Chương 8: quy đỊnh chung về CÔng trình dân dụNG, CÔng nghiệp mục tiêu



tải về 1.64 Mb.
trang13/15
Chuyển đổi dữ liệu29.08.2017
Kích1.64 Mb.
#32799
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15

14.12.2. Kết cấu treo đèn phải chịu được tải trọng gấp 5 lần khối lượng đèn trong 10 phút mà không bị hỏng và biến dạng. Với các công trình công cộng, trừ các trường hợp đặc biệt phải tính trọng lượng đèn là 15 kg

14.12.3. Các đèn điện và phụ tùng của chúng phải được lắp đặt sao cho có thể bảo dưỡng dễ dàng và an toàn bằng các phương tiện kỹ thuật thông thường. Khi không thực hiện yêu cầu này, phải có những thiết bị riêng như thang gấp, chòi di động..Chỉ được dùng những thang thông thường khi đèn đặt cách sàn không quá 5m.

Điều 14.13 Đặt thiết bị trong nhà

14.13.1. Các thiết bị đặt trong nhà phải được chọn phù hợp với điện áp của mạng điện cung cấp, tính chất môi trường và yêu cầu sử dụng.

14.13.2. Bố trí ổ cắm điện, công tắc

  1. Độ cao đặt ổ cắm điện, công tắc

  1. Trong các phòng của nhà ở, công tắc đèn phải được đặt cao cách sàn nhà 1,5m, gần cửa ra vào (phía tay nắm của cánh cửa), ổ cắm điện đặt cách sàn 0,3-0,5m nếu không đặt nó cùng với công tắc đèn trên một bảng.

  2. Trong các phòng của công trình công cộng, ổ cắm điện phải được phép đặt cao cách sàn tối thiểu 0,3m tuỳ thuộc yêu cầu kỹ thuật, yêu cầu sử dụng và bố trí nội thất.

  3. Trong các trường phổ thông cơ sở, trường mẫu giáo, nhà trẻ và các nơi dành cho thiếu nhi sử dụng, ổ cắm điện công tắc đèn phải đặt cao cách sàn 1,7m.

  1. Trong các cửa hàng, nhà hàng, dịch vụ công cộng, các công tắc đèn chiếu sáng làm việc, chiếu sáng sự cố trong các phòng đông người phải đặt ở các nơi chỉ có người quản lý điều khiển.

  2. Các ổ cắm điện trong các phòng vệ sinh, xí tắm phải có biện pháp đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

14.13.3. Bố trí động cơ điện trong nhà ở và công trìng công cộng

  1. Động cơ điện phải đặt trong nhà ở và công trình công cộng phải dùng kiểu kín. Động cơ kiểu hở chỉ được phép đặt ở gian riêng, có tường, trần và sàn nhà bằng vật liệu không cháy và phải bố trí cách các bộ phận cháy được của nhà ít nhất là 0,5m.

  2. Động cơ điện dùng chung cho nhà ở, công trình công cộng (bơm nước, quạt thông gió, thang máy..) và các thiết bị bảo vệ điều khiển của chúng, phải bố trí ở nơi chỉ có người quản lý tới được.

  3. Các nút bấm điều khiển thang máy, điều khiển các hệ thống chữa cháy, thông gió, bơm nước.. phải đặt ở chỗ vận hành thuận tiện và có nhãn ghi để phân biệt.

  4. Cho phép đặt động cơ điện ở tầng áp mái nhưng không được phép đặt ở trên các phòng ở, phòng làm việc và phải đảm bảo các mức ồn cho phép.

14.13.4. Cấp điện cho thang máy

  1. Một đường dây chỉ cấp điện cho không quá 4 thang máy đặt ở các gian cầu thang khác nhau.

  2. Khi một gian cầu thang có từ hai thang máy trở lên và có cùng tính chất sử dụng, phải cấp điện từ những đường dây khác nhau trực tiếp từ TĐC, BĐC. Khi đó số thang máy đấu vào mỗi đường dây không hạn chế.

14.13.5. Bơm chữa cháy

  1. Động cơ điện của bơm chữa cháy

  1. Phải được cấp điện theo độ tin cậy cung cấp điện của hộ tiêu thụ điện loại I.

  2. Khi không có động cơ điện dự phòng, động cơ điện của máy bơm chữa cháy làm việc phải được cấp điện từ hai đường dây, một trong hai đường dây này phải nối trực tiếp với bảng phân phối điện của TBA, TĐC, BĐC. Việc chuyển mạch từ đường dây này sang đường dây khác có thể thực hiện bằng tay hoặc tự động.

  1. Điều khiển bơm chữa cháy

  1. Ở mỗi họng chữa cháy trong nhà, phải đặt nút bấm đóng điện cho bơm nước chữa cháy.

  2. Nếu không đặt nút bấm đóng điện tại các họng cấp nước phải đặt rơle dòng nước hoặc rơle áp lực trên đường ống nước chữa cháy để tự động đóng điện cho bơm nước chữa cháy khi mở một trong những họng chữa cháy đó.

  3. Khi điều khiển từ xa bơm nước chữa cháy, tại nơi điều khiển chỉ đặt hộp nút bật đóng điện, còn tại nơi đặt máy bơm phải đặt cả hộp nút bấm đóng và cắt điện.

14.13.6. Bố trí động cơ điện trong nhà công nghiệp

  1. Trong các công trình công nghiệp và trong các gian sản xuất của các công trình khác, khi đặt động cơ điện phải đảm bảo nước hoặc dầu mỡ không rỏ vào cuộn dây và hộp dấu dây hoặc phải chọn kiểu động cơ có bảo vệ đặc biệt.

  2. Lối đi phục vụ giữa các móng hoặc vỏ động cơ, giữa động cơ và các bộ phận của nhà hoặc của móng không được nhỏ hơn 1m. Trong đó, tại các chỗ thu hẹp cục bộ lối đi do các phần nhô ra của động cơ và của thiết bị hoặc với các bộ phận của công trình cho phép giảm trị số trên còn 0,3m. Khi đã có lối đi ở một phía, khoảng cách thông thuỷ giữa các động cơ và tường nhà hoặc giữa các động cơ đặt song song không được nhỏ hơn 0,3m

  3. Mỗi động cơ điện phải có một thiết bị điều khiển riêng biệt.

Đối với một nhóm các động cơ điện phục vụ cho một máy hoặc cho một loạt máy có quá trình công nghệ thống nhất, cho phép sử dụng một thiết bị khởi động chung hoặc một tổ hợp các thiết bị khởi động nếu bảo đảm vận hành thuận tiện, an toàn.

4) Khi động cơ điện được điều khiển từ một vài vị trí khác nhau, phải đặt các thiết bị nhằm loại trừ khả năng khởi động bất ngờ máy đang sửa chữa (cầu dao, cầu dao đổi nối).

5) Các mạch điều khiển các động cơ điện phải được cung cấp điện từ mạch điện chính. Trường hợp có nhu cầu và điều kiện kỹ thuật cho phép, được cung cấp từ cá nguồn điện khác. Để tránh khởi động bất ngờ động cơ khi điện áp phục hồi trong mạch điện chính (khi không cho phép khởi động bất ngờ) phải đặt các khoá liên động bảo đảm cắt tự động mạch điện chính trong tất cả các trường hợp mất điện phép, được cung

Điều 14.14. Nối đất, nối không


  1. Các thiết bị điện của công trình dân dụng và công nghiệp phải được nối đất, nối không phù hợp với yêu cầu của các tiêu chuẩn sau:

  • TCVN 4756 - 89 “Quy phạm nối đát và nối không các thiết bi điện”

  • TCVN 5556 - 91 “Thiết bị điện hạ áp -Yêu cầu chung về bảo vệ chống điện giật”

  1. Các thiết bị điện được cung cấp điện từ mạng điện có điện áp đến 1000V có điểm trung tính nối đất trực tiếp cũng như từ các mạng một chiều 3 dây có điểm giữa nối đất trực tiếp cần phải được nối “không”.

  2. Mạng điện có điện áp đến 1000V có điểm trung tính cách ly hoặc mạng điện một pha có các đầu ra được cách ly với đất, cũng như các mạng điện một chiều có điểm giữa được cách ly với đất được sử dụng để cung cấp điện cho các thiết bị điện trong trường hợp có những yêu cầu về an toàn điện cao (như các thiết bị điện di động, khai thác mỏ).

Các thiết bị điện phải được nối đất kết hợp với việc kiểm tra cách điện của mạng hoặc sử dụng máy cắt điện bảo vệ.

4) Những bộ phận sau đây cần được nối đất hoặc nối “không”:



  1. Vỏ máy điện, vỏ máy biến áp, khí cụ điện, thiết bị chiếu sáng..

  2. Bộ phận truyền động của các thiết bị điện.

  3. Các cuộn thứ cấp của máy biến áp đo lường.

  4. Khung của tủ phân phối điện, bảng điều khiển,bảng điện và tủ điện, cũng như các bộ phận có thể tháo ra được hoặc để hở nếu như trên đó có đặt các thiết bị điện .

  5. Những kết cấu kim loại của thiết bị phân phối, kết cấu đặt cáp, những vỏ đầu nối bằng kim loại của cáp, vỏ kim loại và vỏ bọc của cáp lực và cáp kiểm tra; vỏ kim loại của dây dẫn điện, ống kim loại luồn dây dẫn điện, vỏ và giá đỡ của thanh cái dẫn điện, các máng, hộp, các dây cáp thép và các thanh thép đỡ dây cáp và dây dẫn điện (trừ các dây dẫn, dây cáp và các thanh đặt dây cáp trên đó đã có vỏ kim loại hoặc vỏ bọc đã được nối đất hoặc nối không) cũng như các kết cấu kim loại khác trên đó đặt các thiết bị điện.

  6. Vỏ kim loại của các máy điện di động và cầm tay.

  7. Các thiết bị điện được đặt ở các bộ phận di động của máy và các cơ cấu.

5) Trong nhà tắm, vỏ kim loại của bồn tắm phải có dây kim loại nối với ống dẫn nước bằng kim loại.

6) Trong các phòng có trần treo có các kết cấu bằng kim loại phải nối “không” vỏ kim loại các đèn điện treo hoặc đặt ngầm trong trần nhà.

7) Trong các phòng làm việc, khi có các lò sưởi bằng hơi nước nóng và có các kết cấu kim loại khác thì phải nối “không” cho vỏ kim loại của các thiết bị dùng điện di động hoặc cầm tay.

Phụ lục 14.1 - Giải thích từ ngữ


  1. Trang bị điện trong công trình

bao gồm toàn bộ

- các đường dẫn điện (gồm dây dẫn diện và cáp điện),

- các thiết bị dùng điện, các thiết bị bảo vệ, đo lường

từ đầu vào tới các hộ tiêu thụ điện.

2) Trạm biến áp (TBA):

là công trình dùng để biến đổi điện và phân phối điện năng bao gồm:

- các máy biến áp (MBA) hoặc các máy biến đổi điện khác,

- các thiết bi phân phối điện,

- các thiết bị điều khiển và trang bị phụ.

THIẾT BỊ ĐẦU VÀO, BẢNG, TỦ PHÂN PHỐI ĐIỆN, THIẾT BỊ BẢO VỆ

3) Thiết bị đầu vào (ĐV):

là toàn bộ các kết cấu và thiết bị điện đặt ở điểm đầu đường dây cấp điện cho công trình.

4) Bảng, tủ phân phối điện (BĐ, TĐ)

là thiết bị dùng để phân phối, điều khiển và bảo vệ mạng điện



  1. Nếu BĐ, TĐ đặt cho toàn công trình gọi là bảng, tủ phân phối điện nhóm (BĐC, TĐC).

  2. Nếu đặt cho một bộ phận công trình, một tầng nhà gọi là bảng, tủ điện nhóm (BĐN, TĐN).

(Gọi là “bảng" khi các thiết bị điện được bố trí hở trên một bảng bằng vật liệu cách điện đặt lộ ra ngoài. Gọi là “tủ” khi các thiết bị điện được bố trí trong một tủ thép).

5) Thiết bị bảo vệ

là thiết bị tự đóng, cắt mạch điện được bảo vệ trong các chế độ làm việc không bình thường.

ĐƯỜNG DẪN ĐIỆN, MẠNG ĐIỆN

6) Đường dẫn điện

là tập hợp các dây dẫn điện và cáp điện cùng với các kết cấu và phụ kiện bắt giữ và bảo vệ chúng.

7) Đường dây cung cấp điện

là đường dây từ TBA hoặc là đường dây phân nhánh từ đường dây chuyên tải điện đến các thiết bị đầu vào (ĐV).

- Đường dây chính là đường dây từ (ĐV) hoặc các BĐC, TĐC đến các bảng, tủ

điện nhóm (BĐN, TĐN).

- Bảng điện căn hộ (BCH) là bảng điện nhóm đặt trong căn hộ.

8) Mạng điện nhóm

là các đường dây đi từ các BĐN, TĐN tới các thiết bị tiêu thụ điện.

9) Đoạn đứng

là đoạn đặt thẳng đứng trong mạng điện, đặt trong một nhà để cung cấp cho các tầng của nhà đó.

10) Hộp


là kết cấu dùng để đặt dây dẫn và cáp, đặt ở trong gian nhà.

11) Dây bọc cách điện có bảo vệ

là dây dẫn mà trên bề mặt cách điện có vỏ bọc bảo vệ khỏi các hư hỏng cơ học. (Vỏ bọc dây bằng sợi bện nhỏ không được coi là bảo vệ).

12) Dây bọc cách điện không có bảo vệ

là dây mà cách điện không có vỏ bọc đặc biệt để tránh các hư hỏng cơ học

13) Đường dẫn điện đặt hở

là đường dẫn điện đặt lộ ra ngoài bề mặt các bộ phận kết cấu (đặt trên tường, trần nhà, trên giàn, máng,..)

Đường dẫn điện hở có thể đặt cố định, lưu động và di đông (xách tay).

14) Đường dẫn điện đặt kín

là đường dẫn điện đặt ngầm trong các bộ phận kết cấu ngôi nhà (đặt ngầm trong tường, trần, sàn và mái).

15) Đường dẫn điện ngoài nhà

là đường dẫn điện hạ thế đặt bên ngoài nhà và phục vụ cho ngôi nhà

(đặt theo mặt tường ngoài nhà, dưới các mái che cũng như đường dẫn điện nối giữa các nhà với nhau, đặt trên các cột điện, không quá 4 khoảng cột với chiều dài mỗi khoảng cột không quá 25m).

NỐI ĐẤT, NỐI KHÔNG

16) Trung tính nối đất trực tiếp

là trung điểm của máy biến áp hoặc máy phát điện được nối trực tiếp với trang bị nối đát hoặc nối đát qua một điên trở nhỏ (ví dụ qua biến dòng).

17) Trung tính cách ly

là trung điểm của máy biến áp hoặc máy phát điện không được nối với trang bị nối đất hoặc được nôí với trang bị nối đát qua thiết bị phát tín hiệu, đo lường, bảo vệ; cuộn dây hồ quang đã được nối đất và qua các thiết bị tương tự khác có điện trở lớn.

18) Nối đất

là nối các bộ phận bất kỳ của thiết bị điện với hệ thống nối đất.

19) Nối đất làm việc

là nối đất một điểm nào đó thuộc phần dẫn điện của thiết bị điện nhằm đảm bảo chế độ làm việc của thiết bị điện.

20) Hệ thống nối đất (còn gọi là trang bị nối đất)

gồm tất cả các điện cực nối đất và dây nối đất.



  1. Điện cực nối đất là các vật dẫn điện hay một nhóm các vật dẫn điện được liên kết với nhau và tiếp xúc trực tiếp với đất.

  2. Dây nối đất là dây dẫn để nối các bộ phận cần nối đất với điện cực nối đất.

21) Dây không bảo vệ các thiết bị điện có điện áp đến 1000V

là dây dẫn để nối các bộ phận cần nối “không” với điểm trung tính nối đất trực tiếp của máy biến áp hoặc máy phát điện trong lưới điện 3 pha; hoặc với đầu ra trực tiếp nối đất của nguồn 1 pha; hoặc với điểm giữa nối đất trực tiếp của nguồn 1 chiều.

22) Dây “không” làm việc

là dây dẫn dùng để cung cấp điện cho các thiết bị điện. Từ mạng điện 3 pha, dây dẫn này được nối với trung điểm nối đất trực tiếp của máy phát điện hoặc máy biến áp. Còn ở nguồn điện 1 pha được nối vào đầu ra nối đất trực tiếp và ở mạng điện 1 chiều được nối vào điểm giữa nối đất trực tiếp.



Phụ lục 14.2 - Dòng điẹn liên tục và cho phép của dây dẫn và cáp điện

Bảng phụ lục 14.2.1 - Dây dẫn, dây bọc ruột đồng cách điện cao su hoặc PVC

Mặt cắt ruột mm2

Dòng điện cho phép, A

Dây đặt hở

Dây đặt chung trong một ống

2 dây một ruột

3 dây 1 ruột

4 dây 1 ruột

1 dây 2 ruột

1 dây 3 ruột

0,50

0,75


1,00

1,50


2,50

4,00


6,00

10,00


16,00

25,00


35,00

50,00


70,00

95,00


120,00

150,00


185,00

240,00


300,00

400,00



11

15

17



23

30

41



50

80

100



140

170


215

270


330

385


440

510


605

695


830

-

-

16



19

27

38



46

70

85



115

135


185

225


275

315


360

-

-



-

-


-

-

15



17

25

35



42

60

80



100

125


170

210


255

290


330

-

-



-

-


-

-

14



16

25

30



40

50

75



90

115


150

185


225

260


-

-

-



-

-


-

-

15



18

25

32



40

55

80



100

125


160

195


245

295


-

-

-



-

-


-

-

14



15

21

27



34

50

70



85

100


135

175


215

250


-

-

-



-

-


Bảng phụ lục 14.2.2 - Dây dẫn ruột đồng có cách điện cao su trong vỏ bảo vệ bằng kim loại và cáp ruột đồng có cách điện cao su trong vỏ chì, PVC hoặc cao su, có hoặc không có đai thép.

Mặt cắt ruột, mm2

Dòng điện cho phép, A(1) của dây và cáp

Một ruột

Hai ruột

Ba ruột

Khi đặt trong

Không khí

Không khí

Đất

Không khí

Đất

1,5

2,5


4

6

10



16

25

35



50

70

95



120

150


185

240



23

30

41



50

80

100



140

170


215

270


325

385


440

510


605

19

27

38



50

70

90



115

140


175

215


260

300


350

405


-

33

44

55



70

105


135

175


210

265


320

385


445

505


570

-


19

25

35



42

55

75



95

120


145

180


220

260


305

350


-

27

38

49



60

90

115



150

180


225

275


330

385


435

500


-

(1) Đối với dây dẫn hoặc cáp có hay không có ruột nối đát

Bảng phụ lục 14.2.3 - Dây dẫn ruột nhôm có cách điện cao su hoặc PVC

Mặt cắt ruột mm2

Dòng điện cho phép, A

Dây đặt hở

Dây đặt chung cho một ống

2 dây một ruột

3 dây một ruột

4 dây một ruột

1 dây hai ruột

1 dây ba ruột

2,5

4

6



10

16

25



35

50

70



95

120


150

185


240

300


400


24

32

33



60

75

105



130

165


210

255


295

340


390

465


535

645


20

28

36



50

60

85



100

140


175

215


245

275


-

-

-



-

19

28

32



47

60

80



95

130


165

200


230

255


-

-

-



-

19

23

30



39

55

70



85

120


140

175


200

-

-



-

-

-




19

25

31



42

60

75



95

125


150

190


230

-

-



-

-

-



16

21

26



38

55

65



75

105


135

165


190

-

-



-

-

-




Bảng PL 14.2.4: Cáp ruột nhôm cách điện cao su hoặc chất dẻo có vỏ chì, PVC hoặc cao su, có hoặc không có đai thép

Mặt cắt ruột mm2

Dòng điện cho phép, A của dây đặt chung trong một ống

2 dây một ruột

3 dây một ruột

4 dây một ruột

1 dây hai ruột

1 dây ba ruột

2,5

4

6



10

16

25



35

50

70



95

120


150

185


240


23

31

38



60

75

105



130

165


210

250


295

340


390

465


21

29

38



55

70

90



105

135


165

200


230

270


310

-


34

42

55



80

105


135

160


205

245


295

340


390

440


-

19

27

32



42

60

75



90

110


140

170


200

235


270

-


29

38

46



70

90

115



140

175


210

255


295

335


385

-


Bảng PL 14.2.5: Cáp ruột đồng cách điện giấy tẩm dầu nhựa thông và nhựa không cháy, vỏ chì hoặc nhôm đặt trong không khí

Mặt cắt ruột mm2

Dòng điện cho phép, A(1)

Cáp một ruột đến

1 KV


Cáp hai ruột đến 1KV

Cáp ba ruột

Cáp bốn ruột đến

1 KV


Đến

3 KV


Đến

6 KV


Đến

10 KV


2,5

4

6



10

16

25



35

50

70



95

120


150

185


240

300


400

500


625

800



40

55

75



95

120


160

200


245

305


360

415


470

525


610

720


808

1020


1180

1400



30

40

55



75

95

130



150

185


225

275


320

375


-

-

-



-

-

-



-

28

37

45



60

80

105



125

155


200

245


285

330


370

430


-

-

-



-

-


-

-

-



55

65

90



110

145


175

215


250

290


325

375


-

-

-



-

-


-

-

-



-

60

85



105

135


165

200


240

270


305

350


-

-

-



-

-


-

35

45



60

80

100



120

145


185

215


260

300


346

-

-



-

-

-



-


Каталог: VBQPPL UserControls -> Publishing 22 -> pActiontkeFile.aspx?do=download&urlfile=
pActiontkeFile.aspx?do=download&urlfile= -> Căn cứ Nghị định số 73/cp ngày 01/11/1995 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
pActiontkeFile.aspx?do=download&urlfile= -> Phụ lục 01 SỬA ĐỔi một số NỘi dung tại phụ LỤc I đà ban hành theo quyếT ĐỊnh số 39/2015/QĐ-ubnd ngàY 31/7/2015 CỦa ubnd tỉnh nghệ an
pActiontkeFile.aspx?do=download&urlfile= -> PHỤ LỤC 1 BẢng tổng hợp quy hoạch cáC ĐIỂm mỏ khoáng sản làm vlxdtt đang hoạT ĐỘng thăm dò, khai tháC
pActiontkeFile.aspx?do=download&urlfile= -> PHỤ LỤc danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn
pActiontkeFile.aspx?do=download&urlfile= -> Căn cứ Nghị định số 49/2003/NĐ- cp ngày 15 tháng 05 năm 2003 của Chính phủ qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ y tế
pActiontkeFile.aspx?do=download&urlfile= -> Stt tên vị thuốc

tải về 1.64 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương