vì sao, 1 m vải lại đổi được 5 kg gạo. Thực chất họ trao đổi gạo và vải được với nhau là trao đổi những lượng lao động, trao đổi những lượng giá trị nhất định. Về sau, việc trao đổi đã trở thành tập quán thì giá trị của một hàng hóa có thể biểu hiện ở nhiều hàng hóa khác.



= 10 kg gạo

= 3 cái cuốc

Ví dụ: 2m vải = 1 con dê

= 2 cái búa

Khi xã hội phát triển, sự trao đổi hàng hóa rộng rãi thì tình trạng có nhiều vật ngang giá riêng biệt như trên gây khó khăn cho trao đổi thì dần dần giá trị của tất cả hàng hóa được biểu hiện ở một vật ngang giá chung.

10 kg gạo =

Ví dụ: 3 cái cuốc = 1 con dê

2 cái búa =

Tuy nhiên, nó vẫn chưa ổn định, ở mỗi vùng có một vật ngang giá chung khác nhau. Sản xuất và trao đổi hàng hóa phát triển hơn nữa, thị trường ngày càng mở rộng, tình trạng có nhiều vật ngang giá chung làm cho trao đổi giữa các địa phương, các vùng trở nên khó khăn đòi hỏi khách quan phải hình thành một vật ngang giá chung vững chắc là vàng và bạc, đồng thời xuất hiện hình thái tiện tệ.

5 kg gạo =

Ví dụ: 02 kg café = 0,2 gr vàng, hoặc 0,4 gr bạc

01 m vải =



b. Bản chất của tiền tệ.

Tiền tệ là một loại hàng hóa đặc biệt (vàng) được tách ra khỏi thế giới hàng hóa đóng vai trò làm vật ngang giá chung cho các hàng hóa khác trong trao đổi.

2. Các chức năng của tiền tệ.

a. Chức năng thước đo giá trị:

Để đo lường giá trị, bản thân tiền cũng phải có giá trị là tiền vàng, bởi vì giữa giá trị của vàng và giá trị của hàng hóa trong thực tế đã có một tỷ lệ nhất định dựa trên thời gian hao phí lao động xã hội cần thiết, tuy nhiên mỗi quốc gia, tiêu chuẩn giá cả cũng rất khác nhau. Ví dụ, ở Mỹ 1 USD có hàm lượng vàng 0,736662gr; ở Pháp 1 Franch Franc có hàm lượng 0,160000gr vàng; ở Anh 1 Pound Sterling có hàm lượng 2,13281gr vàng... Tác dụng của tiền tệ khi dùng làm tiêu chuẩn giá cả không giống với tác dụng của nó khi làm thước đo giá trị, đồng thời nó còn chịu sự tác của nhiều nhân tố như: giá trị hàng hóa; giá trị tiền tệ; quan hệ cung – cầu hàng hóa; cạnh tranh.



b. Chức năng lưu thông:

Tiền làm cho quá trình mua bán được diễn ra thuận lợi, nó phục vụ cho sự vận động của hàng hóa. Lưu thông hàng hóa và lưu thông tiền tệ là hai mặt của quá trình thống nhất với nhau, lưu thông hàng hóa bao giờ cũng đòi hỏi một lượng tiền cần thiết cho sự lưu thông, được diễn ra theo qui luật phổ biến là: “tổng số giá cả của hàng hóa chia cho số vòng lưu thông của các đồng tiền cùng loại trong một thời gian nhất định.”(1)

Qui luật này được thể hiện như sau:

G

T =

N

Trong công thức trên, cần giả định số lượng tiền cần thiết cho lưu thông phải là tiền vàng, hoặc tiền giấy có giá trị không đổi, được xét trên cùng một thời gian và không gian. Trong lưu thông, lúc đầu tiền xuất hiện dưới hình thức vàng thoi, bạc nén, sau đó là tiền đúc và cuối cùng là tiền giấy ra đời. Bản thân tiền giấy không có giá trị thực (không kể chi phí in tiền) nó chỉ là quy ước giá trị do nhà nước phát hành và buộc xã hội công nhận. khi khối lượng tiền giấy do nhà nước phát hành đưa vào lưu thông vượt quá khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông, thì tình trạng lạm phát sẽ xuất hiện. Do đó: “việc phát hành tiền giấy phải cân đối với số lượng vàng (hay bạc) được tiền giấy đó đại biểu”(1).



c. Chức năng thanh toán:

Chức năng thanh toán như dùng để chi trả sau khi công việc giao dịch, mua bán đã hoàn thành, ví dụ: nộp thuế, trả tiền điện, mua chịu hàng hóa...nó có tác dụng đáp ứng kịp thời nhu cầu cho người sản xuất hoặc tiêu dùng ngay cả khi họ chưa có tiền, hoặc chưa có đủ tiền để chi trả cho các giao dịch hàng hóa, điều này sẽ thúc đẩy trao đổi hàng hóa.

Trong hình thức giao dịch này, trước tiên tiền làm chức năng thước đo giá trị để định giá cả của hàng hóa. Nhưng là vì mua bán chịu nên đến kỳ hạn, tiền mới được đưa vào lưu thông để thanh toán. Sự phát triển của quan hệ mua bán chịu này một mặt tạo khả năng trả nợ bằng cách thanh toán khấu trừ lẫn nhau không dùng tiền mặt. Mặt khác, khi hệ thống chủ nợ và con nợ phát triển rộng rãi, đến kỳ thanh toán, nếu một khâu thanh toán nào đó không thực hiện được hệ thống thanh toán sẽ bị phá vỡ, khủng hoang kinh tế sẽ gia tăng.

Khi tiền tệ làm chức năng phương tiện thanh toán, thì công thức số lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông được xác định như sau:

G – (Gbc + Gkt) + Gđk

T =

N

Trong quá trình thực hiện chức năng phương tiện thanh toán xuất hiện một loại tiền mới: tiền tín dụng, dưới các hình thức: thẻ thanh toán; tài khoản séc; tiền điện tử...điều này làm cho các hình thức thanh toán của tiền ngày càng phong phú đa dạng.



d. Chức năng cất trữ:

Tiền được rút khỏi lưu thông và cất trữ khi cần thiết lại đưa vào lưu thông sử dụng. Để làm chức năng cất trữ, tiền phải có đủ giá trị, nghĩa là tiền vàng, bạc. Chức năng cất trữ làm cho tiền trong lưu thông thích ứng một cách tự phát với nhu cầu tiền cần thiết cho lưu thông. Nếu sản xuất gia tăng tiền đưa vào lưu thông tăng lên và ngược lại.



e. Tiền tệ thế giới:

Chức năng này xuất hiện khi trao đổi hàng hóa mang tính quốc tế, và hình thành quan hệ mua bán giữa các chủ thể kinh tế thuộc nhiều nước khác nhau. Trong chức năng tiền tệ thế giới, vàng được dùng làm: thước đo giá trị, phương tiện lưu thông, phương tiện thanh toán di chuyển của cải từ nước này sang nước khác, với sự qui định hàm lượng cụ thể hoặc tiền tín dụng được công nhận là phương tiện thanh toán quốc tế.

Việc qui đổi tiền của nước này ra tiền của nước khác được tiến hành theo tỷ giá hối đoái. Đó là quan hệ tỷ lệ về giá trị đồng tiền của nước này so với giá trị đồng tiền của nước khác.

Tóm lại, tiền tệ có nhiều chức năng. Sự phát triển các chức năng của tiền phản ánh sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa.

IV. QUI LUẬT GIÁ TRỊ

1. Nội dung của qui luật giá trị

Theo yêu cầu của qui luật giá trị, việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết. Do đó, khi trao đổi phải tuân theo nguyên tắc ngang giá. Do đó, qui luật giá trị đòi hỏi người sản xuất hàng hóa phải tuân theo mệnh lệnh giá cả của thị trường, và chỉ thông qua giá cả lên xuống của thị trường, người ta mới thấy được sự hoạt động của qui luật giá trị, sự tác động của chúng làm cho giá cả hàng hóa trên thị trường lên xuống xoay quanh giá trị của nó. Sự vận động giá cả của hàng hóa trên thị trường xoay quanh trục giá trị, đó chính là cơ chế hoạt động của qui luật giá trị, và thông qua sự vận động của giá cả thị trường mà qui luật giá trị phát huy những tác dụng của nó trong nền sản xuất hàng hóa.



2. Tác dụng của qui luật giá trị

Trong sản xuất, thoạt nhìn bề ngoài hình như mỗi người tự quyết định mình sản xuất cái gì theo ý muốn, không bị ràng buộc. Thật ra, mọi hoạt động của họ trong lĩnh vực sản xuất và lưu thông đều bị qui luật giá trị chi phối dưới các hình thức sau đây:



a. Điều tiết sản xuất: ngành sản xuất nào đó thu lợi nhuận cao, người sản xuất sẽ tăng qui mô, và những người sản xuất khác cũng đổ xô vào ngành đó, kết quả là tư liệu sản xuất và sức lao động được chuyển dịch vào ngành này tăng lên. Ngược lại, nếu cung ở ngành đó vượt quá cầu, giá cả hàng hóa giảm xuống, sản xuất lỗ vốn, người sản xuất phải thu hẹp qui mô hoặc chuyển sang đầu tư vào ngành khác có giá cả hàng hóa cao hơn.

b. lưu thông hàng hóa: Trên thị trường lưu thông hàng hóa vận động theo xu hướng người ta di chuyển hàng hóa từ nơi hàng hóa có giá cả thấp sang nơi có giá cả cao hơn.

c. Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động, thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển.

Để giành lợi thế trong cạnh tranh, buộc người sản xuất phải hạ thấp hao phí lao động cá biệt hàng hóa do mình sản xuất sao cho bằng hoặc thấp hơn hao phí lao động xã hội. Điều này kích thích người sản xuất luôn tìm cách cải tiến kỹ thuật, cải tiến tổ chức quản lý, thực hiện tiết kiệm, tăng năng suất lao động.



d. Phân hóa người sản xuất, xã hội có kẻ giàu người nghèo

Quá trình giành lấy lợi thế trong cạnh tranh và theo đuổi lợi nhuận tất yếu dẫn đến kết quả là: người sản xuất nào có trình độ kỹ thuật cao, tổ chức quản lý tốt sẽ có hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội cần thiết, nhờ đó đã giàu lên. Ngược lại, sẽ bị thua lỗ, dẫn tới phá sản và trở thành người làm thuê.



Chương V

HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ
I. SỰ CHUYỂN HÓA CỦA TIỀN TỆ THÀNH TƯ BẢN

1. Công thức chung của tư bản

Bản thân tiền tệ không phải là tư bản, tiền chỉ trở thành tư bản khi sử dụng nó để bóc lột người khác, mang lại thu nhập cho người chủ tiền tệ. Để hiểu rõ tiền biến thành tư bản như thế nào. Mác đã dùng công thức lưu thông hàng hóa giản đơn và công thức chung của tư bản sau đây để so sánh:

+ Lưu thông hàng hóa giản đơn: H – T – H (hàng – tiền – hàng)

+ Lưu thông tiền là tư bản: T – H – T (tiền – hàng – tiền).

- So sánh công thức lưu thông hàng hóa giản đơn và lưu thông tư bản

+ Điểm giống nhau: cả hai công thức đều diễn ra mua và bán; đều có hai nhân tố là tiền và hàng; có quan hệ kinh tế giữa người mua và người bán. Tuy nhiên, giống nhau chỉ là hình thức, còn bản chất hoàn toàn khác nhau.

+ Công thức H – T – H: Quá trình bắt đầu bằng hành vi bán (H – T), kết thúc bằng hành vi mua (T – H). Điểm bắt đầu và điểm kết thúc đều là hàng hóa, tiền tệ chỉ đóng vai trò trung gian.

+ Ngược lại công thức: T – H – T, điểm xuất phát là mua (T – H), điểm kết thúc là bán (H – T), tiền là điểm xuất phát và cũng là điểm kết thúc, hàng hóa đóng vai trò trung gian.

- Trên cơ sở so sánh, chúng ta nhận thấy: Mục đích của vận động của T – H – T không phải là giá trị sử dụng, mà là giá trị. Nếu tiền ứng trước và tiền thu về sau khi bán hàng bằng nhau thì quá trình vận động T – H – T là vô nghĩa. Vì vậy, trong quá trình vận động tư bản phải có sự tăng lên về lượng, nghĩa là số tiền thu về phải lớn hơn số tiền ứng trước. Do đó, công thức vận động đầy đủ của tư bản phải là: T – H – T’ trong đó T’ = T + t, t là số tiền tăng thêm được Mác gọi là giá trị thặng dư.

Công thức T – H – T’ được gọi là công thức chung của tư bản, vì nó phản ánh mục đích vận động của tư bản, và tất cả các loại hình tư bản như: tư bản công nghiệp, tư bản thương nghiệp, tư bản cho vay đều vận động dưới dạng đó.



Như vậy, mục đích lưu thông của tư bản là sự lớn lên của giá trị, là giá trị thặng dư. Do đó, sự vận động của tư bản là không có giới hạn, chúng ta có thể biểu diễn bằng sơ đồ: T – H – T’– H – T’’ v.v…

2. Mâu thuẫn của công thức chung

Thoạt nhìn vào sơ đồ: T – H – T’– H – T’’ v…v…, người ta thấy hình như quá trình lưu thông đẻ ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản. Đúng, nếu không có lưu thông, tức là nhà tư bản không bỏ tiền ra lưu thông thì cũng không thu được giá trị thặng dư. Nhưng trong mọi trường hợp thì dù trao đổi ngang giá hay không ngang giá bản thân tiền tệ trong lưu thông đều không tạo ra một giá trị nào. Vì sao ?



Một là: giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa thống nhất trong bản thân hàng hóa. Giá trị chỉ được tạo ra đồng thời với giá trị sử dụng. Lưu thông chỉ là quá trình thay đổi hình thức tồn tại của giá trị (H – T).

Hai là: Theo yêu cầu của quy luật giá trị, trao đổi phải ngang giá, vì vậy, giá trị cũng không thể tăng thêm qua lưu thông.

Ba là, trong đời sống thực tế, không phải bao giờ người ta cũng trao đổi ngang giá mà có hiện tượng mua rẻ bán đắt, trong trường hợp này giá trị cũng không thể tăng thêm. Vì trong sản xuất hàng hóa, việc mua bán trao đổi phải được tiến hành ngang giá (mua đúng giá, bán đúng giá), thì cả người mua và người bán đều không thu được giá trị tăng thêm, tuy nhiên họ sẽ có được giá trị sử dụng mà mỗi bên cần.

Bốn là, giả sử tất cả mọi người đều bán giá cao hơn giá trị hàng hóa 10%, như vậy khi anh ta bán hàng sẽ thu lợi được 10%, nhưng khi đóng vai trò là người mua, anh ta lại bị mất 10%, như vậy cuối cùng anh ta cũng không thu được giá trị lớn hơn. Trường hợp mua bán hàng thấp hơn giá trị 10% cũng vậy.

Lại giả sử trong xã hội có một bọn người chuyên đầu cơ, bịp bợm chuyên mua rẽ bán đắt mà kiếm được nhiều lãi. Trong trường hợp này, phần giá trị mà anh ta thu được khi là người bán hoặc người mua, chẳng qua là phần giá trị mà người khác bị mất đi. Còn giá trị thực của hàng hóa, vẫn không thay đổi.




tải về 1.73 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương