CHƯƠng I. Thông tin chung


Đầu tư nước ngoài vào Nam Phi



tải về 0.5 Mb.
trang4/9
Chuyển đổi dữ liệu08.11.2017
Kích0.5 Mb.
#34211
1   2   3   4   5   6   7   8   9

(Nguồn: Bộ Công thương Nam Phi)

1. 2 Đầu tư nước ngoài vào Nam Phi


Nam Phi là một trong những thị trường hứa hẹn nhiều tiềm năng lớn về đầu tư nhờ có cơ sở hạ tầng kinh tế phát triển và nền kinh tế thị trường sôi động. Đây cũng là một trong những nền kinh tế được vận hành hiệu quả và hiện đại nhất của Châu Phi.

Một số lĩnh vực Nam Phi có nhu cầu thu hút đầu tư nước ngoài:

  • Chế biến thực phẩm: bao gồm chế biến thịt, rau quả, các sản phẩm sữa, cá đóng góp và cá bảo quản. Các công ty lớn của nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực này Ở Nam Phi là Cadbury- Schweppes, Coca-cola, Danone, HJ Heinz, Kel1ogs, Mccain Foods, Minute Maid, Nestlé, Parmalat, Pillsbury, Unilever và Virgin Cola...

  • Ô tô và phụ tùng Ô tô: là ngành công nghiệp đang trên đà tăng trưởng, với các cơ sở hoạt động tập trung chủ yếu Ở Eastem Cape (phía ven biển) và Gau teng (trong đất liền). Các hãng như BMW Ford, Voikswagen, Daimlerchrysler và Toyota đều đã có kế hoạch sản xuất Ở Nam Phi. Các hãng sản xuất phụ tùng ô tô như Arvin Exhaust, Bloxwitch, Coming và Senior Flexonics cũng đặt cơ sở sản xuất tại quốc gia này.

  • Dịch vụ tài chính ngân hàng: dịch vụ này được cung cấp bởI bốn ngân hàng thương mại lớn gồm Absa, First National Bank, Standard Bank và Nedcor.

  • Dược phẩm và hóa chất: là một trong lĩnh vực tạo nhiều cơ hội nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài. Sản xuất các loại hóa chất (bao gồm hóa chất nguyên chất và hóa chất đặc .biệt), chất polyme và dược phẩm là lĩnh vực lớn nhất của quốc gia này, chiếm khoảng 5% GDP.

  • Đánh bắt cá: có mức doanh thu khoảng 2 tỷ Rằng mỗi năm, chủ yếu là các sản phẩm được đánh bắt bằng lưới

  • Công nghệ thông tin và điện tử: có tốc độ phát triển vượt bậc so với mặt bằng chung của thế giới. Các lĩnh vực tạo cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài gồm hệ thống điều khiển và thiết bị bảo vệ, hệ thống điện tử phụ trợ tự động, hệ thống phần mềm và phát triển phần mềm trong lĩnh vực địch vụ tài chính ngân hàng, sản xuất sợi quang, vi mạch và tế bào năng lượng mặt trời.

  • Khai thác khoáng sản: Nam Phi có trữ lượng vàng lớn nhất trên thế giới (chiếm 35%), kim loại nhóm platium (55,7%), quặng 26 manga (80%), quặng crom (68%). kim loại titanium (21%) Đây cũng là nơi có mỏ kim cương lớn nhất

  • Bất động sản: các nhà đầu tư có nhiều khả năng khi để phát triển tại Nam Phi. Các thành phần sở hữu đất tư nhân, nhà nước, địa phương, thành phò đều có thể cho thuê /bán phát triển thương mại. Họ đều là thành viên của đội đồng Nam Phi và luôn sẵn sàng hỗ trợ các nhà đầu tư trong việc mua bán bất động sản

  • Viễn thông: là ngành dẫn đầu Châu Phi với 7 triệu thuê bao và có tiềm năng thu hút dầu tư lớn

  • Dệt: là ngành công nghiệp chủ yếu sản xuất sợi nhân tạo đòi hỏI có nguồn vốn nước ngoài lớn

  • Du lịch:doanh thu mỗi năm khoảng 10 tỷ USD và có triển vọng tăng mạnh vì cả chính phủ và tư nhân đều đầu tư vào lĩnh vực vực tiếp thị và xúc tiến du lịch. Du lịch sính thái hứa hẹn nhiều khả nănglớn về đầu tư và phát triển

  • Các lĩnh vực khác: hệ thống sân bay, kinh doanh, thiết bị và dịch vụ chăm sóc sức khỏe, thiết bị an toàn vả bảo vệ, thiết bị xử lý nước, thiết bị đóng gói...

2. QUAN HỆ VỚI CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC


Nam Phi là thành viên của các tổ chức khu vực và quốc tế như: AU, FAO, G-24, G-77, IAEA, ICAO, ILO, IMF, IMO, Interpol, IOC,IOM, NSG, UN, UNCTAD,UNESCO, UNHCR, UNIDO, UNITAR, WHO, .v.v.

Từ khi ANC lên cầm quyền, Nam Phí tích cực tham gia giải quyết một số xung đột ở khu vực và tăng cường vai trò nước lớn trong Cộng đồng Phát triển Miền Nam Châu Phi (SADC), đồng thời tăng cường với Châu á, đặc biệt với các nước ASEAN. Nam Phi chú trọng quan hệ với các nước Châu Phi, tranh thủ các nước lớn, đặc biệt là Mỹ, Nhật Bản, EU) Nga, Trung Quốc và Ấn Độ nhằm thu hút vốn, đầu tư, khoa học kỹ thuật và mở rộng kinh tế đối ngoại. Cùng với Nigeria, Senega Libi và Algeri, Nam Phi đưa ra Chương trình đối tác mới vì sự phát triển châu Phi NEPAD


CHƯƠNG IV. QUAN HỆ KINH TẾ THƯƠNG MẠI VÀ
ĐẦU TƯ VỚI VIỆT NAM


Việt Nam và Nam Phi chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao từ ngày 22/12/1993. Kể từ đó, quan hệ giữa hai nước tiến triển tốt đẹp. Hai bên đã trao đổi nhiều đoàn lãnh đạo nhằm thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Năm 2000, Việt Nam mở Đại sư quán tại Nam Phi và Nam Phi cũng mở Đại sứ quán tại Hà Nội.

Tháng 10/1999, cơ quan Thương vụ của Việt Nam tại Nam Phi đã được thành lập nhằm thúc đẩy hơn nữa trao đổi thương mại song phương. Hai nước đã.ký Hiệp định thương mại tháng 4/2000, thỏa thuận dành cho nhau quy chế tối huệ quốc (MFN) trong buôn bán hai chiều.

Trong những năm gần đây, doanh nghiệp hai nước đã tích cực tiến hành thăm dò khảo sát lẫn nhau để tìm cơ hội hợp tác kinh doanh. Các hội chợ triển lãm quốc tế tổ chức Ở Nam Phi, trong đó lớn nhất là hộI chợ quốc tế Saitex, bước đầu đã thu hút được các doanh nghiệp Việt Nam tham dự. Từ đó doanh nghiệp hai bên đã đi đến nhiều hệ dòng buôn bán có hiệu quả.

Hiện Nam Phi là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam Ở Châu Phi. Buôn bán hai chiều tăng trưởng đáng kể trong thập kỷ 90. Đặc biệt xuất khẩu từ Việt Nam sang Nam Phi tăng nhanh từ 1,2 triệu USD năm 1992 lên đến 30,4 triệu USD năm 200 1 . Từ năm 1998 đến 2001 , Việt Nam luôn xuất siêu sang Nam Phi với giá trị lớn. Tuy nhiên, trong các năm 2002, 2003, kim ngạch xuất khẩu của Việt nam sang Nam Phi có sự suy giảm so vớI năm 2001, chủ yếu do giám sát xuất khẩu gạo.



Năm 200 1 , riêng mặt hàng gạo đạt kim ngạch khoảng 1 5 triệu USD trên tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nam Phi là 30,4 triệu USD. Trong khi đó năm 2002, xuất khẩu gạo sang Nam Phi chỉ đạt 1,1triệu USD và năm 2003 đạt 4,8 triệu USD. Về nhập khẩu, trong hai năm 2002, 2003, kim ngạch tăng đột biến chủ yếu do tăng kim ngạch nhập khẩu hai mặt hàng thép và sản phẩm thép (chiếm hơn 90% kim ngạch nhập khẩu). Năm 2004, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nam Phi đã tăng gấp đôi so với năm 2003, trong khi kim ngạch nhập khẩu cũng tăng lên đáng kể.

Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam – Nam Phi (1992 – 2005)

Đơn vị: nghìn USD

Năm

Tổng kim ngạch

Xuất khẩu

Nhập khẩu

1992

1.251

1.215

0

1993

35

35

0

1994

46

46

0

1995

4.311

1.676

2.635

1996

4.840

2.368

2.472

1997

21.533

8.493

13.040

1998

18.824

16.130

2.384

1999

35.288

31.000

4.288

2000

30.033

25.740

4.293

2001

35.493

30.420

2.073

2002

48.190

15.460

32.730

2003

101.207

22.661

78.546

2004

147.288

56.823

90.465

6 tháng

đầu năm 2005

73.188

43.157

30.026

(Nguồn: Tổng cục HảI quan Việt Nam)

Mặt hàng buôn bán giữa Việt Nam và Nam Phi tương đốI phong phú về chủng loạI:

Về xuất khẩu: các mặt hàng quan trọng nhất là gạo, giày dép, than, sản phẩm dựa, hàng dệt may… Trong đó gạo là mặt hàng thường xuyên chiếm tỉ trọng cao nhất, khoảng 50-60% giá trị xuất khẩu. Cần lưu ý là gạo xuất khẩu vào Nam Phi phần lớn để tái xuất sang các nước châu Phi khác trong khốI SADC và một số nước Tây Phi. Mấy năm gần đây, Việt Nam cũng bắt đầu xuất khẩu sang Nam Phi các sản phẩm điện – điện tử, dụng cụ cơ khí, đồ gia dụng, hàng thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ.v.v.

Về nhập khẩu: Việt Nam nhập từ Nam Phi các loạI hóa chất, sắt thép, máy móc thiết bị, bông sợI, xơ nhân tạo, hạt nhựa… trong đó quan trọng nhất là nhập hóa chất và sắt thép. Riêng năm 1997, Việt Nam nhập từ Nam Phi dây chuyền sản xuất đường trị giá gần 9,5 triệu USD làm cho kim ngạch nhập khẩu trong năm từ Nam Phi tăng đột biến



Kim ngạch buôn bán các mặt hàng chính giữa Việt Nam và Nam Phi (1999-2005)

Đơn vị: nghìn USD
STT
Mặt hàng

1999

2000

2001

2002

2003

2004

6 tháng đầu năm 2005

I

Xuất khẩu

 

 

 

 

 

 

 

1

Gạo

21.358

11.469

15.093

1.124

4.814

18.926

18.332

2

Giầy dép

3.073

6.206

6.293

6.685

5.600

14.077

8.148

3

Than

2.146

1.122

2.266

1.234

2.295

2.660

3.456

4

Sản phẩm nhựa

 

1.750

1.133

 

220

303

203

5

Hàng dệt may

362

1.025

603

567

751

1.531

690

6

Hàng điện tử
và máy tính

328

 

453

24

93

1.256

1.372

7

Cà phê

416

617

442

1.342

2.384

4.077

552

8

Hàng thủ công
mỹ nghệ

182

235

362

564

895

1.221

607

9

Sản phẩm gỗ

165

224

308

 

285

1.549

937

II

Nhập khẩu

 

 

 

 

 

 

 

1

Hóa chất

440

1.034

655

280

1.384

720

 

2

Máy móc thiết bị

404

733

436

357

1.105

833

1.207

3

Bông, vảI sợI, xơ

737

296

129

566

485

824

989

4

Giấy và
sản phẩm giấy

 

111

 

126

261

904

323

5

Sắt thép

 

 

2.211

26.075

64.886

69.027

17.377

6

Kim loạI
thường khác

 

 

 

 

 

5.640

5.576

7

Gỗ và nguyên
phụ liệu gỗ

 

 

 

 

 

6.401

2.772

(Nguồn: Tổng cục HảI quan Việt Nam)

Tuy nhiên, xuất khẩu của Việt Nam sang Nam Phi còn gặp một số vấn đề cần giảI quyết như sau:

- Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu chủ yếu dướI dạng thô nên rất khó tạo nên đột biến về kim ngạch xuất khẩu. Ví dụ Việt Nam xuất khẩu cà phê tương đối ổn định vào thị trường Nam Phi. nhưng vẫn chiếm thị phần khiêm tốn trong tổng số kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này. Lý do tỷ trọng nhập khẩu cà phê phần lớn của Nam Phỉ là cà phê thành phẩm.

- Nam Phi là thị trường còn mới đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp còn hiểu biết rất hạn chế đối với thị trường này. Hơn nữa sự xa xôi, cách trở về mặt địa lý tạo tâm lý ngại ngùng đối với việc tổ chức các chuyến đi khảo sát thị trường.

- Cơ cấu xuất khẩu hàng Việt Nam chưa phủ họp với cơ cấu nhập khẩu của Nam Phi


  • Nam Phi nhập khâu chủ yếu dạng hàng hóa thay vì đạn nguyên

liệu Các mặt hàng chủ yếu bao gồm máy móc ( 17,53%- tỷ lệ cao nhất), nhiên liệu (11,6%), đồ điện, điện tử (9,19% ô tô và phụ tùng (7,27%)...

  • Các mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu hàng nhập khẩu Nam Phi. Ví dụ Nam Phi nhập khẩu giầy dép là 0,79%, may mặc 0,56%, nông sản 1,04%, thủ công mỹ nghệ 0,62%, đồ gỗ 0,61%... từ Việt Nam trên tổng phần trăm kim ngạch nhập khẩu.

- Đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam là Trung Quốc, Thái Lan và

Ấn Độ, trong đó Trung Quốc và Thái Lan có cơ cấu xuất khẩu tương đốI phù hợp với cơ cấu nhập khẩu của Nam Phi. Ngoài các mặt hàng xuất khẩu giống Việt Nam như hàng may mặc và giầy dép, Trung Quốc xuất khẩu chủ yếu hàng hoá tiêu dùng. Thái Lan xuất khẩu hơn 300 triệu USD hai mặt hàng gạo đồ và phụ tùng xe ôm. Ngoài ra phải kể đến lực lượng Hoa kiều và Ấn kiều khá đông lại Nam Phi. Họ là đầu mối quan trọng trong việc thúc đẩy hàng xuất khẩu vào thị trường Nam Phi. Họ xây dựng nhà máy sản xuất hàng may mặc và giầy dép... tại Nam Phi, tạo nên ưu thế lớn đối với hàng nhập khẩu như hàng Việt Nam do không phải chịu thuế nhập khẩu và cước tàu... Ngoài ra các nước như Indonesia, Pakistan. Thổ Nhĩ Kỳ, Bangiadesh... cũng là các nước xuất khẩu cạnh tranh đối với hàng xuất khẩu Việt Nam. Hiện nay đa số hàng Việt Nam xuất khẩu qua thị trường Nam Phi vẫn thông qua các nước thứ ba hoặc chi phối bởi các công ty đa quốc gia.

- Việt Nam chưa khai thác được một số mặt hàng tiềm năng bao gồm:


  • Đồ nhựa (chiếm 2,52% kim ngạch nhập khẩu của Nam Phi)

  • Cao su và sản phẩm cao su (chiếm l,37%) kim ngạch nhập khẩu của Nam Phi)

  • Thủ công mỹ nghệ hơn mài, đồ gốm...) thuốc y tế (thuốc sốt rét và các loại kháng sinh...) (chiếm 2,25% kim ngạch nhập khẩu của Nam Phi)

  • Sợi tổng hợp (chiếm 1,37% kim ngạch nhập khẩu của Nam Phi)

  • Hàng thực phẩm (đồ hộp, mỹ ăn liền...)

  • Đồ gỗ (bàn ghế ngoài trời...)

- Quan hệ trên các lĩnh vực dịch vụ và đầu tư giữa hai nước còn Ở mức độ thấp so với tiềm năng của một bên. Việt Nam đã lập quan hệ đại lý với một số ngân hàng của Nam Phi. Về du lịch, Nam Phi là nước có sô du khách đến Việt Nam đông nhất so với các nước Châu Phi khác (năm 2002 có 1.405 du khách Nam Phi trên tổng số 2.741 du khách Châu Phi đến Việt Nam). Hiện nay, Việt Nam và Nam Phi đang triển khai một số hoạt động họp tác về du lịch và xúc tiến thương mại Ở cấp độ thỏa thuận giữa các doanh nghiệp và cấp cơ quan quản lý thương mại địa phương. Nam Phi chưa có dự án đầu tư trực tiếp nào tại Việt Nam và ngược lại. quan hệ hợp tác song phương về sở hữu trí tuệ chưa được thiết lập. Việt Nam và Nam Phi đều là thành viên của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO), cùng ký kết Công ước Paris về bảo hộ quyền sơ hữu trí tuệ và Hiệp ước hợp tác sáng chế.


Каталог: uploads -> news -> file
file -> ĐẢng cộng sản việt nam
file -> BỘ CÔng thưƠng vụ thị trưỜng châu phi – TÂY Á – nam á
file -> Danh sách doanh nghiệp xnk sản phẩm Giày dép, da, phụ kiện ở Braxin Mã số thuế (cnpj)
file -> Danh sách một số doanh nghiệp xnk dược phẩm – y tế Braxin (07/07/009)
file -> Giới thiệu thị trường algeria vụ châu phi – TÂY Á – nam á BỘ CÔng thưƠng mục lụC
file -> Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á TÀi liệu cơ BẢn cộng hoà djibouti
file -> TÀi liệu tóm tắt cộng hòa djibouti
file -> VỤ thị trưỜng châu phi – TÂY Á – nam á TÀi liệu cơ BẢn nưỚc cộng hòa hồi giáo ap-gha-ni-xtan
file -> Danh sách một số doanh nghiệp xnk săm lốp ôtô, xe, máy Braxin ( 02/06/2009)

tải về 0.5 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương