CHƯƠng II: TỔng quan về ĐẦu tư quốc tế Khái niệm và đặc điểm của đầu tư quốc tế



tải về 0.91 Mb.
trang11/11
Chuyển đổi dữ liệu27.07.2016
Kích0.91 Mb.
#7180
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

2 Việt Nam 129 194 248 579 319 4,5 2,5

3 Thái Lan 739 802 722 776 614 10,6 0,5

4 Philippin 845 1284 1054 1717 1490 23,0 2,8

5 Malaysia 140 469 289 209 100 5,2 0,2

6 Lào 140 152 131 157 199 43,2 14,9

7 Myanma 184 166 179 115 102 2,3

Nguồn: World Bank (1995), World Development Report.

Do tính chất ưu đãi, vốn ODA thường dành cho đầu tư vào cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội như đầu tư vào đường xá, cầu cảng, công trình điện, công trình cấp thoát nước và các lĩnh vực giáo dục, y tế văn hóa và phát triển nguồn nhân lực...
Vào đầu những năm 1970, cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội của các nước Đông Nam á sau khi giành được độc lập rất nghèo nàn và lạc hậu. Các quốc gia đã sớm nhận thấy vai trò quan trọng của việc phát triển các hoạt động giao thông vận tải, thông tin liên lạc và bưu chính viễn thông.... Theo báo cáo của WB, từ năm 1971 đến năm 1974, tại Philippin vốn chi phí cho phát triển giao thông vận tải chiếm tới 50% tổng vốn dành cho xây dựng cơ bản và 60% tổng vốn vay ODA được chi cho phát triển cơ sở hạ tầng. Kết quả là đến cuối năm 1994, Philippin đã có 811 cảng lớn nhỏ đạt tiêu chuẩn quốc gia, 329 cảng cấp tỉnh và vận tải thủy đã đảm bảo được 85% lượng hàng hóa chuyên trở nội địa... tạo điều kiện cho giao lưu kinh tế quốc tế thực hiện nhanh chóng, thuận tiện.

Nhiều công trình hạ tầng kinh tế xã hội như sân bay, bến cảng, đường cao tốc, trường học, bệnh viện, trung tâm nghiên cứu khoa học mang tầm cỡ quốc gia ở Thái Lan, Singapore, Inđônêxia đã được xây dựng bằng nguồn vốn ODA của Nhật Bản, Hoa Kỳ, WB, ADB và một số nhà tài trợ khác. Một số nước Nhật Bản, Hàn Quốc trước đây cũng dựa vào nguồn ODA của Hoa Kỳ, WB, ADB để hiện đại hóa hệ thống giao thông vận tải của mình.



70


4.3.2. ODA giúp các nước nghèo tiếp thu những thành tựu khoa học, công


nghệ hiện đại và phát triển nguồn nhân lực

Những lợi ích quan trọng mà ODA mang lại cho các nước nhận tài trợ là công nghệ, kỹ thuật hiện đại, kỹ xảo chuyên môn và trình độ quản lý tiên tiến. Các nhà tài trợ còn ưu tiên đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực vì họ tin tưởng rằng việc phát triển của một quốc gia quan hệ mật thiết với việc phát triển nguồn nhân lực. Đây mới chính là những lợi ích căn bản, lâu dài đối với nước nhận tài trợ. Có điều là những lợi ích này thật khó có thể lượng hóa được! Vì vậy chúng ta sẽ chọn loại hình hợp tác kỹ thuật của Nhật Bản - nước đứng đầu thế giới về cung cấp ODA, để minh họa cho vai trò nêu trên của ODA.

Hợp tác kỹ thuật là một bộ phận quan trọng trong ODA của Nhật Bản và được chính
phủ Nhật Bản đặc biệt coi trọng. Hợp tác kỹ thuật bao gồm hàng loạt các hoạt động
rộng rãi từ việc xuất bản và cung cấp sách, tài liệu kỹ thuật bằng nhiều thứ tiếng.
Các chương trình hợp tác kỹ thuật do chính phủ Nhật Bản thực hiện được tiến hành
dưới các hình thức: nhận người sang học tập ở Nhật Bản; gửi các chuyên gia Nhật và
cung cấp trang thiết bị, vật liệu, cử các nhân viện tình nguyện từ tổ chức những
người tình nguyện hợp tác Hải ngoại Nhật Bản (JOCV). Cơ quan hợp tác quốc tế
Nhật Bản (Japan International Cooperation Agency-JICA) được thành lập tháng 8
năm 1974, là tổ chức duy nhất thực hiện các chương trình hợp tác kỹ thuật do chính
phủ Nhật Bản bảo trợ.

Việc huấn luyện, đào tạo, là một phần của hợp tác kỹ thuật do chính phủ Nhật đảm nhận. Dạng hợp tác này nhằm đào tạo cán bộ chuyên môn để đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội của các nước có người được huấn luyện, đào tạo. Bởi vì việc đào đạo được thực hiện ở Nhật Bản, các học viên có cơ hội tìm hiểu văn hóa, xã hội và nền kinh tế Nhật Bản. Nhờ đó, họ trở lại đất nước mình cùng với những tri thức, kỹ năng thu được qua quá trình đào tạo và sự hiểu biết rộng về Nhật Bản.

Nhật Bản còn thực hiện một chương trình đào tạo gọi là chương trình đào tạo ở nước
thứ ba. Chương trình đào tạo ở nước thứ ba cơ bản giống với hợp tác kỹ thuật theo

71



kiểu dự án. Việc quản lý do nước thứ ba tiến hành dựa trên việc ký một văn bản về
nghiên cứu và phát triển.... Còn Nhật Bản cung cấp, viện trợ hoặc cử chuyên gia,
chịu phí tổn về đào tạo và các phương tiện khác. Hệ thống này nhằm thúc đẩy hợp
tác kỹ thuật giữa các nước đang phát triển và chuyển giao đầy đủ công nghệ. Từ
tháng 3/1975, Nhật Bản đã liên tục thực hiện chương trình đào tạo ở nước thứ ba, từ
năm này sang năm khác, tại trung tâm nghiên cứu và đào tạo Korat (Thái Lan) về
dâu tằm tơ...

Việc cử chuyên gia là một hình thức hợp tác kỹ thuật đã có lịch sử lâu dài. Việc này được tiến hành theo các ký kết quốc tế giữa Nhật Bản với các nước đang phát triển hoặc theo yêu cầu của các tổ chức đa phương. Việc cử chuyên gia được tiến hành theo nhiều cách khác nhau. Trong mỗi trường hợp, mục đích chính là chuyển giao hiểu biết, công nghệ cho các nước đang phát triển thông qua định hướng, điều tra và nghiên cứu, góp ý.... Việc cải tiến trình độ công nghệ của các nước đang phát triển cuối cùng sẽ góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của họ.

Kể từ khi Nhật Bản bắt đầu chương trình hợp tác kỹ thuật sau chiến tranh Thế giới
thứ II, việc cử chuyên gia chủ yếu hướng về các nước Châu á. Tuy nhiên, gần đây,
các khu vực khác cũng có yêu cầu ngày càng tăng và trong năm tài chính 1982,
Châu á nhận được 59,5% tổng số chuyên gia Nhật; Trung Cận Đông 6,3%; Châu Phi
5,9% và Mỹ La Tinh là 19,7%. Trong các năm tài chính 1954-1990, tổng số chuyên
gia Nhật Bản được cử là 32.034 người, phân theo khu vực địa lý như sau: Châu á

18.947, Châu Phi 2.564, Trung Cận Đông 2.702, Mỹ La Tinh 5.766, Châu Âu 216, Châu Đại Dương 477, nơi khác 1.362.

Cung cấp thiết bị và vật liệu độc lập cũng là một bộ phận của chương trình hợp tác kỹ thuật.

Nhật Bản bắt đầu sự hợp tác thông qua việc cung cấp thiết bị và vật liệu vào năm tài


chính 1964. ở đây, cung cấp thiết bị và vật liệu có nghĩa là cung cấp những thiết bị
và vật liệu với tư cách là một bộ phận của chương trình hợp tác kỹ thuật. Nhưng để
phân biệt sự cung cấp đó với sự cung cấp thiết bị và vật liệu trongkhuôn khổ viện trợ

72



chung không hoàn lại, ta tạm gọi là cung cấp thiết bị và vật liệu độc lập. Việc cung
cấp thiết bị và vật liệu độc lập được kết hợp với việc Nhật Bản cử chuyên gia và đào
tạo kỹ thuật tại Nhật Bản đã nâng cao hiệu quả của hợp tác kỹ thuật. Trong thời gian
từ 1964 đến 1987, đã có 910 trường hợp Nhật Bản cung cấp thiết bị và vật liệu độc
lập, trị giá tổng cộng khoảng 15,7 tỷ Yên, phân phối như sau: 43% tổng số cho Châu
á-ChâuĐạiDương;28%choTrungCậnĐông;25%choMỹLaTinhvà4%cho
các khu vực khác.

Nhật Bản còn thực hiện hợp tác kỹ thuật theo thể loại từng dự án. Các chương trình


hợp tác kỹ thuật do Chính phủ Nhật giao cho JICA thực hiện gồm 3 loại: đào tạo kỹ
thuật tại Nhật, cử chuyên gia Nhật sang các nước, cung cấp thiết bị và vật liệu. 3 thể
loại hợp tác kỹ thuật này có thể được thực hiện một cách độc lập, nhưng để có sự
phối hợp tốt hơn và có hiệu quả hơn đôi khi 3 thể loại này được kết hợp thành một
thể loại mới về hợp tác kỹ thuật được gọi là “hợp tác kỹ thuật theo thể loại từng dự
án”. Mục tiêu của hợp tác kỹ thuật theo thể loại từng dự án là chuyển giao công
nghệ cho các kỹ sư, kỹ thuật viên, nhân viên y tế... của các nước nhận viện trợ bằng
cách cho họ tham gia vào các dự án phát triển thuộc các lĩnh vực cụ thể như nông
nghiệp, lâm nghiệp, đánh cá, y tế, nghiên cứu về dân số và kế hoạch hóa gia đình,
dạy nghề và các hoạt động nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực đó. Gần đây, các nước
đang phát triển đã nêu ngày càng nhiều yêu cầu hợp tác theo thể loại này, tính chất
của các yêu cầu đó có xu hướng trở nên toàn diện hơn, lớn hơn về quy mô so với
trước đây.

Hợp tác kỹ thuật của Nhật Bản là một ví dụ rất sinh động về vai trò của hỗ trợ phát triển chính thức trong việc giúp các nước đang phát triển tiếp thu những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại, công nghệ tiên tiến và phát triển nguồn nhân lực.


4.3.3. ODA giúp các nước đang phát triển điều chỉnh cơ cấu kinh tế

Do dân số tăng nhanh, sản xuất tăng chậm và cung cách quản lý kinh tế, tài chính


kém hiệu quả, các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước Châu Phi đang vấp phải
nhiều khó khăn kinh tế như nợ nước ngoài và thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế

73



ngày càng tăng. Để giải quyết các vấn đề này, các quốc gia đang cố gắng hoàn thiện
cơ cấu kinh tế bằng cách phối hợp với Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế và
các tổ chức quốc tế khác tiến hành chính sách điều chỉnh cơ cấu. Chính sách này dự
định chuyển chính sách kinh tế Nhà nước đóng vai trò trung tâm sang chính sách
khuyến khích nền kinh tế phát triển theo định hướng phát triển khu vực kinh tế tư
nhân.

Thế giới đã thừa nhận sự cần thiết của loại hình viện trợ này đối với các nước đang


phát triển và Nhật Bản cũng chú trọng tới loại hình này. Nhật Bản tích cực tham gia
hỗ trợ cho các cuộc cải cách này. Đặc biệt, từ năm 1988 đến 1990, Nhật Bản đã
dành khoảng 52 tỷ Yên để cấp viện trợ không hoàn lại dưới dạng đồng tài trợ với
các tổ chức quốc tế. Nhật Bản cũng đã cấp viện trợ không hoàn lại nhằm hỗ trợ cho
việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế ở Châu Phi và các nước khác. Trong 3 năm từ 1987
đến 1989, Nhật đã cấp 61,7 tỷ Yên để hỗ trợ hoàn thiện cơ cấu kinh tế cho 26 nước
Châu Phi. Từ năm 1990 đến 1992 đã cấp 600 triệu đô la Mỹ cho Mông Cổ, Pêru và
các nước khác ở Châu á, Trung và Nam Mỹ. Trong giai đoạn 3 năm từ 1993 đến
1995, Nhật Bản đã dành một khoản viện trợ tổng cộng khoảng gần 700 triệu đô la
Mỹ để hỗ trợ điều chỉnh cơ cấu kinh tế ở các nước đang phát triển.

4.3.4. ODA góp phần tăng khả năng thu hút vốn FDI và tạo điều kiện để mở


rộng đầu tư phát triển trong nước ở các nước đang và chậm phát triển

Các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài khi quyết định bỏ vốn đầu tư vào một nước, trước hết họ quan tâm tới khả năng sinh lợi của vốn đầu tư tại nước đó. Họ cảnh giác với những nguy cơ làm tăng các phí tổn của đầu tư.

Một cơ sở hạ tầng yếu kém như hệ thống giao thông chưa hoàn chỉnh, phương tiện thông tin liên lạc thiếu thốn và lạc hậu, hệ thống cung cấp năng lượng (điện, nhiên liệu) không đủ cho nhu cầu sẽ làm nản lòng các nhà đầu tư vì rằng những phí tổn mà họ phải trả cho việc sử dụng những tiện nghi hạ tầng sẽ lên cao, chưa kể đến thiệt hại như hoạt động của nhà máy, xí nghiệp phải dừng vì mất điện, công trình xây dựng bỏ dở vì không có nước.

74



Một hệ thống ngân hàng lạc hậu cũng là lý do làm cho các nhà đầu tư e ngại, vì
những chậm trễ, ách tắc trong hệ thống thanh toán và sự thiếu thốn các dịch vụ ngân
hàng hỗ trợ cho đầu tư sẽ làm phí tổn đầu tư gia tăng, dẫn tới hiệu quả đầu tư giảm
sút.

Như vậy, đầu tư của Chính phủ vào việc nâng cấp, cải thiện và xây dựng mới các cơ sở hạ tầng, hệ thống tài chính, ngân hàng đều hết sức cần thiết, nhằm làm cho môi trường đầu tư trở nên hấp dẫn hơn. Nhưng vốn đầu tư cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng rất lớn, trong nhiều trường hợp, các nước đang phát triển cần phải dựa vào nguồn vốn ODA để bổ sung cho vốn đầu tư hạn hẹp từ ngân sách Nhà nước. Một khi môi trường đầu tư được cải thiện sẽ làm tăng sức hút dòng vốn FDI. Nguồn vốn ODA của Mỹ, Nhật và một số nước khác chủ yếu được đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng của các nước Đông á. Nhờ cơ sở hạ tầng phát triển mà các nước này có điều kiện thuận lợi trong việc thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài.

Mặt khác, việc sử dụng vốn ODA để đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng sẽ tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong nước tập trung đầu tư vào các công trình sản xuất kinh doanh có khả năng mang lại lợi nhuận.

Tóm lại, ODA không chỉ là một nguồn vốn bổ sung quan trọng cho các nước đang


và chậm phát triển mà còn có tác dụng làm tăng khả năng thu hút vốn từ nguồn FDI
và tạo điều kiện để mở rộng đầu tư phát triển trong nước, góp phần thực hiện thành
công chiến lược hướng ngoại. Tất cả các nước theo đuổi chiến lược hướng ngoại đều
có nhịp độ tăng trưởng kinh tế rất nhanh và biến đổi cơ cấu kinh tế trong nước mạnh
mẽ trong một thời gian ngắn để chuyển từ nước Nông - Công nghiệp thành những
nước Công - Nông nghiệp hiện đại, có mức thu nhập bình quân đầu người cao.


75

tải về 0.91 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương