CHƯƠng I kế toán vốn bằng tiềN



tải về 1.82 Mb.
trang12/22
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích1.82 Mb.
#1824
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   22

CHƯƠNG V


KẾ TOÁN ĐƠN VỊ PHỤ THUỘC
Đơn vị phụ thuộc là các điểm giao dịch trực thuộc một đơn vị KBNN như: điểm thu lưu động hoặc cố định, điểm bán và thanh toán trái phiếu, công trái lưu động hoặc cố định có nhiệm vụ thu các khoản thu NSNN, phát hành, thanh toán trái phiếu, công trái,…và một số nghiệp vụ khác do KBNN Trung tâm ủy nhiệm.

I. YÊU CẦU

- Các hoạt động nghiệp vụ tại các đơn vị phụ thuộc được hạch toán bằng phương pháp báo sổ; không thực hiện hạch toán kế toán tổng hợp tại đơn vị kế toán phụ thuộc.

- Hàng ngày, đơn vị phụ thuộc được phép tạm ứng tiền mặt từ KBNN Trung tâm để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ được giao; mức tạm ứng do Giám đốc KBNN Trung tâm quyết định căn cứ vào quy mô hoạt động, điều kiện đi lại và kế hoạch thu, chi của đơn vị phụ thuộc.

- Cuối ngày giao dịch, các đơn vị phụ thuộc phải gửi toàn bộ chứng từ và các bảng kê về KBNN Trung tâm để hạch toán đầy đủ, kịp thời số thu, chi thực tế phát sinh trong ngày, tất toán số dư đã tạm ứng; đồng thời nộp số tiền mặt hiện còn về quỹ KBNN Trung tâm.

- Thời gian kết thúc giao dịch và gửi các bảng kê kèm chứng từ về kế toán KBNN Trung tâm do Giám đốc KBNN Trung tâm quy định, nhưng phải đảm bảo cho kế toán KBNN Trung tâm kịp thời đối chiếu, hạch toán và khóa sổ kế toán trong ngày.

II. PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN

1. Tại đơn vị phụ thuộc

1.1. Kế toán các nghiệp vụ thu:

- Căn cứ Giấy nộp tiền vào NSNN, Biên lai thu tiền phạt, thu phí, phiếu mua trái phiếu, công trái, ... và các chứng từ liên quan:

+ Kế toán kiểm soát, ký vào nơi quy định, đồng thời lập Bảng kê thu ngân sách, Bảng kê phát hành trái phiếu, công trái, … theo mẫu quy định (mỗi loại nghiệp vụ lập riêng một bảng kê kèm chứng từ); sau đó chuyển cho Thủ quỹ để thu tiền.

+ Thủ quỹ thu tiền, ký, đóng dấu “Đã thu tiền” và trả lại 01 liên chứng từ cho khách hàng, các chứng từ còn lại gửi cho kế toán.

- Kế toán trưởng chỉ ký trên Bảng kê thu NSNN, không phải ký trên chứng từ Giấy nộp tiền vào NSNN (phần ký chức danh Kế toán trưởng bỏ trống)

1.2. Kế toán các nghiệp vụ chi:

Căn cứ chứng từ thanh toán (phiếu thanh toán trái phiếu, công trái của khách hàng, phiếu chi, …):

- Kế toán kiểm soát, ký vào nơi quy định, đồng thời lập Bảng kê thanh toán trái phiếu, công trái hoặc Bảng kê thanh toán khác và chuyển chứng từ cho Thủ quỹ để chi tiền.

- Thủ quỹ chi trả tiền, ký, đóng dấu “Đã chi tiền”, ghi sổ quỹ và trả lại 01 liên chứng từ cho khách hàng, các chứng từ còn lại gửi cho kế toán.

1.3 Căn cứ chứng từ và Bảng kê thanh toán, Bảng kê thu NSNN,.. kế toán đơn vị phụ thuộc lập Bảng kê tổng hợp các nghiệp vụ tại đơn vị kế toán phụ thuộc (Mẫu số: S2-22/KB).

1.4. Cuối ngày, toàn bộ chứng từ gốc kèm Bảng kê của các nghiệp vụ phát sinh trong ngày và Bảng kê tổng hợp các nghiệp vụ tại đơn vị kế toán phụ thuộc được gửi về KBNN Trung tâm để hạch toán vào các tài khoản tương ứng và tất toán số tiền đã tạm ứng trong ngày.



(Cuối ngày, TK 3952 - Thanh toán vãng lai với các điểm giao dịch không còn số dư).

2. Tại KBNN Trung tâm

2.1.Tạm ứng tiền mặt

Đầu ngày làm việc, căn cứ Phiếu chi (ghi nội dung tạm ứng cho điểm giao dịch), kế toán ghi (GL):

Nợ TK 3952 - Thanh toán vãng lai với các điểm giao dịch

Có TK 1112 - Tiền mặt bằng đồng Việt Nam

2.2. Xử lý cuối ngày

- Căn cứ chứng từ gốc kèm Bảng kê của các nghiệp vụ phát sinh trong ngày và Bảng kê tổng hợp các nghiệp vụ tại đơn vị kế toán phụ thuộc, kế toán KBNN Trung tâm kiểm soát, đối chiếu sự khớp đúng giữa chứng từ gốc, các bảng kê và xử lý như sau:

+ Căn cứ số liệu trên Bảng kê thu ngân sách (các khoản thu do cơ quan thu trực tiếp quản lý), kế toán ghi tại Chương trình TCS:

Nợ TK 3952 - Thanh toán vãng lai với các điểm giao dịch

Có TK 7111 - Thu NSNN

+ Căn cứ Bảng kê phát hành trái phiếu, công trái, ...và các khoản thu nộp khác, kế toán ghi (GL):

Nợ TK 3952 - Thanh toán vãng lai với các điểm giao dịch

Có TK 3633, 3711, 3712, ...

Đối với số tiền vay do phát hành trái phiếu, công trái, kế toán lập Phiếu chuyển khoản ghi (GL):

Nợ TK 1381 - Thanh toán gốc vay

Có TK 5311 - Chênh lệch cân đối thu chi và nợ vay chờ xử lý

+ Căn cứ Bảng kê thanh toán trái phiếu, công trái hoặc Bảng kê thanh toán khác, kế toán ghi (GL):

Nợ TK 3633, 8941, 3959, …

Có TK 3952 - Thanh toán vãng lai với các điểm giao dịch

Đồng thời lập Phiếu chuyển khoản ghi (GL):

Nợ TK 5311 - Chênh lệch cân đối thu chi và nợ vay chờ xử lý

Có TK 1381 - Thanh toán gốc vay

- Căn cứ số liệu tại dòng “Tiền mặt thanh toán với trung tâm cuối ngày” (Bảng tổng hợp các nghiệp vụ tại đơn vị kế toán phụ thuộc), kế toán lập Phiếu thu và ghi (GL):

Nợ TK 1112 - Tiền mặt bằng đồng Việt Nam

Có TK 3952 - Thanh toán vãng lai với các điểm giao dịch

CHƯƠNG VI


KẾ TOÁN THANH TOÁN ĐIỆN TỬ KBNN
A. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Khái niệm thanh toán điện tử

- Thanh toán điện tử trong hệ thống KBNN là hình thức thanh toán liên kho bạc thông qua việc thực hiện các khoản thu hộ, chi hộ giữa các đơn vị Kho bạc và được thực hiện bằng phương thức chuyển lệnh thanh toán qua mạng máy tính trong nội bộ hệ thống KBNN.

- Thanh toán điện tử (TTĐT) trong hệ thống KBNN bao gồm thanh toán liên kho bạc nội tỉnh và thanh toán liên kho bạc ngoại tỉnh.

Quy trình này áp dụng cho TTĐT của đơn vị Kho bạc tham gia hệ thống thông tin Ngân sách và Kho bạc (TABMIS).



2. Chứng từ điện tử và chữ ký điện tử

Chứng từ điện tử trong hoạt động thanh toán điện tử KBNN là thông tin được tạo ra, gửi đi, nhận và lưu trữ bằng phương tiện điện tử trong các giao dịch thanh toán điện tử KBNN.

Chứng từ điện tử được coi là chứng từ kế toán khi có đủ các nội dung theo quy định của pháp luật và quy định tại chế độ này, được thể hiện dưới dạng dữ liệu điện tử, được mã hóa và không bị thay đổi trong quá trình truyền qua mạng máy tính hoặc trên vật mang tin như băng từ, đĩa từ, các loại thẻ thanh toán.

- Chứng từ điện tử sử dụng trong hệ thống KBNN được chuyển hóa từ các chứng từ gốc như ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, giấy rút dự toán NSNN...

- Chứng từ điện tử được sử dụng, bảo quản, lưu trữ theo quy định riêng của Tổng Giám đốc KBNN về việc lập, sử dụng, kiểm soát, bảo quản và lưu trữ chứng từ điện tử trong hệ thống KBNN.

- Chữ ký điện tử được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử, gắn liền hoặc kết hợp một cách lô gíc với chứng từ điện tử, có khả năng xác nhận người ký chứng từ điện tử và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung chứng từ điện tử được ký.

Trong hệ thống thanh toán điện tử KBNN, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử là Kho bạc Nhà nước.

Các đối tượng tham gia quy trình thanh toán điện tử trong hệ thống KBNN gồm: kế toán viên, thanh toán viên, kế toán trưởng (hoặc ủy quyền), giám đốc (hoặc ủy quyền), quản trị hệ thống, kiểm tra kiểm soát công tác thanh toán điện tử, các cán bộ khác tham gia công tác kiểm soát đối chiếu, lập báo cáo thanh toán tại các đơn vị thanh toán theo quy định.

Việc chứng thực chữ ký điện tử và quy trình cấp, quản lý chứng thư điện tử cho các đối tượng tham gia thanh toán điện tử được thực hiện theo quy định riêng của Tổng Giám đốc KBNN về việc xây dựng, quản lý, cấp phát và sử dụng chứng thư điện tử trong hệ thống thanh toán điện tử KBNN.

3. Giải thích thuật ngữ

3.1. Người phát lệnh (khách hàng A)

Là tổ chức, cá nhân phát ra chứng từ thanh toán qua đơn vị kho bạc.

Người phát lệnh có thể là:

+ Tổ chức, cá nhân mở tài khoản tại đơn vị kho bạc.

+ Tổ chức hoặc cá nhân gửi chứng từ thanh toán đến ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng có quan hệ thanh toán với Kho bạc gửi lệnh để thực hiện thanh toán đến Kho bạc nhận lệnh.

+ Cá nhân hoặc tổ chức không mở tài khoản tại đơn vị Kho bạc nhưng nộp tiền mặt vào Kho bạc để thực hiện thanh toán, chuyển tiền cho cá nhân, tổ chức mở tài khoản tại đơn vị Kho bạc khác.

Các trường hợp thanh toán liên quan đến các hoạt động nghiệp vụ nội bộ, người phát lệnh là Kho bạc gửi lệnh (xem tiết 3.8- điểm 3 - Phần A).

3.2. Người nhận lệnh (khách hàng B)

Là tổ chức hoặc cá nhân được thụ hưởng khoản tiền (nếu là lệnh chuyển Có); là tổ chức hoặc cá nhân phải trả tiền (nếu là Lệnh chuyển Nợ), còn gọi là người trả tiền.

Người nhận lệnh có thể là:

+ Tổ chức, cá nhân mở tài khoản tại đơn vị kho bạc.

+ Tổ chức hoặc cá nhân giao dịch với ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng có quan hệ thanh toán với Kho bạc nhận lệnh.

+ Tổ chức hoặc cá nhân không mở tài khoản tại đơn vị kho bạc nhưng lĩnh tiền mặt tại đơn vị kho bạc theo lệnh thanh toán.

Các trường hợp thanh toán liên quan đến các hoạt động nghiệp vụ nội bộ, người nhận lệnh là Kho bạc nhận lệnh (xem tiết 3.8 - điểm 3 - Phần A).

3.3. Kho bạc gửi lệnh (Kho bạc A)

Là đơn vị kho bạc nhận chứng từ thanh toán của người phát lệnh để thực hiện thanh toán chứng từ đó.

Trong hệ thống KBNN, KB A bao gồm KBNN quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh hoặc phòng giao dịch thuộc KBNN tỉnh; hoặc KBNN tỉnh, thành phố trực thuộc TW; hoặc Sở Giao dịch KBNN.

3.4. Kho bạc nhận lệnh (Kho bạc B)

Là đơn vị kho bạc phục vụ người nhận lệnh, thực hiện trả tiền cho người nhận lệnh (nếu là lệnh chuyển Có) hoặc thu tiền từ người nhận lệnh (nếu là lệnh chuyển Nợ).

Trong hệ thống KBNN, KB B bao gồm KBNN quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh hoặc phòng giao dịch thuộc KBNN tỉnh (sau đây gọi chung là Kho bạc huyện); hoặc Kho bạc tỉnh, thành phố trực thuộc TW (sau đây gọi chung là Kho bạc tỉnh); hoặc Sở Giao dịch KBNN.

3.5. Trung tâm thanh toán tỉnh

Là bộ phận thuộc phòng kế toán Kho bạc tỉnh làm trung gian thanh toán giữa KB A và KB B trên địa bàn tỉnh (trường hợp thanh toán nội tỉnh) hoặc trung gian thanh toán giữa các đơn vị kho bạc trên địa bàn tỉnh với Trung tâm thanh toán toàn quốc (trường hợp thanh toán ngoại tỉnh).

Trung tâm thanh toán tỉnh có nhiệm vụ làm đầu mối theo dõi, xử lý, đối chiếu các lệnh thanh toán ngoại tỉnh và thực hiện việc quản lý hệ thống thanh toán nội tỉnh theo quy định tại quy trình này.

Sở Giao dịch KBNN được coi như một Kho bạc tỉnh, có trung tâm thanh toán tỉnh là bộ phận thuộc phòng kế toán của Sở Giao dịch, làm trung gian thanh toán giữa Sở Giao dịch với Trung tâm thanh toán toàn quốc.



3.6. Trung tâm thanh toán toàn quốc (T4)

Là Phòng Thanh toán điện tử thuộc Ban Kế toán KBNN làm nhiệm vụ trung gian thanh toán giữa các trung tâm thanh toán tỉnh và các nhiệm vụ khác theo quy định.



3.7. Chứng từ thanh toán

Là yêu cầu thanh toán của người phát lệnh đối với KB A dưới dạng chứng từ kế toán nhằm thực hiện việc thanh toán điện tử đến KB B. Chứng từ có thể bằng giấy hoặc chứng từ điện tử. Chứng từ thanh toán có thể là yêu cầu thanh toán của khách hàng hoặc tổ chức tín dụng có quan hệ thanh toán trực tiếp với KB A. Chứng từ thanh toán có thể là chứng từ chuyển Có hoặc chứng từ chuyển Nợ.



3.8. Các hoạt động nghiệp vụ nội bộ

Là các hoạt động nghiệp vụ trong nội bộ hệ thống KBNN liên quan đến thanh toán liên kho bạc, có người phát lệnh và người nhận lệnh không phải là khách hàng giao dịch với đơn vị kho bạc hoặc cá nhân nộp, lĩnh tiền mặt, đơn vị có tài khoản tại ngân hàng tham gia thanh toán với đơn vị kho bạc, như: nghiệp vụ chuyển nguồn vốn đầu tư; thanh toán hộ gốc, lãi trái phiếu; cho vay giữa các cấp ngân sách...Trong trường hợp này, người phát lệnh và người nhận lệnh đồng thời là Kho bạc gửi lệnh và Kho bạc nhận lệnh, và các tài khoản người phát lệnh, người nhận lệnh là các tài khoản nghiệp vụ nội bộ.



3.9. Lệnh thanh toán

Là yêu cầu thanh toán của KB A đối với KB B trong thanh toán điện tử căn cứ vào chứng từ thanh toán của người phát lệnh tại KB A.

Lệnh thanh toán bao gồm lệnh chuyển Có hoặc lệnh chuyển Nợ. Mỗi lệnh thanh toán có thể được hình thành từ một hoặc một số chứng từ thanh toán. Mỗi chứng từ thanh toán có thể tạo ra một hoặc một số lệnh thanh toán.

3.10. Lệnh chuyển Nợ

Là lệnh thanh toán của KB A phát ra căn cứ vào chứng từ thanh toán của người phát lệnh chuyển đến KB B để thu hồi khoản đã thanh toán hộ cho Kho bạc B (chỉ áp dụng đối với trường hợp các hoạt động nghiệp vụ nội bộ).



3.11. Lệnh chuyển Có

Là lệnh thanh toán của KB A phát ra căn cứ vào chứng từ thanh toán của người phát lệnh chuyển đến KB B để trả tiền cho người nhận lệnh tại KB B; hoặc để chuyển số phải trả cho KB B trong các hoạt động nghiệp vụ nội bộ.



3.12. Lệnh chuyển Có giá trị cao

Là lệnh chuyển Có, có số tiền bằng hoặc lớn hơn mức quy định của Tổng Giám đốc KBNN. Lệnh chuyển Có giá trị cao chỉ áp dụng cho các trường hợp người nhận lệnh là các đơn vị khách hàng giao dịch mở tài khoản tại Kho bạc nhận lệnh, hoặc chuyển theo kênh ngoài hệ thống; Không áp dụng lệnh chuyển Có giá trị cao đối với các trường hợp tài khoản người nhận lệnh là các tài khoản nghiệp vụ nội bộ hoặc là các tài khoản đặc thù theo quy định của Trung tâm thanh toán toàn quốc.

Mức giá trị cao được Tổng Giám đốc KBNN quy định bằng văn bản riêng trong từng thời kỳ.

3.13. Số lệnh thanh toán

Là một dãy số được cấp cho mỗi lệnh thanh toán. Số lệnh được theo dõi liên tục theo năm cho từng loại lệnh thanh toán. Số lệnh thanh toán được gắn với một số tiêu thức đặc thù như mã hiệu Kho bạc, loại lệnh, năm phát sinh lệnh thanh toán, thứ tự phát sinh của các lệnh trong năm.



3.14. Kênh thanh toán

Là hướng chuyển tiền từ KB A đến KB B được KB A xác định ngay khi hình thành lệnh thanh toán.



3.15. Mã Kho bạc

Là một dãy số gồm 4 ký tự được sắp xếp theo một trật tự nhất định, và xác định duy nhất cho mỗi đơn vị Kho bạc quyền được tham gia vào hệ thống thanh toán điện tử.

Mã Kho bạc do Trung tâm thanh toán toàn quốc cấp theo quyết định của Tổng Giám đốc KBNN và được quản lý tập trung tại Trung tâm thanh toán toàn quốc.

3.16. Mã ngân hàng, tổ chức tín dụng có quan hệ thanh toán với Kho bạc

Là mã số được xác định duy nhất cho mỗi đơn vị ngân hàng hay tổ chức tín dụng có quan hệ thanh toán với một hoặc một số đơn vị Kho bạc. Mã ngân hàng do Trung tâm thanh toán toàn quốc quản lý thống nhất trên cơ sở thông tin về hệ thống ngân hàng từ Ngân hàng Nhà nước hoặc cập nhật từ các Kho bạc tỉnh.



3.17. Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách

Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách dùng để hạch toán các khoản thu, chi ngân sách phát sinh tại các đơn vị có quan hệ với ngân sách, gồm: Đơn vị dự toán, đơn vị sử dụng ngân sách, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản và các đơn vị khác có quan hệ với ngân sách kể cả các đơn vị không sử dụng kinh phí ngân sách nhưng có quan hệ mở tài khoản và giao dịch với KBNN.

Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách là một trong những căn cứ để chương trình thanh toán điện tử kiểm tra tính chính xác người nhận lệnh cùng với các tiêu thức khác.

3.18. Thanh toán viên

Là kế toán viên có nhiệm vụ trực tiếp quản lý công tác tạo, nhận lệnh thanh toán, đối chiếu, theo dõi thanh toán, tra soát, phối hợp với kế toán viên xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình hạch toán kế toán và thanh toán. Cụ thể:

- Trực tiếp lập hoặc kiểm tra tính chính xác của lệnh thanh toán đi và hoàn thiện các thông tin của lệnh thanh toán đến, lập tra soát và trả lời tra soát, phối hợp kế toán viên xử lý các sai lầm phát sinh trong quá trình hạch toán kế toán, thanh toán, đối chiếu.

- Trực tiếp thực hiện công tác đối chiếu, theo dõi, lập báo cáo ngày, tháng, năm theo quy định.



3.19. Kế toán trưởng

Là lãnh đạo đơn vị kế toán được cấp thẩm quyền giao nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát và ký chức danh kế toán trưởng trên các chứng từ kế toán, thanh toán.



3.20. Giám đốc

Là lãnh đạo đơn vị kho bạc có nhiệm vụ ký chức danh Giám đốc trên các chứng từ kế toán, kiểm soát Lệnh chuyển Có giá trị cao.



3.21. Cán bộ kiểm tra kiểm soát

Là cán bộ thuộc Bộ phận, Phòng, Ban Kiểm tra kiểm soát, có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy trình nghiệp vụ thanh toán điện tử trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao và theo quy chế trách nhiệm đối với thành viên gián tiếp tham gia vào hệ thống thanh toán điện tử.

Các thuật ngữ “Thanh toán viên”, “Kế toán viên”, “Kế toán trưởng”, “Giám đốc”, “Kiểm tra kiểm soát” trên đây được hiểu trong phạm vi thực hiện quy trình kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán liên kho bạc điện tử trong hệ thống Kho bạc Nhà nước.

4. Phạm vi thanh toán điện tử

- Các khoản thanh toán thuộc hoạt động nghiệp vụ KBNN.

- Chỉ chuyển tiền cho các khách hàng từ KB A đến khách hàng giao dịch với KB B khi ít nhất một trong hai người phát lệnh và người nhận lệnh có mở tài khoản tại Kho bạc.

- Lệnh chuyển Nợ chỉ áp dụng cho các hoạt động nghiệp vụ trong nội bộ hệ thống KBNN.


5. Các kênh thanh toán trong hệ thống KBNN

Các kênh thanh toán trong hệ thống KBNN bao gồm:



5.1. Kênh thanh toán nội tỉnh

Là trường hợp thanh toán giữa hai đơn vị Kho bạc trong phạm vi một tỉnh. Thanh toán nội tỉnh gồm các kênh thanh toán sau:

- Kênh nội tỉnh trong hệ thống: Là thanh toán nội tỉnh, để thanh toán với người nhận lệnh có tài khoản tại KB B.

- Kênh nội tỉnh ngoài hệ thống: Là thanh toán nội tỉnh, để thanh toán với người nhận lệnh mở tài khoản tại ngân hàng có quan hệ thanh toán với Kho bạc B hoặc cá nhân lĩnh tiền mặt tại KB B.



5.2. Kênh thanh toán ngoại tỉnh

Là trường hợp thanh toán chuyển tiền từ Kho bạc tỉnh hoặc các Kho bạc huyện đến các đơn vị Kho bạc khác tỉnh (hoặc Sở Giao dịch); hoặc từ Sở Giao dịch KBNN đến các đơn vị Kho bạc khác. Kênh thanh toán ngoại tỉnh gồm các kênh thanh toán sau:

- Ngoại tỉnh trong hệ thống: Là thanh toán ngoại tỉnh để thanh toán với người nhận lệnh có tài khoản tại KB B.

- Kênh ngoại tỉnh ngoài hệ thống: Là thanh toán ngoại tỉnh, để thanh toán với người nhận lệnh mở tài khoản tại ngân hàng có quan hệ thanh toán với KB B hoặc cá nhân lĩnh tiền mặt tại KB B.



B. QUY TRÌNH XỬ LÝ NGHIỆP VỤ

1. Tại Kho bạc gửi lệnh (KB A)

1.1. Nhiệm vụ

- Đảm bảo đầy đủ các thông tin liên quan đến chứng từ thanh toán của khách hàng.

- Hạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

- Xử lý và chuyển các lệnh thanh toán theo quy định.

- Đối chiếu thanh toán hàng ngày

- Báo cáo thanh toán hàng tháng, năm.



1.2. Quy trình xử lý nghiệp vụ

1.2.1. Thanh toán viên (TTV)

- Căn cứ chứng từ hợp lệ, hợp pháp đã được Lãnh đạo phê duyệt do Kế toán viên chuyển sang (đã kiểm soát bên hệ thống kế toán), TTV nhập đầy đủ các thông tin liên quan vào hệ thống thanh toán, bao gồm:

Số chứng từ (là số chứng từ gốc).

Ngày chứng từ (là ngày trên chứng từ gốc)

Tên người trả tiền.

Thông tin người trả tiền (Địa chỉ, CMT, ngày cấp, nơi cấp).

Tài khoản người trả tiền

NH A (Mã 8 số của NHNN, tên).

KB A (Mã 4 số, Tên).

Tên người nhận tiền

Thông tin người nhận tiền (Địa chỉ, CMT, ngày cấp, nơi cấp)

Tài khoản người nhận tiền

KB B (Mã 4 số, Tên)

NH B (Mã 8 số của Ngân hàng, Tên)

Nội dung thanh toán

Số tiền


Tổng số tiền bằng chữ

- Chuyển chứng từ trên máy và chứng từ gốc cho Kế toán trưởng.



Lưu ý:

- Trường hợp tài khoản người nhận lệnh không phải là khách hàng giao dịch tại KB B (tài khoản nghiệp vụ nội bộ) như gốc, lãi trái phiếu,… hoặc tài khoản đặc thù do Trung tâm thanh toán toàn quốc quy định như tài khoản thu NSNN, nếu KB A không biết chính xác tài khoản chi tiết tại KB B, KTV có thể nhập mã tài khoản kế toán đồng thời phải nhập đầy đủ các yếu tố chi tiết như mã tờ khai hải quan, kỳ thuế, mã lãi trái phiếu đúng hạn, quá hạn... Việc hạch toán tài khoản chi tiết tại KB B do TTV tại KB B thực hiện căn cứ vào tài khoản và các yếu tố chi tiết theo quy định.

Tuỳ theo yêu cầu quản lý cụ thể, Trung tâm thanh toán toàn quốc thực hiện đăng ký các tài khoản người nhận lệnh được phép hoàn thiện để áp dụng toàn hệ thống.

- Trường hợp người nhận lệnh là cá nhân lĩnh tiền mặt tại KB B, KTV nhập mã tài khoản người nhận lệnh là tài khoản 3392 - Phải trả trung gian AP, tài khoản này được phép hoàn thiện tại KB B; hoặc có thể không cần nhập tên và mã TK người nhận lệnh.

- Tài khoản được phép hoàn thiện không được áp dụng cho người nhận lệnh là khách hàng giao dịch mở tài khoản tại KB B hoặc tại ngân hàng.

- Trường hợp có chương trình giao diện TABMIS – TTĐT, TTV nhận dữ liệu lệnh thanh toán theo nội dung của Tài liệu hướng dẫn sử dụng hệ thống TTĐT và không phải nhập lại chứng từ. Chịu trách nhiệm kiểm tra về tính chính xác của lệnh thanh toán rồi tiếp tục xử lý các bước theo quy định tại quy trình này.



1.2.2 . Kế toán trưởng

- Thực hiện kiểm soát thanh toán. Nếu sai, trả lại chứng từ cho TTV. Nếu đúng, ký chữ ký điện tử, dữ liệu được chuyển tự động về trung tâm thanh toán tỉnh.

Đối với LCC giá trị cao, sau khi Kế toán trưởng kiểm soát, LTT ở trạng thái đợi Giám đốc kiểm soát thanh toán. Chứng từ giấy được chuyển cho Giám đốc.

1.2.3. Giám đốc

- Đối với những lệnh chuyển Có́ giá trị cao, Giám đốc phải thực hiện kiểm soát thanh toán và ký chữ ký điện tử.

+ Nếu sai, Giám đốc trả lại chứng từ cho Kế toán trưởng

+ Nếu đúng Giám đốc thực hiện kiểm soát thanh toán, ký chữ ký điện tử, dữ liệu được chuyển tự động về trung tâm thanh toán tỉnh.



Lưu ý:

- Trường hợp phải hủy lệnh thanh toán (Thanh toán viên, Kế toán trưởng hoặc Giám đốc thực hiện, kể cả trong quá trình đối chiếu), thanh toán viên in Bảng kê các lệnh thanh toán hủy và thông báo lại cho kế toán để lập phiếu và bút toán hủy. KTT căn cứ bảng kê lệnh thanh toán hủy và phiếu kế toán để kiểm soát kế toán bút toán này như các bút toán hủy kế toán khác.

- Cuối ngày, các Lệnh thanh toán đã được lập nhưng chưa được truyền đi sẽ được giữ nguyên trạng thái, chuyển sang ngày hôm sau xử lý tiếp. Cuối tháng, các Lệnh thanh toán đi chưa kịp truyền đi trong tháng sẽ phải hủy bỏ, không được chuyển sang tháng.

Người hủy lệnh thanh toán phải thông báo về việc hủy lệnh cho các thành viên đã tham gia trước đó vào quá trình lập, kiểm soát lệnh, đồng thời chịu hoàn toàn trách nhiệm về quyết định của mình.

Các lệnh thanh toán của tháng trước, đến trong tháng này sẽ được nhận và hạch toán vào ngày ngày hiện thời.

Sang năm mới không còn phát sinh đi của tài khoản LKB đi năm trước. Lệnh thanh toán của năm trước, đến trong năm nay sẽ được nhận vào ngày hiện thời (kỳ năm nay) nhưng hạch toán vào các tài khoản LKB đến năm trước.



2. Tại trung tâm thanh toán tỉnh

2.1. Nhiệm vụ

- Kiểm soát, phối hợp, là đầu mối chỉ đạo công tác thanh toán, đối chiếu thanh toán với các đơn vị KBNN trên địa bàn tỉnh theo quy định này.

- Làm trung gian thanh toán giữa các đơn vị Kho bạc trên địa bàn với trung tâm thanh toán toán toàn quốc.

- Kiểm soát tiến độ của công tác thanh toán LKB nội tỉnh, quyết định dừng thanh toán đối với các lệnh thanh toán LKB nội tỉnh trong trường hợp cần thiết.

- Hạch toán nghiệp vụ, báo cáo công tác thanh toán của toàn tỉnh.

- Quản lý hệ thống thanh toán trong phạm vi địa bàn tỉnh.

- Báo cáo thanh toán tháng, năm.

- Cập nhật mã số các tổ chức ngân hàng, tín dụng có quan hệ thanh toán trực tiếp với các đơn vị KBNN trên địa bàn để thông báo về T4 quản lý theo quy định.



2.2. Quy trình xử lý nghiệp vụ

- Tiếp nhận các Lệnh thanh toán từ KB huyện hoặc Văn phòng KB tỉnh, bao gồm Lệnh thanh toán LKB nội tỉnh và ngoại tỉnh (đối với LKB đi).

- Tiếp nhận các Lệnh thanh toán từ Trung tâm thanh toán toàn quốc (với LKB đến).

- Hệ thống kiểm tra các yếu tố bảo mật lệnh thanh toán.

- Các lệnh thanh toán đi được tự động chuyển tới Trung tâm thanh toán toàn quốc (trường hợp đi ngoại tỉnh) hoặc tới KB B (trường hợp đi nội tỉnh).

- Các lệnh thanh toán đến được tự động chuyển tới KB B.

- Thực hiện tổng hợp, đối chiếu số liệu kế toán, thanh toán với các đơn vị KBNN trên địa bàn đối với thanh toán LKB nội tỉnh.

- Đầu mối chủ trì, kiểm tra để xử lý hoặc chuyển các đơn vị Kho bạc cấp dưới xử lý các kết quả công tác đối chiếu ngoại tỉnh hàng ngày theo quy định tại quy trình này.

- Là đầu mối kiểm tra, xử lý, đối chiếu số liệu thanh toán và kế toán (nội và ngoại tỉnh) hàng tháng trên toàn địa bàn, theo dõi, xử lý kịp thời các chênh lệnh giữa kế toán và thanh toán.

- Thực hiện công tác quản lý hệ thống, quản lý thanh toán, tổng hợp, báo cáo ngoại tỉnh và nội tỉnh theo quy định.



3. Tại Trung tâm thanh toán toàn quốc (T4)

3.1. Nhiệm vụ

- Kiểm soát, phối hợp, chỉ đạo công tác thanh toán, đối chiếu thanh toán ngoại tỉnh với các trung tâm thanh toán tỉnh theo quy định này. Phối hợp kiểm tra, xử lý các chênh lệch số liệu kế toán, thanh toán trên toàn quốc.

- Quyết định thời điểm bắt đầu và kết thúc ngày thanh toán ngoại tỉnh trên phạm vi toàn quốc.

- Tiếp nhận, kiểm tra xử lý lệnh thanh toán từ trung tâm thanh toán tỉnh chuyển đến.

- Kiểm soát tiến độ của công tác thanh toán, quyết định dừng thanh toán đối với các lệnh thanh toán trong trường hợp cần thiết.

- Hạch toán nghiệp vụ, báo cáo công tác thanh toán của toàn hệ thống.

- Là đầu mối tập hợp, quản lý mã số các đơn vị thanh toán toàn quốc và các tổ chức ngân hàng, tín dụng có quan hệ thanh toán trực tiếp với hệ thống Kho bạc nhà nước.

- Quản lý hệ thống thanh toán toàn quốc, quản lý các tham số hệ thống nhằm đảm bảo quy trình thanh toán được thống nhất toàn quốc.

Ngoài các công việc trên, trung tâm thanh toán có nhiệm vụ tham mưu giúp Vụ trưởng Vụ Kế toán nhà nước xây dựng cơ chế thanh toán, cải tiến và hiện đại hóa công tác thanh toán trong toàn hệ thống.

3.2. Quy trình xử lý nghiệp vụ

- Thực hiện các nghiệp vụ đầu cuối ngày, khởi tạo đối chiếu, xác nhận kết thúc ngày.

- Tiếp nhận các lệnh thanh toán từ các Trung tâm thanh toán tỉnh.

- Hệ thống kiểm tra các yếu tố bảo mật lệnh thanh toán.

- Hệ thống tự động tổng hợp các lệnh thanh toán đến từng trung tâm thanh toán tỉnh, tạo ký hiệu mật nhân danh trung tâm T4 để chuyển đến trung tâm thanh toán tỉnh.

- Hàng ngày thực hiện kiểm soát công tác đối chiếu LKB ngoại tỉnh, xử lý các sai sót, chênh lệch đối chiếu theo quy định tại chế độ này.

- Phối hợp, kiểm tra, đối chiếu số liệu thanh toán và kế toán hàng tháng, phối hợp xử lý kịp thời các chênh lệnh giữa kế toán và thanh toán.

- Thực hiện công tác quản lý hệ thống, quản lý thanh toán, tổng hợp, báo cáo ngoại tỉnh và toàn quốc theo quy định.



4. Tại Kho bạc nhận lệnh (KB B)

4.1. Nhiệm vụ

- Tiếp nhận, kiểm tra, xử lý các lệnh thanh toán đến.

- Hạch toán kế toán các nghiệp vụ phát sinh.

- Đối chiếu thanh toán hàng ngày, tháng.

- Báo cáo thanh toán tháng, năm.

4.2. Quy trình xử lý nghiệp vụ

Các lệnh thanh toán đến được chương trình tự động kiểm tra các yếu tố bảo mật.



4.2.1. Thanh toán viên

- Nhận và hoàn thiện lệnh thanh toán đến. Chương trình kiểm tra mã tài khoản người nhận lệnh, thông báo tên người nhận lệnh, mã số đơn vị sử dụng ngân sách (nếu có) tại Kho bạc B để thanh toán viên kiểm tra, so sánh với tên người nhận lệnh, mã số đơn vị sử dụng ngân sách trên lệnh thanh toán.

- Xử lý các trường hợp tra soát, sai lầm (nếu có), bổ sung đầy đủ các yếu tố kế toán trong trường hợp được phép hoàn thiện TK người nhận lệnh. Sau đó, TTV lựa chọn hạch toán ban đầu theo một trong hai phương án: Hạch toán đúng hoặc Hạch toán chờ xử lý.

Các trường hợp TTV chọn hướng hạch toán chờ xử lý đều phải ghi rõ lý do chờ xử lý (ghi trên máy và trên chứng từ phục hồi).

- Trường hợp TTV chưa đủ thông tin để hoàn thiện LTT đến, TTV thực hiện tra soát gắn với LTT để hoàn thiện.

- TTV chọn chương trình giao diện để hệ thống TTĐT giao diện đến (TABMIS hoặc chương trình quản lý thu - TCS). Trường hợp giao diện vào hệ thống TABMIS, TTV chọn 1 trong 3 phân hệ: Quản lý sổ cái (GL); quản lý thu (AR); Quản lý chi (AP) theo quy định của Chế độ kế toán TABMIS.

- Sau khi lựa chọn hạch toán ban đầu, TTV in 02 liên chứng từ phục hồi và chuyển cho KTT.

Các liên in Lệnh thanh toán kiêm chứng từ phục hồi lần đầu là bản chính. Các liên in từ lần 2 trở đi (bản sao) vì bất cứ lý do gì phải được sự đồng ý và kiểm soát chặt chẽ của Kế toán trưởng.

- Trường hợp chưa có chương trình giao diện, căn cứ chứng từ phục hồi, TTV nhập thủ công chứng từ vào các Hệ thống liên quan (TABMIS; TCS) và xử lý như chứng từ khác theo quy định nghiệp vụ các phân hệ.

4.2.2. Kế toán trưởng

- KTT kiểm tra, kiểm soát các yếu tố của lệnh thanh toán, quyết định các trường hợp hạch toán ban đầu của TTV. Có hai khả năng cho KTT lựa chọn:

+ Chấp nhận: Kiểm soát, ký chấp nhận lệnh thanh toán theo hạch toán ban đầu của TTV.

+ Không chấp nhận: KTT chuyển lại dữ liệu để thanh toán viên hoàn thiện hoặc lựa chọn lại hạch toán theo quyết định của KTT, sau đó, KTT tiến hành ký chấp nhận lệnh thanh toán.



Lưu ý:

1. Trường hợp có giao diện, sau khi KTT kiểm soát thanh toán, các bút toán kết xuất vào TABMIS ở trạng thái “đã kiểm soát”. Nếu giao diện vào TCS, sau khi KTT kiểm soát thanh toán, các quy trình tiếp theo trong TCS được xử lý theo quy định của TCS.

2. Trường hợp lệnh thanh toán đến chuyển tiếp đi ngân hàng, sau khi kiểm soát thanh toán đúng, trong chương trình TTĐT, KTT sử dụng chức năng kiểm soát chứng từ chuyển tiếp đi ngân hàng để kiểm soát theo phương thức thanh toán (bù trừ, tiền gửi...) mà KB B đang áp dụng.

Sau khi KTT lựa chọn và kiểm soát phương thức thanh toán, TTV in ra các Ủy nhiệm chi chuyển tiếp làm chứng từ thanh toán với ngân hàng và thực hiện bước “Áp thanh toán” trong TABMIS theo quy trình TABMIS chuyển đi ngân hàng.

3. Các lệnh thanh toán đến chưa đủ thông tin đã hạch toán chờ xử lý, hoặc phát hiện sai lầm sau khi đã kiểm soát hạch toán đúng (nếu có), kế toán phải lập chứng từ để điều chỉnh hoặc nhập mới, tạo kế toán và lệnh trả lại như các lệnh thanh toán đi khác. Các lệnh này cũng phải ghi chi tiết nội dung về lý do điều chỉnh hoặc trả lại, số và ngày lập của lệnh bị trả lại.

4. Các lệnh thanh toán đến trong ngày phải xử lý hết trước khi kết thúc ngày.

5. Cán bộ KTKS có trách nhiệm kiểm tra, giám sát thường xuyên và đột xuất việc tuân thủ các quy định tại quy trình này và các quy định liên quan đến thanh toán điện tử, trong phạm vi chức trách nhiệm vụ được giao đối với lĩnh vực kiểm tra kiểm soát và quy chế trách nhiệm với các thành viên tham gia gián tiếp vào hệ thống TTĐT.

C. QUY TRÌNH TRA SOÁT

Hệ thống sử dụng một loại điện tra soát duy nhất là điện tra soát gắn với lệnh thanh toán. Đây là những điện tra soát mà mục đích sử dụng và nội dung tra soát gắn với việc xử lý một lệnh thanh toán cụ thể, phục vụ cho việc yêu cầu cung cấp hoặc cung cấp thông tin cho quyết định xử lý hạch toán kế toán, thanh toán.


Các điện tra soát gồm 2 mẫu: Điện tra soát và Điện trả lời tra soát.

Quy trình xử lý các điện tra soát gắn với lệnh thanh toán như sau:



1. Tại Kho bạc tạo Điện tra soát

Khi có yêu cầu tạo điện tra soát liên quan đến lệnh thanh toán và quá trình xử lý thanh toán, hạch toán kế toán, TTV sẽ soạn Điện tra soát. Chi tiết nội dung Điện tra soát theo mẫu điện quy định.

- Trường hợp điện tra soát chưa đúng, KTT chuyển lại dữ liệu cho TTV để sửa.

- Trường hợp Điện tra soát được lập đúng, KTT duyệt điện tra soát, ký xác nhận trên máy.

- Hệ thống thanh toán gửi điện tra soát đi Kho bạc nhận điện (thông qua các T3 và T4).

- Khi nhận được điện tra soát trả lời, thanh toán viên in điện tra soát và trả lời làm căn cứ cho quá trình xử lý kế toán, thanh toán.

Các điện tra soát đi, chưa kịp kiểm soát thanh toán sẽ được chuyển sang ngày hôm sau kiểm soát.

2. Tại Kho bạc tạo điện Trả lời tra soát

- Khi nhận được Điện tra soát cần phải trả lời, TTV tại KB B soạn Điện trả lời tra soát, chuyển cho KTT. Chi tiết nội dung Điện trả lời tra soát theo mẫu điện quy định.

- KTT duyệt điện trả lời, ký xác nhận trên máy.

- Hệ thống thanh toán gửi điện trả lời đến Kho bạc tra soát.

- TTV in điện tra soát và trả lời tra soát lưu cùng chứng từ liên quan.

Lưu ý:

- Các đơn vị KBNN phải xử lý kịp thời ngay trong ngày các điện tra soát đến. Trường hợp tra soát liên quan đến khách hàng, nếu chưa có đủ thông tin trả lời, hoặc do các vấn đề về kỹ thuật, giờ truyền... hệ thống cho phép chuyển điện tra soát sang ngày hôm sau xử lý.

- Các đơn vị KBNN phải theo dõi đầy đủ các điện tra soát đi, đến và tình trạng trả lời, xử lý để có biện pháp phù hợp theo quy định trong quyết định này, đồng thời phải chịu trách nhiệm về sự chậm trễ do không trả lời tra soát kịp thời.

D. HẠCH TOÁN KẾ TOÁN VÀ HẠCH TOÁN NGHIỆP VỤ

I. HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

Hạch toán kế toán thanh toán LKB được thực hiện tại KB A, KB B Không thực hiện hạch toán kế toán tại các trung tâm thanh toán.



1. Tại KB A

1.1. Đối với Lệnh chuyển Có

1.1.1. Các nghiệp vụ thu hộ KBNN khác hoặc chuyển vào tài khoản tạm thu tạm giữ tai KB B

- Căn cứ Giấy nộp tiền vào NSNN, giấy báo Có của ngân hàng, kế toán ghi (GL)

Nợ TK 1112, 1132, 1133, 1134,…

Có TK 3999 – Phải trả khác

Đồng thời, kế toán ghi (GL):

Nợ TK 3999 – Phải trả khác

Có TK 3853, 3863

- Trường hợp đơn vị trích TKTG, rút dự toán để nộp thu NSNN, nộp vào TK tạm thu, tạm giữ tại KB B:

Căn cứ Giấy nộp tiền vào NSNN, kế toán ghi (GL)

Nợ TK 8113, 8123, 3711, 3712, 3721, 3741,….

Có TK 1392 - Phải thu trung gian AR

Đồng thời, kế toán ghi GL):

Nợ TK 1392 - Phải thu trung gian AR

Có TK 3853, 3863



1.1.2. Các nghiệp vụ LKB chuyển tiếp đi ngân hàng hoặc lĩnh tiền mặt tại KB B thực hiện trên phân hệ quản lý chi AP

Căn cứ Giấy rút dự toán, Uỷ nhiệm chi,… kế toán ghi

Nợ TK 1513, 1523, 8116, 8126, 3711,....

Có TK 3392 – Phải trả trung gian AP

Đồng thời áp thanh toán

Nợ TK 3392 – Phải trả trung gian AP

Có TK 3853, 3863 – LKB đi Lệnh chuyển Có

1.1.3. Các nghiệp vụ chuyển tiền vào TK mở tại KB B thực hiện trên phân hệ quản lý sổ cái GL

Căn cứ vào Giấy rút dự toán ngân sách, Ủy nghiệm chi,… kế toán ghi:

Nợ TK 1513, 1523, 8116, 8126, 3711,....

Có TK 3853, 3863 – LKB đi Lệnh chuyển Có

1.1.4. Các khoản thanh toán có CKC chuyển tiền cho đối tượng thụ hưởng mở TK tại KB hoặc NH khác địa bàn được thực hiện trên phân hệ quản lý chi AP:

Căn cứ Giấy rút dự toán, Uỷ nhiệm chi,… kế toán ghi

Nợ TK 1513, 1523, 8116, 8126, 3711,....

Có TK 3392 – Phải trả trung gian AP

Đồng thời áp thanh toán

Nợ TK 3392 – Phải trả trung gian AP

Có TK 3853, 3863 – LKB đi Lệnh chuyển Có

Lưu ý:

Các TK LKB đi (lệnh chuyển có) phải được TABMIS thiết lập sẵn như 1 tài khoản loại “ngân hàng” trong phân hệ quản lý chi.



1.2. Đối với Lệnh chuyển Nợ

Các trường hợp báo Nợ KB B (báo Nợ hoàn thuế hộ, thanh toán hộ TPTP,…) đều được thực hiện trên phân hệ quản lý sổ cái GL:

Nợ TK liên quan

Có TK 3853, 3863



1.3. Các nghiệp vụ LKB liên quan đến thu, chi NS năm trước

Các nghiệp vụ LKB liên quan đến thu, chi NS năm trước được hạch toán theo nguyên tắc:

- Tài khoản thu, chi NS năm trước hạch toán ở kỳ năm trước, TK liên kho bạc hạch toán ở kỳ năm nay qua TK Phải trả trung giân giữa 2 niên độ hoặc TK phải trả trung gian AP (trong trường hợp thanh toán LKB chuyển tiếp ngân hàng hoặc lĩnh tiền mặt tại KB B).

- Hạch toán bút toán liên quan đến thu, chi NS năm trước trước khi hạch toán bút toán LKB.

+ Trường hợp thanh toán cho đối tượng thụ hưởng mở TK tại Kho bạc B (trong thời gian chỉnh lý quyết toán), căn cứ Giấy rút dự toán ngân sách, Ủy nhiệm chi,... kế toán ghi (GL)

Tại kỳ tháng 13 năm trước (ngày hiệu lực 31/12)

Nợ TK 8113, 8116, 8123, 8126, 7111,...

Có TK 3397 – Phải trả trung gian giữa 2 niên độ

Tại kỳ năm nay

Nợ TK 3397 – Phải trả trung gian giữa 2 niên độ

Có TK 3853, 3863 – Liên kho bạc đi LCC

+ Trường hợp thanh toán cho đối tượng thụ hưởng mở TK tại ngân hàng khác địa bàn hoặc lĩnh tiền mặt tại Kho bạc B (trong thời gian chỉnh lý quyết toán), căn cứ Giấy rút dự toán ngân sách, Ủy nhiệm chi,... kế toán ghi (AP)

Tại kỳ tháng 12 năm trước (ngày hiệu lực 31/12)

Nợ TK 8113, 8116, 8123, 8126, 7111,...

Có TK 3392 – Phải trả trung gian AP

Đồng thời áp thanh toán vào ngày thực tế thanh toán

Nợ TK TK 3392 – Phải trả trung gian AP

Có TK 3853, 3863 – Liên kho bạc đi LCC



Lưu ý:

Trường hợp có giao diện, sau khi hoàn tất bước “Áp thanh toán” trong TABMIS, TTV chạy chương trình giao diện của từng phân hệ để đẩy các LTT sang chương trình giao diện. Trên chương trình TTĐT, TTV nhận lệnh thanh toán từ chương trình giao diện và xử lý theo quy trình trên.



2. Tại KB B

Quy trình xử lý kế toán theo nội dung dưới đây:



2.1. Các khoản thu NSNN do KB khác thu hộ; nộp trả kinh phí khi đã quyết toán ngân sách hạch toán vào phân hệ AR

- Căn cứ lệnh thanh toán phục hồi, kế toán ghi (trên TCS giao diện vào TABMIS-GL)

Các bút toán sinh ra (giao diện từ hệ thống TTĐT vào TCS và giao diện vào TANMIS-GL):

Nợ TK 3856, 3866 (Lệnh chuyển Có)

Có TK 7111, 3711, 3712..., 3859, 3869…

2.2. Các khoản LKB đến chuyển tiếp đi ngân hàng hoặc lấy tiền mặt (xử lý trên phân hệ AP)

Căn cứ Lệnh thanh toán phục hồi, kế toán ghi (AP)

Các bút toán sinh ra:

Nợ TK 3856, 3866 (Lệnh chuyển Có)

Có TK 3392- Phải trả trung gian- AP

Đồng thời hạch toán:

Nợ TK 3392- Phải trả trung gian- AP

Có TK 1112, 1113, 1132, 1133...



2.3. Các khoản LKB đến còn lại, hạch toán trên phân hệ sổ cái (GL)

Căn cứ Lệnh thanh toán phục hồi, kế toán ghi (GL)

Các bút toán sinh ra:

Nợ TK 3856, 3866 (Lệnh chuyển Có)

Có TK liên quan

Hoặc:


Nợ TK liên quan

Có TK 3855, 3865 (Lệnh chuyển Nợ)



2.4. Các trường hợp LKB đến liên quan đến thu, chi NSNN năm trước

Các trường hợp LKB đến liên quan đến thu, chi NS năm trước hạch toán trên 2 kỳ năm trước, năm nay qua TK Phải thu trung gian giữa 2 niên độ và TK Phải trả trung gian giữa 2 niên độ theo nguyên tắc: Bút toán liên quan đến tài khoản thu, chi ngân sách năm trước sẽ hạch toán ở kỳ năm trước, tài khoản thanh toán LKB đến sẽ hạch toán ở kỳ năm nay và qua TK Phải thu trung gian giữa 2 niên độ và TK Phải trả trung gian giữa 2 niên độ. Cụ thể:

Tại kỳ năm nay trên trên GL

Nợ Liên kho bạc đến (LCC)

Có TK 3397 – Phải trả trung gian giữa 2 niên độ

Tại kỳ 13 năm trước trên GL

Nợ TK 3397 – Phải trả trung gian giữa 2 niên độ

Có TK liên quan

Hoặc:

Tại kỳ năm nay trên GL



Nợ TK 1397 – Phải thu trung gian giữa 2 niên độ

Có TK Liên kho bạc đến (LCN)

Tại kỳ năm trước trên GL

Nợ TK liên quan

Nợ TK 1397 – Phải thu trung gian giữa 2 niên độ

II. HẠCH TOÁN NGHIỆP VỤ

1. Quy định chung

Hạch toán nghiệp vụ thanh toán điện tử được thực hiện tại các KB A, KB B và Trung tâm thanh toán tỉnh, trung tâm thanh toán toàn quốc. Công tác hạch toán nghiệp vụ được thực hiện bằng các báo cáo, bảng kê chi tiết các Lệnh thanh toán, tra soát.

- Sau khi hình thành lệnh thanh toán, điện tra soát đi hoặc nhận lệnh thanh toán, điện tra soát đến, các đơn vị kho bạc nhà nước, trung tâm thanh toán phải thường xuyên theo dõi tình trạng để xử lý các lệnh thanh toán, các tra soát theo quy định này. Các xử lý phải đảm bảo chính xác, kịp thời, tuyệt đối không gây ách tắc trong quá trình kế toán, thanh toán, truyền tin, tra soát cũng như hoạt động của các đơn vị kho bạc nhà nước khác.

Hàng ngày, tháng, năm in ra các mẫu báo cáo theo quy định. Tiến hành kiểm tra, đối chiếu số liệu kế toán, thanh toán.

Số liệu báo cáo kế toán, thanh toán phải đảm bảo nguyên tắc: tổng số chuyển lệnh thanh toán đi phải khớp đúng với tài khoản 3851, 3861 (chi tiết cho các loại lệnh), tổng số nhận lệnh thanh toán đến phải khớp đúng với tài khoản 3854, 3864 (chi tiết cho các loại lệnh). Tổng số LKB đi và đến trên toàn địa bàn phải khớp đúng.

2. Quy định cụ thể

2.1. Thanh toán nội tỉnh

2.1.1. Tại KB A và KB B

- Hạch toán nghiệp vụ theo dõi:

+ Các lệnh thanh toán đi, đến.

+ Tình trạng các Lệnh thanh toán và các chi tiết liên quan.

+ Các điện tra soát đi, đến và các tình trạng liên quan.

Hàng ngày, tháng, năm in ra các mẫu báo cáo theo quy định. Thanh toán viên và Kế toán trưởng tiến hành kiểm tra, đối chiếu số liệu kế toán, thanh toán. Số liệu báo cáo thanh toán phải đảm bảo nguyên tắc: tổng số chuyển lệnh thanh toán đi hạch toán cùng ngày phải khớp đúng với tài khoản 3851 (chi tiết cho các loại lệnh), tổng số nhận lệnh thanh toán đến hạch toán cùng ngày phải khớp đúng với tài khoản 3854 (chi tiết cho các loại lệnh).

+ Hàng ngày, phát sinh tài khoản 3852/3853; 3855/3856 bằng tổng số tiền các lệnh chuyển Nợ, lệnh chuyển Có hạch toán cùng ngày truyền hoặc nhận trên Bảng kê các lệnh thanh toán đi, đến.

+ Đối với các lệnh thanh toán có ngày hạch toán và ngày truyền tin đi hoặc đến khác nhau, Thanh toán viên và Kế toán trưởng phải theo dõi đầy đủ các tình trạng của lệnh qua các ngày, đảm bảo cho các lệnh thanh toán được hạch toán kế toán và truyền tin một cách kịp thời, chính xác. Các loại tra soát phải được theo dõi và xử lý kịp thời theo quy định.

+ Hàng tháng, số liệu tài khoản 3852, 3853, 3855, 3856 khớp đúng với các Bảng kê, báo cáo theo quy định.


2.1.2. Tại trung tâm thanh toán tỉnh

- Trung tâm thanh toán tỉnh hạch toán nghiệp vụ theo dõi:

+ Các lệnh thanh toán đi qua trung tâm.

+ Tình trạng các Lệnh thanh toán.

+ Các điện tra soát đi qua trung tâm và các tình trạng liên quan.

+ Tổng hợp số liệu thanh toán.

+ Các quan hệ số liệu giữa kế toán và thanh toán

Hàng ngày, tháng, năm in ra các mẫu báo cáo theo quy định. Thanh toán viên và Kế toán trưởng tiến hành kiểm tra, đối chiếu số liệu kế toán, thanh toán. Số liệu báo cáo thanh toán phải đảm bảo nguyên tắc: Số liệu thanh toán chi tiết theo từng đơn vị khớp đúng phát sinh tài khoản LKB của đơn vị KBNN đó. Trên toàn địa bàn, tổng số chuyển lệnh thanh toán đi phải khớp đúng với tài khoản 3851 (chi tiết cho các loại lệnh), tổng số nhận lệnh thanh toán về phải khớp đúng với tài khoản 3854 (chi tiết cho các loại lệnh), đồng thời số LKB đi phải bằng số LKB đến.

- Số liệu đối chiếu các lệnh thanh toán theo từng kho bạc, chi tiết số trung tâm nhận và truyền, lệnh chuyển Nợ, lệnh chuyển Có phải khớp đúng với phát sinh tài khoản LKB đi và đến của đơn vị kho bạc.


2.2. Thanh toán ngoại tỉnh


2.2.1. Tại KB A, KB B

Hạch toán nghiệp vụ theo dõi chi tiết các lệnh thanh toán ngoại tỉnh và quan hệ số liệu kế toán – thanh toán như quy định về hạch toán nghiệp vụ thanh toán LKB nội tỉnh.



2.2.2. Tại Trung tâm thanh toán tỉnh

Trung tâm thanh toán tỉnh hạch toán các nghiệp vụ để theo dõi:

+ Các lệnh thanh toán đi, đến liên quan đến văn phòng và Kho bạc huyện.

+ Tình trạng các Lệnh thanh toán, điện tra soát.

+ Các điện tra soát đi, đến và các tình trạng liên quan.

+ Kết quả công tác đối chiếu, truyền tin.

+ Tổng hợp số liệu thanh toán ngày, tháng, năm hoặc định kỳ theo yêu cầu quản lý.

+ Các quan hệ số liệu giữa kế toán và thanh toán

- Số liệu trên Bảng kê các lệnh thanh toán đi ngoại tỉnh, ngoại tỉnh đến phải khớp đúng với tài khoản LKB ngoại tỉnh đi (TK 3861), tài khoản LKB đến (TK 3864) đối với các lệnh được hạch toán cùng ngày truyền hoặc ngày nhận, đồng thời phù hợp số liệu đối chiếu với trung tâm thanh toán toàn quốc trên Bảng đối chiếu các lệnh thanh toán đi, đến ngoại tỉnh đối với các lệnh thanh toán hình thành được truyền nhận thành công từ Trung tâm thanh toán tỉnh đến Trung tâm thanh toán toàn quốc.

- Đối với các lệnh thanh toán có ngày hạch toán và ngày truyền hoặc ngày nhận khác nhau, Thanh toán viên và Kế toán trưởng phải theo dõi đầy đủ các tình trạng của lệnh qua các ngày, đảm bảo cho các lệnh thanh toán được hạch toán kế toán và truyền tin một cách kịp thời, chính xác. Các loại tra soát phải được xử lý kịp thời.

- Các số liệu nghiệp vụ phải đảm bảo:

+ Tổng số nhận từ văn phòng KB tỉnh A và Kho bạc huyện = Tổng số chuyển về trung tâm thanh toán toàn quốc (số lệnh, số tiền).

+ Tổng số nhận từ trung tâm thanh toán toàn quốc = Tổng số chuyển về Văn phòng KB tỉnh B và Kho bạc huyện (số lệnh, số tiền).

- Hình thức của hạch toán nghiệp vụ tại trung tâm thanh toán là các bảng kê thanh toán cuối ngày hoặc tại các thời điểm trong ngày theo yêu cầu quản lý và kết xuất thông tin. Các bảng kê mô tả các nội dung cơ bản của lệnh thanh toán như: trạng thái của từng lệnh thanh toán đi và đến, thời gian nhận, thời gian truyền, số lệnh, số tiền...

- Hạch toán nghiệp vụ phải đảm bảo đủ thông tin về nội dung, tình trạng của từng lệnh thanh toán, điện tra soát, làm căn cứ để đối chiếu thanh toán và lập báo cáo thanh toán tháng, quý, năm.

- Cuối ngày, sau khi kết thúc ngày giao dịch, thanh toán viên in các Bảng kê đối chiếu lệnh thanh toán, tra soát với trung tâm thanh toán toàn quốc đảm bảo khớp đúng giữa số nhận và truyền, các chênh lệnh phát sinh phải được xử lý kịp thời theo chế độ này. Trường hợp lý do kỹ thuật không thể xử lý chênh lệch trong ngày, phải in ra Bảng kê các chênh lệch để theo dõi và xử lý vào ngày hôm sau.

Hàng ngày, tháng, năm in ra các mẫu bảng kê, báo cáo theo quy định. Thanh toán viên và Kế toán trưởng tiến hành kiểm tra, đối chiếu số liệu kế toán, thanh toán. Số liệu báo cáo thanh toán phải đảm bảo nguyên tắc: Số liệu thanh toán chi tiết theo từng đơn vị bằng phát sinh tài khoản LKB của đơn vị kho bạc đó. Trên toàn địa bàn, tổng số chuyển lệnh thanh toán đi phải khớp đúng với tài khoản 3861 (chi tiết cho các loại lệnh), tổng số nhận lệnh thanh toán về phải khớp đúng với tài khoản 3864 (chi tiết cho các loại lệnh).

2.2.3. Tại Trung tâm thanh toán toàn quốc

Tại trung tâm thanh toán toàn quốc hạch toán các nghiệp vụ để theo dõi:

+ Số lệnh đã nhận và chuyển từ các T3 (kể cả T3 tại Sở giao dịch KBNN)

+ Tình trạng, kết quả truyền tin, đối chiếu các lệnh thanh toán, điện tra soát với từng trung tâm thanh toán tỉnh.

+ Chi tiết các chênh lệch số liệu thanh toán và kế toán trên toàn quốc.

+ Các số liệu hạch toán phải đảm bảo: Tổng số nhận = Tổng số chưa chuyển + Tổng số đã chuyển.

- Hình thức của hạch toán nghiệp vụ tại trung tâm thanh toán toàn quốc là các bảng kê thanh toán cuối ngày hoặc tại các thời điểm trong ngày theo yêu cầu quản lý và kết xuất thông tin. Các bảng kê thể hiện các nội dung cơ bản của lệnh thanh toán như: tình trạng của từng lệnh chuyển đi và đến, thời gian nhận, thời gian truyền, số lệnh, số tiền, tổng số tiền...

- Hạch toán nghiệp vụ thể hiện đủ thông tin cơ bản về nội dung, tình trạng của từng lệnh thanh toán, làm căn cứ để theo dõi, đối chiếu thanh toán và lập báo cáo thanh toán tháng, quý, năm.

Các thông tin trên được thể hiện trong các bảng kê, báo cáo ngày, tháng, năm, quy định trong chế độ báo cáo của quyết định này.

- Cuối ngày, sau khi kết thúc ngày giao dịch, cán bộ trung tâm thanh toán in các Bảng kê tổng hợp đối chiếu lệnh thanh toán, đảm bảo khớp đúng giữa số nhận và truyền, các chênh lệnh phát sinh phải được xử lý kịp thời theo quy định này. Trường hợp lý do kỹ thuật không thể xử lý chênh lệch trong ngày, phải in ra các Bảng kê chênh lệch hoặc chưa chuyển để theo dõi và xử lý vào ngày hôm sau.

- Trên phạm vi toàn quốc, trong từng tháng hoặc năm, khi các lệnh thanh toán hình thành được truyền nhận thành công, số liệu trên các bảng kê đi, đến phải đúng với doanh số LKB ngoại tỉnh, nội tỉnh đi, đến; lệnh chuyển Nợ, lệnh chuyển Có.

Đ. KIỂM SOÁT ĐỐI CHIẾU VÀ XỬ LÝ SAI LẦM



tải về 1.82 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương