CHƯƠng II: TỔng quan về ĐẦu tư quốc tế Khái niệm và đặc điểm của đầu tư quốc tế



tải về 0.91 Mb.
trang8/11
Chuyển đổi dữ liệu27.07.2016
Kích0.91 Mb.
#7180
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

Bảng 1.6: Phân bổ FDI vào các nước trên thế giới (%)


Các nhóm nước

Công nghiệp phát triển Đang phát triển

Trung và Đông Âu Riêng các nước kém phát triển (49 nước)


86-90 91-924 93-98 99-005 2001 2002

82,4 66,5 61,2 80 68,4 65,4

17,5 31,3 35,3 17,9 27,9

0,1 2,2 3,5 2,0 3,7

0,4 1,1 0,6 0,4 0,5

Nguồn: Tổng hợp từ các Báo cáo đầu tư của UNCTAD.



Giữa các nước đang phát triển FDI phân bổ không đều, chủ yếu tập trung vào một số ít nước.

2/3 FDI vào các nước đang phát triển tập trung vào 10 nước trong đó có 7 nước châu

á (Trung quốc, Singapore, Malaysia, Indonesia, Hongkong, Đài Loan và Thái Lan), 3 nước
châu Mỹ (Achentina, Mexico và Colombia) không có nước nào thuộc châu Phi, châu Âu.
1/3 FDI còn lại chia sẻ cho hơn 100 nước. Trung Quốc luôn dẫn đầu trong các nước đang
phát triển về thu hút FDI, thường xuyên chiếm 1/3 FDI vào các nước này : năm 1998 FDI
vào Trung Quốc chiếm 80% FDI vào châu á và 35% FDI vào các nước đang phát triển. Do
tác động của khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á năm 1997, FDI vào Trung Quốc có xu
hướng giảm : năm 1997 giảm 11%, 1998 : -10% ; 1999 : -10%, năm 2000 có dấu hiệu
phục hồi.

Trong thập kỷ vừa qua, 5 nước nhận FDI nhiều nhất trong các nước đang phát triển thường xuyên chiếm từ 50-70% tổng FDI vào khu vực này. 10 nước nhận FDI nhiều nhất trong các nước đang phát triển thường xuyên chiếm từ 70-80% tổng FDI vào khu vực này. 30 nhận FDI nhiều nhất trong các nước đang phát triển thường xuyên nhận được trên 90% tổng FDI vào khu vực này.


3.5.1.3. FDI chủ yếu bị chi phối bởi các TNC


4 Giai đoạn FDI giảm

5 FDI tăng đột biến nhờ M&A

49



Mặc dù có sự đa dạng hoá về chủ thể tham gia đầu tư nhưng thực chất 90% FDI
đang được kiểm soát bởi các công ty xuyên quốc gia, mà chủ yếu là khoảng 100
công ty của Mỹ, EU và Nhật Bản. Hiện có khoảng 60.000 TNE với hơn 500.000 chi
nhánh trên toàn thế giới. Các TNE chiếm 25% tổng giá trị sản xuất của toàn thế giới

Do thực lực rất mạnh (vốn + kỹ thuật + công nghệ + thị trường + phương thức quản lý) có thể vượt cả tiềm lực kinh tế của nhiều quốc gia, với cấu trúc mạng lưới, được sự hỗ trợ của các phương tiện thông tin hiện đại, các công ty đa quốc gia đang thực sự "phong toả", chi phối hoạt động của hệ thống kinh tế toàn cầu. Cũng dựa vào thực lực mạnh, bằng nhiều phương thức khác nhau, các công ty này ảnh hưởng rất lớn đến việc điều chỉnh ‘luật chơi’ kinh tế toàn cầu cũng như đến chính sách của nhiều quốc gia.

Có sự liên kết chặt chẽ giữa kinh doanh công nghiệp, thương mại - dịch vụ với kinh doanh tài chính ngân hàng trong hoạt động của các công ty này, hình thành những tổ hợp khổng lồ theo kiểu tài phiệt, lũng đoạn.

Giữa các công ty này tồn tại quan hệ hai chiều vừa liên minh vừa cạnh tranh khốc liệt. Liên minh để thao túng các nền kinh tế quốc gia nào đó hay đối phương. Còn cạnh tranh là bản chất và hiện đã đạt tới trình độ cao (thôn tính cả những tập đoàn khổng lồ). Xu hướng hợp nhất các tập đoàn vốn đã là khổng lồ nhất thế giới trong hầu hết tất cả các lĩnh vực quan trọng hàng đầu của nền kinh tế hiện đại diễn ra rất mạnh trong vài năm gần đây là một động thái rất mới.

Mối quan hệ phức tạp của các công ty này với nhau trong nhiều trường hợp làm cho việc dự đoán chiều hướng vận động của các mối quan hệ chính thức giữa các nước và khu vực trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

3.5.1.4. FDI chủ yếu được thực hiện dưới hình thức M&A

Cho đến cuối những năm 60, đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu dưới hình thức chi
nhánh. Từ nửa đầu những năm 70 và đỉnh cao là giữa những năm 80, hình thức mua
lại hoặc hợp nhất trở nên phổ biến. Cuối những năm 80 ở Mỹ gần 85% đầu tư nước
ngoài dưới hình thức mua các công ty đã có sẵn so với 15% lập các chi nhánh mới.
FDI dưới hình thức mua lại và sáp nhập (544 tỷ $ )chiếm 84% tổng FDI trên thế giới
năm 1998, tăng 60% so với năm 97 (chiếm 71%). Trước đây quá trình liên kết và
hợp nhất chỉ diễn ra với các công ty vừa và nhỏ, còn việc thôn tính sát nhập chỉ diễn
ra trong quan hệ giữa công ty lớn với công ty nhỏ, thì hiện nay cùng với việc hình

50



thành các khối kinh tế - mậu dịch khu vực, quá trình hợp nhất, liên kết các công ty,
tập đoàn lớn nhất thế giới để hình thành những đế chế - công ty diễn ra mạnh mẽ.

Xu hướng này của các doanh nghiệp phương tây, kể cả các doanh nghiệp mới xuất hiện trên bản đồ thế giới của hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài, chủ yếu được giải thích bởi các lý do gắn với sự nhanh chóng, ít rủi ro hơn và khả năng tài chính kém của các công ty ở nước nhận đầu tư:

+ Mua ngay phần thị trường và hỗ trợ chiến lược của mạng lưới phân phối cho phép tiết kiệm thời gian xúc tiến hoạt động ở thị trường nước ngoài.

+ Nghiên cứu và so sánh về rủi ro và hiệu quả giữa việc lập chi nhánh và mua lại thường phiến diện và ít có tính thuyết phục; nhưng xu hướng của những năm 80 chứng minh tầm quan trọng của tính chắc chắn khi mua lại một công ty đã có sẵn so với rủi ro của việc đầu tư mới, thường bấp bênh hơn, tại một nước xa lạ;

+ Sự tăng trưởng mạnh mẽ của FDI trong những năm 80 gắn liền với khả năng tài chính kém của rất nhiều các công ty Mỹ và châu Âu và sự sụt giá trên thị trường chứng khoán.

Đối với các chủ đầu tư, đặc biệt là các chủ đầu tư lớn, M&A có nhiều ưu điểm hơn hình thức đầu tư mới như: Giúp chủ đầu tư chiếm lĩnh ngay các thị trường mới, tăng ngay thị phần và mức độ toàn cầu hoá, bổ sung các năng lực còn thiếu của chủ đầu tư trên thị trường này; tiết kiệm chi phí, cắt giảm chi phí : sau khi sát nhập với New England Corp. (kể cả chi nhánh của ngân hàng này), tập đoàn Tài chính Flinorstar đạt mức tiết kiệm hàng năm là 350 triệu USD cùng với mức thu nhập phụ là 200 triệu USD; tăng khả năng cạnh tranh : Ky-Corp một ngân hàng loại vừa đã nhảy vọt từ vị trí 200 lên 36, sau khi kết nạp một số ngân hàng cỡ nhỏ khác. Sau 10 năm lợi nhuận thu được từ cổ phiếu của ngân hàng mới sát nhập này có mức tăng trung bình mỗi năm là 10,5%, lượng cổ phiếu tăng 4,5% và giá cổ phiếu của nó tăng nhanh hơn từ 25 USD năm 1985 lên 35 USD năm 1995.

51


Tuy nhiên, đối với các nước nhận đầu tư M&A cũng đem lại nhiều mối đe dọa như:


dẫn đến tình trạng độc quyền, cạnh tranh không lành mạnh, độc quyền; tăng tỷ lệ
thất nghiệp bởi sau khi sáp nhập các tập đoàn sẽ giảm bớt số nhân viên để tiết kiệm
và nâng cao khả năng cạnh tranh. Chính vì vậy, các nước cần thiết lập những luật
định, những cơ sở pháp lý rõ ràng cho việc sát nhập mua lại này : chống độc quyền,
chống những biện pháp cạnh tranh bất công và những hành động lừa dối bất hợp
pháp, ... Bộ luật chống độc quyền của Mỹ ra đời năm 1976 buộc các ngân hàng phải
thông báo cho các bên, các tổ chức có liên quan về mọi khoản mua cổ phiếu có giá
trị 15 triệu USD (hoặc 15% cổ phiếu cuả công ty) đây là giá trị tối thiểu cho phép
trong mỗi cuộc sáp nhập. Như vậy sẽ tránh cho các công ty bị cuốn vào các cuộc sáp
nhập một cách thụ động hoặc tránh bị thôn tính. Nhờ quy định này mà Mỹ kiểm
soát được mọi cuộc sáp nhập ngay từ đầu.
3.5.1.5. Có sự thay đổi sâu sắc về lĩnh vực đầu tư

Đầu thập kỷ 60: động cơ của chủ đầu tư là định hướng thị trường mà chủ yếu là lao động rẻ. Các ngành thu hút nhiều FDI: những ngành sản xuất truyền thống, khai khoáng, chế biến nông sản. Những năm 80: cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lĩnh vực đầu tư cũng thay đổi. Các nước đang phát triển vẫn chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực sản xuất vật chất. Ngày nay, FDI tập trung vào các ngành kinh tế mới như tin học, công nghệ thông tin, sinh học, ... Các ngành sản xuất truyền thống bị sáp nhập và tổ chức lại : ô tô, điện tử, dược phẩm, hoá chất. FDI vào dịch vụ phát triển mạnh chiếm trên 60% FDI trên thế giới trong những năm 2000. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng cũng tăng nhanh dưới các hình thức BOT, BTO, BT.

4. Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)

4.1. Phân loại ODA.

v Theo tính chất:

- Viện trợ không hoàn lại: Các khoản cho không, không phải trả lại.

- Viện trợ có hoàn lại: Các khoản vay ưu đãi (tín dụng với điều kiện “mềm”).

- Viện trợ hỗn hợp: Gồm một phần cho không, phần còn lại thực hiện theo hình thức tín dụng (có thể là ưu đãi hoặc thương mại).

v Theo mục đích:

52


- Hỗ trợ cơ bản: Là những nguồn lực được cung cấp để đầu tư xây dựng cơ sở

hạ tầng kinh tế, xã hội và môi trường. Đây thường là những khoản cho vay ưu


đãi.

- Hỗ trợ kỹ thuật: Là những nguồn lực dành cho chuyển giao tri thức, công


nghệ, xây dựng năng lực, tiến hành nghiên cứu cơ bản hay nghiên cứu tiền
đầu tư, phát triển thể chế và nguồn nhân lực... loại hỗ trợ này chủ yếu là viện
trợ không hoàn lại.

v Theo điều kiện:

- ODA không ràng buộc nước nhận: việc sử dụng vốn tài trợ không bị ràng
buộc bởi nguồn sử dụng hay mục đích sử dụng.

- ODA có ràng buộc nước nhận:

 Bởi nguồn sử dụng: Có nghĩa là việc mua sắm hàng hóa, trang thiết bị hay
dịch vụ bằng nguồn vốn ODA chỉ giới hạn cho một số công ty do nước tài
trợ sở hữu hoặc kiểm soát (đối với viện trợ song phương), hoặc các công
ty của các nước thành viên (đối với viện trợ đa phương).

 Bởi mục đích sử dụng: Chỉ được sử dụng cho một số lĩnh vực nhất định


hoặc một số dự án cụ thể.

- ODA có thể ràng buộc một phần, ví dụ, một phần chi ở nước viện trợ, phần

còn lại chi ở bất cứ nơi nào.

v Theo hình thức hỗ trợ

- Hỗ trợ dự án: Là hình thức chủ yếu của ODA để thực hiện các dự án cụ thể. Nó
có thể là hỗ trợ cơ bản hoặc hỗ trợ kỹ thuật, có thể là cho không hoặc cho vay ưu
đãi.

- Hỗ trợ phi dự án: Bao gồm các loại hình như sau:

 Hỗ trợ cán cân thanh toán: thường là hỗ trợ tài chính trực tiếp (chuyển
giao tiền tệ) hoặc hỗ trợ hàng hóa, hỗ trợ qua nhập khẩu. Ngoại tệ hoặc
hàng hóa được chuyển qua hình thức này có thể được sử dụng để hỗ trợ
ngân sách.

 Hỗ trợ trả nợ.

53


 Viện trợ chương trình: Là khoản ODA dành cho một mục đích tổng quát


với thời gian nhất định mà không phải xác định một cách chính xác nó sẽ
được sử dụng như thế nào.

4.2. Quá trình hình thành và phát triển

4.2.1. Nguồn gốc lịch sử của ODA

Sau đại chiến thế giới lần thứ II, các nước công nghiệp phát triển đã thỏa thuận về sự


trợ giúp dưới dạng viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay với điều kiện ưu đãi cho các
nước đang phát triển. Tổ chức tài chính quốc tế - WB đã được thành lập tại Hội nghị
về Tài chính - Tiền tệ tổ chức tháng 7 năm 1944 tại Bretton Woods thuộc bang
Hampshire (Hoa Kỳ). Mục tiêu của WB là thúc đẩy phát triển kinh tế và tăng trưởng
phúc lợi của các nước với tư cách là một tổ chức trung gian về tài chính, một ngân
hàng thực sự với hoạt động chủ yếu là đi vay theo các điều kiện thương mại bằng
cách phát hành trái phiếu, để rồi cho vay tài trợ đầu tư tại các nước.

Sự kiện quan trọng hơn cả là ngày 14/12/1960 tại Pari đã ký thỏa thuận thành lập Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (Organisation for Economic Co-operation and Development - OECD). Tổ chức này bao gồm 20 nước thành viên ban đầu đã đóng góp phần quan trọng nhất trong việc cung cấp ODA song phương và đa phương. Trong khuôn khổ hợp tác phát triển, các nước OECD đã lập ra những ủy ban chuyên môn, trong đó có ủy ban Hỗ trợ Phát triển (Development Assistance Committee -


DAC) nhằm giúp các nước đang phát triển phát triển kinh tế và nâng cao hiệu quả đầu tư. Thành viên ban đầu của DAC gồm có 18 nước. Năm 1996, DAC đã cho ra đời bản báo cáo “Kiến tạo thế kỷ XXI- Vai trò của hợp tác phát triển”. Báo cáo này đã đề cập tới một vai trò khác của viện trợ ngoài vai trò cung cấp vốn. Viện trợ phát triển phải chú trọng vào việc hỗ trợ cho các nước nhận có được thể chế và những chính sách phù hợp chứ không phải chỉ cấp vốn. Dĩ nhiên tiền cũng là vấn đề quan trọng nhưng viện trợ có hiệu quả phải mang lại cả tài chính lẫn ý tưởng và sự kết hợp giữa hai yếu tố đó có ý nghĩa thực sự quan trọng.

Hiện nay, các thành viên của DAC gồm: áo, Bỉ, Canađa, Đan Mạch, Pháp, Đức,


Ailen, Italia, Hà Lan, Nauy, Bồ Đào Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Vương quốc Anh,
Hoa Kỳ, ôtxtrâylia, Niudilân, Nhật Bản, Phần Lan, Lucxămbua, Tây Ban Nha và ủy
ban của Cộng đồng Châu Âu (EC). Ba thành viên còn lại của OECD là Hy Lạp,
54


aixơlen, Thổ Nhỹ Kỳ cũng có quan hệ chặt chẽ với DAC. Hàn Quốc đang trong quá trình gia nhập DAC.

4.2.2. Các nước và các tổ chức cung cấp ODA

Nguồn vốn ODA phần lớn được cung cấp bởi cỏc nước thành viờn Uỷ ban Hỗ trợ Phỏt


triển (DAC ) thuộc Tổ chức hợp tỏc kinh tế và phỏt triển (OECD), chiếm trờn 95% tổng
ODA thế giới. Do vậy lượng ODA toàn cầu phụ thuộc rất nhiều vào mức viện trợ của cỏc
nước này.

Bên cạnh việc cung cấp ODA trực tiếp, đóng vai trò các nhà tài trợ song phương, các nước cung cấp ODA còn chuyển giao ODA cho các nước đang phát triển thông qua các tổ chức viện trợ đa phương. Các tổ chức đó là:

- Các tổ chức thuộc hệ thống Liên hợp quốc như: Chương trình phát triển của Liên
hợp quốc, Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc, chương trình lương thực Thế giới, Quỹ dân
số Liên hợp quốc, Tổ chức Y tế Thế giới, Tổ chức Nông nghiệp và Lương thựcv.v...

- Các tổ chức tài chính quốc tế gồm: IMF, WB, ADB, Quỹ viện trợ của các tổ chức


OPEC, Quỹ Cô-Oet (KUWAIT), Ngân hàng Phát triển Châu Phi, Ngân hàng Bắc
Âu...

- Ngoài ra, cac tổ chức phi chinh phủ (NGO) cũng tham gia vào việc cung cấp ODA trờn thế giới. Số lượng cac tổ chức này đó tăng len rất nhanh trong vài thập kỷ qua, hoạt động mạnh mẽ tren nhiều lĩnh vực.


4.2.3. Quá trình phát triển của ODA trên thế giới

Tổng khối lượng ODA trên thế giới tăng chậm trong những năm 1960. Trong những


năm 1970 và 1980 viện trợ từ các nước thuộc OECD vẫn tăng liên tục. Đến giữa
thập niên 80 khối lượng viện trợ đạt mức gấp đôi đầu thập niên 70. Cuối những năm
1980 đến những năm 1990 ODA vẫn tăng nhưng với tỷ lệ tăng thấp. Năm 1991, viện
trợ phát triển chính thức đã đạt tới con số là 69 tỷ USD theo giá năm 1995.

Năm 1996, 21 nước tài trợ OECD đã dành 55,114 tỷ USD cho viện trợ, bằng 0,25%


tổng GNP của họ và bằng 1,71% tổng chi ngân sách của chính phủ các nước này, có
nghĩa là 67,85 USD trên đầu người. Cũng trong năm này tỷ lệ ODA/GNP của các
nước DAC chỉ là 0,25%. So với năm 1995, viện trợ của OECD trong năm 1996 đã

55



giảm 3,768 tỷ USD, tức khoảng 4,2%. Trong khi đó thì luồng tài chính tư nhân từ OECD đạt con số 234 tỷ USD, nhiều hơn năm 1995 80 triệu USD và bằng 4,2 lần giá trị ODA.

Trong suốt giai đoạn 1993-2003, tổng ODA của các nước DAC đạt bình quân gần 56 tỷ USD, thấp nhất năm 1997 (gần 47 tỷ USD) và đạt cao nhất vào năm 2003 (gần 68,5 tỷ USD). Mặc dù có một số biến động theo từng thời kỳ song nhìn chung giá trị tuyệt đối



tải về 0.91 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương