Chương 8: quy đỊnh chung về CÔng trình dân dụNG, CÔng nghiệp mục tiêu



tải về 1.64 Mb.
trang10/15
Chuyển đổi dữ liệu29.08.2017
Kích1.64 Mb.
#32799
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15

Điều 12.3. Thông gió, điều không

12.3.1. Yêu cầu

1. Yêu cầu chung về thông gió, điều không

a) Các ngôi nhà phải được thông gió để đảm bảo không khí lưu thông trong và ngoài nhà.

b) Các hơi ẩm, mùi khó chịu, bụi, khói, khí độc hại, khí dễ cháy,...phát sinh từ bếp, khu vệ sinh, máy giặt, các thiết bị sản xuất cũng như khí, khói phát sinh khi cháy phải được thu gom, thải ra ngoài và khi cần thiết phải làm sạch trước khi thải.

c) Trường hợp sử dụng thiết bị điều hoà không khí, phải được đảm bảo an toàn sức khoẻ và an toàn kỹ thuật. Khi làm mát, không được để nhiệt độ trong phòng thấp hơn 25 độ C. Khi sưởi ấm, không được để nhiệt độ trong phòng cao hơn 20 độ C.

2) Thông gió tự nhiên

Phải sử dụng tối đa thông gió tự nhiên cho các căn phòng bên trong công trình.

3) Thông gió nhân tạo (thông gió cơ khí):



  1. Thông gió cơ khí được bố trí ở những nơi có yêu cầu và có thể được kết hợp với điều tiết không khí.

  2. Hệ thống thông gió cơ khí phải được thiết kế, lắp đặt và bảo trì sao cho:

i) Không làm không khí trong phòng bị nhiễm các chất độc hại, vi sinh vật gây bệnh;

ii) Khí thải ra ngoài không được gây khó chịu hay nguy hại cho người và tài sản xung quanh;

iii) Khi hoạt động không gây tiếng ồn quá giới hạn cho phép;

iv) Không làm lưu thông khói, lửa khi xảy ra cháy.



  1. Hệ thống thông gió, điều tiết không khí không được tuần hoàn trong trường hợp môi trường không khí có chứa:

i) Các chất độc hại, nguy hiểm;

ii) Các chất gây cháy nổ;

iii) Vi sinh vật (vi khuẩn, siêu vi trùng, nấm) gây bệnh;

iv) Những chất gây mùi khó chịu.

4) Thông gió sự cố

a) Thông gió sự cố là thông gió tăng cường trong trường hợp xảy ra sự cố đã được dự kiến của quá trình sản xuất, làm phát sinh bất thường một lượng lớn chất độc hại hoặc gây cháy nổ.

b) Lưu lượng thông gió sự cố

Lưu lượng không khí trao đổi cần thiết được đảm bảo bằng hoạt động đồng thời của các hệ thống thông gió chính và thông gió sự cố được xác định theo tính toán và không được thấp hơn 8 lần tổng thể tích của phòng trong 1 giờ.

c) Thiết bị quạt và vị trí đặt cửa thu gió phải phù hợp với đặc điểm của khí được thu gom (nặng hay nhẹ hơn không khí, có hay không có khả năng gây cháy nổ).

d) Miệng thải khí ra ngoài phải không làm ảnh hưởng tới người bên ngoài, tới miệng lấy gió của các hệ thống thông gió xung quanh và không gây nguy cơ cháy nổ (tránh xa nguồn lửa, ống khói...)



12.3.2. Giải pháp được chấp thuận là đạt yêu cầu

  1. Thông gió tự nhiên

Trong các nhà liên kế, chung cư, thông gió tự nhiên được kết hợp với chiếu sáng tự nhiên qua các sân trời, giếng trời (xem 12.2.2.1).

  1. Thông gió nhân tạo

Giải pháp phù hợp với tiêu chuẩn dưới đây sẽ được chấp thuận là đạt yêu cầu về thông gió nhân tạo:

TCVN 5687 - 92 “Thông gió, điều tiết không khí, sưởi ấm - Tiêu chuẩn thiết kế”.



12.4.1. Lối đi

12.4.1.1. Lối đi phải đảm bảo:

a) An toàn, thuận tiện cho mọi người (kể cả người tàn tật, theo quy định) khi ra, vào nhà, lên xuống các tầng (kể cả tầng mái), ra vào phòng lúc bình thường cũng như khi phải sơ tán khẩn cấp.

Lối đi cho người tàn tật được quy định tại điều 8.3, chương 8 của QCXD này.

b) An toàn, thuận tiện cho xe cộ khi ra vào nhà, quay xe, đỗ xe.

c) Dễ tìm

d) Có kích thước đủ rộng, đáp ứng yêu cầu sử dụng;

e) Không có vật cản cố định, di động nguy hiểm cho người qua lại;

g) Bề mặt đi lại không trơn trượt;

h) Có độ dốc, kích thước bậc lên xuống phù hợp với người sử dụng;

i) Có lan can che chắn trong trường hợp cần thiết;

k) Tránh có bậc khác mức trên lối đi. Nếu có, phải dễ nhận biết bằng màu sắc hoặc sử dụng hình thức tam cấp.

2) Lối đi và chỗ đỗ cho xe ô tô:

Lối đi cho xe ô tô ra vào nhà và nơi đỗ xe phải:


  1. Có kích thước (không gian) đủ rộng, phù hợp với yêu cầu sử dụng;

  2. Có đủ diện tích để xe ra vào, quay xe, đỗ xe;

  3. Có đủ khoảng trống để lái xe quan sát an toàn.

  1. Thang bộ

Thang bộ phải:

  1. Được bố trí cả trong trường hợp có thang máy;

  2. Đảm bảo các yêu cầu về thoát nạn, quy định tại điều 11.6, chương 11 của QCXD này;

  3. Kích thước bậc lên xuống, độ dốc phải đồng nhất trong một vế thang;

  4. Có chiếu nghỉ tại những vị trí cần thiết với diện tích phù hợp;

  5. Lan can cầu thang phải:

i) Vừa tầm với

ii) Có kết cấu chắc chắn, đảm bảo yêu cầu theo tính toán kết cấu

iii) Mặt tay vịn phải phẳng, nhẵn.


  1. Bố trí thang máy đứng:

  1. Thang máy đứng phải được bố trí trong các ngôi nhà cao từ 6 tầng trở lên. Trong các nhà phải dự kiến lối đi cho người tàn tật theo quy định tại điều 8.3, thang máy phải được bố trí, thiết kế đáp ứng yêu cầu sử dụng của người tàn tật.

  2. Thang máy chở hàng trong khu vực sản xuất không được bố trí cùng chỗ đợi với thang máy chở người.

  3. Phải bố trí hợp lý vị trí đặt thang máy và phân bố hợp lý theo nhóm hoặc trong một nhóm.

  1. Thang máy đứng, thang cuốn (cầu thang điện) phải đảm bảo các yêu cầu sau:

  1. Hoạt động an toàn, vận chuyển người lên xuống và dừng lại (dừng tại các điểm ra vào theo yêu cầu sử dụng) với trọng tải không vượt quá 1,25 lần trọng tải quy định của thang máy.

  2. Tốc độ thang không bị giảm quá đột ngột.

  3. Đảm bảo an toàn và thuận tiện cho người sử dụng: không bị ngã, bước hụt, mắc kẹt ở cửa, không va chạm với các bộ phận chuyển động hay vật sắc nhọn trong trường hợp sử dụng bình thường hoặc bất thường mà có thể đoán trước được.

  4. Có biển chỉ dẫn và thường xuyên thông báo vị trí của thang máy trong trường hợp buồng thang kín và có trên 2 điểm dừng.

  5. Chiếu sáng, thông gió buồng thang trong cả 2 trường hợp bình thường và khẩn cấp.

  6. Không xảy ra va chạm giữa các bộ phận của thang máy với nhau cũng như giữa thang máy và phần xây dựng của toà nhà.

  7. Có hệ thống đảm bảo an toàn khi thang máy bị chở quá tải hoặc có bộ phận nào đó bị hư hỏng.

  8. Lắp đặt sao cho thuận tiện và an toàn khi kiểm tra, thử nghiệm và bảo dưỡng.

  9. Cửa giếng thang không được tiếp sát với giếng thang để tránh nguy hiểm khi có cháy.

  1. Thang máy sử dụng cho trường hợp khẩn cấp:

Thang máy sử dụng cho trường hợp khẩn cấp phải được trang bị thêm các phương tiện dưới đây:

  1. Gọi ra ngoài nhờ giúp đỡ;

  2. Bảo vệ hành khách khỏi nguy hại của lửa, khói, khí độc hại.. .

  3. Giải thoát người ra khỏi thang một cách an toàn.

  4. Cho phép người có trách nhiệm được độc quyền vận hành và không phải theo trình tự vận hành thông thường (điều này chỉ áp dụng đối với thang máy có chiều cao hoạt động từ 15m trở lên).

12.4.2. Giải pháp được chấp thuận là đạt yêu cầu

Các giải pháp phù hợp với các quy định và tiêu chuẩn dưới đây được chấp thuận là đạt yêu cầu:



  1. Quy cách lối đi của nhà ở, nhà công cộng như quy định trong bảng 12.4.1.

  2. TCVN 5744 - 1993 “Thang máy - Yêu cầu an toàn thiết bị khi lắp đặt và sử dụng”

Bản 12.4.1: Quy cách lối đi nhà ở, nhà công cộng

Loại nhà

Chiều rộng tối thiểu

Độ dốc tối đa của cầu thang

Ghi chú

Hành lang

Cửa ra vào phòng

Lối đi

vế thang

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

  1. Nhà ở căn hộ

- Thang chính

+ nhà 2 tầng

+ nhà 3 tầng

+ có vệt dắt xe

- Thang phụ :

(lên mái, trong căn hộ)



1,4

0,8

1,0

0,9

1,0


1,0

0,9


1: 1,5

1 : 1,75


1 : 2,5

1 : 1,25





2. Công trình công cộng

1,4

0,8

1,0

1,05







3. Nhà trẻ, mẫu giáo

1,4

0,8

1,0

1,05

24 độ

Tay vịn cao 0,5-0,6m

  1. Trường học

- Cầu thang chính

+ tới 200 học sinh

+ trên 200 học sinh

- Cầu thang phụ



1,8




1,2 từ sân vào

1,8

2,1


1,2







  1. Bệnh viện:

- Hành lang :

+ không có chỗ đợi:

hành lang bên

hành lang giữa

+ có chỗ đợi

+ cho nhân viên

- Cầu thang :

+ chính


+ phụ

- Vệt đẩy dốc

- Cửa đi :

+ không chuyển cáng

+ có chuyển cáng

+ phòng mổ




2,4

2,7


3

1,5


1,0


1,2

1,5




1,5


1,2

1 : 2


1: 1

1 : 12


Chiều rộng

chiếu nghỉ

1,9m


1,4m

6. Rạp chiếu bóng

1,4

2,4

1,0










7. Trụ sở cơ quan

  • Hành lang ngoài

  • Hành lang bên

+ nhà 1 tầng

+ nhà 2 tầng



1,8

1,40


1,60

















Điều 12.5. Biển báo

12.5.1. Yêu cầu

  1. ở những nơi tập trung người phải có biển báo, chỉ dẫn những thông tin cần thiết như : lối ra vào, lối thoát nạn, nơi có nguy cơ cháy, nổ, bị điện giật, nơi cấm lửa, khu vệ sinh, nơi đặt điện thoại, thiết bị liên lạc, thiết bị chống cháy..

  2. Biển báo phải để ở những nơi dễ thấy, dễ đọc. Tại những khu vực nguy hiểm, biển báo phải ở vị trí thích hợp để đảm bảo mọi người nhận biết trước khi đi vào khu vực đó.

  3. Nội dung của biển báo phải dễ hiểu, đặc trưng và thống nhất với quy ước quốc tế đảm bảo mọi người đều hiểu nhanh chóng, dễ dàng và đúng nội dung.

  4. Các biển báo đường thoát nạn, sơ tán khẩn cấp phải được chiếu sáng sự cố với độ rọi không dưới 1 lux.

12.5.2. Giải pháp được chấp thuận là đạt yêu cầu

Các ký hiệu trên biển báo phải theo các quy định trong các tiêu chuẩn quốc tế ISO và tiêu chuẩn Việt Nam dưới đây:



Mầu sắc và dấu hiệu an toàn

tương đương với

Các ký hiệu thông tin công cộng

Điều 12.6. Chống ồn

12.6.1 Yêu cầu

  1. Phải đảm bảo tiếng ồn với khu dân cư, nhà ở và nhà công cộng không vượt quá giới hạn quy định tại:

  1. Chương 4 của QCXD này;

  2. Trong các tiêu chuẩn dưới đây:

  • 20 TCN 126-84 Mức ồn cho phép trong nhà ở - Tiêu chuẩn thiết kế

  • 20 TCN 175-90 Mức ồn cho phép trong công trình công cộng -

Tiêu chuẩn thiết kế

  1. Để chống ồn cần kết hợp các giải pháp sau:

  1. Giải pháp quy hoạch: lựa chọn vị trí yên tĩnh, trồng cây xanh;

  2. Biện pháp cách âm cho ngôi nhà:

i) cách âm cho các kết cấu ngăn che: làm kín các khe hở quanh cửa sổ, cửa đi..

ii) cách âm cho các thiết bị đường ống,

iii) sử dụng vật liệu cách âm, hút âm chống rung khi cần thiết, nhưng phải đảm bảo yêu cầu chống cháy.

12.6.2 Giải pháp được chấp thuận là đạt yêu cầu

Giải pháp phù hợp với các tiêu chuẩn dưới đây sẽ được chấp thuận là đạt yêu cầu về chống ồn:



  • 20 TCN 150 - 86 “Chống ồn trong nhà ở -Tiêu chuẩn quốc tế”

Điều 12.7. Chống thấm

12.7.1. Yêu cầu

Để bảo vệ sức khoẻ con người và đảm bảo độ bền lâu của công trình, phải chống thấm cho ngôi nhà, bao gồm:



  1. Chống thấm từ bên ngoài:

Phải bảo đảm:

  1. Mái, tường ngoài ngôi nhà không bị thấm, dột do nước mưa gây ra

  2. Tường, sàn và các kết cấu tiếp xúc với đất không bị nước dưới đất thấm lên.

  1. Chống thấm bên trong:

Phải bảo đảm:

  1. Tường, sàn không bị ẩm thấm nước từ các khu bếp, vệ sinh, tắm giặt trong ngôi nhà cũng như từ các nhà căn hộ bên cạnh.

  2. Các khu bếp, vệ sinh, tắm giặt trong nhà phải thông thoáng, có kết cấu tường, sàn không thấm nước và dễ lau chùi.

  3. Nước tràn đột xuất từ các thiết bi vệ sinh phải được thoát hết, không để tràn hay thấm sang các phòng xung quanh.

12.7.2. Giải pháp dược chấp thuận là đạt yêu cầu

Giải pháp phù hợp với tiêu chuẩn dưới đây sẽ được chấp thuận là đạt yêu cầu về chống thấm cho sàn, mái bằng bê tông cốt thép:



  • TVCN 5718-93 “Mái và sàn bê tông cốt thép - Yêu cầu kỹ thuật chống thấm nước”.

Điều 12.8. Chống sét

12.8.1. Yêu cầu

Công trình xây dựng phải được đảm bảo yêu cầu về chống sét, quy định ở điều 3.9, chương 3 của QCXD này.



12.8.2. Giải pháp được chấp thuận là đạt yêu cầu

Giải pháp phù hợp với tiêu chuẩn dưới đây sẽ được chấp thuận là đạt yêu cầu về chống sét:



  • 20 TCN 46 - 84 “Chống sét cho các công trình xây dựng”.

Điều 12.9. Chống rơi ngã

12.9.1. Yêu cầu

  1. Phải bố trí lan can che chắn tại những vị trí sau:

  1. Những nơi con người có khả năng rơi ngã từ độ cao trên 1m, như: trên mái có lối lên thường xuyên, tại vị trí các lỗ thủng trên tường, sàn hoặc nơi có độ cao thay đổi đột ngột.

  2. Những nơi cần ngăn trẻ nhỏ (dưới 10 tuổi) như: lối vào bể bơi, bể nước sâu hơn 0,4m.

  1. Lan can phải có độ cao phù hợp (thường từ 1,1m trỏ lên), có kết cấu vững chắc và đảm bảo an toàn

12.9.2. Giải pháp được chấp thuận là đạt yêu cầu

Giải pháp phù hợp với tiêu chuẩn dưới đây sẽ được chấp thuận là đạt yêu cầu về lan can chống rơi ngã:



  • TCVN 4431 - 87 “Lan can an toàn - Điều kiện kỹ thuật”.

Điều 12.10. Phòng chống nguy hại do vật liệu xây dựng gây ra

12.10.1. Yêu cầu

  1. Trong điều kiện khí quyển bình thường, trên bề mặt vật liệu xây dựng được sử dụng trong các ngôi nhà không được tạo thành các chất độc hại và gây mùi khó chịu.

  2. Trong các nhà công cộng, phải có biển báo hiệu đối với các loại vật liệu trong suốt, dễ vỡ tại những nơi có thể đi qua.

  3. Kính và vật liệu dễ vỡ phải:

  1. Đủ bền, chịu được va chạm hoặc;

  2. Được bảo vệ khỏi bị làm vỡ hoặc;

  3. Không gây nguy hiểm do bị vỡ hoặc va đập.

  1. Vật liệu mặt sàn phải đảm bảo chống trơn trượt.

Điều 12.11. Phòng chống nhiễm độc thực phẩm và các sinh vật gây hại

12.11.1. Yêu cầu

  1. Nơi chế biến thực phẩm phải đảm bảo :

  1. Có biên pháp chống được côn trùng, sinh vật gây bệnh (gián, chuột..) ;

  2. Có bề mặt phẳng, nhẵn, không thấm nước, không có góc chứa bụi bậm, và dễ lau chùi ;

  3. Vật liệu xây dựng phải không chứa độc hại ;

  4. Nhà bếp trong các công trình công cộng phải có đủ số lượng phù hợp các thiết bị rửa, đun nấu thực phẩm.

  1. Phải có các biện pháp chống các sinh vạt gây hại (như: rêu mốc, nấm, muối mọt) cho ngôi nhà, đồ đạc, sản phẩm hàng hoá chứa bên trong nhà.

12.11.2. Giải pháp được chấp thuận là đạt yêu cầu

Giải pháp phù hợp với tiêu chuẩn dưới đây sẽ được chấp thuận là đạt yêu cầu về chống mối mọt:



  • QPVN 16 - 79 “Quy phạm tạm thời phòng chống mối mọt cho các công

trình xây dựng”

Chương 13:

HỆ THỐNG CẤP THOÁT NƯỚC BÊN TRONG

Mục tiêu

Các quy định trong chương này nhằm bảo đảm:



  1. Đáp ứng nhu cầu sử dụng nước bên trong công trình cho sinh hoạt, sản xuất, chữa cháy.

  2. Bảo vệ con nguời khỏi bị bệnh tật, hạn chế gây ô nhiễm môi trường bằng các biện pháp: thoát hết các loại nước thải, xử lý nước thải phù hợp với tiêu chuẩn môi trường.

  3. Bảo đảm an toàn cho con nguời vận hành hệ thống cấp thoát nước.

Điều 13.1. Quy định chung đối với hệ thống cấp thoát nước bên trong công trình

13.1.1. Yêu cầu đối với hệ thống cấp thoát nước bên trong công trình

  1. Công trình phải được lắp đặt hệ thống cấp thoát nước phù hợp với chức năng, đặc điểm của ngôi nhà và các điều kiện kinh tế kỹ thuật.

  2. Hệ thống cấp thoát nước bên trong công trình phải đảm bảo các yêu cầu sau:

a) Yêu cầu đối với trang thiết bị vệ sinh, quy định tại mục 13.2.1, điều 13.2.

b) Yêu cầu đối với hệ thống cấp nước, quy định tại mục 13.3.1, điều 13.3.

c) Yêu cầu đối với hệ thống thoát nước, quy định tại mục 13.4.1, điều 13.4

13.1.2. Giải pháp được chấp thuận là đạt yêu cầu

Giải pháp phù hợp với các tiêu chuẩn dưới đây sẽ được chấp thuận là đạt yêu cầu về hệ thống cấp thoát nước:



  • TCVN 4513-88 “Cấp thoát nước bên trong - Tiêu chuẩn thiết kế”

  • TCVN 4474-87 “Thoát nước bên trong - Tiêu chuẩn thiết kế”

  • TCVN 4519-88 “Hệ thống cấp thoát nước bên trong - Quy phạm thi công

nghiệm thu”

Điều 13.2. Trang thiết bi vệ sinh

13.2.1. Yêu cầu đối với trang thiết bị vệ sinh (TBVS)

Các thiết bị vệ sinh trong nhà phải đảm bảo:



  1. Số lượng TBVS

Số lượng và kiểu TBVS phải đáp ứng yêu cầu sử dụng, phù hợp với chức năng, quy mô của công trình và số lượng người sử dụng có kể đến giới tính, lứa tuổi, và người khuyết tật (nếu có, theo quy định tại điều 8.3).

  1. Chất lượng TBVS

Các TBVS phải:

  1. Có kết cấu vững chắc và

  2. Bảo đảm vệ sinh: thoát nước hết, không rò rỉ nước, không bị bám bẩn, không phát sinh mùi hôi.

  1. Lắp TBVS

Lắp đặt TBVS phải đảm bảo:

  1. sử dụng thuận tiện và an toàn, phù hợp với đối tượng sử dụng.

  2. thuận tiện cho lau chùi, sửa chữa, thay thế.

  3. không rò rỉ nước ra sàn, tường và không xẩy ra hiện tượng nước chảy ngược từ TBVS vào hệ thống cấp nước.

13.2.2. Giải pháp được chấp thuận là đạt yêu cầu

Những giải pháp phù hợp với các quy định và tiêu chuẩn dưới đây được chấp thuận là đạt yêu cầu về thiết bị vệ sinh:



  1. Số lượng TBVS

  1. Chủng loại và số lượng các trang thiết bị vệ sinh đựơc lắp đặt bên trong các ngôi nhà phải phù hợp với chức năng và quy mô công trình như quy định trong bảng 13.2.1

  2. Khu vệ sinh cho người tàn tật: theo quy định tại điều 8.2

Bảng 13.2.1 - Số lượng tối thiểu của thiết bị vệ sinh bên trong công trình công cộng

Loại nhà và khu vệ sinh

Chỉ tiêu tính toán

Số lượng TBVS tối thiểu



Tiểu

Vòi rửa

Tắm



  1. Trường học:

Khu vệ sinh của:

+ Nam học sinh

+ Nữ học sinh

+ Nam giáo viên

+ Nữ giáo viên


40 học sinh

40 học sinh

10 giáo viên

10 giáo viên



1

1

1



1

2

2

1



1

1

1

1



1

1

1

1



1



  1. Ký túc xá sinh viên:

15 sinh viên

15 sinh viên



1

1


2

2


1

1


1

1




  1. Nhà trẻ mẫu giáo




1 nhóm trẻ hoặc

1 lớp mẫu giáo

(20-25 trẻ)


4




5

1



  1. Cửa hàng ăn uống:

  • Khu vệ sinh nam

Khu vệ sinh nữ

100 chỗ ngồi

1

1


2

2


1

1







  1. Phòng khán giả:

  • Khu vệ sinh nam

  • Khu vệ sinh nữ

100 khán giả

1

1


2

2


1

1





  1. Bệnh viện:

Khu vệ sinh bệnh nhân

2 buồng bệnh

hoặc


15 bệnh nhân

1

1

1

1


Ghi chú: Đối với nhà trẻ, mẫu giáo, cửa hàng ăn uống, bệnh viện, số TBVS cho nhân viên cần được tính riêng, chưa nêu trong bảng.

  1. Chất lượng TBVS

Các thiết bị vệ sinh phải có chất lượng đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật.

Đối với thiết bị vệ sinh bằng gốm sứ phải đạt tiêu chuẩn:



  • TCVN 6073-95 “Sản phẩm gốm sứ vệ sinh -Yêu cầu kỹ thuật”

  1. Lắp đặt TBVS

Lắp đặt TBVS phải đảm bảo các yêu cầu dưới đây:

  1. Chiều cao lắp đặt TBVS phải phù hợp với đối tượng sử dụng và cấu tạo của thiết bị (bảng 13.2.2). Đối với bệnh viện, nhà an dưỡng cần chú ý tới đối tượng sử dụng là người già, yếu, khuyết tật, các bệnh nhân cần lấy bệnh phẩm.

  2. Có biện pháp ngăn ngừa nước tràn từ TBVS ra sàn, gây ẩm ướt khu vực vệ sinh.

  3. Các thiết bị vệ sinh phải được lắp xi phông để ngăn chặn mùi hôi thối bay vào nhà.

Каталог: VBQPPL UserControls -> Publishing 22 -> pActiontkeFile.aspx?do=download&urlfile=
pActiontkeFile.aspx?do=download&urlfile= -> Căn cứ Nghị định số 73/cp ngày 01/11/1995 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
pActiontkeFile.aspx?do=download&urlfile= -> Phụ lục 01 SỬA ĐỔi một số NỘi dung tại phụ LỤc I đà ban hành theo quyếT ĐỊnh số 39/2015/QĐ-ubnd ngàY 31/7/2015 CỦa ubnd tỉnh nghệ an
pActiontkeFile.aspx?do=download&urlfile= -> PHỤ LỤC 1 BẢng tổng hợp quy hoạch cáC ĐIỂm mỏ khoáng sản làm vlxdtt đang hoạT ĐỘng thăm dò, khai tháC
pActiontkeFile.aspx?do=download&urlfile= -> PHỤ LỤc danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn
pActiontkeFile.aspx?do=download&urlfile= -> Căn cứ Nghị định số 49/2003/NĐ- cp ngày 15 tháng 05 năm 2003 của Chính phủ qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ y tế
pActiontkeFile.aspx?do=download&urlfile= -> Stt tên vị thuốc

tải về 1.64 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương