CHƯƠng II: TỔng quan về ĐẦu tư quốc tế Khái niệm và đặc điểm của đầu tư quốc tế



tải về 0.91 Mb.
trang2/11
Chuyển đổi dữ liệu27.07.2016
Kích0.91 Mb.
#7180
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11
lại lợi ích tốt nhất cho chính nước Nhật. Trong những năm cuối thập kỷ 90, khi phải
đối phó với những suy thoái nặng nề trong khu vực, Nhật Bản đã quyết định trợ giúp

12



tài chính rất lớn cho các nước Đông Nam á là nơi chiếm tỷ trọng tương đối lớn về
mậu dịch và đầu tư của Nhật Bản. Nhật Bản đã nhận gánh vác một phần gánh nặng
cuộc khủng hoảng kinh tế Châu á bằng kế hoạch trợ giúp do Bộ trưởng Tài chính
Kichi Miyazawa đề xuất vào tháng10 năm 1998. Nhật Bản dành 15 tỷ USD tiền mặt
cho các nhu cầu vốn ngắn hạn, chủ yếu là lãi suất thấp và tính bằng đồng Yên, và
dành 15 tỷ USD cho mậu dịch và đầu tư có nhân nhượng trong vòng 3 năm. Các
khoản trợ giúp nói trên được thực hiện vì lợi ích của cả hai bên. Các khoản cho vay
sẽ được tính bằng đồng Yên và gắn với những dự án có các công ty Nhật tham gia.

Tóm lại, viện trợ của các nước phát triển không chỉ đơn thuần là việc trợ giúp


hữu nghị, mà còn là một công cụ lợi hại để thiết lập và duy trì lợi ích kinh tế và vị
thế chính trị cho nước tài trợ. Các nước viện trợ nói chung đều không quên dành
được lợi ích cho mình, vừa gây ảnh hưởng chính trị, vừa thực hiện xuất khẩu hàng
hóa và dịch vụ tư vấn vào nước tiếp nhận viện trợ, nhiều nước cấp viện trợ đòi hỏi
các nước tiếp nhận phải thay đổi chính sách phát triển cho phù hợp với lợi ích của
bên tài trợ. Do đó, khi nhận viện trợ, các nước nhận cần cân nhắc kỹ lưỡng những
điều kiện của các nhà tài trợ

ODA là nguồn vốn có khả năng gây nợ.

Khi tiếp nhận và sử dụng vốn ODA do tính chất ưu đãi nên gánh nặng nợ nần thường chưa xuất hiện. Thông thường, vốn ODA không được đầu tư trực tiếp cho sản xuất, nhất là cho xuất khẩu trong khi việc trả nợ lại dựa vào xuất khẩu thu ngoại tệ Một số nước do sử dụng không hiệu quả ODA, có thể tạo nên sự tăng trưởng nhất thời, nhưng sau một thời gian lại lâm vào vòng nợ nần do không có khả năng trả nợ. Do đó, trong khi hoạch định chính sách sử dụng ODA phải phối hợp với các loại nguồn vốn để tăng cường sức mạnh kinh tế và khả năng xuất khẩu.
2.2.2. Hỗ trợ chính thức (OA)

OA có những đặc điểm gần giống như ODA. Điểm khác nhau là đối tượng


tiếp nhận đầu tư, đối với ODA chỉ có các nước đang và kém phát triển được nhận
13


hình thức đầu tư này, còn OA có thể đầu tư cho cả một số nước có thu nhập cao ví dụ như Israel, New Caledonia,...

3. đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

3.1. Một số lý thuyết về FDI

3.1.1. Sơ lược về các lý thuyết về FDI

Các lý thuyết về đầu tư quốc tế tìm câu trả lời cho các câu hỏi như tại sao phải hoặc nên đầu tư ra nước ngoài? Những đối tượng nào có thể và nên tiến hành đầu tư ra nước ngoài? Đầu tư ở đâu? Khi nào? và Bằng cách gì?

Trong số các lý thuyết tìm cách lý giải về FDI, các lý thuyết dựa trên những
lý giải về tổ chức doanh nghiệp hiện có ảnh hưởng lớn nhất. Những lý giải về tổ
chức doanh nghiệp của FDI bắt nguồn từ luận án tiến sĩ nổi tiếng của Hymer hoàn
thành năm 1960, công bố năm 1976. Trong luận án của mình, trước tiên Hymer
phân biệt giữa đầu tư chứng khoán và đầu tư trực tiếp và kết luận rằng các giả thuyết
về trao đổi vốn thông qua thị trường chứng khoán lý giải sự di chuyển vốn quốc tế
không phù hợp với sự phân bổ vốn thực tế của các công ty đa quốc gia (MNC) và
không thể lý giải nguyên nhân của FDI. Hymer đưa ra một nền tảng mới về cách lý
giải vi mô đối với FDI bằng cách chỉ ra rằng FDI không phân bổ một cách ngẫu
nhiên giữa các ngành công nghiệp và rằng các điều kiện cạnh tranh, đặc biệt là các
điều kiện về thị trường sản phẩm, ảnh hưởng rất nhiều đến FDI. áp dụng Lý thuyết
về Tổ chức doanh nghiệp, Hymer chỉ ra rằng nếu các MNC nước ngoài hoàn toàn
giống với các doanh nghiệp trong nước, các MNC sẽ chẳng tìm thấy lợi ích gì khi
xâm nhập vào thị trường nước đó, vì rõ ràng các MNC phải trả những chi phí phụ
trội khi kinh doanh ở nước khác, ví dụ như phí liên lạc và vận chuyển, chi phí cao
hơn cho nhân viên làm việc ở nước ngoài, rào cản về ngôn ngữ, hải quan và phải
hoạt động ngoài mạng lưới kinh doanh nội địa (đây là những bất lợi thế của các
công ty khi đầu tư ra nước ngoài). Vậy nên Hymer cho rằng để tiến hành sản xuất ở
nước ngoài các MNC cần có trong tay một số lợi thế sở hữu riêng của doanh nghiệp,
14


như nhãn hiệu nổi tiếng, công nghệ cao hơn và được bảo hộ, kỹ năng quản lý hoặc


chi phí thấp hơn nhờ mở rộng qui mô, những lợi thế này đủ để bù đắp lại những bất
lợi mà các MNC phải đương đầu trong cạnh tranh với các doanh nghiệp ở nước sở
tại.

Việc doanh nghiệp quyết định sẽ khai thác các lợi thế này bằng cách cấp license hoặc FDI phụ thuộc vào bản chất của các lợi thế và mức độ không hoàn hảo của các thị trường đối với các lợi thế mà doanh nghiệp nắm giữ. Sự không hoàn hảo càng cao thì doanh nghiệp càng có xu hướng lựa chọn FDI và kiểm soát hoạt động hơn là tiến hành những giao dịch thương mại thông thường.

Theo Hymer, nhiều nhà kinh tế đã có những đóng góp vào việc lý giải về tổ chức doanh nghiệp của FDI. Trong số đó đáng quan tâm nhất là các nghiên cứu của Kindleberger, Caves và Dunning. Các nghiên cứu này tập trung xác định và đánh giá nguồn gốc và mức độ của các lợi thế sở hữu riêng biệt của doanh nghiệp dẫn đến FDI, ví dụ như năng lực công nghệ, trình độ lao động, cơ cấu công nghiệp, sự khác biệt của sản phẩm, kỹ năng marketing và năng lực về tổ chức quản lý.

Tiếp đó, một lý thuyết khác cũng có ảnh hưởng lớn trong việc lý giải FDI đó là lý thuyết về vòng đời sản phẩm của Vemon (1966). Lý thuyết vòng đời sản phẩm lý giải các yếu tố quyết định đến thương mại quốc tế và sản xuất ở nước ngoài và mối quan hệ giữa hai hình thức này.

Vào giữa những năm 1970 một số nhà kinh tế học như Buckley và Casson
(1976), Lundgren (1977), và Swedenborg (1979), đề xuất áp dụng lý thuyết nội bộ
hoá để lý giải sự phát triển của các MNC trên cơ sở lý thuyết về chi phí giao dịch.
Theo quan sát của Buckley và Casson, các MNC sẽ lựa chọn hình thức FDI (chứ
không lựa chọn các hình thức khác như xuất khẩu hoặc cấp license) để thâm nhập
thị trường nước ngoài khi các công ty này có một số lợi thế về nội bộ hoá. Nghĩa là,
cần có các lợi ích kinh tế gắn với việc doanh nghiệp khai thác một cơ hội thị trường
thông qua các hoạt động trong nội bộ hơn là thông qua các giao dịch bên ngoài (các
hoạt động thương mại thông thường) ví dụ như bán các quyền của doanh nghiệp đối

15



với các tài sản vô hình cho các doanh nghiệp khác. Những lợi ích kinh tế này có thể gắn với các chi phí (bao gồm cả các chi phí cơ hội) tuân thủ hợp đồng hoặc đảm bảo chất lượng hoặc các tiêu chuẩn khác. Buckley và Casson ghi nhận rằng ở đâu không có các chi phí này, các doanh nghiệp thường chọn cách cấp license hoặc nhượng quyền để thâm nhập thị trường quốc tế.

Cách tiếp cận nội bộ hoá gắn với ý tưởng về sự không hoàn hảo của thị trường do Hymer đề xuất và mở rộng hơn để đưa ra cách lý giải về sự tồn tại của các MNC vượt qua biên giới quốc gia. Nhìn chung, lý thuyết này cho rằng để đối phó với sự không hoàn hảo của thị trường các tài sản vô hình và thông tin, doanh nghiệp có xu hướng nội bộ hoá các hoạt động để giảm đến mức thấp nhất các chi phí giao dịch và tăng hiệu quả sản xuất. Cả Buckley (1987) và Casson (1987) đều lưu ý cần sử dụng thêm các biến số đặc trưng riêng của địa điểm đầu tư cùng các biến nội bộ hoá để lý giải hoạt động của các MNC.

Tổng hợp các yếu tố chính của nhiều công trình khác nhau lý giải về FDI, Dunning đã xây dựng nên một mô hình khá công phu theo đó có 3 điều kiện cần thiết để một doanh nghiệp tiến hành đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Cách tiếp cận này được biết đến dưới tên “Thuyết chiết trung của Dunning”.

3.1.2. Lý thuyết về vòng đời quốc tế của sản phẩm (International product life


cycle - IPLC) của Raymond Vernon

Lý thuyết này được S. Hirsch đưa ra trước tiên và sau đó được R. Vernon phát triển một cách có hệ thống từ năm 1966 trên cơ sở nghiên cứu các doanh nghiệp của Mỹ. Lý thuyết lý giải cả đầu tư quốc tế và thương mại quốc tế, coi đầu tư quốc tế là một giai đoạn tự nhiên trong vòng đời sản phẩm. Lý thuyết này cho thấy vai trò của các phát minh, sáng chế trong thương mại và đầu tư quốc tế bằng cách phân tích quá trình quốc tế hoá sản xuất theo các giai đoạn nối tiếp nhau. Hai ý tưởng làm căn cứ xuất phát của lý thuyết này là:


16



- Mỗi sản phẩm có một vòng đời, xuất hiện - tăng trưởng mạnh - chững lại -
suy giảm tương ứng với qui trình xâm nhập - tăng trưởng - bão hòa - suy
giảm; vòng đời này dài hay ngắn tuỳ thuộc từng loại sản phẩm.

- Các nước công nghiệp phát triển thường nắm giữ những công nghệ độc quyền do


họ khống chế khâu nghiên cứu và triển khai và do có lợi thế về qui mô. Giả
thuyết này dễ dàng được chứng minh ở Mỹ trong những năm 1960. Theo OECD
trong số 110 phát minh hoặc các phát minh chủ yếu được triển khai trong giai
đoạn 1945-1960, 74 phát minh có nguồn gốc từ Mỹ, 18 từ Anh, 14 từ Cộng hoà
liên bang Đức và 4 từ Nhật.

Theo lý thuyết này, ban đầu phần lớn các sản phẩm mới được sản xuất tại nước phát minh ra nó và được xuất khẩu đi các nước khác. Nhưng khi sản phẩm mới đã được chấp nhận rộng rãi trên thị trường thế giới thì sản xuất bắt đầu được tiến hành ở các nước khác. Và theo lý thuyết này kết quả rất có thể là sản phẩm sau đó sẽ được xuất khẩu trở lại nước phát minh ra nó. Cụ thể vòng đời quốc tế của một sản phẩm gồm 3 giai đoạn :

+ Giai đoạn 1: Sản phẩm mới xuất hiện cần thông tin phản hồi nhanh và được bán ở
trong nướcphát minh ra sản phẩm, xuất khẩu không đáng kể.

Một công ty phát minh và đưa ra thị trường một sản phẩm sáng tạo mới nhằm


đáp ứng nhu cầu đã phát hiện được trên thị trường nội địa ở nước công nghiệp phát
triển. Ban đầu công ty cần giám sát chặt chẽ xem sản phẩm có thoả mãn nhu cầu
của khách hàng không (cần thông tin phản hồi nhanh), vậy nên thông thường, sản
phẩm được tiêu thụ ở nước phát minh ra sản phẩm. Qui trình sản xuất còn phức tạp,
chủ yếu là sản xuất nhỏ. Ban đầu doanh nghiệp thường muốn tối thiểu hoá chi phí
đầu tư nên chưa muốn mở rộng thị trường ra nước ngoài. Xuất khẩu trong giai đoạn
này không đáng kể và chỉ xuất khẩu sang một số thị trường phát triển khác. Người
tiêu dùng chú trọng đến chất lượng và độ tin cậy hơn là giá bán sản phẩm vì vậy độ
co dãn của cầu so với giá bán hầu như bằng không. Sản phẩm có thể được bán với
giá cao.

17



+ Giai đoạn 2: Sản phẩm chín muồi, nhu cầu tăng, xuất khẩu tăng mạnh, các đối
thủ cạnh tranh trong và ngoài nước xuất hiện, FDI xuất hiện

Các khách hàng đã thừa nhận giá trị của sản phẩm. Doanh nghiệp phát minh ra sản phẩm tăng công suất, thậm chí có thể đầu tư xây dựng thêm các nhà máy mới ở trong nước và bắt đầu nghĩ đến việc xuất khẩu sang các thị trường khác, đặc biệt là các thị trường có mức thu nhập bình quân đầu người cao như nước phát minh ra sản phẩm (nước công nghiệp phát triển). Các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước xuất hiện vì thấy có thể kiếm được nhiều lợi nhuận. Giá trở thành yếu tố quan trọng trong quyết định của người tiêu dùng. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng ở thị trường nước ngoài và để đương đầu với cạnh tranh, doanh nghiệp phát minh ra sản phẩm tìm cách đầu tư trực tiếp sang các nước có nhu cầu sản phẩm cao để rút ngắn khoảng cách giữa địa điểm sản xuất và thị trường tiêu thụ nhằm giảm chi phí. FDI xuất hiện. Trong giai đoạn này nước phát minh ra sản phẩm vẫn giữ vai trò là nước xuất khẩu sản phẩm còn các nước khác vẫn là các nước nhập khẩu sản phẩm. Tuy nhiên cần lưu ý rằng nhu cầu về sản phẩm ở nước phát minh giảm dần vào cuối giai đoạn này, chỉ có nhu cầu ở nước ngoài tiếp tục tăng.

+ Giai đoạn 3: Sản phẩm và qui trình sản xuất được tiêu chuẩn hóa, thị trường ổn định, hàng hóa trở nên thông dụng, các doanh nghiệp chịu áp lực phải giảm chi phí càng nhiều càng tốt để tăng lợi nhuận hoặc giảm giá để tăng năng lực cạnh tranh, FDI tiếp tục phát triển

Cạnh tranh ngày càng khốc liệt, giá trở thành công cụ quan trọng trong cạnh tranh giữa các nhà sản xuất. Doanh nghiệp phát minh ra sản phẩm tìm cách đầu tư trực tiếp sang các nước đang phát triển để tận dụng các lợi thế về chi phí đầu tư rẻ đặc biệt là chi phí lao động. Nhiều nước xuất khẩu sản phẩm trong các giai đoạn trước (trong đó có nước phát minh ra sản phẩm) nay trở thành nước chủ đầu tư và phải nhập khẩu chính sản phẩm đó vì sản phẩm sản xuất trong nước không còn cạnh tranh được về giá bán trên thị trường quốc tế.


18


Cũng cần lưu ý rằng lý thuyết này được xây dựng căn cứ chủ yếu vào tình


hình thực tế của Mỹ trong những năm 1950-1960. Trong thời kỳ này Mỹ là nước
dẫn đầu về phát minh sáng chế. Ngày nay, sản phẩm được phát minh ở nhiều nước
khác ngoài Mỹ và các sản phẩm mới có thể được tung ra đồng thời ở nhiều nước
khác nhau. Mạng lưới sản xuất quốc tế ngày càng phức tạp không thể lý giải được
nếu chỉ sử dụng các giả thuyết đơn giản về vòng đời quốc tế của sản phẩm của
Vernon. Bản thân Vernon cũng thừa nhận điều này và cho rằng khi khoảng cách về
công nghệ và thu nhập giữa Mỹ và các nước công nghiệp khác đã được thu hẹp lại
thì lý thuyết trên có nhiều hạn chế trong việc lý giải thương mại và đầu tư quốc tế.

Để khắc phục hạn chế của Lý thuyết vòng đời quốc tế của sản phẩm của Vernon, một số nhà kinh tế học khác để xuất ý tưởng mở rộng các giả thuyết của Vernon bằng cách đưa thêm các chi phí khác ngoài chi phí lao động vào để lý giải hiện tượng FDI của tất cả các nước phát triển.

3.1.3. Lý thuyết Chiết trung của Dunning về sản xuất quốc tế (Dunning’s
Eclectic theory of international production) :

Lý thuyết Chiết trung được Dunning đề xuất từ năm 1977 trên cơ sở kết hợp các giả thuyết về tổ chức doanh nghiệp, nội bộ hóa và lợi thế địa điểm để lý giải về FDI. Lý thuyết nhằm trả lời các câu hỏi sau:

- Tại sao nhu cầu về một loại hàng hóa ở một nước lại không được đáp ứng bởi các
doanh nghiệp của chính nước đó hoặc bởi các hàng hóa nhập khẩu qua con
đường thương mại thông thường?

- Giả sử một doanh nghiệp muốn mở rộng hoạt động, tại sao doanh nghiệp không


chọn các cách mở rộng khác (sản xuất ở nước mình rồi xuất khẩu sang các nước
khác; cho phép doanh nghiệp nước ngoài sử dụng công nghệ của mình; ...) mà lại
chọn FDI.

Theo tác giả nên đầu tư dưới hình thức FDI khi cả 3 yếu tố lợi thế địa điểm,


lợi thế về quyền sở hữu và lợi thế về nội bộ hoá được thoả mãn. Ba yếu tố trên được

19



kết hợp trong một mô hình có tên gọi OLI trong đó O (Ownership advantages) là lợi thế về quyền sở hữu, L (Location advantages) là lợi thế địa điểm và I (Internalization advantages) là lợi thế nội bộ hóa.

Lợi thế về quyền sở hữu hay còn gọi là lợi thế riêng của doanh nghiệp (Firm specific advantages -FSA)

Một doanh nghiệp tiến hành sản xuất, kinh doanh ở nước ngoài phải trả những
chi phí phụ trội (gọi là chi phí hoạt động ở nước ngoài) so với đối thủ cạnh tranh nội
địa của nước đó. Chi phí phụ trội này có thể là do: (i) sự khác biệt về văn hóa, luật
pháp, thể chế và ngôn ngữ; (ii) thiếu hiểu biết về các điều kiện thị trường nội địa;
và/hoặc (iii) chi phí thông tin liên lạc và hoạt động cao hơn do sự cách biệt về địa lý.
Vì vậy, để có thể tồn tại được ở thị trường nước ngoài doanh nghiệp phải tìm cách
để có được thu nhập cao hơn hoặc chi phí thấp hơn đối thủ cạnh tranh nhằm bù đắp
lại bất lợi về chi phí phụ trội đã đề cập ở trên. Muốn làm được điều này doanh
nghiệp phải sở hữu một hoặc một số lợi thế cạnh tranh đặc biệt gọi là lợi thế về
quyền sở hữu hoặc lợi thế riêng của doanh nghiệp. Chính các lợi thế không bị chia
sẻ với các đối thủ cạnh tranh sẽ giúp các doanh nghiệp thành công trong việc chinh
phục các thị trường nước ngoài. Các lợi thế này (ít ra là một phần) phải là lợi thế
riêng biệt của doanh nghiệp, sẵn sàng chuyển giao trong nội bộ doanh nghiệp và
giữa các nước. Doanh nghiệp sở hữu lợi thế này một cách độc quyền và có thể khai
thác chúng ở nước ngoài và sẽ có được thu nhập cận biên cao hơn hoặc chi phí cận
biên thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Điều này giúp doanh nghiệp khắc phục
bất lợi thế về chi phí phụ trội khi hoạt động ở nước ngoài, thậm chí doanh nghiệp
còn có thể có thu nhập cao hơn các đối thủ cạnh tranh.

Lợi thế nội bộ hóa

Khi doanh nghiệp có các lợi thế về quyền sở hữu, doanh nghiệp có thể tăng
thu nhập bằng cách sử dụng các lợi thế này ở nước ngoài. Doanh nghiệp có nhiều
cách mở rộng hoạt động ra nước ngoài từ cách xuất khẩu đơn thuần, cấp license,
nhượng quyền đến các hình thức FDI như liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn

20



nước ngoài. Mỗi hình thức đem lại những lợi ích và những chi phí riêng cho các MNC và điều này thay đổi tùy thuộc vào nước chủ đầu tư và nước nhận đầu tư, vào các đối tác tiềm năng, vào thị trường sản phẩm vào các rào cản thương mại của chính phủ hoặc phi chính phủ, ...

Bảng: Các hình thức mở rộng hoạt động ra thị trường nước ngoài

Xuất Cấp Nhượng quyền Liên Doanh nghiệp 100% vốn

khẩu license (franchising) doanh nước ngoài

Các hình thức mở rộng hoạt động ra thị trường nước ngoài trong bảng trên được sắp xếp theo một trật tự nhất định. Đầu bên trái là thị trường 100% bên ngoài (xuất khẩu cho các đối tác không có quan hệ liên kết) trong đó chi phí quản lý và mức độ kiểm soát của doanh nghiệp đối với hoạt động ở nước ngoài rất thấp nhưng chi phí giao dịch rất cao. ở đầu kia là thị trường 100% nội bộ, công ty ở nước ngoài do công ty mẹ sở hữu toàn bộ, trong đó chi phí quản lý và quyền kiểm soát cao nhưng chi phí giao dịch thấp. Như vậy, trong bảng trên khi các hình thức mở rộng hoạt động ra thị trường nước ngoài chuyển dịch từ trái sang phải, các chi phí giao dịch sẽ giảm đi, chi phí quản lý và quyền kiểm soát sẽ tăng lên.

MNC sẽ so sánh giữa những điểm lợi và bất lợi của các hình thức trên và lựa chọn hình thức nào có lợi nhất cho mình. Theo các giả thuyết về nội bộ hóa, FDI sẽ được sử dụng nhằm thay thế các giao dịch trên thị trường bằng các giao dịch nội bộ khi các nhà đầu tư thấy các giao dịch nội bộ sẽ ít tốn kém, an toàn và khả thi hơn các giao dịch trên thị trường bên ngoài. Điều này thường xảy ra do sự không hoàn hảo của thị trường các yếu tố đầu vào của sản xuất. Sự không hoàn hảo của thị trường xuất phát từ hai nhóm nguyên nhân chủ yếu, đó là những yếu kém tự nhiên và những yếu kém về cơ cấu của thị trường.

Những yếu kém tự nhiên của thị trường bắt nguồn từ sự yếu kém hoặc thiếu
các thị trường tư nhân; những yếu kém này nảy sinh một cách tự nhiên trong quá
trình hình thành thị trường. Có nhiều loại không hoàn hảo của thị trường xuất hiện
một cách tự nhiên trong các thị trường bên ngoài. Hai trong số những sự không hoàn

21


hảo quan trọng nhất đó là sự không hoàn hảo hoặc thiếu một thị trường tri thức và sự tồn tại các chi phí giao dịch cao trên các thị trường bên ngoài. Các yếu kém quan trọng khác của thị trường xuất hiện do nguyên nhân rủi ro và tính không chắc chắn, và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa cung và cầu.

Những yếu kém về cơ cấu thị trường như: thuế quan, hạn ngạch, các chính sách thuế và các chính sách ưu đãi khác, hạn chế khả năng tiếp cận của đối tác nước ngoài vào thị trường vốn trong nước, các chính sách thay thế nhập khẩu (một hình thức của bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ)

Như vậy, khi thị trường bên ngoài không hoàn hảo, các doanh nghiệp sẽ có
được lợi thế nội bộ hóa khi lựa chọn FDI là hình thức xâm nhập thị trường nước
ngoài. Lợi thế này sẽ giúp doanh nghiệp giảm được chi phí và khắc phục được
những rào cản, rủi ro do sự không hoàn hảo của thị trường bên ngoài gây ra (rào cản
thuế quan và phi thuế quan, biến động bất thường của thị trường hàng hóa bên
ngoài, ...). Chính các lợi thế nội bộ hóa giúp các MNC tiến hành hoạt động kinh
doanh đồng bộ và hoàn chỉnh, sản xuất ở nhiều nước và sử dụng thương mại trong
nội bộ doanh nghiệp để lưu chuyển hàng hoá, dịch vụ và các yếu tố vô hình giữa các
chi nhánh của chúng.

Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng mặc dù nội bộ hóa đem lại nhiều lợi ích nhưng


cũng phải trả những chi phí nhất định cho quá trình liên kết kinh doanh. Một trong
những chi phí quan trọng nhất đó là chi phí quản lý, nghĩa là chi phí điều hành một
doanh nghiệp lớn với nhiều công ty thành viên hợp tác trong cùng ngành hoặc trong
các ngành có tính chất bạn hàng của nhau, các doanh nghiệp này có thị trường nội
bộ rất phức tạp về hàng hóa, dịch vụ và các tài sản vô hình. Thứ hai, việc liên kết
kinh doanh trên toàn cầu đòi hỏi các nguồn tài chính khổng lồ mà có thể không có
sẵn đối với doanh nghiệp hoặc chỉ sẵn có với chi phí cao hơn so với các hình thức
khác. Thứ ba, các phương pháp kinh doanh mới có thể kéo theo những đòi hỏi đặc
biệt hoặc các tài sản chuyên dụng mà MNE không có, khi đó doanh nghiệp có thể
chọn các hình thức xâm nhập khác.

22



Khi đã có lợi thế về quyền sở hữu và lợi thế nội bộ hóa, các doanh nghiệp sẽ còn phải cân nhắc để chọn địa điểm đầu tư trực tiếp ở nước nào có lợi nhất cho việc phát huy 2 lợi thế trên. Vấn đề này sẽ được giải đáp thông qua các đánh giá về lợi thế địa điểm của các nước tiếp nhận đầu tư đối với chủ đầu tư.

Lợi thế địa điểm hay còn gọi là lợi thế riêng của nước nhận đầu tư (country specific advantages- CSA)

Doanh nghiệp sẽ chỉ tiến hành hoạt động FDI khi hoạt động này có lợi hơn
hoạt động đầu tư ở trong nước nhờ các điều kiện sản xuất thuận lợi (lao động rẻ hơn,



tải về 0.91 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương