CHƯƠng II: TỔng quan về ĐẦu tư quốc tế Khái niệm và đặc điểm của đầu tư quốc tế



tải về 0.91 Mb.
trang3/11
Chuyển đổi dữ liệu27.07.2016
Kích0.91 Mb.
#7180
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11
thị trường đóng cửa, ...). Động cơ di chuyển đầu tư ra nước ngoài là sử dụng lợi thế
riêng của doanh nghiệp (FSA) cùng với các yếu tố ở nước ngoài. Thông qua các yếu
tố này (ví dụ như lao động, đất đai), MNC có thể khai thác hiệu quả các lợi thế về
quyền sở hữu để có được thu nhập cao hơn. Lợi thế địa điểm của nhiều nước là yếu
tố quan trọng trong việc xác định nước nào sẽ trở thành điểm đến của các MNC.

Việc lựa chọn địa điểm đầu tư phụ thuộc vào những tính toán phức tạp giữa các yếu tố kinh tế, xã hội và chính trị. Các lợi thế kinh tế bao gồm số lượng và chất lượng các yếu tố sản xuất, phân bổ các yếu tố sản xuất về mặt không gian, chi phí sản xuất và năng suất, dung lượng và phạm vi thị trường, chi phí vận tải, viễn thông, ... Các lợi thế về văn hóa xã hội gồm sự khác biệt về văn hóa giữa nước chủ đầu tư và nước nhận đầu tư, thái độ chung đối với nước ngoài, khác biệt về ngôn ngữ và văn hóa, quan điểm đối với tự do hành động. Lợi thế chính trị gồm sự ổn định về chính trị, các chính sách chung và riêng của chính phủ có ảnh hưởng đến dòng FDI, đến sản xuất quốc tế và đến thương mại giữa các doanh nghiệp. Cần lưu ý rằng độ hấp dẫn tương đối của các địa điểm khác nhau có thể thay đổi theo thời gian, vậy nên nước nhận đầu tư trong chừng mực nhất định có thể thiết kế lợi thế cạnh tranh của mình để trở thành một địa điểm hấp dẫn FDI.

Tóm lại, việc lựa chọn giữa xâm nhập bằng con đường thương mại hay đầu tư
không hoàn toàn đơn giản. Một doanh nghiệp thành công là doanh nghiệp biết kết
23


hợp đồng thời cả ba nhóm lợi thế để thiết kế mạng lưới hoạt động và các chi nhánh


của mình nhằm thực hiện một cách tốt nhất chiến lược phát triển của doanh nghiệp.

3.2. Phân loại FDI

Có thể sử dụng nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại FDI. Dưới đây là một số tiêu chí thông dụng.

3.2.1. Theo hình thức xâm nhập

Theo tiêu chí này FDI được chia thành 3 hình thức:

- Đầu tư mới (greenfield investment): Chủ đầu tư nước ngoài góp vốn để xây dựng


một cơ sở sản xuất, kinh doanh mới tại nước nhận đầu tư. Hình thức này thường
được các nước nhận đầu tư đánh giá cao vì nó có khả năng tăng thêm vốn, tạo
thêm việc làm và giá trị gia tăng cho nước này.

- Sáp nhập và mua lại (merger & acquisition): chủ đầu tư nước ngoài mua lại hoặc


sáp nhập một cơ sở sản xuất kinh doanh sẵn có ở nước nhận đầu tư. Theo qui
định của Luật Cạnh tranh được Quốc hội Việt Nam thông qua tháng 12 năm
2004 và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2005: Sáp nhập (merger) doanh
nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền,
nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời
chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập; Mua lại (acquisition) doanh
nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh
nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh
nghiệp bị mua lại. FDI chủ yếu diễn ra dưới hình thức mua lại. M&A được nhiều
chủ đầu tư ưa chuộng hơn hình thức đầu tư mới vì chi phí đầu tư thường thấp hơn
và cho phép chủ đầu tư tiếp cận thị trường nhanh hơn.

3.2.2. Theo quan hệ về ngành nghề, lĩnh vực giữa chủ đầu tư và đối tượng tiếp


nhận đầu tư

Theo tiêu chí này FDI được chia thành 3 hình thức:


24


- FDI theo chiều dọc (vertical FDI): nhằm khai thác nguyên, nhiên vật liệu


(Backward vertical FDI) hoặc để gần gũi người tiêu dùng hơn thông qua việc
mua lại các kênh phân phối ở nước nhận đầu tư (Forward vertical FDI). Như vậy,
doanh nghiệp chủ đầu tư và doanh nghiệp nhận đầu tư nằm trong cùng một dây
chuyền sản xuất và phân phối một sản phẩm cuối cùng.

- FDI theo chiều ngang (horizontal FDI): hoạt động FDI được tiến hành nhằm sản


xuất cùng loại sản phẩm hoặc các sản phẩm tương tự như chủ đầu tư đã sản xuất
ở nước chủ đầu tư. Như vậy, yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của hình
thức FDI này chính là sự khác biệt của sản phẩm. Thông thường FDI theo chiều
ngang được tiến hành nhằm tận dụng các lợi thế độc quyền hoặc độc quyền
nhóm đặc biệt là khi việc phát triển ở thị trường trong nước vi phạm luật chống
độc quyền.

- FDI hỗn hợp (conglomerate FDI): Doanh nghiệp chủ đầu tư và doanh nghiệp tiếp


nhận đầu tư hoạt động trong các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau.

3.2.3. Theo định hướng của nước nhận đầu tư

Theo tiêu chí này FDI được chia thành 3 hình thức:

- FDI thay thế nhập khẩu: hoạt động FDI được tiến hành nhằm sản xuất và cung


ứng cho thị trường nước nhận đầu tư các sản phẩm mà trước đây nước này phải
nhập khẩu. Các yếu tố ảnh hưởng nhiều đến hình thức FDI này là dung lượng thị
trường, các rào cản thương mại của nước nhận đầu tư và chi phí vận tải.

- FDI tăng cường xuất khẩu: Thị trường mà hoạt động đầu tư này nhắm tới không


phải hoặc không chỉ dừng lại ở nước nhận đầu tư mà là các thị trường rộng lớn
hơn trên toàn thế giới và có thể có cả thị trường ở nước chủ đầu tư. Các yếu tố
quan trọng ảnh hưởng đến dòng vốn FDI theo hình thức này là khả năng cung
ứng các yếu tố đầu vào với giá rẻ của các nước nhận đầu tư như nguyên vật liệu,
bán thành phẩm.

25



- FDI theo các định hướng khác của Chính phủ: Chính phủ nước nhận đầu tư có
thể áp dụng các biện pháp khuyến khích đầu tư để điều chỉnh dòng vốn FDI chảy
vào nước mình theo đúng ý đồ của mình, ví dụ như tăng cường thu hút FDI để
giải quyết tình trạng thâm hụt cán cân thanh toán.

3.2.4. Theo nhân tố bị tác động trong quá trình đầu tư

Theo tiêu chí này FDI được chia thành 2 hình thức:

- FDI phát triển (expansionary FDI): nhằm khai thác các lợi thế về quyền sở hữu


của doanh nghiệp ở nước nhận đầu tư. Hình thức đầu tư này giúp chủ đầu tư tăng
lợi nhuận bằng cách tăng doanh thu nhờ mở rộng thị trường ra nước ngoài.

- FDI phòng ngự (defensive FDI): nhằm khai thác nguồn lao động rẻ ở các nước


nhận đầu tư với mục đích giảm chi phí sản xuất và như vậy lợi nhuận của các chủ
đầu tư cũng sẽ tăng lên.

3.3. Các yếu tố có ảnh hưởng đến dòng FDI

Các quan điểm về các nhân tố ảnh hưởng đến FDI có thể được tập hợp theo
hai nhóm chính, đó là các quan điểm xuất phát từ cách tiếp cận vi mô (coi các MNC
là các chủ thể chính quyết định dòng vốn FDI, trên cơ sở đó xây dựng các lý thuyết
về các MNC để lý giải hiện tượng FDI và chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến quyết
định đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các MNC) và các quan điểm xuất phát từ
cách tiếp cận vĩ mô theo đó cơ cấu thị trường sẽ quyết định các nhân tố ảnh hưởng
đến FDI. Đại diện tiêu biểu cho cách tiếp cận vi mô là thuyết Chiết trung của
Dunning trong đó chỉ ra ba nhóm nhân tố ảnh hưởng đến FDI như đã trình bày ở
trên. Có rất nhiều tác giả theo cách tiếp cận vĩ mô, mỗi tác giả chỉ nhấn mạnh đến
một hoặc một vài nhân tố ảnh hưởng đến FDI như tính sẵn có của các nguồn lực
trong nước, dung lượng thị trường,... Nhìn chung có thể tập hợp các nhân tố này
thành bốn nhóm chính đó là: các nhân tố liên quan đến chủ đầu tư, các nhân tố liên
quan đến nước chủ đầu tư, các nhân tố liên quan đến nước nhận đầu tư và các nhân
tố của môi trường quốc tế.

3.3.1. Các nhân tố liên quan đến chủ đầu tư


26


Mục tiêu của các chủ đầu tư, đặc biệt là các chủ đầu tư tư nhân khi tiến hành


đầu tư là nhằm thu lợi nhuận càng nhiều càng tốt. Muốn vậy họ không thể dừng lại ở
thị trường trong nước mà phải tìm cách vươn ra thị trường nước ngoài. Để xâm nhập
thị trường nước ngoài, các chủ đầu tư có thể sử dụng nhiều cách khác nhau (xuất
khẩu, tiến hành FDI, nhượng quyền, ...). Vấn đề đặt ra cho các chủ đầu tư là phải lựa
chọn được hình thức xâm nhập phù hợp, đem lại hiệu quả cao nhất và góp phần thực
hiện mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Thông thường chủ đầu tư sẽ quyết định đầu tư ra
nước ngoài dưới hình thức FDI khi bản thân họ có các lợi thế độc quyền riêng và
FDI sẽ giúp họ tận dụng được lợi thế nội bộ hóa các tài sản riêng này.

3.3.2. Các nhân tố liên quan đến nước chủ đầu tư

Các biện pháp liên quan trực tiếp đến đầu tư ra nước ngoài và một số biện
pháp khác có liên quan gián tiếp đến đầu tư ra nước ngoài các của các nước có ảnh
hưởng rất lớn đến việc định hướng và đến lượng vốn của nước đó chảy ra nước
ngoài. Các nước có thể có các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ cho các chủ đầu tư
nước mình tiến hành đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và trong những trường hợp cần
thiết, cũng có thể áp dụng các biện pháp để hạn chế, hoặc cấm đầu tư ra nước ngoài.

Các biện pháp khuyến khích đầu tư trực tiếp ra nước ngoài bao gồm:

- Tham gia ký kết các hiệp định song phương và đa phương về đầu tư hoặc có
liên quan đến đầu tư. Các Hiệp định này thường có các qui định bảo hộ và
khuyến khích hoạt động đầu tư giữa các nước thành viên.

- Chính phủ đứng ra bảo hiểm cho các hoạt động đầu tư ở nước ngoài. Việc đầu


tư ra nước ngoài có nguy cơ gây ra cho các chủ đầu tư rất nhiều rủi ro. Các
hãng bảo hiểm tư nhân có thể bán các hợp đồng bảo hiểm cho các chủ đầu tư ra
nước ngoài để bảo hiểm chống lại một số rủi ro. Tuy nhiên, có nhiều rủi ro đặc
biệt là các rủi ro về chính trị và phi thương mại (bị quốc hữu hóa, tổn thất do
chiến tranh, ...) các công ty bảo hiểm tư nhân không sẵn sàng đứng ra bảo
hiểm. Chính vì vậy, nếu Chính phủ các nước đứng ra bảo hiểm cho các rủi ro
này thì các nhà đầu tư của các nước đó sẽ yên tâm hơn khi tiến hành đầu tư ra
nước ngoài.

- Ưu đãi thuế và tài chính, có thể dưới dạng các hỗ trợ tài chính trực tiếp cho các

chủ đầu tư (chính phủ cấp vốn, cấp tín dụng hoặc tham gia góp vốn vào dự án

27


đầu tư ở nước ngoài); hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng (KCX, KCN, cầu, đường,
...); tài trợ cho các chương trình đào tạo của các dự án FDI ở nước ngoài; miễn
hoặc giảm thuế (miễn thuế chuyển nhượng tài sản, giảm thuế cho các chủ đầu
tư đầu tư vào các ngành hay địa bàn khuyến khích đầu tư, ...), hoãn nộp thuế
đối với các khoản thu nhập từ đầu tư ở nước ngoài, ký các DTT với nước nhận
đầu tư.

- Khuyến khích chuyển giao công nghệ. Chính phủ các nước có thể hỗ trợ vốn,


trợ giúp về kỹ thuật, dành các ưu đãi cho các dự án FDI ở nước ngoài có kèm
theo chuyển giao công nghệ. Các biện pháp này thường được chính phủ các
nước công nghiệp phát triển áp dụng để khuyến khích các chủ đầu tư nước
mình chuyển giao công nghệ sang các nước đang phát triển thông qua FDI.

- Trợ giúp tiếp cận thị trường, dành ưu đãi thương mại (thuế quan và phi thuế


quan) cho hàng hóa của các nhà đầu tư nước mình sản xuất ở nước ngoài và
xuất khẩu trở lại nước chủ đầu tư. Nước chủ đầu tư cũng có thể đàm phán để
nước nhận đầu tư dỡ bỏ các rào cản đối với FDI và với thương mại giữa hai
nước. Nước chủ đầu tư có thể tham gia vào các liên kết kinh tế khu vực, liên
khu vực hoặc quốc tế để tạo thuận lợi cho các chủ đầu tư nước mình trong quá
trình đầu tư và tiến hành trao đổi thương mại với các nước khác.

- Cung cấp thông tin và trợ giúp kỹ thuật. Chính phủ hoặc các cơ quan của Chính


phủ đứng ra cung cấp cho các chủ đầu tư các thông tin cần thiết về môi trường
và cơ hội đầu tư ở nước nhận đầu tư (hành lang pháp lý, môi trường kinh tế,
chính trị, xã hội, các thông tin cụ thể của ngành, lĩnh vực hay địa bàn đầu tư).
Việc hỗ trợ kỹ thuật cho nước nhận đầu tư để cải thiện môi trường đầu tư, cải
cách luật pháp, chính sách theo hướng rõ ràng, minh bạch hơn và nâng cao hiệu
quả của bộ máy hành chính cũng sẽ tạo thuận lợi cho hoạt động FDI.

Các biện pháp hạn chế đầu tư bao gồm:

- Hạn chế chuyển vốn ra nước ngoài. Để kiểm soát cán cân thanh toán, hạn chế
thâm hụt, các nước chủ đầu tư có thể áp dụng biện pháp này.

- Hạn chế bằng thuế, đánh thuế đối với thu nhập của chủ đầu tư ở nước ngoài


(chủ đầu tư phải nộp thuế thu nhập hai lần cho nước nhận đầu tư và cho cả nước
chủ đầu tư); có các chính sách ưu đãi về thuế đối với đầu tư trong nước khiến
28


cho đầu tư ra nước ngoài kém ưu đãi hơn, áp dụng các chính sách định giá


chuyển giao để xác định lại các tiêu chuẩn định giá, từ đó xác định lại thu nhập
chịu thuế và thuế thu nhập doanh nghiệp của các công ty có hoạt động đầu tư ra
nước ngoài, ...

- Hạn chế tiếp cận thị trường, đánh thuế cao hoặc áp dụng chế độ hạn ngạch hay


các rào cản phi thương mại khác đối với hàng hóa do các công ty nước mình
sản xuất ở nước ngoài và xuất khẩu trở lại.

- Cấm đầu tư vào một số nước. Do căng thẳng trong quan hệ ngoại giao, chính


trị, nước chủ đầu tư có thể không cho phép chủ đầu tư nước mình tiến hành hoạt
động đầu tư ở một nước nào đó.

3.3.3. Các nhân tố liên quan đến nước nhận đầu tư

Khi lựa chọn địa điểm để đầu tư ở nước ngoài, chủ đầu tư sẽ phải cân nhắc đến các điều kiện sản xuất, kinh doanh ở địa điểm đó xem có thuận lợi hay không nghĩa là cân nhắc đến các yếu tố có liên quan đến lợi thế địa điểm của nước nhận đầu tư. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi thế địa điểm của các nước nhận đầu tư được đề cập đến trong khái niệm “Môi trường đầu tư”.

Môi trường đầu tư là tổng hoà các yếu tố về pháp luật, kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội và các yếu tố cơ sở hạ tầng, năng lực thị trường, lợi thế của một quốc gia có liên quan, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động đầu tư của nhà đầu tư trong và ngoài nước khi đầu tư vào quốc gia đó.

Theo Hội nghị của Liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD),
các yếu tố quyết định FDI của nước tiếp nhận đầu tư được chia thành 3 nhóm sau:

Thứ nhất là khung chính sách về FDI của nước nhận đầu tư gồm các qui định liên quan trực tiếp đến FDI và các qui định có ảnh hưởng gián tiếp đến FDI.

Các qui định của luật pháp và chính sách liên quan trực tiếp FDI bao gồm các
qui định về việc thành lập và hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài (cho phép,
hạn chế, cấm đầu tư vào một số ngành, lĩnh vực; cho phép tự do hay hạn chế quyền
sở hữu của các chủ đầu tư nước ngoài đối với các dự án; cho phép tự do hoạt động
hay áp đặt một số điều kiện hoạt động; có hay không các ưu đãi nhằm khuyến khích
FDI; ...), các tiêu chuẩn đối xử đối với FDI (phân biệt hay không phân biệt đối xử

29



giữa các nhà đầu tư có quốc tịch khác nhau, ...) và cơ chế hoạt động của thị trường trong đó có sự tham gia của thành phần kinh tế có vốn ĐTNN (cạnh tranh có bình đẳng hay không; có hiện tượng độc quyền không; thông tin trên thị trường có rõ ràng, minh bạch không; ...). Các qui định này ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng và kết quả của hoạt động FDI. Các qui định thông thoáng, có nhiều ưu đãi, không có hoặc ít có các rào cản, hạn chế hoạt động FDI sẽ góp phần tăng cường thu hút FDI vào và tạo thuận lợi cho các dự án FDI trong quá trình hoạt động. Ngược lại, hành lang pháp lý và cơ chế chính sách có nhiều qui định mang tính chất hạn chế và ràng buộc đối với FDI sẽ khiến cho FDI không vào được hoặc các chủ đầu tư không muốn đầu tư. Các qui định của luật pháp và chính sách sẽ được điều chỉnh tùy theo định hướng, mục tiêu phát triển của từng quốc gia trong từng thời kỳ, thậm chí có tính đến cả các qui hoạch về ngành và vùng lãnh thổ.

Bên cạnh đó, một số các qui định, chính sách trong một số ngành, lĩnh vực khác cũng có ảnh hưởng đến quyết định của chủ đầu tư như:

- Chính sách thương mại có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định lựa chọn địa điểm
đầu tư vì FDI gắn với sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ. Ví dụ các nước theo
đuổi chiến lược phát triển sản xuất trong nước để thay thế nhập khẩu sẽ thu hút
được nhiều FDI vào sản xuất các hàng tiêu dùng phục vụ nhu cầu trong nước
nhưng sau đó một thời gian khi thị trường đã bão hòa nếu nước đó không thay
đổi chính sách thì sẽ không hấp dẫn được FDI.

- Chính sách tư nhân hóa liên quan đến việc cổ phần hóa, bán lại các công ty.


Những nước cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào quá trình tư nhân
hóa sẽ tạo cho các nhà đầu tư nước ngoài nhiều cơ hội, nhiều sự lựa chọn hơn
trước khi quyết định đầu tư.

- Chính sách tiền tệ và chính sách thuế có ảnh hưởng quan trọng đến sự ổn định


của nền kinh tế. Các chính sách này ảnh hưởng đến tốc độ lạm phát, khả năng
cân bằng ngân sách của nhà nước, lãi suất trên thị trường. Như vậy các chính
sách này ảnh hưởng rất nhiều đến quyết định đầu tư. Các chủ đầu tư đều muốn
đầu tư vào các thị trường có tỷ lệ lạm phát thấp. Lãi suất trên thị trường nước
nhận đầu tư sẽ ảnh hưởng đến chi phí vốn, từ đó ảnh hưởng đến thu nhập của các
chủ đầu tư nước ngoài. Chính sách thuế của nước nhận đầu tư cũng thu hút được
sự quan tâm rất lớn của các chủ đầu tư. Thuế thu nhập doanh nghiệp ảnh hưởng

30



trực tiếp đến lợi nhuận của các dự án FDI. Thuế thu nhập đối với người có thu
nhập cao, thuế tiêu thụ đặc biệt, ... ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm.
Nhìn chung các chủ đầu tư đều tìm cách đầu tư ở những nước có các loại thuế
thấp.

- Chính sách tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến giá các tài sản ở nước nhận đầu tư, giá


trị các khoản lợi nhuận các chủ đầu tư thu được và năng lực cạnh tranh của các
hàng hóa xuất khẩu của các chi nhánh nước ngoài. Một nước theo đuổi chính
sách đồng tiền quốc gia yếu sẽ có lợi trong việc thu hút ĐTNN và xuất khẩu
hàng hóa. Chính vì vậy chính sách này ảnh hưởng đến FDI.

- Chính sách liên quan đến cơ cấu các ngành kinh tế và các vùng lãnh thổ (khuyến


khích phát triển ngành nào, vùng nào; ngành nào đã bão hòa rồi; ngành nào,
vùng nào không cần khuyến khích, ...)

- Chính sách lao động: có hạn chế hay không hạn chế sử dụng lao động nước


ngoài; ưu tiên hay không ưu tiên cho lao động trong nước, ...

- Chính sách giáo dục, đào tạo, chính sách y tế, ... ảnh hưởng đến chất lượng

nguồn lao động cung cấp cho các dự án FDI.

- Các qui định trong các hiệp định quốc tế mà nước nhận đầu tư tham gia ký kết.


Ngày nay, các qui định này thường tạo thuận lợi cho FDI vì nó bảo vệ quyền lợi
cho các nhà đầu tư, hướng tới không phân biệt các chủ đầu tư theo quốc tịch, ...

Nhìn chung các chủ đầu tư nước ngoài thích đầu tư vào những nước có hành lang pháp lý, cơ chế, chính sách đầy đủ, đồng bộ, thông thoáng, minh bạch và có thể dự đoán được. Điều này đảm bảo cho sự an toàn của vốn đầu tư.

Thứ hai là các yếu tố của môi trường kinh tế. Nhiều nhà kinh tế cho rằng các yếu tố kinh tế của nước nhận đầu tư là những yếu tố có ảnh hưởng quyết định trong thu hút FDI. Tùy động cơ của chủ đầu tư nước ngoài mà có thể có các yếu tố sau của môi trường kinh tế ảnh hưởng đến dòng vốn FDI:

- Các chủ đầu tư có động cơ tìm kiếm thị trường sẽ quan tâm đến các yếu tố như


dung lượng thị trường và thu nhập bình quân đầu người; tốc độ tăng trưởng của
thị trường; khả năng tiếp cận thị trường khu vực và thế giới; các sở thích đặc
biệt của người tiêu dùng ở nước nhận đầu tư và cơ cấu thị trường.
31


- Các chủ đầu tư tìm kiếm nguồn nguyên liệu và tài sản sẽ quan tâm đến tài


nguyên thiên nhiên; lao động chưa qua đào tạo với giá rẻ; lao động có tay nghề;
công nghệ, phát minh, sáng chế và các tài sản do doanh nghiệp sáng tạo ra
(thương hiệu, ...); cơ sở hạ tầng phần cứng (cảng, đường bộ, hệ thống cung cấp
năng lượng, mạng lưới viễn thông).

- Các chủ đầu tư tìm kiếm hiệu quả sẽ chú trọng đến chi phí mua sắm các nguồn


tài nguyên và tài sản được đề cập ở phần trên, có cân đối với năng suất lao động;
các chi phí đầu vào khác như chi phí vận chuyển và thông tin liên lạc đi/ đến
hoặc trong nước nhận đầu tư; chi phí mua bán thành phẩm; tham gia các hiệp
định hội nhập khu vực tạo thuận lợi cho việc thành lập mạng lưới các doanh
nghiệp toàn khu vực.

Thứ ba là các yếu tố tạo thuận lợi trong kinh doanh, bao gồm chính sách xúc


tiến đầu tư; các biện pháp ưu đãi, khuyến khích đầu tư; giảm các tiêu cực phí bằng
cách giải quyết nạn tham nhũng, cải cách thủ tục hành chính để nâng cao hiệu quả
hoạt động của bộ máy quản lý Nhà nước; nâng cao chất lượng các dịch vụ tiện ích
xã hội để đảm bảo chất lượng cuộc sống cho các chủ đầu tư nước ngoài (các trường
song ngữ, chất lượng cuộc sống, ...); các dịch vụ hậu đầu tư. Từ lâu các nước nhận
đầu tư đã ý thức được tầm quan trọng của các yếu tố này, vì vậy các nước thường
tìm cách cải tiến các yếu tố này nhằm tạo thuận lợi nhiều hơn cho các chủ đầu tư.

Bên cạnh cách tiếp cận của UNCTAD, còn có cách tiếp cận khác theo đó môi trường đầu tư bao gồm các yếu tố sau:

- Môi trường chính trị xã hội : sự ổn định của chế độ chính trị, quan hệ các đảng
phái đối lập và vai trò kinh tế của họ, sự ủng hộ của quần chúng, của các đảng
phái, tổ chức xã hội và của quốc tế đối với chính phủ cầm quyền, năng lực điều
hành và phẩm chất đạo đức của đội ngũ lãnh đạo đất nước, ý thức dân tộc và tinh
thần tiết kiệm của nhân dân, mức độ an toàn và an ninh trật tự xã hội.

- Môi trường pháp lý và hành chính: tính đầy đủ và đồng bộ của hệ thống pháp


luật; tính rõ ràng, công bằng và ổn định của hệ thống pháp luật; khả năng thực thi
pháp luật; khả năng bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư của pháp luật; những ưu đãi
32


và hạn chế dành cho các nhà đầu tư của hệ thống pháp luật; thủ tục hành chính và hải quan.

- Môi trường kinh tế và tài nguyên: Chính sách kinh tế; các chỉ tiêu đánh giá
hiệu quả kinh tế xã hội (GDP, GDP/người, GNP); tỷ lệ tiết kiệm quốc gia; các
luồng vốn đầu tư cho phát triển; dung lượng thị trường và sức mua của thị trường;
tài nguyên thiên nhiên và khả năng khai thác; tính cạnh tranh tổng thể của nền
kinh tế; tình hình buôn lậu và khả năng kiểm soát; chính sách bảo hộ thị trường
nội địa; hệ thống thông tin kinh tế.

- Môi trường tài chính: Các chính sách tài chính (thu chi tài chính, mở tài khoản,


vay vốn, lãi suất, chuyển lợi nhuận về nước,...); các chỉ tiêu đánh giá nền tài
chính quốc gia (cán cân thương mại quốc tế, cán cân thanh toán quốc tế, nợ quốc
gia, tỷ lệ lạm phát); tỷ giá hối đoái và khả năng điều tiết của Nhà nước; khả năng
tự do chuyển đổi của đồng tiền; hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng; hoạt
động của thị trường tài chính; hệ thống thuế và lệ phí; khả năng đầu tư tư Chính
phủ cho phát triển; giá cả hàng hoá; ...

- Môi trường cơ sở hạ tầng: Hệ thống đường sá, cầu cống, sân bay, cảng, ...; mức


độ thoả mãn các dịch vụ điện, nước, bưu chính viễn thông, khách sạn, ...; khả
năng thuê đất và sở hữu nhà; chi phí thuê đất, đền bù giải toả, thuê nhà; chi phí
dịch vụ vận tải, điện, nước, thông tin liên lạc, ...

- Môi trường lao động: nguồn lao động và giá cả nhân công lao động; trình độ


của đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân; cường độ lao động và năng suất lao
động; tính cần cù và kỷ luật lao động; tình hình đình công, bãi công; hệ thống
giáo dục đào tạo; sự hỗ trợ của Chính phủ cho phát triển nguồn nhân lực.

- Môi trường quốc tế: quan hệ ngoại giao của chính phủ; quan hệ thương mại,


mức độ được hưởng ưu đãi MFN và GSP của các nước này; hợp tác kinh tế quốc
tế (tham gia vào các khối kinh tế, diễn đàn kinh tế thế giới); mức độ mở cửa về
kinh tế và tài chính với thị trường bên ngoài; ...

33


3.3.4. Các nhân tố của môi trường quốc tế

Đó là các yếu tố thuộc môi trường kinh tế, chính trị, xã hội toàn cầu có ổn định hay không, có thuận lợi hay không thuận lợi cho nước chủ đầu tư và nước nhận đầu tư cũng như cho chính chủ đầu tư khi tiến hành hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Tình hình cạnh tranh giữa các nước trong thu hút FDI ảnh hưởng nhiều đến dòng chảy FDI. Để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thu hút FDI các nước sẽ phải cải tiến môi trường đầu tư, tạo thuận lợi và đưa ra những ưu đãi cho FDI. Nước nào xây dựng được môi trường đầu tư có sức hấp dẫn cao hơn thì nước đó sẽ có khả năng thu hút được nhiều FDI hơn. Cùng với môi trường đầu tư ngày càng được cải tiến và càng có độ mở cao, dòng vốn FDI trên toàn thế giới sẽ dễ dàng lưu chuyển hơn và nhờ vậy lượng vốn FDI toàn cầu có thể tăng nhanh.



tải về 0.91 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương