CHƯƠng I. Thông tin chung


NẾU MUỐN HỖ TRỢ VIỆC KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU VỚI NAM PHI, CẦN LIÊN LẠC VỚI AI?



tải về 0.5 Mb.
trang8/9
Chuyển đổi dữ liệu08.11.2017
Kích0.5 Mb.
#34211
1   2   3   4   5   6   7   8   9

8. NẾU MUỐN HỖ TRỢ VIỆC KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU VỚI NAM PHI, CẦN LIÊN LẠC VỚI AI?


Bạn hãy liên lạc trực tiếp với Đại sứ quán Nam Phi tại Hà Nội, bộ phận Kinh tế và thương mại (địa chỉ như trên). Lâu nay chúng ta hay quên đi một điều là cơ quan đại diện của các nước đặt tại Việt Nam là một địa chỉ gần nhất để liên lạc và yêu cầu thông tin về đất nước, kinh tế và thương mại của đất nước họ. Hơn nữa bộ phận kinh tế, thương mại trong sứ quán các nước, cũng như Thương vụ của ta Ở các nước có nhiệm vụ cung cấp thông tin mà bạn yêu cầu. Họ cũng là cầu nối cho bạn với các doanh nghiệp và thương nhân trong nước có hiệu quả nhất. Bạn cũng dừng ngần ngại liên lạc với thương vụ Việt Nam tại Nam phi

Ông Đỗ Quang Liên, tham tán Thương mạI theo địa chỉ

135 Brook st, Brooklyn, Pretoria 0181 South Africa

Tel: 27-12-3631179

Fax: 27-12-3620553

Email:za@mot.gov.vn

hoặc vnto@worldonline.co.za

hoặc doquanglien@mot.gov.vn

Ngoài ra các tổ chức xúc tiến thương mạI trong nước như Cục xúc tiến thương mạI và các Sở thương mạI/ Trung tâm XTTM tạI các địa phương cũng có thể giúp bạn

CHƯƠNG VII. THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG
THEO NGÀNH HÀNG


1.NHỮNG NGÀNH HÀNG/ SẢN PHẨM VIỆT NAM CÓ THỂ XUẤT KHẨU SANG NAM PHI

1 1 Nông sản


Kinh tế nông nghiệp của Nam Phi mang tính 2 mặt bao gồm khu vực thương mại rất phát triển và khu vực sản xuất tự cung tự cấp ở nông thôn. Trong khi nông nghiệp đóng góp cho GDP là 4% thì ngành này tuyển dụng gần 1 0% số lượng lao động và gần 6 triệu người phụ thuộc vào ngành này. Có khoảng 9 nghìn nông trường sản xuất kinh doanh tại Nam Phi. Bên cạnh đó còn có hàng nghìn nông dân sản xuất với quy mô nhỏ.

Khoảng 13,7%diện tích ở Nam Phi có thể sử dụng được cho sản xuất nhưng chỉ có 22% trong số đó là có tiềm năng khai thác cao. Nhược điểm lớn nhất của sản xuất nông nghiệp Nam Phi là nguồn nước. Lượng mưa không phân phối đều trên toàn quốc. Khoảng 50% lượng nước được sử dụng cho mục đích nông nghiệp và chỉ khoảng 1,3 triệu hecta đất có hệ thống tưới tiêu. Tùy theo khí hậu, loại đất trồng trọt và tập quán canh tác. Nam Phi phân chia thành nhiều vùng canh tác nông nghiệp khác nhau.

Nam Phi không những đáp ứng được nhu cầu thực phẩm trong nước mà còn là một nước xuất khẩu thực phẩm. Tuy nhiên do lượng mưa thấp và không trải đều suốt năm nên nông nghiệp vẫn chịu tác động của hạn hán. Khỏang 65% tổng sản lượng nông nghiệp được sử dụng làm nguyên liệu đầu vào cho ngành sản xuất.

Sản lượng

Ngô chiếm nhiều diện tích trồng trọt nhất. Kế đến là mía, lúa mì và hạt hướng dương. Trái cây theo vụ trái cây cận nhiệt đới, trái cây có múi và các loại rau là.những sản phẩm nông nghiệp chính của Nam Phi. Ngô cũng là sản phẩm nông nghiện chinh của Nam Phi và là nguồn cung cấp carbon hidrate quan trọng nhất trong khối SADC cho tiêu thụ của ngườI và gia súc.

Sản lượng sản xuất các mặt hàng rau quả tại Nam Phi năm 2002

Đvt. nghìn tấn

Ngô 1.000

Lúa mì 2.33 1

Mía 23 .000

Lúa miền (grain sorgium) 255

Lạc nhân 133

Hạt hoa hướng dương 965

Trái cây theo mùa l.602

Trái chanh 1.896

Trái cây bán nhiệt đới 616

Rau 2.050

Khoai tây 1.540

(Nguồn: Bộ Nông nghiệp Nam phi)


  • Ngô chủ yếu được sản xuất tại các tỉnh Tây Bắ,Free State, Mpumalanga và Kwazulu Natal.

  • Lúa mì chủ yếu sản xuất ở các tỉnh miền Tây và phía Đông của Free State nơi có mưa vào mùa đông.

  • Lúa mạch được sản xuất chủ yếu ở các tỉnh ven biển.

  • Lúa miến được canh tác chủ yếu tại những vùng khô như tỉnh Mpumaianga, Free State, Limpopo và các tỉnh Tây bắc

  • Lạc chủ yếu dược sản xuất ở tỉnh Free State và các tỉnh miền Đông Bắc.

  • Nam Phi là nước sản xuất hạt hướng dương lớn thứ 10 trên thế giới. Hạt này được sản xuất chủ yếu tại các tỉnh Free State, Mpumalanga và Limpopo.

  • Nam Phi là nước sản xuất đường lớn thứ 12 trên thế giới. Mía được trồng rải rác từ phía Bắc của tỉnh miền tây đến khu vực ven biển thuộc tính Mapumalanga.

  • Khoảng 50% sản lượng đường của Nam Phi được tiêu thụ Ở các nước miền Nam Châu Phi, số còn lại được xuất khẩu sang các nước Trung Cận Đông, Bắc Mỹ và Châu á.

  • Các trái cây theo mùa được trồng chủ yếu tại các tỉnh miền Đông và Tây.

  • Thu nhập từ xuất khẩu chiếm 1 1% tổng xuất khẩu nông nghiệp.

  • Năm 2002 xuất khấu táo chiếm 38% , lê: 21%, bưởi 19%.

  • Chanh được sản xuất tại các vùng có tưới tiêu tốt như Mpumalanga, Limpopo, Eastcm Cape, Westem Cape và tỉnh Kwazulu Natal

  • Dứa được trồng tại các tỉnh miền Tây và phía Bắc tỉnh Kwazulu Natal.

  • Các trái cày bán nhiệt đối như:bơ, xoài, chuốI, vải, đu đủ, lựu và hạt macadamia... chủ yếu được trồng tạI Mpumalanga và Limpopo

  • Công nghiệp sản xuất rượu và đồ uống chiếm vai trò quan trọng trong kinh tế nông nghiệp. Nam Phi xếp thứ 8 trên thế giớI về sản xuất rượu Hơn 40% sản lượng khoai tây được trồng ở vùng vùng cao Mpumalanga và Free State. 2/3 diện tích sản xuất khoal tây dược cung cấp hệ thống tưới tiêu

  • 50% sản lượng khoai tây cung cấp cho siêu thị. 16% được gia công chế biến thành các sản phàm như khoai tây chiên (chip).

  • Hành được trồng chủ yếu tại Mpumalanga, các tỉnh miền Tây và phía Nam của tỉnh Frec State.

  • Bắp cải được sản xuất trên toàn quốc nhưng tập trung tại Các tỉnh Mpumalanga và Kwazulu Natal

  • Bông được trồng tại Kwazulu Natal và các tỉnh miền Bắc, đóng góp 74% nguyên liệu sản xuất lợi tự nhiên và 42% nguyên liệu sản xuất sợi chế biến. 75% sản xuất vẫn được thu hoạch bằng tay.

  • Thuốc lá Virginia được sản xuất chủ yếu tại Mpumalaga và Limpopo. Một số lượng nhỏ được sản xuất tạI miền Tây và Eastern Cape

  • Chè mật ong rừng (honeybush) được trồng chủ yếu tạI các tỉnh miền Tây và miền Đông. Hiệp hộI chè Mật ong rừng Nam Phi được thành lập năm 1999 để giúp ngườI sản xuất sản phẩm. Các sản phẩm chủ yếu là chè Rooibos

Xuất nhập khâu

Nam Phi là nước sản xuất với qui mô lớn các loại thịt, da các loạI, len lấy từ cừu và sữa. Tổng sản lượng thịt hàng năm cung cấp đủ cho 85% nhu cầu nội địa, phần còn lại Nam Phi nhập khẩu từ Namibia, Botswana và Swaziland. Thuốc cho gia súc chủ yếu dược cung cấp bởi Công ty đaquốc gia Onderstepoort Biological Products.

Nam Phi tự cung tự cấp phần lớn lương thực cơ bản. Tuy nhiên, Nam Phi vẫn phải nhập khẩu lúa mì, gạo, chè, cà phê và các giống cây có dầu.

Nam Phi là nước xuất khẩu ròng một số sản phẩm nông nghiệp như trảI cây có múi, đường, nho, táo, lê, và quả mộc qua (quinee). Năm Phí cũng xuất khấu ngô các loại, rượu nho, lạc, hoa tươi, vải nỉ angora (mohair) và len. EU là thị trường nhập khẩu lớn nhất các mặt hàng nông nghiệp của Nam Phi

Bộ Nông nghiệp Nam Phi có trách nhiệm thực hiện các chính sách tạI Châu Phi bao gồm Lesotho, Swaziland và Zimbabwe. Bộ Nông nghiệp tham gia đàm phán với Hoa Kỳ. Mecosour: Cairns, WTO, SADC, SACU và Hiệp định Thương mại Tự do với EU về những vấn đề liên quan tớI nông sản. Hiệp định Thương mại Tự do với EU đã tạo cho các các sản phẩm trái. cây tươi, các sản phẩm bơ sữa, hoa quả đóng hộp, thuốc lá rượu và đồ uống của Nam Phi được hưởng lợi từ thuế hải quan.

Các qui định thương mại ảnh hưởng tới xuất khấu nông sản của dệt Nam vào thị trường Nam Phi


  • Các rào cản phi thuế quan: Cục Quan là chất lượng và Sức khỏe

  • Cây trồng của Bộ Nông nghiệp có trách nhiệm quản lý về chất lượng của các mặt hàng nông nghiệp

  • Pest Con trol Act: Luật quản lý kiểm soát côn trùng và cây lạ.

  • Thuế nhập khẩu: Xem phần thuế nhập khẩu

  • Tập quán tiêu thụ: Người da đen chủ yếu ăn bột ngô, người da trắng ăn bánh mì và khoai tây, người Châu Á ăn gạo (chủ yếu gạo đồ)

Các cơ hội đầu tư

  • Nuôi trồng thủy hải sản (aquaeulture) ;

  • Chế biến lương thực ;

  • Thuộc da và đánh bóng da.

Nông sản, chủ yếu là cà phê và hạt tiêu, là một hoặc những nhóm hàng Việt Nam xuất khẩu khá ổn định vào thị trường Nam Phi. Tuy nhiên xuất khẩu gạo không ổn định do người dân.Nam Phi (gốc Ấn Độ) chủ yểu ăn gạo đồ. Muốn tăng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông sản,Việt Nam cần chuyển hướng sang xuất khẩu các mặt hàng chế biến như cà phê Trung Nguyên . . .

1 2 Hàng dệt may


Nam Phi không áp dụng hạn ngạch đối với hàng dệt may nhập khẩu và tuân theo các hiệp định tự do thương mại với EU, SADC và Zimbabwe. Trên cơ sở các hiệp định đó, Nam Phi áp thuế cho mặt hàng dệt may cũng như các mặt hàng khác.

Hiện nay Nam Phi đang tiến hành đàm phán ký kết hiệp định tự do Thương mại với Trung Quốc và Ấn Độ. Ngoài ra Nam Phi cũng có dự định ký kết Hiệp định Tự do thưong mại với khối Mercosur Nam Mỹ.

Do nạn thấp nghiệp rất cao (trên 30%), nên ngành may mặc của Nam Phi được nhà nước bảo hộ mạnh bằng hàng rào thuế quan. Tuy nhiên Nam Phi là một trong những sáng lập viên của WTO nên họ phải tuân thủ lộ trình cắt, giảm thuế theo quy định của tổ chức này.

Mức thuế Nam Phi áp dụng cho các nước khác ngoài hiệp định song phương thông thường là thuế suất MFN. Ngoài ra, đối với những nước đã ký kết hiệp định xong phương với Nam Phi thì tùy theo từng hiệp định mà Nam Phi áp mức thuế khác nhau. Mức thuế chung là từ 20% đến 60%

Thông tin về các mức thuế suất của Nam Phi có tại địa chỉ.

http://www.rapidttp.co.za/tariff/chpindx.html

Các sản phẩm dệt may hơn đang thông dụng tại thị trường Nam Phi được phân biệt theo mẫu da. tầng lớp người tiêu dùng và thị hiếu tiêu thụ. Người đa đen (chiếm tới 77% dân số) thích mặc những loại quần áo rẻ tiền, chủ yếu là quần bò,áo bò, áo phông, áo thun... và ưa chuộng chất liệu bền. Họ thích mầu mè, đặc biệt là những màu đậm. Người da trắng (chỉ chiếm 12% dân số) chuộng phong cách Châu âu, thích tông màu thanh nhã. Giới trẻ ăn mặc theo xu hướng thời trang. Người da mầu (chủ yếu là gốc người Ấn Độ) có kiểu ăn mặc riêng. Nhìn chung, dân Nam Phi da trắng cũng như da đen thích mặc quần bò, áo phông. Họ không câu nệ và quá chăm chút tới ăn mặc, trừ số ít tầng lớp lao động trí thức văn phòng. Những ngày thứ sáu nhân viên đi đến trụ sở trong bộ đồ thông thường (casual).

Ngoài ra, hàng dệt may của Nam Phi còn được phân loại theo mùa và theo vùng. Khí hậu của Nam Phi được chia làm 2 mùa: đông và hè. Mùa hè rõ nét nhất là từ tháng 12 đến tháng 2. Thời tiết bán ôn đới, nóng vào ban ngày nhưng lạnh vào ban đêm. Điều này.khiến tầng lớp ít tiền (chủ yếu là người da đen) muốn mua một chiếc áo ấm để có thể khoác vào ban ngày và đủ ấm để mặc vào ban đêm. Mùa đông thời tiết lạnh hơn, ban ngày nhiệt độ có thể xuống tới 130C, tối khoảng –30C. Tuy nhiên đa phần Nam Phi không có tuyết do khí hậu khô. Yếu tố thời tiết ảnh hưởng rất nhiều tới chúng loại hàng may mặc.

1 3 Thủy hải sản


Nam Phi là nước có truyền thống tự cung từ cấp do chế độ Aparthaid để lại cộng thêm ngành đánh bắt và chế biến thuỷ hảI sản khá phát triển. Nhập khẩu hải sản của Nam Phi rất nhỏ so vớI tổng cung của thị trường. Hơn nữa người dân Nam phì có tập quán ăn thịt nhiều hơn thủy hải sản.

Sản lượng thủy hải sản của Nam Phi hàng năm được kiểm tra nghiêm

ngặt để bảo vệ nguồn tài nguyên biển nên không có sự thay đổI lớn trong mấy năm gần đây. Tổng sản lượng đánh bắt năm 2000 đạt khoảng 600 nghìn tấn

Năm 2000, nhập khẩu thủy hải sản các loại của.Nam Phi đạt gần 25,1 nghìn tấn. xuất khẩu đạt 132,8 nghìn tấn. Việc đánh bắt cá meluc, cá bơn Aguthas, cá mòi cơm, cá trồng, sò biển và bào ngư phái xin hạn ngạch. Cá thu bị hạn chế đánh bắt. HảI cẩu và cá voi là hai động vật bị cấm săn bắt.

Hàng năm, sản lượng đánh bắt cá của Nam Phi đạt 600 nghìn tấn, tri giá 2,5 triệu Rand doanh thu bán buôn. Nam Phi có khoảng 28.000 lao động và 3.400 chiếc tầu được sử dụng vào ngành này. Sản lượng loại lươn biển ăn được, cá bơn Agulhas, và cá meluc (một loại cá tuyên chiếm tỷ lệ cao nhất về trị giá và số lượng là 45% cá biển gồm cá mòi cơm, cá hồi mắt đỏ và cá trồng chiếm 23%,sò biển 11%

Năm 2000, 50% tổng số cá đánh bắt của Nam Phi được xuất khẩu, chiếm 9% sản lượng xuất khẩu và khoảng 1% tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản.

Thuế nhập khẩu được áp dụng đốI vớI tất cả các mặt hàng thủy hảI sản và được tính trên trị giá hóa đơn thương mại. Nếu có nghi vấn về sự chính xác cua giá cả, hải quan Nam Phi sẽ tiến hành kiểm tra và các định lại. VAT là 14% trị giá hàng bao gồm cả thuế nhập khẩu. Các mức thuế có khả năng sẽ được giảm theo quy định chung của WTO đối với mặt hàng này. Nam Phi không áp đặt hạn ngạch nhập khẩu các mặt hàng thủy hảI sản.

Về chế độ giấy phép, tất cả các loại cá tươi, đông lạnh, sấy khô, muốI, hun khói (mã số 03.02, 03.03, 03.04, 03.05 trừ mã 03.05.41) đều phải xin giấy phép nhập khẩu. Các loài giáp xác, động vật thân mềm các loại (mã 03.06, 03.07) đều phải xin giấy phép nhập khẩu. Ngoài ra các loại tôm, cua, cá, .mực khác không thuộc diện trên đều không phải xin giấy phép nhập khẩu.

Đối với các mặt hàng thủy hải tan từ Việt Nam, Hải quan Nam Phi đòi hỏi phải có Giấy chúng nhận kiểm dịch (Phytosanitary certificate). Chất lượng sản phẩm phảI đảm bảo không gây hạI cho ngườI tiêu dùng và phảI tuân theo tuân theo tiêu chuẩn sản phẩm của Nam Phi.

Cơ hội xuất khẩu các mặt hàng thủy hải sản của Việt Nam đang Nam Phi sẽ gặp những thuận lợi và khó khăn sau:



Thuận lợi: Về cơ bản Việt Nam và Nam Phi đều là những nước xuất khẩu các mặt hàng thủy hải sản. Mozambique là nước xuất khẩu số lượng tương đối lớn thủy sản tươi sống và đông lạnh vào Nam Phi. Tuy nhiên, do vị trí địa lý khác nhau, môi trường sinh thái khác nhau nên chủng loại thấy hai sản có những khác biệt nhất định giữa Việt Nam và Nam Phi. Việt Nam có thể nghiên cứu để đưa một số chủng loại thuỷ hải sản mà Nam Phi không có. Đặc biệt là các loại cá nước ngọt ở dạng chế biến đông lạnh và muối khô. Hiện nay trên thị trường Nam Phi có bán sỏ loại nghêu của Việt Nam.

Khó khăn: Thị trường Nam Phi còn tương đốI mớI mẻ đốI vớI các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh mặt hàng này. Tỷ lệ tiêu thụ thủy sản của dân Nam Phi thấp hơn rất nhiều so với các nước khác. Bên cạnh đó, chi phí vận chuyển là là một yếu tố bất lợI đối với các nhà xuất khẩu Việt Nam trong khi hàng thuỷ sản của Việt Nam gặp phải sự cạnh tranh mạnh của Mozambique,Angola... là các nước có lợI thế hơn về địa lý

Một số công ty nhập khẩu hàng thủy hải sản ở Nam Phi:



Foodcorn (Ptv) Lia

Box 1816, Bedfordview, 2008

Pellmeadow Park. 60 Civin Drive, Essexwold, Bedfordview, 2007

Tel: +27 1 1 453 1501

Fax: +27 1 1 45- 1638

Email: tony@foodcorp.co.za



Wholesale seafood supply

167 Rietfontein Ra., Primrose. 1401

Tel: +27 1 1 828 8800

Fax: +27 1 1 828 1069



John West Food SA

41a Frost Av., Auckland Park, 2092

Tel: +27 1 1 482 – 3065

Fax: +27 11 726 - 7673

Email: peter.blok@unilever.com

Humboldt Trading (Ptv) Ltd

2146 Jan Smuts Av., Cnr 6th Road, Hyde Park, 2196

Tel: +27 1 1 325 4310

Fax: +27 1 1 325 4921

Emal: humboldttrading@pixie.co.za

Erongo Marine Enterprise (Ptv) Ltd

Tel: 021 508 9600

Fax: 021 5111343

Email: info@erongo.co.za


1. 4 Nhựa và sản phẩm nhựa


Nam Phi chiếm 0.7% thị trường nhựa thế giới là nước đứng đầu ngành công nghiệp nhựa trong khối các nước miền Nam Chậu Phi (SADC). Tổng kim ngạch buôn bán nhựa nguyên liệu và thành phẩm của Nam Phi đạt khoảng 22 tỷ Rand, đóng góp trên 4% tổng sản phẩm quốc nội. Ngành công nghiệp nhựa tạo công ăn việc làm cho 32.000 người. Khoảng 14,4% sản phẩm nhựa sản xuất trong nước được tái sử dụng hàng năm.

7,6% sản phẩm nhựa tiêu dùng sản xuất trong nước được thu hồi

Nam Phi nhập khẩu các sản phẩm nhựa như các loại ống và giầy dép nhựa đáp ứng cho 16% nhu cầu trong nước. Tiêu thụ nhựa và sản phẩm nhựa bình quân đầu người ở mức 22 kg, thấp hơn so với các nước phát triển có mức tiêu thụ trung bình khoảng 120 kg.

Một số nét tóm tắt về ngành công nghiệp nhựa Nam Phi. Ngành công nghiệp nhựa Nam Phi cung cấp sản phẩm cho hầu hết cho các ngành công nghiệp trong nước. Mặc dù chỉ là ngành công nghiệp nhỏ so với thế giới nhưng ngành này sở hữu thiết bị và công nghệ có trình độ tiên tiến và có tiềm năng to lớn để phát triển và xuất khẩu. Ngành công nghiệp này sản xuất từ nhựa nguyên liệu đến các loại bán thành phẩm và thành phẩm. Công nghệ ép bao gồm ép, thổi, nho, nhiệt... Sản phẩm được

sản xuất ra bao gồm các dạng film, nguyên liệu đóng gói, đồ đùng nhà bếp, đồ dùng gia đình, giầy dép, các loại ống và sản phẩm công nghiệp. Công nghiệp nhựa Ở Nam Phi chủ yếu sử dụng nguyên liệu than được cung cấp chủ yếu bởi tập đoàn Sasol. Nguyên liệu đóng gói chiếm trên 50% trong tổng số 923.000 tấn polyme được sản xuất bằng 800 máy chế biến. Tập đoàn Sa sol là nơi sản xuất chính polyme hàm lượng cao. Plastamid là nhà sản xuất và cung cấp chủ yếu sản phẩm nhựa cơ khí trên toàn Châu Phi. SANS Fibres sản xuất chai pet cung cấp cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Các loại polyme khác được nhập khẩu hoặc sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu. Kỹ thuật chủ yếu được chuyến giao từ Châu Âu và Châu Á

Số lao động trong ngành hầu như không thay đổi trong một vài năm qua và cũng không có dấu hiệu tăng lên. lý do là các nhà máy ngày càng trở nên tự động hóa dẫn đến nhu cầu lớn hơn đối với công nhân có tay nghề thay vì số đông lao động đơn giản.

Xu hướng thay thế nhựa cho các dạng nguyên liệu khác trong các ngành công nghiệp cơ khí, mỏ, nông nghiệp, giao thông, xây dựng, điện và hóa chất ngày càng được chấp nhận. Nhu cầu đối với sản phẩm nhựa gắn chặt chẽ với vòng quay trong kinh doanh do nhu cầu bán thành phẩm chiếm tới 80% tổng sản nhẩm. Sự cân bằng được tạo nên nhờ nhu cầu tiêu thụ cá nhân, đặc biệt đối với sản phẩm đóng gói và đóng thùng.

CSIR là cơ quan điều hành Trung tâm Công nghệ Polyme. Sapec (ủy ban Xuất khẩu nhựa) được thành lập năm 1999 nhằm mục đích thúc đẩy các hoạt động xuất khẩu và phát triển tìm kiếm các thị trường tiềm năng. Hiệp hội Nhựa Nam Phi có chức năng bảo vệ lợi ích của ngành công nghiệp nhựa nước sở tại.

Ngành công nghiệp sản xuất nhựa tái sinh cũng ngày càng thành công nhờ sự hỗ trợ về chính sách ưu đãi của chính phủ. Do tính chất cồng kềnh của mặt hàng nhựa nên xuất khẩu mặt hàng này có khó khăn do cách trở về mặt địa lý giữa Việt Nam và Nam Phi. Phương thức tiếp cận hiệu quả thị trường cho mặt hàng này là đầu tư sản

xuất tại nước sở tại. Tại Nam Phi có khá nhiều công ty Đài Loan đâu tư mở xuống nhựa theo mô hình sản xuất và bán hàng tại chỗ. Có công ty thuê quản đốc là người Việt Nam. Sản xuất khuôn mẫu phục vụ cho sản xuất mặt hàng nhựa cũng là cơ hộI tiềm năng.

Tỷ lệ tiêu thụ nhựa trên đầu người tương đối thấp của Nam Phi chứng tỏ thị trường hàng nhựa tiêu dùng còn rất nhiều tiềm năng để phát triển. Nhu cầu ngày càng tăng, đặc biệt đối với lĩnh vực đóng gói dẫn đến sự tăng trưởng trong sản xuất cũng như nhu cầu nhập khẩu đối với mặt hàng này trong những năm gần đây.

1.5 Dược phẩm


Ngành công nghiệp dược phẩm Nam Phi là một ngành có sức cạnh tranh lớn với nhiều chi nhánh các công ty quốc tế và đa quốc gia lớn nhất thế giới về dược phẩm tham gia. Các công ty này chiếm phần lớn thị trường thuốc chuyên ngành do có khả năng đi sâu vào nghiên cứu, trong khi các công ty Nam Phi có phần trội hơn về những sản phẩm y tế cơ bản. Ngành y tế công cộng chiếm 80% nhu cầu về y tế nhưng chỉ đạt 20% trị giá tiêu thụ được phẩm. Ngành lấy nguồn chi chủ yếu từ thuế, trong khi y tế tư nhân lại lấy nguồn chi từ bảo hiểm y tế

Năm 2001, Nam Phi có 171 công ty kinh doanh trong ngành y tế tư nhân và 73 công ty trong ngành y tế công cộng. 1/3 thị trường sản phẩm phụ được tiêu thụ bởi ngành nông nghiệp, chủ yếu.là vắc xin cho gia súc. Năm 2000, tổng sản lượng dược phẩm được sản xuất trị giá 5,79 tỷ Rand

Một loạt các vụ hợp nhất các công ty kinh doanh dược phẩm tại Nam Phi đã làm cho sản xuất của ngành thu hẹp lại. Tốc độ tăng trưởng sản xuất dược phẩm của Nam Phi đã giảm xuống còn 4,8% năm 2001. Một số nguyên nhân khác là hàng rào thuế quan lỏng và cạnh tranh mạnh mẽ từ bên ngoài. Các công ty đa quốc gia lớn hiện đang kinh doanh tại Nam Phi như Pfizer, Roche, MSD, Novartis và Schering - Plough.

Dược phẩm từ nhà sản xuất chủ yếu được phân phối thông qua hệ thống bán buôn tới các quầy thuốc. Một phần được đưa trực tiếp tới bệnh viện và trạm y tế. Hơn 50% lượng hàng được tiêu thụ qua hệ thống bán lẻ của cửa hàng thuốc. Thuốc chuyên dụng chiếm 94% lượng bán lẻ của các quầy thuốc. 1/4 lượng thuốc được bán cho ngành y tế công cộng. Cộng đồng bác sỹ tiêu thụ khoảng 14% và các bệnh viện, trạm y tế tiêu thụ khoảng 15% tổng lượng bán trên toàn quốc. Thuốc chuyên ngành chiếm hơn 50% thị phần, thuốc cơ bản chiếm 15% và thuốc pha chế chiếm 35%

Dược phẩm Ở Nam Phi được giám sát bởi Hội đồng Kiêm soát Dược phẩm (Medical Con trol Council). Thuốc có Giấy đăng ký sử dụng do HộI đồng này cấp mới được tiêu thụ trên thị trường. Nam Phi hiện đang xuất khẩu dược phẩm sang các nước Châu Phi (Zimbabwe, Kenya, Angola và Mauritus) cũng như các nước Châu Âu,Châu Úc và Châu Mỹ. Nam Phi nhập khẩu dược phẩm chủ yếu từ Đức Anh, Pháp và Mỹ. Tốc độ nhập khẩu tăng trung bình 9,3% hàng năm. Năm 2001 nhập khẩu đã lên tới 43% tổng sản lượng tiêu thụ trong nước trong khi xuất khẩu tăng 23% tổng sản lượng được sản xuất trong nước. Các nước Châu Phi sẽ vẫn là những nước nhập khẩu dược phẩm chính của Nam Phi

Hiệp hội các Nhà sản xuất Dược phẩm Quốc gia Nam Phi chịu trách nhiệm giải quyết các vướng mắc của các nhà sản xuất dược phẩm trong nước trong khi Hiệp hội Các nhà Sản xuất Dược phẩm có trách nhiệm đốI với cả các nhà sản xuất trong và ngoài nước trên bình diện quốc tế. Hiện tại, Nam Phi nói riêng và Chậu Phi nói chung vẫn còn chịu các nạn dịch hoành hành như: HIV/AID, sốt rét, lao. . . Do đó nhu cầu cần thuốc điều trị các loại bệnh trên rất cao. Việt Nam hoàn toàn có khả năng khai thác thị trường thuốc này nếu chào bán với mức giá thật rẻ do đối tượng mắc các bệnh trên chủ yếu là người da đen nghèo. Tuy nhiên, thủ tục xin giấy phép nhập khẩu rất phức tạp và tốn nhiều thời gian.

Các trang web tham khảo thông tin về dược phẩm tại Nam Phi:

Medical Assoeiation: www.samemedical.co.za

Medical Control Council: www.pharmnet.co.za

National Assocition of pharmaceutical Manufacturers: www.napm.eo.za



2.NHỮNG NGÀNH HÀNG/ SẢN PHẢM VIỆT NAM CÓ THỂ NHÁP KHẨU TỪ NAM PHI

2.1 Gỗ nguyên liệu

Rừng tự nhiên và rừng trồng tại Nam Phi

Nam Phi là nước có lượng mưa hàng năm rất thấp. Diện tích rừng chỉ chiếm khoảng 0,5%, chủ yếu nằm ở vùng ven biển phía Nam, phía Đông và Đông Bắc. Đây chính là lý do từ lâu Nam Phi đã quan tâm đến việc bảo tồn rừng tự nhiên và đặc biệt là trồng rừng. Công nghiệp trồng rừng đã được chính phủ rất quan tâm, đưa ra những chính sách khuyến khích và mạnh dạn giao cho tư nhân quản lý. Đến nay rừng trồng của Nam Phi chiếm 1,5 triệu ha, bằng 1,4% diện tích Nam Phi. Mặc dù diện tích khai thác gỗ Nam Phi chỉ chiếm 0,07% điện tích khai thác trên toàn thế giới nhưng chiếm 1,2% tổng sản phẩm khai thác của thế giới. Theo số liệu năm 1996/1997, Nam Phi đã khai thác được 18,6 triệu m3 gỗ tròn trị giá 1,75 tỷ Rand và thu về 9,15 tỷ Rand từ nguồn gỗ xẻ, ván sàn, bột giấy, gỗ hầm mỏ...

Ngoài ra, ngành lâm nghiệp Nam Phi có quan hệ hợp tác chặt chẽ vớt các đồng nghiệp khối SADC nơi có nguồn rừng dự trữ phong phú và đóng vai trò đầu tàu trong khối.

Hiện nay, Nam Phi là một trong những nước đúng đầu thế giới trên lĩnh vực quản lý, nghiên cứu rừng trồng. So với khối SADC và thế giới, khu vực kinh tế tư nhân tại Nam Phi đóng vai trò hàng đầu trong việc đầu tư trồng rừng và chế biến gỗ một cách hiệu quả và bền vững. 70% diện tích rừng trồng và 90% cơ sở chế biến gỗ do tư nhân sở hữu, bao gồm các tập đoàn lớn như SAPI, MONDI FORESTRY cho đến các hợp tác xã và tư nhân cá thể.

Rừng trồng

Tổng diện tích rùng trồng : 1 518 138 ha

Sở hữu nhà nước: 455 541 ha (30%)

Sở hữu tư nhân (công ty): 743 270 ha (49%)

Sở hữu tư nhân (nông dân): 319 327 ha (21%)

Phân vùng

Tỉnh Eastem Cape 11%

Tỉnh Kwazulu - Natal 30%

Tỉnh Mpumalanga 4 1 %

Chủng loại

Gỗ mềm 52,6% - 797 610 ha

Gỗ bạch đàn, khuynh diệp 39,3% - 597 964 ha

Gỗ wattle 7,4% - 112 029 ha

Gỗ khác 0,7% - 10 535

Qua nghiên cứu và thực tế buôn bán giữa hai nước trong thời gian qua cho thấy Nam Phi hoàn toàn có đủ yếu tố trở thành nguồn cung cấp nguyên liệu gỗ ổn định và lâu dài cho ngành công nghiệp sản xuất đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam.

Nhập khẩu gỗ từ Nam Phi của Việt Nam

Trong những năm gần đây, do yêu cầu nghiêm ngặt đối với việc bảo vệ môi trường, các nhà nhập khẩu đồ gỗ của Việt Nam yêu cầu phải có giấy chứng nhận FSC chứng minh việc sử dụng gỗ nguyên liệu từ rừng trồng. Do đó Nam Phi đã trở thành một trong những thị trường cung cấp gỗ nguyên liệu lớn nhất cho Việt Nam. Các loại gỗ Việc Nam nhập từ Nam Phi chủ yếu là các loại bạch đàn (bạch đàn đỏ, bạch đàn vàng và bạch đàn trắng), khuynh diệp và gỗ thông.

Hiện nay Việt Nam nhập trung bình khoảng 40 đến 50 container một tháng, với tỷ lệ khoảng 50150 gỗ tròn và gỗ xẻ. Giá bình quân (CIF) US$200/m3 cho gỗ tròn và US$ 370 đến US$400/m3 cho gỗ xẻ.

Thương vụ Việt Nam tại Nam Phi thường nhận được nhiều yêu cầu của doanh nghiệp liên quan đến việc nhập gỗ từ Nam Phi trong đó có Công ty Cổ phần Việt Trang, Công ty Trường Thành, VINAFOR, Công ty XNK Bình Định, Hoàng Anh Gia Lai, Công ty Long Đại, Công ty Sài Gòn Xanh, Công ty Cổ phần Yên Sản, NAFORIMEX Hà Nội... Đặc biệt là Công ty Cổ phần Việt Trang đã mở chi nhánh tại TP.Port Elizabeth - Nam Phi chuyên phục vụ cho việc nhập khẩu gỗ từ Nam Phi và các thị trường lân cận.

Các quy định pháp luật liên quan đến việc khai thác và xuất khẩu gỗ của Nam Phi

Về các thủ tục liên quan đến việc quản lý rừng tự nhiên và rừng trồng (kể cả khai thác), đề nghị tham khảo các trang web sau:

- www.forestry.co.za

- www.foresters.org.za

Bộ chứng từ xuất khẩu cần gồm có:


  • Giấy chứng nhận FSC

  • Giấy chứng nhận xuất xứ

  • Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật

- Giấy phép xuất khẩu

Tiếp cận thị trường

Phương pháp tiếp cận hiệu quả nhất là mở văn phòng đại diện hoặc chi chánh tại các vùng nguyên liệu gỗ của Nam Phi. Trong thời gian qua, Công ty Cổ phần Việt Trang TP. HỒ Chí Minh đã nhập khẩu gỗ nguyên liệu khá hiệu quả sau khi mở chi nhánh tại thành phố cảng Port Elizabeth, một trong những vùng cung cấp gỗ chủ yếu của Nam Phi. Với việc có mặt tại đây, Công ty CP Việt Trang đã tạo sự cạnh tranh về giá thông qua các biện pháp cụ thể sau:



  • Tự do quy cách gỗ (tiết kiệm khoảng 5%).

  • Tự đóng hàng vào container (tiết kiệm khoảng 10% cước tàu).

  • Tiếp cận và tìm được nhà cung cấp tận gốc với giá tốt nhất.

  • Giảm chi phí chuyên chở trên bộ thông qua việc giao dịch trực tiếp với các nhà vận tải ở nước sở tại.

Những điểm cần lưu ý khi mua gỗ từ Nam Phi

- Do cách xa về mặt địa lý nên cước tàu chiếm tỷ trọng khá trong cơ cấu giá nhập khẩu. Do đó doanh nghiệp cần đầu tư tìm kiếm hãng tàu biển có chi phí cạnh tranh.

- Giá cả chủ yếu bị chi phối bởi tỷ giá lên xuống giữa đồng đô la Mỹ và đồng Rand.

- Năm 2003, đồng Rand mạnh lên rất nhiều so với đồng đô la Mỹ. Do đó gia nhập khẩu cũng tăng lên. .

- Để bảo đảm việc giao hàng kịp thời, doanh nghiệp cần có kế hoạch trước tối thiểu là sáu (6) tháng do việc khai thác và chế biến (đối với trường hợp gỗ xẻ) cần thời gian và có nhiều khách hàng đặt mua.



Cơ chế nhập khẩu

Để phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế thị trường hiện nay, cách tốt nhất nên để cơ chế thị trường điều chế, không nên tập trung đầu mối nhập khẩu. Hạn chế của cơ chế này là có thể xảy ra tình trạng tranh mua, tranh bán, phá giá thị trường dẫn đến thiệt hại cho các nhà nhập khẩu gỗ Việt Nam.



Каталог: uploads -> news -> file
file -> ĐẢng cộng sản việt nam
file -> BỘ CÔng thưƠng vụ thị trưỜng châu phi – TÂY Á – nam á
file -> Danh sách doanh nghiệp xnk sản phẩm Giày dép, da, phụ kiện ở Braxin Mã số thuế (cnpj)
file -> Danh sách một số doanh nghiệp xnk dược phẩm – y tế Braxin (07/07/009)
file -> Giới thiệu thị trường algeria vụ châu phi – TÂY Á – nam á BỘ CÔng thưƠng mục lụC
file -> Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á TÀi liệu cơ BẢn cộng hoà djibouti
file -> TÀi liệu tóm tắt cộng hòa djibouti
file -> VỤ thị trưỜng châu phi – TÂY Á – nam á TÀi liệu cơ BẢn nưỚc cộng hòa hồi giáo ap-gha-ni-xtan
file -> Danh sách một số doanh nghiệp xnk săm lốp ôtô, xe, máy Braxin ( 02/06/2009)

tải về 0.5 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương