CHƯƠng I. Thông tin chung



tải về 0.5 Mb.
trang3/9
Chuyển đổi dữ liệu08.11.2017
Kích0.5 Mb.
#34211
1   2   3   4   5   6   7   8   9

3 THƯƠNG MẠI VÀ ĐÂU TƯ


Cấu trúc bộ máy quản lý nhà nước của Nam Phi có sự khác biệt so vớI Việt Nam. Bộ Công Thương Nam Phi chịu trách nhiệm quản lý thương mại quốc tế, đầu tư và công nghiệp. Ngành nội thương Nam Phi hoạt động hoàn toàn theo cơ chế thị trường thông qua các hệ thống siêu thị bán buôn và bán lẻ có mạng lưới phủ khắp toàn quốc. Ở Nam Phi có các tập đoàn siêu thị đa quốc gia như: Woo/worth, Makro, Me tro, Cash and Carry... và hệ thống siêu thị nội địa như: Pick `N Pay, Shoprite, Spar…

Cục Phát triển Kinh tế và Thương mại Quốc tế (gọi tắt là ITEDD) trực thuộc Bộ Công Thương chịu trách nhiệm chính trong việc đề ra các chính sách thương mại và chương trình phát triển tiếp cận thị trường của Nam Phi. Mặt khác Cục chịu trách nhiệm bảo đảm việc thực hiện các cam kết thương mại da phương do Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đề ra. Về cơ bản, chính sách được xây dựng theo hướng của nền kinh tế mở hướng trọng tâm vào xuất khẩu, phù hợp với xu hướng toàn cầu hóa và tốc độ phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng công nghệ trong thế giới hiện nay. Với xu hướng này, việc tháo bỏ các rào cản thương mại là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chính sách của Nam Phi, đặc biệt đối với các rào cản hàng xuất khẩu.

Nam Phi thi hành chính sách thương mại dựa trên ba trụ cột:

- Đối với các nước đang phát triển (trụ l): Nam Phi thi hành chính sách chiến lược “Con bướm” với cái đầu là khối các nước miền Nam Châu Phi (SADC); thân là Châu Phi, còn hai cánh chìa ra là hai khu vực: Châu Á (trừ Nhật) và Nam Mỹ (MERCOSUR). Ngoài ra Nam Phi cùng với Ấn Độ, Braxin thành lập liên minh G3 nhằm mục đích đứng ra tập họp lực lượng đế đấu tranh vớI các nước phát triển trong Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nhằm từng bước xóa bỏ sự bất bình đẳng trong thương mại hiện nay giữa hai thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp.

- Đối với các nước phát triển (trụ 2): Nam Phi tìm cách thu hút nguồn lực về vốn, khoa học, kỹ thuật... với trọng tâm hướng vào các cường quốc kinh tế như Mỹ, Nhật và EU . . .

- Đa phương hóa quan hệ thương mại (trụ 3): Nam Phi thực hiện đẩy mạnh đàm phán vớI các tổ chức đa phương và song phương nhằm tạo thuận lợi và thúc đẩy xuất khẩu, tăng khả năng tiếp cận của hàng hóa Nam Phi tới các thị trường bên ngoài


CHƯƠNG 3. QUAN HỆ KINH TẾ THƯƠNG MẠI VÀ
ĐẦU TƯ VỚI CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚi


1 QUAN HỆ KINH TẾ, THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ

1 1 Quan hệ kinh tế và thương mại


Từ đầu nhũng năm 1990, Nam Phi đã tích cực hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới. Nam Phi là thành viên chủ chốt của SACU (Liên minh Thuế quan Miền Nam Châu Phi) và là thành viên tích cực của SADC (Cộng đồng Phát triển Miền Nam Châu Phi) Năm 2000, Hiệp định Nam Phi - EU về thương mại phát triển và hợp tác đã có hiệu lực. Theo đó 95% hàng xuất khẩu của Nam Phi và 85% hàng xuất khẩu của EU được tự do thâm nhập thị trường của nhau mà không phải chịu hạn ngạch và thuế.

Châu âu là bạn hàng lớn nhất của Nam Phi, thường xuyên chiếm khoảng 45-50% kim ngạch buôn bán hàng năm của nước này. Riêng Anh và Đức mỗi nước chiếm trên 10%. Hiện nay, Châu Á là bạn hàng lớn thứ hai, năm 2000 chiếm trên 17% kim ngạch xuất khẩu và 24% kim ngạch nhập khẩu của Nam Phi. Các bạn hàng Châu Á quan trọng nhất là Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc. Châu Mỹ chiếm 13,6% kim ngạch xuất khẩu và 15% kim ngạch nhập khẩu năm 2000 của Nam Phi. Tuy nhiên buôn bán với Châu Mỹ chủ yếu chỉ tập trung vào Mỹ chiếm khoảng 12% kim ngạch xuất nhập khẩu (nếu xét về quốc gia thì Mỹ là bạn hàng lớn nhất của Nam Phi). Buôn bán với Châu Phi, Trung Đông và Châu Đại Dương ở mức thấp. Zimbabwe là bạn hàng lớn nhất của Nam Phi ở Châu Phi.

Quan hệ thương mại giữa Nam Phi và Mỹ cũng rất gắn bó. Trong buôn bán song phương, Mỹ cho Nam Phi trường GSP, theo đó gần 5.000 sản phẩm của Nam Phi được xuất khẩu vào Mỹ miễn thuế đến ngày 30/9/2008. Từ năm 1998, đạo luật "Tăng trưởng kinh tế và cơ hội cho Châu Phi" của Mỹ dành nhiều ưu đãi cho Châu Phi, trong đó có Nam Phi. Theo đạo luật này, số mặt hàng mà Nam Phi được xuất khẩu miễn thuế vào Mỹ được bổ sung thêm gần 1 .900 mặt hàng. Đặc biệt, toàn bộ sản phẩm dệt may và một số mặt hàng dệt được miễn thuế hoàn toàn.

Quan hệ thương mại giữa Nam Phi và các nước Châu Á - Thái Bình Dương ngày càng được đẩy mạnh. Hiện nay Nam Phi đang xúc tiến thành lập khu thương mại tự do với một số nước như Ấn Độ, Australia, Singapore. Năm 2001 , Nam Phi cũng đã đề xuất dự định này với cả khốI ASEAN. Giữa Nam Phi và Nhật Bản đã thành lập Diễn đàn đối tác vào năm 1999 đế thắt chặt hơn nữa quan hệ giữa hai nước. Hiện nay Nhật Bản là bạn hàng lớn nhất ở Châu Á và Nam Phi và đứng thư tư trong cơ cấu bạn hàng của nước này. Quan hệ giữa Nam Phi và Trung Quốc cũng có bước phát triển mớI, đặc biệt từ hộI nghị thượng đỉnh Trung Quốc – Châu Phi lần thứ nhất tạI Bắc Kinh



Là thành viên của WTO, Nam Phi đã có những cố gắng lớn trong việc thực hiện các cam kết trong WTO. Trong những năm qua, Chính phủ Nam Phi đã thành vông trong việc đơn giản hóa và giảm thuế. Mức thuế quan trung bình giảm từ 29% năm 1984 xuống còn 8,5% năm 1999. Tuy vậy, Nam Phi vẫn duy trì thuế nhập khẩu khá cao vớI một số mặt hàng như ô tô, linh kiện ô tô và hàng dệt may. Nam Phi áp dụng mức thuế giá trị gia tăng là 14%, các loạI phí nhập khẩu đã được bãi bỏ. Nam Phi đã nỗ lực thay thế các hàng rào phi thuế bằng thuế quan và cho đến nay chỉ còn một số ít các mặt hàng phảI chịu kiểm soát nhập khẩu. Các mặt hàng hiện vẫn cần giấy phép nhập khẩu là các sản phẩm sữa (vì lí do sức khỏe), xăng dầu (mặt hàng chiến lược), hóa chất độc hạI, vũ khí

Cơ cấu hàng nhập khẩu của Nam Phi (1999-2003)

Đơn vị: triệu Rand

Năm


1999

2000

2001

2002

2003

Tổng

147,356

187,608

216,033

275,427

258,839

Nông nghiệp

2,730

3,237

3,025

5,948

4,982

Mỏ


16,664

30,658

36,461

36,461

34,158

Sản xuất

127,720

153,317

180,184

232,235

219,074

Khác

242

396

381

783

626

Tỷ lệ %


Nông nghiệp

1,85

1,73

1,4

2,16

1,92

Mỏ

11,31

16,34

15,02

13,24

13,20

Sản xuất

86,67

81,72

83,41

84,32

83,64

Khác

0.16

0.21

0.18

0.28

0.24

Tăng trưởng (%)


Nông nghiệp

-7033

18.56

-6.56

96.67

-16.25

Mỏ

30.12

83.98

5.82

12.38

-6.32

Sản xuất

-0.34

20.04

17.52

28.89

-5.67

Khác

-7.55

63.85

-3.91

105.69

-20.08

Каталог: uploads -> news -> file
file -> ĐẢng cộng sản việt nam
file -> BỘ CÔng thưƠng vụ thị trưỜng châu phi – TÂY Á – nam á
file -> Danh sách doanh nghiệp xnk sản phẩm Giày dép, da, phụ kiện ở Braxin Mã số thuế (cnpj)
file -> Danh sách một số doanh nghiệp xnk dược phẩm – y tế Braxin (07/07/009)
file -> Giới thiệu thị trường algeria vụ châu phi – TÂY Á – nam á BỘ CÔng thưƠng mục lụC
file -> Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á TÀi liệu cơ BẢn cộng hoà djibouti
file -> TÀi liệu tóm tắt cộng hòa djibouti
file -> VỤ thị trưỜng châu phi – TÂY Á – nam á TÀi liệu cơ BẢn nưỚc cộng hòa hồi giáo ap-gha-ni-xtan
file -> Danh sách một số doanh nghiệp xnk săm lốp ôtô, xe, máy Braxin ( 02/06/2009)

tải về 0.5 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương