CHƯƠng I kế toán vốn bằng tiềN



tải về 1.82 Mb.
trang16/22
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích1.82 Mb.
#1824
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   22

2.1. Chứng từ kế toán


Các căn cứ để hạch toán kế toán trong thanh toán bù trừ điện tử là các lệnh điện tử gồm:

a) Lệnh chuyển Có là lệnh thanh toán, được xem như một khoản phải trả của đơn vị gửi đối với đơn vị nhận.

b) Bảng kê các lệnh thanh toán chuyển đi ngân hàng chủ trì.

c) Bảng tổng hợp kết quả thanh toán bù trừ là bảng số liệu do ngân hàng chủ trì hoặc trung tâm xử lý thanh toán bù trừ điện tử lập cho từng thành viên trực tiếp sau khi kết thúc phiên giao dịch thanh toán bù trừ và tại thời điểm quyết toán bù trừ điện tử, phản ánh tổng hợp số phải thu, phải trả theo các lệnh thanh toán mà các đơn vị thành viên đã gửi đi, nhận về và thể hiện số thực phải trả hoặc được hưởng của từng thành viên.

d) Yêu cầu hủy lệnh chuyển Có là một điện tin do ngân hàng gửi lập và chuyển cho KBNN nhận đề nghị hủy lệnh chuyển có đã gửi (hủy một phần hoặc toàn bộ số tiền tùy theo từng trường hợp sai sót cụ thể); là căn cứ để KBNN nhận lập lệnh chuyển có đi, trả lại cho ngân hàng gửi trên cơ sở thu hồi lại được tiền đã trả.

e) Thông báo chấp nhận, từ chối lệnh thanh toán.


2.2. Quy trình xử lý nghiệp vụ tại KBNN là thành viên thanh toán bù trừ điện tử

2.2.1. Xử lý chứng từ, lệnh thanh toán gửi đi thanh toán bù trừ điện tử


KBNN là thành viên tham gia thanh toán bù trừ điện tử phải có trách nhiệm xử lý tất cả các chứng từ liên quan đến thanh toán bù trừ điện tử.

- Khi nhận được chứng từ thanh toán của khách hàng, kế toán viên giao dịch phải có trách nhiệm kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ. Riêng đối với chứng từ điện tử: Ngân hàng thành viên phải in (chuyển hoá) chứng từ điện từ ra giấy, ký tên, đóng dấu theo đúng quy định để phục vụ cho việc kiểm soát, bảo quản và lưu trữ.

- Kế toán viên TTBT có trách nhiệm chuyển đổi tất cả các chứng từ thanh toán (bao gồm cả chứng từ bằng giấy, chứng từ điện tử) liên quan đến thanh toán bù trừ điện tử sang chứng từ điện tử dưới dạng Lệnh thanh toán. Lệnh thanh toán được lập riêng cho từng chứng từ thanh toán.

- Trên lệnh thanh toán gửi đi thanh toán bù trừ điện tử phải có đầy đủ chữ ký điện tử của những người có liên quan chịu trách nhiệm về tính chính xác của dữ liệu trên chứng từ (Giám đốc hoặc người được ủy quyền, Kế toán trưởng hoặc người được ủy quyền và Kế toán viên thanh toán bù trừ điện tử).

- Căn cứ vào các lệnh thanh toán đã được lập chuyển đi Ngân hàng chủ trì trong phiên thanh toán bù trừ điện tử, kế toán viên thanh toán bù trừ điện tử của KBNN lập Bảng kê các lệnh thanh toán chuyển đi ngân hàng chủ trì (Mẫu kèm theo). Đến thời điểm giao dịch của phiên thanh toán bù trừ điện tử, các KBNN thành viên truyền các lệnh thanh toán cùng với Bảng kê các lệnh thanh toán chuyển đi tới Ngân hàng chủ trì để tiến hành xử lý thanh toán bù trừ điện tử.

- Bảng kê các lệnh thanh toán chuyển đi ngân hàng chủ trì được in ra giấy và lưu trữ cùng chứng từ hàng ngày.


2.2.2. Hạch toán kế toán chứng từ TTBT điện tử đi


Khi gửi lệnh thanh toán bù trừ điện tử đi Ngân hàng chủ trì:

- Căn cứ Lệnh chuyển Có, kế toán ghi (AP):

Nợ TK liên quan

Có TK 3392 – Phải trả trung gian AP

Nợ TK 3392 – Phải trả trung gian AP

Có TK 3921 – Thanh toán bù trừ


2.2.3. Kiểm soát, hạch toán kế toán chứng từ TTBT điện tử về


2.2.3.1. Kiểm soát các Lệnh thanh toán và Bảng kê TTBT điện tử đến:

- Khi nhận được các Lệnh thanh toán cùng Bảng kết quả thanh toán bù trừ điện tử của Ngân hàng chủ trì gửi đến, người có trách nhiệm kiểm soát (Kế toán trưởng hoặc người được ủy quyền) phải sử dụng mật mã của mình và chương trình để kiểm tra, kiểm soát chữ ký điện tử và mã khoá bảo mật của Ngân hàng chủ trì để xác định tính đúng đắn, chính xác của Lệnh thanh toán và bảng Kết quả thanh toán bù trừ sau đó chuyển cho kế toán viên thanh toán bù trừ để xử lý tiếp.

- Kế toán viên thanh toán bù trừ có trách nhiệm in các Lệnh thanh toán cùng bảng Kết quả thanh toán bù trừ điện tử ra giấy (2 liên); thực hiện kiểm soát các yếu tố của Lệnh thanh toán và Bảng kết quả TTBT:

+ Các thông tin đơn vị hưởng: Đúng tên đơn vị, có mở TK tại KBNN nhận lệnh…

+ Tính hợp lệ và chính xác của các nội dung trên Lệnh thanh toán và Bảng kết quả TTBT.

+ Kiểm tra, đối chiếu giữa các yếu tố và tổng số Lệnh thanh toán nhận được với các yếu tố và tổng số Lệnh thanh toán được kê khai trên Bảng kết quả thanh toán bù trừ (số Lệnh, ngày lập Lệnh, ký hiệu chứng từ, mã Ngân hàng gửi Lệnh, mã Ngân hàng nhận Lệnh, mã chứng từ và nội dung loại nghiệp vụ và số tiền) nếu có sai sót phải tiến hành xử lý theo quy định.

+ Kiểm tra, đối chiếu lại giữa Bảng kê các Lệnh thanh toán chuyển đi Ngân hàng chủ trì với các Lệnh thanh toán của KBNN đã gửi đi (gồm các Lệnh đã được xử lý và các Lệnh chưa được xử lý). Nếu có sai sót phải tiến hành xử lý theo quy định.

+ Kiểm tra lại Kết quả thanh toán bù trừ điện tử.

- Sau khi kiểm soát, kế toán viên TTBT thực hiện:

+ In chứng từ phục hồi (01 liên Bảng Kết quả TTBT, mỗi Lệnh thanh toán 02 liên) ra giấy, ký tên và gửi bộ phận kế toán giao dịch để tiếp tục xử lý:

+ Lập và gửi ngay điện xác nhận kết quả thanh toán bù trừ trong phiên cũng như toàn bộ lệnh thanh toán bù trừ đã được xử lý bù trừ trong phiên cho Ngân hàng chủ trì.

2.2.3.2. Hạch toán kế toán

Bộ phận kế toán giao dịch phải đối chiếu và kiểm soát trước khi thực hiện hạch toán, thanh toán cho khách hàng.



a) Lệnh chuyển Có đến được chấp nhận:

+ Trường hợp ngân hàng thu hộ các khoản thu NS, các khoản tạm thu, tạm giữ (trừ trường hợp thu hộ KB khác địa bàn):

Căn cứ chứng từ phục hồi, kế toán ghi (TCS giao diện TABMIS-GL):

Nợ TK 3921 – Thanh toán bù trừ

Có TK 7111, 3943, 3946, 3949,…

+ Trường hợp ngân hàng thu hộ các khoản thu NS và các khoản thanh toán khác cho KB khác địa bàn:

Căn cứ chứng từ phục hồi, kế toán ghi (GL)

Nợ TK 3921 - Thanh toán bù trừ

Có TK 3999 – Phải trả khác

Đồng thời (trên GL):

Nợ TK 3999 – Phải trả khác

Có TK 3853, 3863

+ Trường hợp thanh toán từ ngân hàng chuyển vào TKTG tại KBNN sở tại:

Căn cứ chứng từ phục hồi, kế toán ghi (GL)

Nợ TK 3921 – Thanh toán bù trừ

Có TK 3711, 3712,...

Các liên chứng từ được xử lý: 01 liên dùng để hạch toán và lưu tại KBNN, 01 liên báo Có cho đối tượng được hưởng.

b) Đối với các lệnh thanh toán đã bị từ chối:

- KBNN phải gửi trả lại cho ngân hàng thành viên gửi lệnh trước thời điểm thực hiện quyết toán TTBT điện tử trong ngày giao dịch.

- Nếu lệnh thanh toán bị từ chối sau thời điểm quyết toán TTBT điện tử, KBNN phải trả lại cho ngân hàng thành viên gửi lệnh vào phiên bù trừ đầu tiên của ngày giao dịch kế tiếp.



tải về 1.82 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương