CHƯƠng II: TỔng quan về ĐẦu tư quốc tế Khái niệm và đặc điểm của đầu tư quốc tế



tải về 0.91 Mb.
trang7/11
Chuyển đổi dữ liệu27.07.2016
Kích0.91 Mb.
#7180
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11
dựng và đánh giá dự án, kinh nghiệm tổ chức và điều hành doanh nghiệp, quản lý tài chính, kế toán, quản lý công nghệ, nghiên cứu thị trường, nghệ thuật tiếp thị, thông tin quảng cáo, tổ chức mạng lưới dịch vụ, ...

Bảng 1.4 : So sánh năng suất lao động của các chi nhánh nước ngoài và các doanh
nghiệp trong nước trong lĩnh vực chế tạo ở một số nước

Chi nhánh nước ngoài Doanh nghiệp trong nước

Nền kinh tế Năm Số lao Giá trị Năng Số lao Giá trị Năng

động gia tăng suất lao động gia tăng suất lao

(1000 (triệu động (1000 (triệu động

người) USD) (USD) người) USD) (USD)

Trung Quốc 1997 5 987.9 43105.6 7 199 55594.1 146372.5 2 633

Hồng Kông 1994 67.5 2 422.0 35881 355.5 9 335.0 26259

Malaysia 1995 526.7 12082.7 22940 842.3 11727.0 13923

Đài Loan 1994 258.6 25131.7 97193 2 180.1 44763.5 20533

Nguồn: WIR 2000

Nhiều nghiên cứu cho thấy tiền lương trả cho lao động trong các doanh nghiệp có vốn FDI lớn hơn trong các doanh nghiệp trong nước. Điều này không chỉ đúng ở các nước đang phát triển mà còn đúng cả ở các nước công nghiệp phát triển. Lý do chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn FDI thường có xu hướng đầu tư vào các ngành hoặc các địa bàn có mức lương tương đối cao ở nước nhận đầu tư, hoặc thường thuê lao động có tay nghề cao, hoặc nhờ công nghệ chủ đầu tư đem vào hiện đại hơn nên có thể đem lại năng suất cao hơn, do đó tiền lương trả cho lao động cao hơn,... Theo nghiên cứu của Lipsey, các doanh nghiệp có vốn FDI ở các nước Mexico, Marốc, Venezuala, Indonesia, Singapore, Đài Loan, Trung Quốc, Hồng Kông và Malaysia trả lương cho lao động cao hơn các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp trong cùng ngành.[48, tr. 27-28]



Tác động lan truyền của bộ phận lao động trong khu vực FDI rất có ý nghĩa.
Các cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật trong nước được kích thích nâng cao trình độ
khi giao dịch với các đối tác nước ngoài. Người lao động, nhất là lực lượng lao động

46


trẻ, mong muốn tìm việc làm trong các doanh nghiệp có vốn FDI để được thử sức trong một môi trường năng động hơn và có thu nhập cao hơn đã quan tâm hơn đến việc nâng cao trình độ và tay nghề.

Củng cố và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đẩy nhanh tiến trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới

Trong các hoạt động kinh tế đối ngoại, hoạt động ĐTNN ngày càng có ý


nghĩa và vai trò quan trọng. Quan hệ đầu tư góp phần thúc đẩy các quan hệ kinh tế
đối ngoại khác phát triển. Cam kết bảo đảm cho hoạt động FDI và hiệu quả của các
dự án FDI là cơ sở để các nước đang phát triển thu hút các nguồn vốn ĐTNN khác
(ODA, tín dụng quốc tế, ...). Quan hệ thương mại của các nước mở rộng theo quá
trình phát triển của các doanh nghiệp có vốn FDI. Các doanh nghiệp này trong giai
đoạn xây dựng cơ bản có nhu cầu nhập khẩu rất lớn. Trong quá trình hoạt động, các
doanh nghiệp này lại có nhu cầu nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu và xuất khẩu sản
phẩm. Ngoại thương của các nước nhận đầu tư được mở rộng cả về chủng loại hàng
hóa cũng như thị trường nhờ rất nhiều vào các doanh nghiệp có vốn FDI. Thông qua
các dự án FDI, nhất là các dự án của các MNC, các nước đang phát triển từng bước
tham gia vào phân công lao động quốc tế và vào hệ thống sản xuất thế giới.

Hoạt động FDI góp phần làm phong phú, đa dạng và sâu sắc các quan hệ kinh tế đối ngoại của các nước đang phát triển. Nền kinh tế trong nước dần dần tham gia sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Điều này tạo thuận lợi cho các nước tham gia vào các hiệp định hợp tác kinh tế song phương, đa phương.

3.4.4. Tác động tiêu cực

- Phụ thuộc về kinh tế

- Tiếp thu công nghệ lạc hậu

- Ô nhiễm môi trường

- Triệt tiêu khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước
47

- Lối sống, các vấn đề xã hội

3.5. Xu thế vận động của FDI trên thế giới trong những năm gần đây

3.5.1.1. FDI tăng trưởng mạnh trong những năm 1990, suy giảm trong giai đoạn


2001-2003 và nay đã phục hồi

Trong giai đoạn 1991-2000 trong khi thương mại quốc tế có tốc độ tăng trưởng chậm năm 2000 tốc độ tăng là 10% gấp đôi tốc độ tăng của năm 1999, thì FDI có tốc độ tăng trưởng rất cao.

Bảng 1.5: Lượng FDI trên toàn thế giới
1974 1986 1992 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002

Tổng FDI 40 78 168 325 360 460 693 1075 1271 760 534

(tỷ USD)

Tốc độ 2 lần 2 lần 2 lần 11 28 41 33 16 -40 -30

tăng (so (12 (6 (3

với năm năm) năm) năm)

trước) (%)

Nguồn : UNCTAD

Tuy nhiên trong giai đoạn 2001-2003 FDI toàn câu giảm mạnh. Trong 2 năm 2004-
2005 FDI đã phục hồi.

3.5.1.2. FDI phân bố không đều giữa các nước trên thế giới cả về dòng vốn vào và


ra

FDI ngày càng phân bổ không đều giữa các nước và tốc độ tăng FDI ở các nước cũng


rất khác nhau và không ổn định qua các năm : Các nước phát triển đang là các quốc gia
thu hút FDI lớn nhất thế giới với tốc độ tăng FDI bình quân hàng năm lên tới vài chục %
trong những năm gần đây. năm 1999 FDI vào Mỹ tăng gần 30% so với năm 1998, đạt 250
tỷ USD chiếm gần 1/3 FDI toàn thế giới. EU là khu vực thu hút FDI lớn nhất thế giới với
285 tỷ USD năm 1999 tăng 24% so với năm 1998. Các nước đang phát triển từ chỗ chiếm
70% FDI toàn thế giới những năm 1960 năm 1999 chỉ chiếm 22,5% tổng FDI trên thế giới.

48


tải về 0.91 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương