CHƯƠng II: TỔng quan về ĐẦu tư quốc tế Khái niệm và đặc điểm của đầu tư quốc tế



tải về 0.91 Mb.
trang4/11
Chuyển đổi dữ liệu27.07.2016
Kích0.91 Mb.
#7180
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

3.4. Tác động của FDI

3.4.1. Mô hình đánh giá tác động chung của FDI

Lý thuyết về lợi ích của đầu tư nước ngoài của Mac Dougall, sau đó được

M.C. Kemp phát triển thêm lên sử dụng sản lượng cận biên của vốn đầu tư làm công


cụ chính, các tác giả đã chỉ ra rằng sự tăng vốn FDI vừa làm tăng tổng sản lượng đầu
ra vừa phân phối lại thu nhập giữa nhà đầu tư và người lao động. Mô hình này dựa
trên giả thuyết sản lượng cận biên có xu hướng giảm dần khi vốn đầu tư tăng lên.
Các tác giả chỉ giới hạn ở việc nghiên cứu việc đầu tư giữa 2 nước trong đó có một
nước là nước công nghiệp phát triển và một nước là nước đang phát triển với giả
thuyết không có sự trao đổi vốn giữa 2 nước này với một nước thứ ba.

3.4.2. Tác động của FDI đối với nước chủ đầu tư

3.4.2.1. Tác động tích cực

- Bành trướng sức mạnh về kinh tế và nâng cao uy tín chính trị trên trường quốc tế.

- Sử dụng lợi thế của nơi tiếp nhận vốn giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và
tỷ suất lợi nhuận, khắc phục được tình trạng thừa vốn tương đối.

- Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, khắc phục tình trạng lão hoá sản phẩm.

- Tìm kiếm các nguồn cung cấp nguyên, nhiên liệu ổn định

34

- Đổi mới cơ cấu sản phẩm, áp dụng công nghệ mới, nâng cao năng lực cạnh tranh.

3.4.2.2. Tác động tiêu cực

- Quản lý vốn và công nghệ

- Sự ổn định của đồng tiền

- Cán cân thanh toán quốc tế

- Việc làm và lao động trong nước

3.4.3. Tác động của FDI đối với nước nhận đầu tư

3.4.3.1. Tác động tích cực

Góp phần bổ sung một lượng vốn lớn cho đầu tư phát triển

Theo lý thuyết "cái vòng luẩn quẩn" và "cú huých" từ bên ngoài của


Samuelson, đa số các nước đang phát triển đều thiếu vốn, thu nhập thấp chỉ đủ để
người dân sống ở mức tối thiểu, do đó khả năng tích lũy vốn hạn chế. Thực tiễn trên
thế giới cho thấy các nước muốn đạt tốc độ tăng trưởng cao phải đầu tư ít nhất 20%
GDP vào việc tạo vốn. Trong khi đó các nước nông nghiệp nghèo nhất chỉ có thể tiết
kiệm được 5% GDP. Và phần lớn trong số tiền tiết kiệm nhỏ bé trên phải dùng cung
cấp nhà cửa và các công cụ giản đơn cho dân số đang tăng lên. Phần dành cho phát
triển rất ít. Bên cạnh đó các nước đang phát triển còn gặp phải những khó khăn khác
như dân trí thấp, tài nguyên thiên nhiên khan hiếm, kỹ thuật lạc hậu, ... Chính vì vậy
các nước đang phát triển ngày càng khó khăn và cứ vướng mãi vào cái vòng luẩn
quẩn (xem hình 1.1). Để có thể bứt ra khỏi cái vòng luẩn quẩn trên, theo Samuelson
các nước đang phát triển cần có huých từ bên ngoài thông qua việc thu hút ĐTNN.
Thu nhập bình quân thấp

Năng suất thấp Tiết kiệm và đầu tư ít


35

Khả năng tích lũy vốn kém

Hình 1.1: Vòng luẩn quẩn của sự kém phát triển

Tóm lại, trong thời kỳ đầu mới phát triển, trình độ kinh tế của các nước đang


phát triển thấp, GDP và GDP tính theo đầu người thấp vì vậy khả năng tích lũy vốn
trong nội bộ nền kinh tế rất hạn chế. Bên cạnh đó, ở nhiều nước tâm lý chung của
dân chúng là chưa yên tâm bỏ vốn đầu tư tiến hành sản xuất, kinh doanh do cơ chế
huy động vốn chưa rõ ràng, chưa phù hợp. Trong khi đó nhu cầu vốn đầu tư để phát
triển nhằm rút ngắn khoảng cách với các nước công nghiệp phát triển lại rất lớn.
ĐTNN, với vai trò là một nguồn vốn bổ sung từ bên ngoài, giúp các nước kể trên
giải được bài toán thiếu vốn đầu tư và dần thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn.

Trong các nguồn vốn nước ngoài thì nguồn vốn FDI được đánh giá là rất quan


trọng đối với nhiều nước. FDI chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng vốn đầu tư
toàn xã hội của các nước đang và kém phát triển. Trong giai đoạn 1998-2003, FDI
thường xuyên chiếm khoảng 10% tổng vốn đầu tư cho tài sản cố định ở các nước
đang và kém phát triển (xem bảng 1.1). Có những nước FDI vào chiếm trên 30%
thậm chí 50% tổng vốn đầu tư cho tài sản cố định hàng năm, ví dụ như Sudan,
Angola, Gambia, Nigeria, Bolivia, Arrmenia, Kazakhstan, Tajikistan, Singapore, ...
ở Việt Nam trong giai đoạn 1992-1997, FDI vào trung bình chiếm 34,5% tổng vốn
đầu tư cho tài sản cố định hàng năm, trong những năm gần đây tỷ lệ này đã giảm
nhưng vẫn trên 10%.
Bảng 1.1: Tỷ lệ giữa vốn FDI vào và tổng vốn đầu tư cho tài sản cố định ở các nước
đang phát triển phân theo châu lục (%)

Khu vực 1992-1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003



(trung bình
hàng năm)
36


Các nước đang phát triển 7,9 12,3 14,7 14,9 13,1 9,9 10,0

Châu Phi 6,5 8,3 11,6 8,8 20,7 12,3 13,9

Châu Mỹ La Tinh và Caribê 10,1 17,4 25,6 21,1 19,8 14,9 11,2

Châu á và Thái Bình Dương 7,4 10,6 11,3 13,3 10,2 8,3 9,3

Trung và Đông Âu 6,9 15,2 19,3 18,3 15,4 16,8 9,5

Nguồn: WIR 2004
Từ năm 1993 đến nay, FDI luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn ĐTNN vào các nước đang phát triển. Đặc biệt trong giai đoạn 1998-2003, FDI chiếm trên 50% tổng vốn ĐTNN vào các nước đang phát triển (xem hình 1.2)

400


350
300
250
200
150
100

50


0

1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003

Tổng vốn ĐTNN vào các nước đang phát triển FDI vào các nước đang phát triển

Hình 1.2: FDI trong tổng các dòng vốn ĐTNN vào các nước đang phát triển (triệu


USD)

Nguồn: WIR 2004

Ngoài ý nghĩa bổ sung một lượng vốn đáng kể cho đầu tư phát triển kinh tế,
cần nói đến chất lượng của vốn FDI. Sự có mặt của nguồn vốn này đã góp phần tạo
điều kiện cho nguồn vốn Nhà nước tập trung vào các vấn đề kinh tế xã hội ưu tiên

37



(cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi xã hội, ...). Nguồn vốn này cũng góp phần
nâng cao chất lượng, hiệu quả các nguồn vốn trong nước. Vốn trong dân được kích
thích đưa vào sản xuất, kinh doanh. Các doanh nghiệp Nhà nước phải tăng cường
đầu tư và chú ý đến hiệu quả đầu tư trong điều kiện phải cạnh tranh với các doanh
nghiệp có vốn FDI. Các doanh nghiệp có vốn FDI tạo ra các liên kết với các công ty
trong nước nhận đầu tư thông qua các mối quan hệ cung cấp dịch vụ, nguyên vật
liệu, gia công. Qua đó FDI thúc đẩy đầu tư trong nước phát triển, gắn kết các công
ty trong nước với thị trường thế giới. Nhờ vậy, các tiềm năng trong nước được khai
thác với hiệu quả cao.

Có được các công nghệ phù hợp, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Bên cạnh việc thiếu vốn để phát triển, các nước đang phát triển còn có nhu
cầu rất lớn về công nghệ. Công nghệ trong nước của các nước này thường đã quá cũ
và lạc hậu, khả năng nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thấp trong khi đó cuộc cách
mạng khoa học công nghệ phát triển với tốc độ ngày càng cao trên thế giới. Vì vậy,
các nước đang phát triển không còn cách nào khác là phải nhập khẩu công nghệ từ
các nước phát triển hơn để đẩy nhanh tốc độ CNH-HĐH đất nước nhằm rút ngắn
khoảng cách phát triển. Thế nhưng nguồn vốn trong nước rất hạn chế không cho
phép các nước này nhập khẩu được nhiều công nghệ. Trong khi đó các chủ đầu tư
nước ngoài có nhu cầu khai thác lợi thế độc quyền của mình về công nghệ ở nước
ngoài. Muốn vậy, họ không còn cách lựa chọn nào tốt hơn là tiến hành hoạt động
FDI dưới hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh ở các nước đang
phát triển. Các công nghệ mà các chủ đầu tư nước ngoài chuyển giao cho các nước
đang phát triển thường dưới dạng những tiến bộ công nghệ, sản phẩm công nghệ,
công nghệ thiết kế và xây dựng, kỹ thuật kiểm tra chất lượng, công nghệ quản lý,
công nghệ marketing. Chi phí chuyển giao công nghệ vào các nước đang phát triển
qua FDI có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 1980-1997.[58, tr 13-14] Số lượng các
hợp đồng công nghệ giữa các công ty mẹ với các chi nhánh, công ty con ở các nước
38


đang phát triển đã tăng lên nhanh chóng, từ mức trung bình 10 hợp đồng/năm trong những năm đầu 1980 lên gần 40 hợp đồng/năm vào giữa những năm 1990.[56, tr 27] Trong giai đoạn 1980-1996, các hợp đồng chuyển giao công nghệ thông qua FDI vào các nước đang phát triển xuất hiện nhiều trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, hóa chất, vật liệu mới và ô tô (xem hình 1.3).

Công nghệ thông

Các ngành khác

28%


Hóa chất

19%


Sản xuất vật liệu

mới


9%

tin


27%
Dược phẩm

5%

Công nghiệp thực



phẩm

Sản xuất ô tô 3%

9%

Hình 1.3: Phân bổ các hợp đồng chuyển giao công nghệ thông qua FDI vào các nước


đang phát triển theo ngành, lĩnh vực giai đoạn 1980-1996

Nguồn: WIR 2004



FDI không chỉ mang lại công nghệ cho các nước thông qua con đường chuyển
giao từ nước ngoài vào mà còn bằng cách xây dựng các cơ sở nghiên cứu và phát
triển, đào tạo cho đội ngũ lao động ở nước chủ nhà để phục vụ cho các dự án đầu tư.
Chi phí cho nghiên cứu và phát triển của các chi nhánh nước ngoài chiếm tỷ trọng
lớn trong tổng chi phí cho nghiên cứu và phát triển ở nhiều nước đang phát triển. Ví
dụ trong những năm 1990 tỷ trọng này của các chi nhánh nước ngoài ở Hungary,
Singapore và Đài Loan là trên 50%.[58, tr. 412], [60, tr. 19] Như vậy FDI giúp các
39



nước đang phát triển học hỏi, từ đó phát triển được khả năng công nghệ của chính
mình.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực

Những thập kỷ đầu sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, FDI vào các nước
đang phát triển chủ yếu nhằm khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ
cho các ngành công nghiệp ở chính quốc. Ngày nay, FDI đang trở thành một yếu tố
tạo ra sự chuyển biến cơ cấu kinh tế tích cực ở các nước nhận đầu tư. FDI chủ yếu
được tiến hành bởi các TNC và thường tập trung vào các ngành công nghiệp và dịch
vụ, vì vậy FDI đáp ứng được nhu cầu phát triển các ngành này của các nước đang
phát triển. Tỷ trọng FDI vào nông nghiệp trong tổng FDI vào các nước đang phát
triển giảm từ 12% giai đoạn 1989-1991 xuống 10% giai đoạn 2001-2002. Tỷ trọng
FDI vào các ngành chế tạo cũng giảm mạnh nhưng vẫn ở mức cao (con số tương
đương cho 2 giai đoạn là 53% và 40%). Trong khi đó tỷ trọng FDI vào lĩnh vực dịch
vụ tăng mạnh từ 35% giai đoạn 1989-1991 lên 50% giai đoạn 2001-2002.[62, tr.
263] Với tỷ trọng vốn FDI vào các ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng,
nguồn vốn này đã góp phần tăng nhanh tỷ trọng về sản lượng, việc làm, xuất khẩu,
... của các ngành công nghiệp, dịch vụ trong nền kinh tế của các nước đang phát
triển. Tỷ trọng của các ngành kinh tế truyền thống (nông nghiệp, khai thác, ...) giảm
mạnh.

FDI góp phần tích cực vào các cân đối lớn của nền kinh tế

Các dự án FDI góp phần ổn định kinh tế vĩ mô của các nước đang phát triển.
Các cân đối lớn của nền kinh tế như cung cầu hàng hóa trong nước, xuất nhập khẩu,
thu chi ngân sách đều thay đổi theo chiều hướng tích cực nhờ sự đóng góp của FDI.

FDI đối với cung cầu hàng hóa trong nước. Trong giai đoạn đầu mới phát


triển, do trình độ phát triển thấp, công nghệ, máy móc thiết bị lạc hậu, thiếu vốn...

40


nên năng lực sản xuất của khu vực kinh tế trong nước của các nước đang phát triển
rất yếu kém, không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước, nền kinh tế phụ
thuộc nhiều vào nhập khẩu. Nguồn vốn FDI vào đã giúp các nước giải quyết được
khó khăn trên. Khu vực có vốn FDI đáp ứng một phần nhu cầu hàng hóa trong nước,
làm giảm căng thẳng cung cầu, giảm sự phụ thuộc hàng nhập khẩu. Trong những
năm sau, khi FDI vào sản xuất vật chất ngày càng tăng thì các doanh nghiệp có vốn
FDI tham gia cung ứng ngày càng nhiều các loại hàng hóa cho tiêu dùng trong nước.
Trong cơ cấu nhập khẩu, tỷ trọng hàng tiêu dùng giảm xuống. Thêm vào đó, chất
lượng hàng hóa đáp ứng được nhu cầu trong nước, chủng loại hàng hóa phong phú,
từ hàng tiêu dùng cá nhân, hàng tiêu dùng gia đình đến hàng tiêu dùng cao cấp.

FDI đối với xuất nhập khẩu. Không chỉ đáp ứng nhu cầu nội địa, FDI ngày


càng hướng mạnh vào xuất khẩu. Nguồn ngoại tệ đáng kể từ xuất khẩu đã giúp các
nước đang phát triển cải thiện cán cân thương mại. Do nhu cầu hàng hóa trong nước
được đáp ứng tốt hơn và có nguồn ngoại tệ từ xuất khẩu mà nhập khẩu cũng thay đổi
theo hướng tích cực. Cơ cấu nhập khẩu thay đổi mạnh, tỷ trọng hàng máy móc thiết
bị, công cụ sản xuất tăng. FDI còn có những tác động tích cực đến cán cân vãng lai
và cán cân thanh toán nói chung. Ngoài nguồn thu từ xuất khẩu, các nguồn thu khác
trong cán cân vãng lai cũng chịu ảnh hưởng dây chuyền từ hoạt động FDI. Các dịch
vụ phục vụ các nhà đầu tư thu ngoại tệ được mở rộng và phát triển. Khách quốc tế
đến các nước đang phát triển với mục đích tìm hiểu cơ hội đầu tư tăng lên, dịch vụ
du lịch, khách sạn, vận chuyển hàng không, … cũng theo đó mà phát triển. Mặc dù
ảnh hưởng của FDI đến cán cân thanh toán còn là vấn đề tranh cãi, do quan điểm
cho rằng nguồn lợi nhuận chuyển ra nước ngoài dần sẽ lớn và có tác động bất lợi,
nhưng về lâu dài FDI vẫn có ảnh hưởng tích cực cho cán cân thanh toán nói chung.
Nguồn thu từ xuất khẩu và từ các dịch vụ thu ngoại tệ sẽ ngày càng tăng, còn nhu
cầu nhập khẩu sẽ ổn định.

FDI đối với tăng trưởng GDP và thu ngân sách Nhà nước. FDI giúp các nước


tăng GDP. ở nhiều nước đang phát triển, tốc độ tăng trưởng của khu vực có vốn FDI
thường cao hơn tốc độ tăng trưởng của khu vực kinh tế có vốn trong nước, chính vì

41


vậy FDI góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển và tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy các
thành phần kinh tế khác phát triển. Tỷ trọng của khu vực kinh tế có vốn FDI trong
cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế ngày càng tăng. Khu vực này liên tục có tốc độ
tăng trưởng cao hơn mức trung bình của nền kinh tế. FDI cũng góp phần tăng thu
cho ngân sách nước nhận đầu tư thông qua thuế và tiêu dùng các dịch vụ công cộng.

Mở rộng thị trường xuất khẩu và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường thế giới

Vai trò này của FDI thể hiện rất rõ nét ở các nước áp dụng chính sách thu hút
FDI hướng vào xuất khẩu. Sự xuất hiện của các dự án FDI đi kèm với công nghệ,
máy móc, thiết bị hiện đại đã giúp các nước nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các
mặt hàng xuất khẩu. Các dự án FDI tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao hơn,
phù hợp tiêu chuẩn quốc tế hơn. Bên cạnh đó thông qua các mối quan hệ sẵn có của
các nhà đầu tư nước ngoài hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn FDI tiếp cận được
thị trường thế giới. Như vậy, FDI đã vừa làm tăng năng lực xuất khẩu vừa mở rộng
thị trường xuất khẩu cho các nước nhận đầu tư. ở nhiều nước kim ngạch xuất khẩu
của các doanh nghiệp có vốn FDI chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng kim
ngạch xuất khẩu của cả nước (xem bảng 1.2.). Trong lĩnh vực chế tạo, kim ngạch
xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của Mỹ ở các nước NIC
châu á, những nước đã sớm áp dụng chính sách thu hút FDI hướng vào xuất khẩu,
chiếm trên 60% tổng doanh thu trong những năm 1980, trong khi đó tỷ trọng này
thấp hơn rất nhiều chưa đến 20% ở các nước Châu Mỹ La Tinh, các nước duy trì
chính sách sản xuất thay thế nhập khẩu đến những năm 1980. Đầu những năm 1990,
khi các nước Châu Mỹ La Tinh chuyển sang áp dụng chính sách thu hút FDI hướng
vào xuất khẩu, năng lực xuất khẩu của các nước này đã tăng lên đáng kể và khu vực
có vốn FDI đã chiếm tới 48% tổng kim ngạch xuất khẩu của Brazil.[56, tr. 254]

Bảng 1.2 : Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của các chi nhánh nước ngoài trong tổng


kim ngạch xuất khẩu của một số nước đang phát triển

Nước Năm Tỷ trọng (%) Nước Năm Tỷ trọng (%)



Argentinac 1995 14 Boliviac 1995 11

42


tải về 0.91 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương