Chương 8: quy đỊnh chung về CÔng trình dân dụNG, CÔng nghiệp mục tiêu


Điều 9.2. Giải pháp kiến trúc đối với công trình dân dụng đặc biệt quan trọng



tải về 1.64 Mb.
trang2/15
Chuyển đổi dữ liệu29.08.2017
Kích1.64 Mb.
#32799
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15

Điều 9.2. Giải pháp kiến trúc đối với công trình dân dụng đặc biệt quan trọng

1) Đối với các công trình dân dụng đặc biệt quan trọng, giải pháp kiến trúc phải đảm bảo những yêu cầu đặc biệt (về chất lượng thẩm mỹ, tính dân tộc, tính hiện đại, độ bền vững, mức độ trang thiết bị kỹ thuật), theo quy định riêng và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.

2) Trừ những trường hợp được quy định riêng, phương án kiến trúc cho các công trình dân dụng đặc biệt quan trọng phải được tuyển chọn thông qua thi tuyển các phương án kiến trúc.

Phụ lục 9.1. Danh mục tiêu chuẩn thiết kế công trình dân dụng, công nghiệp


  1. Nhà ở (gồm cả khách sạn)

TCVN 4451 - 87 Nhà ở - Nguyên tắc cơ bản để thiết kế

TCVN 4450 - 87 Căn hộ ở - Tiêu chuẩn thiết kế

TCVN 4391 - 86 Khách sạn du lịch - Xếp hạng

TCVN 5065 - 90 Khách sạn - Tiêu chuẩn thiết kế



  1. Nhà và công trình công cộng

TCVN 4319 - 86 Nhà và công trình công cộng - Nguyên tắc cơ bản để thiết kế

  1. Công trình văn hoá

TCVN 5577 - 91 Rạp chiếu bóng - Tiêu chuẩn thiết kế

  1. Công trình giáo dục

TCVN 3907 - 84 Nhà trẻ - Trường mẫu giáo - Tiêu chuẩn thiết kế

TCVN 3978 - 84 Trường học phổ thông - Tiêu chuẩn thiết kế

TCVN 3981 - 85 Trường đại học - Tiêu chuẩn thiết kế

TCVN 4602 - 88 Trường trung học chuyên nghiệp - Tiêu chuẩn thiết kế

TCXD 60 -74 Trường dạy nghề - Tiêu chuẩn thiết kế


  1. Công trình y tế

TCVN 4470 - 95 Bệnh viện đa khoa - Tiêu chuẩn thiết kế

  1. Công trình thể dục, thể thao

TCVN 4205 - 86 Công trình thể thao - Các sân thể thao - Tiêu chuẩn thiết kế

TCVN 4260 - 86 Công trình thể thao - Bể bơi - Tiêu chuẩn thiết kế

TCVN 4529 - 86 Công trình thể thao - Nhà thể thao - Tiêu chuẩn thiết kế


  1. Công trình thương nghiệp

TCVN 4515 - 88 Nhà ăn công cộng - Tiêu chuẩn thiết kế

  1. Trụ sở làm việc

TCVN 4601 - 88 Trụ sở cơ quan - Tiêu chuẩn thiết kế

  1. Công trình công nghiệp

TCVN 4514 - 88 Xí nghiệp công nghiệp - Tổng mặt bằng - Tiêu chuẩn thiết kế

TCVN 4604 - 88 Xí nghiệp công nghiệp - Nhà sản xuất - Tiêu chuẩn thiết kế

TCVN 4317 - 86 Nhà kho - Nguyên tắc cơ bản để thiết kế

Chương 10:

KẾT CẤU

Mục tiêu

Các quy định trong chương này nhằm bảo đảm cho hệ kết cấu và bộ phận kết cấu của công trình trong quá trình xây dựng và sử dụng:

1) Không bị hư hại, võng, nứt, ăn mòn, biến dạng quá giới hạn cho phép làm ảnh hưởng tới việc sử dụng và gây nguy hiểm đến tính mạng con người và tài sản;

2) có đủ độ bền lâu (tuổi thọ) đảm bảo việc sử dụng bình thường của ngôi nhà mà không cần sửa chữa lớn trong thời hạn quy định;

3) không gây ảnh hưởng bất lợi (lún, nứt,...) đến ngôi nhà bên cạnh trong suốt thời gian xây dựng và sử dụng công trình.

Điều 10.1. Yêu cầu đối với kết cấu của công trình

Kết cấu của công trình phải đảm bảo an toàn, sử dụng bình thường trong suốt thời gian thi công và khai thác theo các quy định dưới đây:



10.1.1. Khả năng chịu lực

Kết cấu phải được tính toán phù hợp với loại công trình theo mọi yếu tố tác động lên chúng bao gồm:



  1. Tổ hợp bất lợi nhất của các tải trọng, kể cả tải trọng gây phá hoại theo thời gian;

  2. Các tác động khác, kể cả tác động theo thời gian.

10.1.2. Khả năng sử dụng bình thường

Công trình, bộ phận công trình, vật liệu phải duy trì được việc sử dụng bình thường, không bị biến dạng, rung động và suy giảm các tính chất khác quá giới hạn cho phép.



10.1.3. Tuổi thọ

Vật liệu sử dụng cho công trình phải có độ bền lâu, đảm bảo cho kết cấu công trình đáp ứng các yêu cầu sử dụng đã quy định và không phải sửa chữa trước thời hạn quy định.



Điều 10.2. Nguyên tắc cơ bản để thiết kế kết cấu công trình.

10.2.1. Giải pháp được chấp thuận là đạt yêu cầu

Kết cấu công trình được thiết kế theo các quy định dưới đây sẽ được chấp thuận là đạt yêu cầu quy định tại điều 10.1:



  1. Tính tính toán, thiết kế.

Kết cấu công trình, nền móng được tính toán theo phương pháp trạng thái giới hạn.

  1. Khả năng chịu lửa của kết cấu.

Kết cấu sau khi tính toán, được kiểm tra khả năng chịu lửa và đạt các yêu cầu quy định tại điều 11.4 của QCXD này.

  1. Bảo vệ kết cấu khỏi bị ăn mòn, mục, mọt.

Đối với kết cấu làm việc trong môi trường xâm thực hoặc ẩm ướt phải có biện pháp bảo vệ thích hợp.

10.2.2.Chỉ dẫn

10.2.2.1. Các trạng thái giới hạn

Các trạng thái giới hạn gồm 2 nhóm:



  1. Nhóm trạng thái giới hạn thứ nhất:

Bao gồm những trạng thái giới hạn dẫn đến việc kết cấu mất khả năng chịu tải hoặc mất khả năng sử dụng do:

  1. kết cấu bị phá hoại do tải trọng, tác động;

  2. kết cấu bị mất ổn định về hình dáng, vị trí

  3. kết cấu bị hỏng do mỏi

  1. Nhóm trạng thái giới hạn thứ hai:

Bao gồm những trạng thái giới hạn làm cho kết cấu không thể duy trì việc sử dụng bình thường, do đã vượt quá các mức cho phép về:

  1. biến dạng: độ võng, góc xoay, góc trượt; hoặc

  2. dao động; hoặc

  3. tạo thành hoặc phát triển khe nứt (chủ yếu đối với kết cấu bê tông).

10.2.2.2. Tính toán theo trạng thái giới hạn thứ nhất

  1. Tính toán kết cấu theo khả năng chịu lực, được tiến hành theo điều kiện:

T Ttd (1)

Trong đó:

T - Giá trị nguy hiểm có thể xẩy ra do từng nội lực hoặc do tác dụng đồng thời của một số nội lực;

Ttd - Giới hạn nhỏ nhất về khả năng chịu lực (tính theo một xác suất đảm bảo quy định) của tiết diện.

Giá trị T xác định theo tải trọng tính toán và được chọn trong các tổ hợp nội lực ứng với các trường hợp nguy hiểm đối với sự làm việc của kết cấu, xét cả về trị số và cả về phương chiều của nội lực.

Giá trị Ttd được xác định theo đặc trưng hình học của tiết diện và đặc trưng tính toán của vật liệu.



  1. Điều kiện (1) cần được thoả mãn đối với mọi bộ phận, mọi tiết diện của kết cấu, ứng với mọi giai đoạn làm việc.

10.2.2.3. Tính toán theo trạng thái giới hạn thứ hai

Tính toán theo trạng thái giới hạn thứ hai gồm:



  1. Kiểm tra biến dạng theo điều kiện

(2)

Trong đó:

f- biến dạng (độ võng, góc xoay, độ dãn,..) của kết cấu do giá trị tiêu chuẩn của tải trọng, tác động gây ra.

­- trị số giới hạn của biến dạng, phụ thuộc tính chất, điều kiện sử dụng của kết cấu, điều kiện làm việc của con người, của thiết bị, tâm lý con người và mỹ quan.


  1. Kiểm tra khe nứt

  1. Đối với kết cấu cho phép nứt

Kiểm tra độ mở rộng của khe nứt theo điều kiện:

(3)

Trong đó:



- Bề rộng khe nứt của kết cấu do giá trị tiêu chuẩn của tải trọng, tác động gây ra.

- Bề rộng giới hạn của khe nứt.

  1. Đối với kết cấu không cho phép nứt

Kiểm tra việc không xuất hiện khe nứt theo điều kiện:

(4)

Trong đó:



- Nội lực dùng để kiểm tra, do giá trị tiêu chuẩn của tải trọng, tác động gây ra.

- Khả năng chống nứt của tiết diện.

3) Không cần tính toán kiểm tra theo trạng thái giới hạn thứ hai nếu như qua thử nghiệm hoặc thực tế sử dụng của các kết cấu tương tự đã khẳng định được: bề rộng khe nứt ở mọi giai đoạn không vượt quá trị số giới hạn và độ cứng của kết cấu ở giai đoạn sử dụng là đủ đảm bảo.



10.2.2.4. Sơ đồ, giả thiết, số liệu tính toán

1) Sơ đồ (hoặc mô hình) và các giả thiết cơ bản trong tính toán phải phù hợp với điều kiện làm việc thực tế của công trình và trạng thái giới hạn đang xét.

2) Số liệu tính toán

Khi tính toán phải tính tới:



  1. Các đặc trưng bất lợi nhất, tương ứng với độ đảm bảo nhất định, có thể xảy ra của vật liệu và đất.

  2. Các tổ hợp tải trọng, tác động

i) Tính toán kết cấu cần tiến hành đối với mọi giai đoạn: chế tạo, vận chuyển, xây dựng, sử dụng và sửa chữa.

ii) Đối với kết cấu không được bảo vệ, phải chịu trực tiếp bức xạ mặt trời cần kể đến tác dụng nhiệt khí hậu.

iii) Đối với kết cấu tiếp xúc với nước hoặc nằm trong nước cần phải kể đến áp lực đẩy nổi của nước.

iv) Khi tính toán kết cấu theo khả năng chịu lực, ngoài các tác động bình thường của tải trọng còn cần xét đến những trường hợp ngẫu nhiên có thể làm thay đổi lực tác dụng hoặc thay đổi sơ đồ kết cấu.

Trong một số trường hợp còn cần tính đến: độ sai lệch bất lợi về kích thước, điều kiện thi công, điều kiện sử dụng và những điều kiện làm việc đặc biệt của kết cấu.

Điều 10.3. Tải trọng, tác động

10.3.1. Giải pháp được chấp thuận là đạt yêu cầu.

Kết cấu công trình được coi là đạt yêu cầu về tải trọng và tác động nếu các số liệu dùng để thiết kế kết cấu, nền móng phù hợp với tiêu chuẩn:



  • TCVN 2737 - 95 “Tải trọng và tác động - Tiêu chuẩn thiết kế”.

Ghi chú:

  1. Những yêu cầu nêu trong TCVN 2737 - 95 được trích dẫn trong mục chỉ dẫn 10.3.2 dưới đây.

  2. Những tải trọng dưới đây không được quy định trong TCVN 2737 - 95 nêu trên mà theo quy định riêng:

  1. Các tải trọng được gây ra do:

i) giao thông đường sắt, đường bộ;

ii) sóng biển, dòng chảy;

iii) động đất;

iv) dông lốc;

v) nhiệt độ;

vi) bốc xếp hàng hoá;

vii) thành phần động lực của thiết bị sản xuất và phương tiện giao thông.

  1. Tải trọng đối với các công trình đặc biệt quan trọng.

  2. Tải trọng đối với các công trình đặc thù như: giao thông, thuỷ lợi, bưu điện.

10.3.2. Chỉ dẫn

10.3.2.1. Các loại tải trọng và tổ hợp tải trọng

  1. Khi thiết kế nhà và công trình phải tính đến các tải trọng sinh ra trong các quá trình sau:

  1. xây dựng công trình;

  2. sử dụng công trình;

  3. chế tạo, bảo quản và vận chuyển các kết cấu.

  1. Các loại tải trọng

Các loại tải trọng và thành phần của chúng được nêu trong phụ lục 10.1.

  1. Tổ hợp tải trọng

  1. Khi chịu tác dụng đồng thời của 2 hay nhiều tải trọng tạm thời, kết cấu phải được tính toán theo các tổ hợp bất lợi nhất.

  2. Thành phần các loại tải trọng trong tổ hợp tải trọng được quy định trong phụ lục 10.2 với hệ số tổ hợp tải trọng được quy định trong phụ lục 10.3.

10.3.2.2. Tải trọng tính toán

Tải trọng tính toán là tích của tải trọng tiêu chuẩn với hệ số vượt tải (còn gọi là hệ số độ tin cậy về tải trọng).



10.3.2.3. Tải trọng tiêu chuẩn

  1. Xác định giá trị tải trọng tiêu chuẩn

Giá trị tải trọng tiêu chuẩn được xác định theo quy định trong bảng 10.3.1.

Bảng 10.3.1. Cách xác định giá trị tải trọng tiêu chuẩn

Loại tải trọng

Cách xác định giá trị tiêu chuẩn của tải trọng

1. Trọng lượng kết cấu, đất (tĩnh tải)

  • theo TCVN hoặc catalo hoặc theo kích thước thiết kế

  • có thể kể đến độ ẩm thực tế trong quá trình xây dựng, sử dụng công trình

  • xác định tải trọng đất cần tính đến ảnh hưởng của độ ẩm thực tế, tải trọng vật liệu chất kho, thiết bị và phương tiện giao thông tác động lên đất.

2. Tải trọng do thiết bị, người, vật liệu, sản phẩm chất kho.




    1. Tải trọng do thiết bị và vật liệu chất kho

  1. phải xét đến trường hợp bất lợi nhất

  2. khi thay thế tải trọng thực tế trên sàn bằng tải trọng phân bố đều tương đương:

i) xác định riêng rẽ cho từng cấu kiện của sàn

ii) tải trọng phân bố đều tương đương tối thiểu cho nhà công nghiệp, nhà kho:

300 daN/ m2 cho bản sàn và dầm phụ

200 daN/ m2 cho dầm chính, cột, móng



  1. tải trọng do thiết bị căn cứ vào bố trí máy khi sử dụng nhưng tránh gia cố kết cấu chịu lực khi di chuyển, lắp đặt thiết bị

  2. đối với máy có tải trọng động: theo tiêu chuẩn riêng

  3. tác dụng động của tải trọng thẳng đứng do thiết bị bốc xếp hay xe cộ được phép xác định bằng 1,2 tải trọng tiêu chuẩn tĩnh.

    1. Tải trọng phân bố đều

a) Tải trọng tiêu chuẩn phân bố đều trên sàn và cầu thang: theo bảng 10.3.2. (các trường hợp được phép giảm tải trọng: xem ghi chú 1)

b) Trọng lượng vách ngăn tạm thời:



  • xác định theo thực tế hoặc

  • tải trọng phân bố đều, xác định theo dự kiến bố trí vách ngăn, nhưng không nhỏ hơn 75daN/ m2

c) mái hắt, máng nước công xôn:

i) tính với tải trọng tập trung thẳng đứng ở mép ngoài công trình có giá trị tiêu chuẩn bằng 75 daN/ m dài dọc tường (nhưng không nhỏ hơn 75 daN), = 1,3

ii) kiểm tra lại theo tải trọng phân bố đều có giá trị tiêu chuẩn là 75 daN/ m2 (mục 19b của bảng 10.3.2)


    1. Tải trọng tập trung và tải trọng lên lan can

  1. Tải trọng tập trung:

Tải trọng tập trung quy ước thẳng đứng đặt lên cấu kiện tại vị trí bất lợi, trên diện tích hình vuông không quá 100 cm2, cần để kiểm tra các cấu kiện: xem ghi chú 3.

b) Tải trọng nằm ngang tác dụng lên tay vịn lan can cầu thang, ban công, lôgia, tường chắn mái: xem ghi chú 4.



3. Tải trọng gió

theo mục 10.3.7

4. Tải trọng do cầu trục, cầu treo

theo phần 5 của TCVN 2737 - 95

Ghi chú:

  1. Những trường hợp được phép giảm tải trọng được quy định ở phụ lục 10.4

  2. Trọng lượng kết cấu là trọng lượng toàn bộ các vật liệu cấu thành công trình, gồm cả vật liệu trang trí, hoàn thiện.

  3. Giá trị tối thiểu của tải trọng tập trung thẳng đứng trên lan can được quy định theo bảng sau:

    Loại cấu kiện

    sàn, cầu thang

    sàn tầng hầm mái, mái, sân thượng, ban công

    các mái leo lên bằng thang dựng sát tường

    giá trị tối thiểu của tải trọng tập trung (daN)

    150

    100

    50

  4. Tải trọng nằm ngang tác dụng lên tay vịn lan can cầu thang, ban công, lôgia được quy định theo bảng sau:

Trường hợp

Giá trị tải trọng (daN/m)

  1. nhà ở, nhà mẫu giáo, nhà nghỉ, an dưỡng, bệnh viện

  2. khán đài, phòng thể thao

  3. nhà và phòng có yêu cầu đặc biệt

  4. sàn thao tác, lối đi trên cao, mái đua chỉ một vài người đi lại

30

150


80

30


  1. Tải trọng phân bố đều lên sàn và cầu thang

Tải trọng phân bố đều lên sàn và cầu thang dùng trong tính toán không được nhỏ hơn trị số quy định trong bảng 10.3.2.

Bảng 10.3.2. Tải trọng tiêu chuẩn phân bố đều lên sàn và cầu thang

Loại phòng

Đặc điểm

Tải trọng tiêu chuẩn

đơn vị

Toàn phần

Phần dài hạn

1. Phòng ngủ

a) Thuộc khách sạn, bệnh viện, trại giam.

daN/ m2

200

70

b) Thuộc nhà ở, nhà trẻ, mẫu giáo, trường học nội trú, nhà nghỉ, nhà điều dưỡng...

daN/ m2

150

30

2. Phòng ăn, phòng khách, buồng tắm, vệ sinh

a) Thuộc nhà ở

daN/ m2

150

30

b) Thuộc nhà trẻ, mẫu giáo, trường học, nhà nghỉ, nhà hưu trí, nhà điều dưỡng, khách sạn, bệnh viện, trại giam, trụ sở cơ quan, nhà máy

daN/ m2

200

70

3. Bếp, phòng giặt

a) Thuộc nhà ở

daN/ m2

150

130

b) Thuộc nhà trẻ, mẫu giáo, trường học, nhà nghỉ, nhà hưu trí, nhà điều dưỡng, khách sạn, bệnh viện, trại giam, trụ sở cơ quan, nhà máy

daN/ m2

300

100

4. Văn phòng, phòng thí nghiệm

Thuộc trụ sở cơ quan, trường học, bệnh viện, ngân hàng, cơ sở nghiên cứu khoa học

daN/ m2

200

100

5. Phòng nồi hơi, phòng động cơ và quạt...kể cả khối lượng máy

Thuộc nhà ở cao tầng, cơ quan, trường học, nhà nghỉ, nhà hưu trí, nhà điều dưỡng, khách sạn, bệnh viện, trại giam, cơ sở nghiên cứu khoa học.

daN/ m2

750

750

6. Phòng đọc sách

  1. Có đặt giá sách

  2. Không đặt giá sách

daN/ m2

daN/ m2



400

200


140

70


7a. Nhà hàng ăn uống




daN/ m2

300

100

7b. Triển lãm trưng bày cửa hàng




daN/ m2

400

140

8. Phòng hội họp, khiêu vũ, phòng đợi, phòng khán giả, hoà nhạc, hoà nhạc, phòng thể thao, khán đài

  1. Có ghế gắn cố định

b) Không có ghế gắn cố định

daN/ m2

daN/ m2



400

500


140

180


9. Sân khấu




daN/ m2

750

270

10. Kho

  1. Kho sách lưu trữ

(xếp dày đặc sách, tài liệu)

  1. Kho sách ở các thư viện

  2. Kho giấy

  3. Kho lạnh

daN/ 1m chiều cao vật liệu chất kho


480

240


400

500


480

240


400

500


11. Phòng học

Thuộc trường học

daN/ m2

200

70

12. Xưởng

  1. Xưởng đúc

  2. Xưởng sửa chữa, bảo dưỡng xe có trọng lượng 2500 kg

  3. Phòng lớn có lắp máy và có đường đi lại

daN/ m2

daN/ m2

daN/ m2


2.000

500


400

theo thiết kế công nghệ

13. Phòng áp mái

Trên diện tích không đặt thiết bị, vật liệu

daN/ m2

70

theo thiết kế công nghệ

14. Ban công, lôgia

a) Tải trọng phân bố đều từng dải trên diện tích rộng 0,8 m dọc theo lan can, ban công, lôgia.

b) Tải trọng phân bố đều trên toàn bộ diện tích ban công, lôgia (được xét đến nếu tác dụng của nó bất lợi hơn khi lấy theo mục a)



daN/ dải rộng 0,8m

daN/ m2



400

200


140

70


15. Sảnh, phòng giải lao, cầu thang, hành lang, hành lang thông với các phòng

a) Văn phòng, phòng thí nghiệm, phòng ngủ, phòng bếp, phòng giặt, phòng vệ sinh, phòng kỹ thuật.

b) Phòng đọc, nhà hàng, phòng hội họp, khiêu vũ, phòng đợi, phòng khán giả, phòng hoà nhạc, phòng thể thao, kho, ban công, lôgia.

c) Sân khấu


daN/ m2

daN/ m2

daN/ m2


300

400


500

100

140


180

16. Gác lửng




daN/ m2

75

Theo thiết kế công nghệ

17. Trại chăn nuôi

  1. Gia súc nhỏ

  2. Gia súc lớn

daN/ m2

daN/ m2



200

500


70

180


18. Mái bằng có sử dụng

a) Phần mái có thể tập trung đông người (đi ra từ các phòng sản xuất, giảng đường, các phòng lớn).

b) Phần mái dùng để nghỉ ngơi



  1. Các phần khác

daN/ m2

daN/ m2

daN/ m2


400

150


50

140

50

theo thiết kế công nghệ



19. Mái không sử dụng

a) Mái ngói, mái fibrô xi măng, mái tôn và các mái tương tự, trần vôi rơm, trần bê tông đổ tại chỗ không có người đi lại sửa chữa, chưa kể các thiết bị điện nước, thông hơi nếu có.

b) Mái bằng, mái dốc bằng bê tông cốt thép, máng nước mái hắt, trần bê tông lắp ghép không có người đi lại, chỉ có người đi lại sửa chữa, chưa kể các thiết bị điện nước, thông hơi nếu có



daN/ m2

daN/ m2




30

75


theo thiết kế công nghệ

theo thiết kế công nghệ



20. Sàn nhà ga, bến tàu điện ngầm




daN/ m2

400

140

21. Ga ra ô tô

Đường cho xe chạy, dốc lên xuống dùng cho xe con, xe khách và xe tải nhẹ có tổng trọng lượng 2500 kg

daN/ m2

500

180

Ghi chú:

Tải trọng nêu ở mục 14 bảng 10.3.2 dùng để tính các kết cấu chịu lực của ban công lôgia. Khi tính kết cấu tường, cột, móng đỡ ban công, lôgia thì tải trọng trên ban công, lôgia lấy bằng tải trọng các phòng chính kề ngay đó và được giảm theo các quy định ở phụ lục 10.4.

Каталог: VBQPPL UserControls -> Publishing 22 -> pActiontkeFile.aspx?do=download&urlfile=
pActiontkeFile.aspx?do=download&urlfile= -> Căn cứ Nghị định số 73/cp ngày 01/11/1995 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
pActiontkeFile.aspx?do=download&urlfile= -> Phụ lục 01 SỬA ĐỔi một số NỘi dung tại phụ LỤc I đà ban hành theo quyếT ĐỊnh số 39/2015/QĐ-ubnd ngàY 31/7/2015 CỦa ubnd tỉnh nghệ an
pActiontkeFile.aspx?do=download&urlfile= -> PHỤ LỤC 1 BẢng tổng hợp quy hoạch cáC ĐIỂm mỏ khoáng sản làm vlxdtt đang hoạT ĐỘng thăm dò, khai tháC
pActiontkeFile.aspx?do=download&urlfile= -> PHỤ LỤc danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn
pActiontkeFile.aspx?do=download&urlfile= -> Căn cứ Nghị định số 49/2003/NĐ- cp ngày 15 tháng 05 năm 2003 của Chính phủ qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ y tế
pActiontkeFile.aspx?do=download&urlfile= -> Stt tên vị thuốc

tải về 1.64 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương