Chương 8: quy đỊnh chung về CÔng trình dân dụNG, CÔng nghiệp mục tiêu



tải về 1.64 Mb.
trang12/15
Chuyển đổi dữ liệu29.08.2017
Kích1.64 Mb.
#32799
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15

Bảo vệ quá tải

  1. Phải bảo vệ quá tải đối với các loại mạng điện trong nhà dưới đây:

  1. Dùng dây dẫn cách điện có vỏ dễ cháy, đặt hở.

  2. Dùng dây dẫn được bảo vệ hoặc dây dẫn đi trong đường ống, trong các kết cấu xây dựng không cháy...trong những trường hợp sau:

i) Mạng điện chiếu sáng nhà ở, nhà công cộng, cửa hàng, nhà phục vụ sinh hoạt của các xí nghiệp công nghiệp; mạng điện của đồ dùng điện xách tay hoặc di chuyển được (bàn là, bếp điện, tủ lạnh, máy khâu điện,...) cũng như trong các gian sản xuất dễ cháy.

i) Mạng điện động lực trong xí nghiệp công nghiệp, nhà ở, nhà công cộng, cửa hàng khi quá trình công nghiệp hay chế độ vận hành của mạng điện có thể gây qúa tải lâu dài ở dây dẫn và cáp.

ii) Các loại mạng điện ở các nhà có chứa chất dễ nổ


  1. Bảo vệ quá tải mạng điện cần phải theo các điều kiện sau đây:

  1. Dây chảy của cầu chì hoặc bộ ngắt của áp tô mát phải lấy theo dòng điện tính toán có tính đến dòng điện phụ tải đỉnh, để không cắt điện khi qúa tải ngắn hạn (như dòng điện khởi động, phụ tải đỉnh công nghệ, dòng điện tự động khởi động), theo quy định tại bảng 14.5.1.

Bảng 14.5.1. Bảo vệ quá tải cho mạng điện

Loại dây dẫn, cáp điện

Dòng điện liên tục cho phép của dây dẫn (l)

dây dẫn có cách điện bằng cao su hoặc vật liệu có đặc tính chịu nhiệt tương tự.

lớn hơn 1,25 trị số dòng điện danh định của dây chảy hoặc dòng điện đặt của áp tô mát chỉ có bộ phận nhà cực đại tác động tức thời.

cáp điện cách điện bằng giấy

bằng trị số dòng điện danh định của dây chảy hoặc dòng điện cắt của áp tô mát chỉ có bộ phận nhả cực đại tác động tức thời.

dây dẫn các loại

bằng 100% dòng điện danh định của bộ phận ngắt của áp tô mát có đặc tính thời gian phụ thuộc không điêù chỉnh được (không phụ thuộc vào có bộ cắt nhanh hay không)

dây dẫn và cáp điện có cách điện bằng cao su hoặc các loại vật liệu có đặc tính chịu nhiệt tương tự.

bằng 100% dòng điện khởi động của bộ phận ngắt nhiệt ở áp tô mát có đặc tính thời gian phụ thuộc điều chỉnh được.

cáp điện cách điện bằng giấy

bằng 80% dòng điện khởi động của bộ phận ngắt nhiệt ở áp tô mát có đặc tính thời gian phụ thuộc điều chỉnh được.

dây dẫn rẽ nhánh tới động cơ điện rô to lồng sóc đặt trong các công trình không có nguy hiểm về nổ.

bằng 100% trị số dòng điện danh định của động cơ điện.

  1. Dòng điện liên tục cho phép của dây dẫn [I]

Trị số dòng điện liên tục cho phép của các loại dây dẫn được quy định ở phụ lục 14.2.

3) Đường dây nhánh tới động cơ lồng sóc đặt riêng rẽ được bảo vệ ngắn mạch bằng cầu chì hoặc áp tô mát; bảo vệ quá tải bằng khởi động từ hoặc áp tô mát có bộ phận ngắt nhiệt.



  1. Với cầu chì (để đảm bảo không cắt mạch khi qúa tải):

Idc I/ k

k = 1,6 đối với các động cơ có điều kiện khởi động nặng

k = 2,5 đối với các động cơ có điều kiện khởi động nhẹ.


  1. Với áp tô mát:

Ic 1,25 I

Trong đó:

Idc – dòng điện danh định của dây chảy (ampe)

Ic ­– dòng điện cắt của áp tô mát (ampe)

I - dòng điện khởi động của động cơ lồng sóc (ampe), theo catalô của động cơ.

4) Đối với đường dây cung cấp điện cho các bóng đèn sợi nung công suất lớn (500 ~ 2000 W) và các đèn phóng điện trong chất khí (125 ~ 1000 W) khi chọn áp tô mát bảo vệ cho đường dây phải kể tới dòng điện khởi động.



  1. Với áp tô mát chỉ có bộ ngắt từ:

Ic 1,25 I

  1. Với áp tô mát chỉ có bộ ngắt nhiệt hoặc bộ ngắt hỗn hợp từ – nhiệt, không điều chỉnh:

I 1,5Ilv

Trong đó:

Ic và I - như trên

Idđ­ - dòng điện danh định (ampe)

Ilv – dòng điện làm việc của đường dây (ampe)

Bội số dòng điện khởi động của bóng đèn nung sáng công suất lớn là 7 ~ 12, của bóng đèn phóng điện cao áp là 2 ~ 3.



Điều 14.6. Bố trí mạng điện trong nhà

14.6.1. Mạng điện nhóm chiếu sáng trong nhà

  1. Dòng điện danh định của thiết bị bảo vệ (cầu chì hoặc áp tô mát) phải:

  1. không được lớn hơn 25A; hoặc

  2. cho phép không qúa 63A đối với đường dây nhóm cấp điện cho các đèn phóng điện có công suất mỗi bóng từ 1225W trở lên, các bóng đèn sợi nung có công suất mỗi bóng từ 500W trở lên.

  1. Số lượng đèn mắc vào mỗi pha của đường dây nhóm chiếu sáng trong nhà phải:

  1. Không quá 20 bóng kể cả các ổ cắm điện, đối với đèn sợi nung, đèn huỳnh quang, đèn thuỷ ngân cao áp, đèn natri.

  2. Cho phép tới 50 bóng đèn đối với đường dây nhóm cấp điện cho các đèn kiểu máng hắt, trần sáng, mảng sáng, đèn lắp bóng huỳnh quang,

  3. Không hạn chế đối với đường dây cấp điện cho đèn chùm,

  4. Cho phép đến 60 bóng sợi nung, mỗi bóng có công suất 60W đấu vào mỗi pha ở các đường dây nhóm chiếu sáng cầu thang, hành lang, chiếu nghỉ, sảnh, tầng kỹ thuật, tầng áp mái,

  5. Với bóng đèn có công suất 10 KW và lớn hơn, cho phép đấu vào mỗi pha không quá một đèn.

14.6.2. Phương thức đặt đường dây

  1. Đường dây cấp điện trục đứng cho căn hộ phải đặt dọc theo gian cầu thang hoặc trong hộp kỹ thuật, không được đi qua các phòng.

Cho phép đặt chung đường dây cấp điện cho căn hộ với đường dây chiếu sáng cho cầu thang, hành lang chung của nhà trong rãnh chung trong ống hộp luồn dây bằng vật liệu khó cháy.

  1. Từ bảng điện tầng dẫn tới bảng điện căn hộ phải đặt trong các rãnh riêng hoặc trong ống (hộp) luồn dây riêng.

Điều 14.7. Quy định chung về đặt đường dây dẫn điện

14.7.1. Hệ thống đường dây dẫn điện

hệ thống đường dây dẫn điện phải đảm bảo:



  1. Độc lập về cơ, điện với các hệ thống khác;

  2. Dễ thay thế, sửa chữa

  3. Chỗ nối hoặc rẽ nhánh dây dẫn, cáp điện phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn dẫn điện như một dây dẫn, cáp điện liên tục và không được chịu lực tác động bên ngoài.

14.7.2. Đặt đường dây

  1. Cho phép đặt chung dây cấp điện (trừ trường hợp dự phòng) trong ống thép hoặc các loại ống khác có độ bền cơ học, trong các hộp, máng và mương kín, trong các kết cấu xây dựng nhà khi:

  1. Tất cả các mạch là cho cùng một tổ dùng điện.

  2. Các mạch động lực và mạch kiểm tra của một số bảng điện, tủ điện, bảng và bàn điều khiển có liên quan về công nghệ.

  3. Mạch cấp điện cho đèn phức tạp

  4. Mạch của một số nhóm thuộc cùng một dạng chiếu sáng (chiếu sáng làm việc và chiếu sáng sự cố) với số dây dẫn không quá 8.

  1. Các mạch điện dự phòng cũng như các mạch điện chiếu sáng làm việc và chiếu sáng sự cố, không được đặt chung trong một ống, một hộp hay một máng.

  2. Khi đặt hai hay nhiều dây dẫn trong một ống, đường kính trong của ống không được nhỏ hơn 11mm.

  3. Dây dẫn điện xoay chiều 1 pha nếu tải dòng điện danh định lớn hơn 25A không được đặt trong ống thép và trong ống cách điện có vỏ bọc bằng thép.

  4. Việc nối và rẽ nhánh của dây dẫn trong hộp kín (không mở ra được), trong ống, trong ống mềm kim loại đặt hở hoặc kín phải thực hiện trong hộp nối và hộp nối rẽ nhánh. Bên trong hộp có nắp tháo rời và trong máng cho phép nối và rẽ nhánh dây dẫn bằng kẹp đặc biệt có vỏ cách điện đảm bảo cách điện liên tục.

14.7.3. Vật liệu của đường dẫn điện

  1. Ruột đường dây dẫn

Phải dùng dây dẫn và cáp điện có ruột đồng ở những nơi sau:

  1. Nguy hiểm cháy, nổ, ở vùng biển hoặc những nơi có môi trường hoạt tính hóa học,

  2. ở các bộ phận chuyển động hoặc các máy móc rung động.

  3. ở các thiết bị dụng cụ điện cầm tay hay di động

  4. ở công trình quan trọng, các hộ cần độ tin cậy cung cấp điện loại 1.

  1. Vỏ đường dây dẫn

  1. Cho phép đặt cáp điện có vỏ cao su, vỏ chì, nhôm, chất dẻo ở các phòng ẩm ướt, phòng có nguy hiểm về cháy và phòng có nhiệt độ không quá 40oC.

  2. ở những nơi có nhiệt độ từ 40oC trở lên phải dùng dây dẫn, cáp điện mà lớp cách điện và vỏ bọc chịu được nhiệt độ cao hoặc phải giảm bớt phụ tải của dây dẫn và cáp điện (theo các hệ số giảm nêu ở phụ lục 14.3).

14.7.4. Kích thước đường dẫn

  1. Dòng điện liên tục cho phép của đường dẫn điện của dây dẫn bọc cách điện, cáp điện không được vượt qúa các trị số quy định của các nhà sản xuất và phải tính tới nhiệt độ môi trường, phương pháp đặt.

  2. Mặt cắt ruột dẫn điện tối thiểu

Mặt cắt ruột dây dẫn điện của từng đường dây không được nhỏ hơn các trị số quy định ở phụ lục 14.4

Ghi chú: Với lưới điện 3 pha 4 dây, khi mặt cắt dây pha đến 16 mm2 (đồng) và 25 mm2 (nhôm) thì dây trung tính của đường dây cấp điện trục đứng phải có mặt cắt bằng mặt cắt dây pha. Nếu mặt cắt dây pha lớn hơn các trị số trên thì mặt cắt dây trung tính không được nhỏ quá 50% mặt cắt dây pha.



14.7.5. Phương pháp đặt đường dẫn điện

  1. Phương pháp đặt đường dẫn điện phải phù hợp với điều kiện môi trường, tính chất sử dụng và đặc điểm kiến trúc công trình, các yêu cầu về kỹ thuật an toàn và phòng chống cháy.

  2. Phương pháp đặt dây

  1. Dây dẫn nên đặt hở tại những nơi sau:

i) trong các tầng kỹ thuật, tầng hầm, không đặt thiết bị sưởi, các phòng đặt máy thông gió.

ii) các phòng ẩm ướt như trạm bơm nước, phòng vệ sinh xí tắm.



  1. Trong các phòng vệ sinh, dây dẫn nên đặt hở và phải dùng loại có vỏ bảo vệ hoặc cáp điện và cấm đặt dây dẫn có vỏ bảo vệ trong ống kim loại.

  2. Đường dây phải kín (ngầm trong tường dưới lớp vữa trát, trong ống trong hộp...): trong các phòng có yêu cầu cao về vệ sinh như: nhà trẻ, phòng chế biến gia công thức ăn, phòng mổ, phòng điều chế huyết thanh.

  1. Lưới điện đặt trong trần treo không đi lại được: phải coi như lưới điện kín và được đặt như sau:

a) Với trần nhà bằng vật liệu cháy: luôn trong ống (hộp) bằng kim loại

b) Với trần nhà bằng vật liệu không cháy hoặc khó cháy: luồn trong ống (hộp) bằng chất dẻo hoặc dùng đường dẫn điện bọc cách điện có bảo vệ với vỏ bằng vật liệu khó cháy nhưng phải đảm bảo khả năng thay thế, sửa chữa đường dẫn điện.



  1. Các mối nối và rẽ nhánh:

Tất cả các mối nối và rẽ nhánh dây dẫn, cáp điện phải được thực hiện trong hộp nối dây dẫn và hộp rẽ nhánh.

5) Đoạn dẫn điện xuyên móng, tường, trần nhà, sàn nhà, đi qua khe lún, khe co dãn.



  1. Đoạn dây dẫn hoặc cáp điện xuyên móng, tường, trần nhà, sàn nhà phải:

i) đặt trong ống thép hoặc các ống có độ cứng tương tự;

ii) đường kính trong của ống phải lớn hơn 1,5 lần đường kính ngoài của dây dẫn hoặc cáp điện.



  1. Đoạn dẫn điện đi qua khe lún, khe co dãn: phải có biện pháp chống bị hư hỏng cho dây, cáp.

Điều 14.8. Đặt đường dẫn điện hở trong nhà

Dây dẫn bọc cách điện không bảo vệ, đặt hở trực tiếp trên các bề mặt puly, sứ đỡ kẹp treo dưới dây căng, trên dàn, trong máng .. . phải được lắp đặt theo quy định dưới đây:



14.8.1. Độ cao tối thiểu của dây, máng.

  1. Độ cao tối thiểu của dây dẫn so với mặt sàn hoặc mặt bằng làm việc phải như sau:

  1. 2m: khi điện áp trên 42 V trong phòng khô ráo và khi điện áp đến 42 V trong các phòng ẩm ướt.

  2. 2,5 m: khi điện áp trên 42 V trong phòng ẩm ướt.

  1. Không quy định độ cao đối với:

  1. Đường dây đi xuống công tắc đèn, ổ cắm điện, thiết bị điều khiển và bảo vệ các thiết bị dùng điện khác đặt trên tường,

  2. Dây dẫn cách điện có vỏ bảo vệ, dây dẫn trong ống cách điện có vỏ bọc bằng kim loại, dây dẫn và cáp điện trong ống thép, ống mềm bằng kim loại cũng như cáp cao su mềm. Ở chỗ dây dẫn và cáp có thể bị hư hỏng về cơ học phải được bảo vệ bổ sung.

  3. Các gian nhà chỉ cho phép lui tới đối với các nhân viên đã được huấn luyện.

  1. Trong các phòng ẩm ướt, độ cao từ mặt sàn tới mặt dưới của hộp, máng không được nhỏ hơn 2m.

  2. Trong các nhịp cầu trục, dây bọc cách điện không có bảo vệ phải đặt ở độ cao ít nhất là 2,5 m kể từ mặt cầu trục. Nếu không đạt được độ cao đó thì bôn trên giá sửa chữa cầu trục phải có biện pháp bảo vệ, không để vô ý chạm phải (như đặt trong ống, trong máng).

      1. Bảo vệ tránh tác động cơ học cho đường dẫn thẳng đứng

  1. Phải bảo vệ tránh tác động cơ học đến độ cao ít nhất là 1,5m kể từ mặt sàn hoặc mặt bằng làm việc đối với:

  1. Dây dẫn cáp điện xuyên sàn nhà và đặt hở thẳng đứng theo tường nhà.

  2. Dây đi xuống công tắc, ổ cắm điện, khí cụ điện và bảng điện trong nhà sản xuất.

  1. Không cần bảo vệ tránh tác động cơ học

Trong nhà phục vụ sinh hoạt của xí nghiệp công nghiệp, nhà ở và nhà công cộng, các dây đi xuống kể trên không cần bảo vệ tránh tác động cơ học.

      1. Được phép đặt hở cáp điện có vỏ chì, vỏ nhôm, vỏ cao su, vỏ chất dẻo ở những nơi không bị động vật gặm nhấm phá hoại, không có các tác động cơ lý, không có các chất ăn mòn.

      2. Ngăn cách giữa dây dẫn đặt hở và mặt kết cấu

Khi đặt hở, giữa bề mặt kết cấu với vỏ của dây dẫn, cáp điện phải có khoảng cách không nhỏ hơn 10mm.

      1. Đỡ, treo dây

1) Ống luồn dây dẫn điện, cáp, dây dẫn cách điện có bảo vệ của đường dẫn điện phải được bắt chắc trên giá đỡ.

Khoảng cách giữa các giá đỡ là 0,8 – 1 m đối với ống và 0,5 - 0,7 m đối với dây dẫn cách điện có bảo vệ, cáp.

2) Khi dùng dây thép treo cáp điện


  1. Chỉ được cho dây treo chịu một lực không lớn quá 1/ 4 ứng lực làm đứt dây thép đó.

  2. Khoảng cách giữa các điểm treo dây dẫn bọc cách điện hoặc cáp điện không có vỏ bảo vệ bằng thép không được lớn hơn:

i) 1m với dây dẫn cáp điện có mặt cắt ruột dẫn điện 1mm2

ii) 1,5m với dây dẫn hoặc cáp điện có mặt cắt ruột dẫn từ 1,5 mm2 trở lên.



14.8.6. Ống luồn dây dẫn, cáp và hộp nối dây, hộp rẽ nhánh phải đảm bảo:

  1. Dễ luồn và thay thế dây dẫn, cáp điện;

  2. Nước ngưng tụ trong ống, hộp thoát được ra ngoài đồng thời côn trùng không chui lọt được vào trong ống, hộp.

      1. Đường dây dẫn điện và các đường ống kỹ thuật khác.

Tại những đoạn giao chéo nhau hoặc song song giữa đường dẫn điện và các đường ống kỹ thuật, phải:

1) Đảm bảo khoảng cách giữa dây dẫn điện bọc cách điện hoặc cáp điện với các đường ống khác như quy định trong bảng 14.8.1.

Khi không đảm bảo được khoảng cách giữa đường đường dẫn điện chéo với đường ống quy định trong bảng, phải bảo vệ chống tác động cơ lý cho đoạn dây dẫn, cáp điện, tối thiểu 250mm về mỗi phía của đường ống.

Bảng 14.8.1. Khoảng cách tối thiểu giữa dây dẫn điện bọc cách điện, cáp điện với các đường ống khác.

Tương quan giữa tuyến đi của đường dẫn điện và đường ống

Khoảng cách tối thiểu giữa đường dẫn điện (mm) với:

đường ống dẫn, nhiên liệu hoặc chất lỏng dễ cháy hoặc khí đốt

Các loại đường ống khác

chéo nhau

song song với nhau



100

400


50

100


2) Bảo vệ chống nhiệt độ cao cho đường dẫn điện giao chéo hoặc song song với ống dẫn nhiệt.

Điều 14.9. Đặt đường dẫn điện kín trong nhà

  1. Đường dẫn điện đặt kín trong ống, hộp và ống mềm bằng kim loại phải thực hiện theo các quy định trong điều 14.8.

  2. Trên mặt tường, trần và kết cấu cháy được, ống cách điện và dây dẫn đặc biệt phải được phủ một lớp amiăng lá dầy không dưới 3mm hoặc lớp trát dầy không dưới 3mm và chờm ra ngoài mép dây dẫn mỗi phía ít nhất 5mm.

  3. Cấm:

  1. đặt dây dẫn, cáp điện không có vỏ bọc bảo vệ ngầm trực tiếp trong hoặc dưới các lớp vữa trát tường, trần nhà ở những chỗ có thể bị đóng đinh hoặc đục lỗ.

  2. đặt đường ống dẫn điện ngầm trong tường chịu lực khi bề sâu của rãnh chôn lớn qúa 1/3 bề dày tường.

Điều 14.10 Đường dẫn điện trong tầng áp mái

14.10.1. Phương pháp đặt đường dẫn điện

Trong tầng áp mái được phép dùng những hính thức đặt đường dẫn điện như sau:



  1. Đặt hở đối với:

  1. Dây dẫn, cáp điện luồn trong ống cũng như dây dẫn có bảo vệ, cáp điện có bảo vệ bọc ngoài bằng vật liệu không cháy, khó cháy đặt ở độ cao bất kỳ.

  2. Dây dẫn một ruộc bọc cách điện không có bảo vệ bắt trên puly sứ hoặc sứ đỡ phải đặt ở độ cao không nhỏ quá 2,5m.

Khi đặt ở độ cao nhỏ quá 2,5m phải bảo vệ tránh các va chạm.

  1. Đặt kín trong tường và trần nhà bằng vật liệu không cháy, kể cả dưới hoặc tronglớp vữa chát ở độ cao bất kỳ.

  2. Dây dẫn, cáp điện xuyên qua trần nhà bằng vật liệu cháy, dễ cháy lên tầng áp mái, phải luồn trong ống cách điện bằng vật liệu không cháy.

14.10.2. Vật liệu đường dẫn điện.

  1. Khi đặt hở trong tầng áp mái phảidùng dây dẫn, cáp điện ruột đồng.

  2. Dây dẫn, cáp điện ruột nhôm chỉ được dùng trong nhà có mái và trần bằng vật liệu không cháy với điều kiện đặt trong ống thép hoặc phải đặt kín trong tường và mái bằng vật liệu không cháy.

  3. Nối dây, rẽ nhánh.

  1. Trong tầng áp mái, cho phép đường dẫn điện rẽ nhánh tới các thiết bị đặt ở ngoài nhưng phải dùng ống thép đặt hở hoặc đặt kín trong tường và mái bằng vật liệu không cháy.

  2. Trong tầng áp mái thực hiệ việc nối dây hoặc hộp rẽ nhánh bằng vật liệu không cháy.

  1. Thiết bị

Thiết bị điều khiển, bảo vệ đèn chiếu sáng và các thiết bị khác của tầng áp mái phải đặt bên ngoài.

Điều 14.11 Đường dẫn điện ngoài nhà

14.11.1. Đường dẫn điện ngoài nhà phải được bố trí hoặc che chắn nhằm đảm bảo an toàn cho người, theo các quy định dưới đây.

  1. Khoảng cách giữa dây dẫn đặt hở và các bộ phận nhà, mặt đất phải đảm bảo quy định trong bảng 14.11.1.

  2. Nếu treo dây dẫn từ một cột điện gần nhà, khoảng cách từ dây dẫn đến ban công và cửa sổ khi bị gió thổi lệch nhiều nhất không được nhỏ quá 1,5m.

Bảng 14.11.1 - Khoảng cách tối thiểu giữa dây dẫn ngoài nhà và các bộ phận nhà, mặt đất

Bộ phận nhà

Khoảng cách tối thiểu (m) khi dây dẫn đặt

nằm ngang

thẳng đứng

Mái nhà


- trên mái nhà: 2,5m




Ban công


- trên ban công: 2,50m

- dưới ban công: 1,00m



1,00m

Cửa sổ

- trên cửa sổ: 0,50m

- dưới cửa sổ:

(kể từ bậu cửa): 1,00m


0,75m

Mặt đất


- trên mặt đất: 2,75m




3) Khoảng cách từ dây dẫn đến mặt đường khi giao chéo với đường xe cơ giới không được nhỏ quá 4,5m.

4) Khoảng cách giữa các dây dẫn điện ở đầu vào nhà với nhau cũng như từ các dây dẫn gần nhất tới phần nhô ra của nhà (mái hắt..) không được nhỏ hơn 200mm.

5) Với những công trình thấp tầng (các gian bán hàng, kiốt, nhà lưu động..) nhà trên mái không có người lui tới, khoảng cách từ dây dẫn vào nhà và rẽ nhánh tới mái không được nhỏ hơn 0,5m và khoảng cách từ dây dẫn đến mặt đất không được nhỏ quá 2,75m.

14.11.2. Trường hợp không đảm bảo các khoảng cách quy định trong bảng 14.11.1, phải đặt dây dẫn trong ống hoặc dùng dây cáp có vỏ bọc bảo vệ.

14.11.3. Đầu vào nhà


  1. Đầu vào nhà xuyên tường phải luồn trong ống cách điện không cháy, có cấu tạo tránh được nước đọng chảy vào nhà.

  2. Đầu vào nhà được phép xuyên qua mái nhưng phải đặt trong ống thép, đồng thời phải đặt khoảng cáh từ vật cách điện đỡ dây của đầu vào đến mái không được nhỏ quá 2,75m.

14.11.4. Dây dẫn, cáp điện khi đặt ngoài nhà trong ống thép, hộp..phải theo các quy định tại điều 14.8. ống thép đặt dưới đất phải được qúet nhựa đường chống rỉ.

Điều 14.12 Bố trí đèn điện

14.12.1. Điện áp

  1. Điện áp cung cấp cho các đèn điện chiếu sáng chung

Điện áp cung cấp cho các đèn điện chiếu sáng chung không được vượt quá:

  1. 380/220V với lưới điện xoay chiều có trung tính nối đất trực tiếp

  2. 220V với lưới điện xoay chiều trung tính cách ly và điện một chiều.

2) Cấp điện cho các đèn thông thường phải dùng điện áp pha không quá 220V.

3) Điện áp của đèn chiếu sáng cục bộ bóng sợi nung đặt cố định:



  1. Trong các phòng ít nguy hiểm phải dùng điện áp không quá 220V;

  2. Trong các phòng nguy hiểm hoặc rất nguy hiểm: không quá 42V.

  3. Trong các phòng nguy hiểm (nhưng không thuộc loại rất nguy hiểm): cho phép dùng điện áp đến 220V cho hệ thống chiếu sáng sự cố từ một nguồn điện độc lập với loai đèn có cấu tạo đặc biệt.

4) Đèn huỳnh quang chiếu sáng cục bộ

  1. Cho phép dùng đèn huỳnh quang điện áp 127-220V để chiếu sáng cục bộ nhưng phải đảm bảo không thể vô ý chạm phải phần mang điện của đèn.

  2. Trong các phòng ẩm ướt và có môi trường hoạt tính cho phép dùng đèn huỳnh quang có cấu tạo đặc biệt để chiếu sáng cục bộ.

5) Điện áp cung cấp cho các đèn chiếu sáng cục bộ di đông như sau:

  1. Với các loại đèn cầm tay:

i) Cấm dùng điện áp cao hơn 42V trong các phòng nguy hiểm và rất nguy hiểm.

ii) Phải dùng điện áp không quá 12V khi làm việc trong các điều kiện đặc biệt bất lợi, như: chỗ làm việc ẩm ướt, chật chội dễ bị va chạm vào những bề mặt kim loại lớn có nối đất.



  1. Với các đèn di động có móc treo, đèn để bàn, để trên sàn nhà..được phép dùng điện áp của đèn chiếu sáng cục bộ đặt cố định.

Каталог: VBQPPL UserControls -> Publishing 22 -> pActiontkeFile.aspx?do=download&urlfile=
pActiontkeFile.aspx?do=download&urlfile= -> Căn cứ Nghị định số 73/cp ngày 01/11/1995 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
pActiontkeFile.aspx?do=download&urlfile= -> Phụ lục 01 SỬA ĐỔi một số NỘi dung tại phụ LỤc I đà ban hành theo quyếT ĐỊnh số 39/2015/QĐ-ubnd ngàY 31/7/2015 CỦa ubnd tỉnh nghệ an
pActiontkeFile.aspx?do=download&urlfile= -> PHỤ LỤC 1 BẢng tổng hợp quy hoạch cáC ĐIỂm mỏ khoáng sản làm vlxdtt đang hoạT ĐỘng thăm dò, khai tháC
pActiontkeFile.aspx?do=download&urlfile= -> PHỤ LỤc danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn
pActiontkeFile.aspx?do=download&urlfile= -> Căn cứ Nghị định số 49/2003/NĐ- cp ngày 15 tháng 05 năm 2003 của Chính phủ qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ y tế
pActiontkeFile.aspx?do=download&urlfile= -> Stt tên vị thuốc

tải về 1.64 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương