Chương 8: quy đỊnh chung về CÔng trình dân dụNG, CÔng nghiệp mục tiêu



tải về 1.64 Mb.
trang8/15
Chuyển đổi dữ liệu29.08.2017
Kích1.64 Mb.
#32799
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   15

11.6.2.2. Chiều rộng lối thoát nạn

  1. Chiều rộng tối thiểu của lối thoát nạn

Chiều rộng thông thuỷ tối thiểu của lối thoát nạn được quy định trong bảng 11.6.3.

Bảng 11.6.3. Chiều rộng thông thuỷ tối thiểu của lối thoát nạn

Lối thoát nạn

Chiều rộng thông thủy tối thiều (m)

Ghi chú

Lối đi

1

Chiều rộng lối đi đến chỗ làm việc biệt lập được phép giảm đến 0,7m.

Hành lang

1,4

- Trong nhà ở:

được phép giảm đến 1,20 m khi chiều dài đoạn hành lang thẳng không lớn quá 40 m.

- Trong khách sạn, trường học:

chiều rộng hành lang giữa phải không nhỏ hơn 1,60m.



Cửa đi

0,8




Vế thang

1,05

- Giữa các vế thang song song phải có khe hở hẹp nhất là 100 mm.

- Chiều rộng vế thang, chiếu nghỉ vào tầng hầm, tầng giáp mái và cầu thang thoát nạn dùng cho không quá 60 người được phép giảm 0,90m.



Chiếu nghỉ cầu thamg

Bằng chiều rộng vế thang

- Chiều rộng chiếu nghỉ cầu thang trong các bệnh viện, nhà hộ sinh không được nhỏ hơn 1,90m.

- Chiều rộng chiếu nghỉ trước lối vào thang máy có cửa mở đẩy ngang không được nhỏ hơn 1,60m.



Thang chữa cháy bên ngoài, dùng làm lối thoát thứ hai

0,7

Phải có tay vịn và độ dốc không quá 60 độ, và đảm bảo tiếp đất dễ dàng, an toàn.

  1. Chiều rộng tổng cộng của cửa thoát nạn, của vế thang hay lối đi trên đường thoát nạn trong nhà công cộng, nhà sản xuất phải tính với số người ở tầng đông nhất (không kể tầng 1) theo chỉ tiêu quy định ở bảng 10.6.4.

Bảng 10.6.4. Chỉ tiêu chiều rộng tổng cộng của cửa thoát nạn, của vế thang hay lối đi trên đường thoát nạn trong nhà công cộng, nhà sản xuất.

Loại nhà

Chiều rộng tối thiểu m rộng/ 100 người

Nhà công cộng, nhà sản xuất

- nhà tới 2 tầng

- nhà trên 2 tầng


0,8

1,0


Phòng khán giả:

- bậc chịu lửa I, II

- bậc chịu lửa III, IV, V


0,55

0,8


  1. Chiều rộng tính toán của lối thoát nạn là hành lang giữa được lấy bằng chiều rộng hành lang trừ đi 0,5 chiều rộng cánh cửa nếu có cửa mở ra ở một bên hành lang hoặc trừ đi 1,0 chiều rộng cánh cửa nếu có cửa mở ra ở cả hai phía hành lang.

11.6.2.3. Chiều cao lối thoát nạn

Chiều cao thông thuỷ của cửa đi trên lối thoát nạn không được nhỏ hơn 2m. Riêng chiều cao cửa và lối đi dẫn đến tầng hầm, tầng kỹ thuật, phòng thường xuyên không có người được phép là 1,9m.



11.6.2.4. Bố trí lối thoát nạn

  1. Ở những phòng hoặc không gian đòi hỏi phải có từ 2 lối thoát nạn trở lên thì các lối thoát phải được bố trí phân tán. Mỗi đường thoát nạn phải có khả năng thoát nạn bằng nhau.

  2. Đối với nhà sản xuất, không cho phép:

i) bố trí đường thoát nạn đi qua các nhà, phòng thuộc hạng sản xuất A, B và các phòng đệm của chúng.

ii) đặt các ngăn bằng kính trên đường thoát nạn, trừ nhà sản xuất hạng D, E có bậc II chịu lửa.



11.6.2.5. Trên lối thoát nạn không cho phép đặt:

  1. cầu thang xoáy ốc, bậc thang rẻ quạt;

  2. cửa xếp, cửa đẩy, cửa quay;

  3. các tủ tường dọc hành lang thoát nạn, trừ các tủ kỹ thuật và các tủ họng nước chữa cháy.

11.6.2.6. Buồng thang thoát nạn

  1. Trong buồng thang thoát nạn không được bố trí:

  1. i) các phòng với bất kỳ chức năng nào,

  2. ii) các hệ thống đường ống dẫn khí đốt, dẫn hơi, dẫn chất lỏng cháy và hệ thống điện, trừ hệ thống điện chiếu sáng buồng thang và hành lang.

  1. Trên mặt tường của buồng thang không được bố trí:

i) bất kỳ bộ phận nào nhô ra khỏi mặt tường ở độ cao từ mặt bậc thang, mặt chiếu nghỉ lên tới 2,2 m, trừ lan can, tay vịn.

ii) các lỗ mở trên tường, trừ cửa đi và cửa số lấy ánh sáng, thông gió.



  1. ở các phần của mặt tường ngoài cửa buồng thang có thể lắp tấm khối thuỷ tinh cố định nhưng phải đặt ở cửa sổ mở được với diện tích không nhỏ hơn 1,2m2 ở mỗi tầng.

11.6.2.7. Cửa đi trên đường thoát nạn

  1. Cửa đi trên đường thoát nạn phải mở xuôi chiều thoát nạn,

  2. Các cửa dưới đây phải dược phép mở vào trong:

i) Cửa đi ra ban công, ra sân, ra chiếu nghỉ của cầu thang ngoài trời dùng để thoát nạn.

ii) cửa đi của các phòng thường xuyên không quá 15 người,



  1. iii) cửa đi của các kho có diện tích không lớn hơn 200 m2,

  2. iv) cửa đi của nhà vệ sinh.

  1. Các cửa thoát nạn ra ngoài nhà, không được làm khoá, chốt từ phía bên ngoài mà phải dùng loại khoá mở được từ bên trong và không cần chìa khoá.

  2. Các cửa dẫn vào hành lang chung, vào buồng thang thoát nạn phải có thiết bị tự động đóng kín.

11.6.2.8. Khống chế khói

  1. Hệ thống khống chế khói trong ngôi nhà khi có cháy phải hoạt động kết hợp với các phương tiện để khói có thể thoát ra theo đường dẫn nhất định, giảm tối đa sự lan toả khói ra các khu vực không có cháy và lối thoát nạn, bảo đảm cho việc sơ tán ra khỏi nhà và hoạt động chữa cháy không bị ảnh hưởng do khói.

  2. Việc khống chế khói có thể được thực hiên theo:

i) Thông gió tự nhiên để thoát khói, khí nóng qua các lỗ cửa, thông khói.

  1. ii) Xử lý và cấp không khí bằng hệ thống van có điều khiển, quạt xả khói, đường ống dẫn khói.

  2. iii) Hệ thống điều áp, chống khói.

  1. Lỗ thông khói tự nhiên phải được phân phối đều, mở ra được dễ dàng. Riêng các lỗ ở tầng trệt thì phải được thiết kế sao cho dễ dàng bị đập vỡ.

  2. Các nhà cao từ 10 tầng trở lên hành lang phải được ngăn thành từng đoạn không dài hơn 60 m bằng vách ngăn chống cháy có giới hạn chịu lửa nhỏ nhất 15 phút. Hành lang, phòng đệm, sảnh phải có hệ thống thông gió và van thoát khói tự động mở khi có cháy.

  3. Miệng xả của quạt hút khói phải được bố trí ở nơi không gây ra hiện tượng xoáy rối.

Điêu 11.7. Vật liệu trang trí hoàn thiện, cách nhiệt

Vật liệu trang trí hoàn thiện bên trong của tường, trần, sàn và các bộ phận treo của nhà phải không làm lửa cháy lan và hạn chế việc sinh ra khí độc, khói, nhiệt nóng, phù hợp với:



  1. Chiều dài thoát nạn.

  2. Số người thường xuyên có trong nhà.

  3. Nguy cơ cháy.

  4. Trang thiết bị chống cháy.

Điều 11.8. Hệ thống báo cháy

11.8.1. Yêu cầu về hệ thống báo cháy

Hệ thống báo cháy phải:



  1. Phù hợp với công năng, chiều cao và diện tích sàn của ngôi nhà;

  2. Nhanh chóng phát hiện cháy và phát tín hiệu báo động rõ ràng để mọi người xung quanh có thể thực hiện ngay các giải pháp thích hợp;

  3. Hoạt động tin cậy, chính xác trong mọi trường hợp, cụ thể:

  1. Không bị nhiễu hay bị ảnh hưởng bởi sự cố hay hệ thống các trang thiết bị khác;

  2. Không bị tê liệt một phần hay toàn bộ do cháy gây ra trước khi báo cháy.

11.8.2. Giải pháp được chấp thuận là đạt yêu cầu

11.8.2.1. Các giải pháp phù hợp với tiêu chuẩn dưới đây được chấp thuận là đạt yêu cầu về báo cháy

  • TCVN 5738-93 “Hệ thống báo cháy-Yêu cầu kỹ thuật”

Ghi chú: Những yêu cầu quy định trong TVCN 5738-93 được trích dẫn trong các mục từ 11.8.2.2 tới 11.8.2.4 dưới đây

11.8.2.2. Tủ báo cháy trung tâm phải:

  1. có dự trữ dung lượng số kênh hay vùng của tủ không nhỏ hơn 10%.

  2. đặt ở những nơi luôn có người trực cháy suốt ngày đêm. Trong trường hợp không có người trực cháy suốt ngày đêm, tủ báo cháy trung tâm phải truyền các tín hiệu về cháy và sự cố đến nơi có người thường trực suốt ngày đêm và có biện pháp phòng ngừa người không có nhiệm vụ tiếp xúc với tủ báo cháy trung tâm.

  3. có điện thoại liên lạc trực tiếp với đội chữa cháy hay nơi nhận tin báo cháy.

  4. âm sắc của thiết bị báo cháy và tín hiệu báo sự cố của thiết bị phải khác nhau.

  5. các đầu báo cháy tự động lắp với tủ báo cháy trung tâm phải phù hợp với toàn hệ thống về điện áp cấp cho đầu báo cháy, dạng tín hiệu báo cháy, phương pháp phát hiện sự cố, bộ phận kiểm tra dường dây…

  6. các trung tâm báo cháy phải được tiếp đất bảo vệ

11.8.2.3. Lắp đạt hộp ấn nút báo cháy phải đảm bảo những quy định dưới đây:

  1. Lắp đặt hộp tại độ cao 1,5 m từ mặt sàn hay mặt đất.

  2. Bên trong nhà: bố trí hộp dọc lôi thoát nạn (hành lang, cầu thang, lối đi lại) và nếu cần thiết có thể lắp trong từng phòng với khoảng cách giữa các hộp không lớn quá 50 m.

  3. Bên ngoài nhà: hộp nút ấn báo cháy phải có ký hiệu rõ ràng, đặt cách nhau không quá 150 m và được chiếu sáng nhân tạo.

11.8.2.4. Hệ thống báo cháy phải có nguồn ắc quy dự phòng với dung lượng đảm bảo cho thiết bị hoạt động ít nhất là 24 giờ ở chế độ thường trực và 3 giờ khi có cháy.

Điều 11.9. Hệ thống chữa cháy

11.9.1. Yêu cầu chung về hệ thống chữa cháy

Hệ thống chữa cháy phải đảm bảo không chế, dập tắt lửa một cách dễ dàng và hiệu quả, theo những yêu cầu dưới đây:



  1. Phù hợp với:

  1. Tính chất nguy hiểm cháy.

  2. Đặc điểm chất bị cháy (loại đám cháy)

  3. Khối lượng chất cháy có trong công trình.

  4. Đặc điểm ngôi nhà

  1. Đảm bảo được:

  1. Có đủ lưu lượng chữa cháy theo quy định phù hợp với chât cháy, chất chữa cháy, diện tích và thể tích cần chữa cháy.

  2. Có đủ áp lực đưa chất chữa cháy vào nơi cháy.

  3. Thường xuyên có đủ lượng chất chữa cháy dự trữ theo yêu cầu.

  4. Phủ kín chất chữa cháy lên bề mặt chất cháy, diện tích chữa cháy và tỷ lệ (%) cần thiết khi chữa cháy thể tích.

  5. Hoạt động liên tục nhờ được cấp điện liên tục: phải có nguồn cấp điện dự phòng.

3) Được định kỳ kiểm tra, chạy thử để luôn duy trì được khả năng chữa cháy theo quy định.

11.9.2. Yêu cầu về thiết bị dập cháy cầm tay

  1. Bên trong công trình phải đặt thiết bị dập cháy cầm tay theo yêu cầu phòng chống cháy.

  2. Thiết bị chữa cháy cầm tay phải được đặt gần lối ra vào, tại nơi dễ thấy, dễ lấy và có tín hiệu chỉ dẫn rõ ràng ngay cả khi không có chiếu sáng chung.

11.9.3. Yêu cầu đối với hệ thống cấp nước chữa cháy bên trong nhà

  1. Phải lắp đặt hệ thống cấp nước chữa cháy bên trong nhà trong các trường hợp quy định ở bảng 11. 9.1.

  2. Họng chữa cháy trong nhà.

Lắp đặt các họng chữa cháy trong nhà phải đẩm bảo các yêu cầu sau:

  1. Trong mỗi ngôi nhà phải được sử dụng cùng một loại đường kính ống, đường kính lăng, chiều dài cuộn mềm.

  2. Họng phải được bố trí ở nơi dễ thấy, dễ sử dụng (như: cạnh lối vào, chiếu nghỉ buồng thang, sảnh, hành lang) với độ cao của tâm họng là 1,25 m so với mặt sàn.

Bảng 11.9.1 -Yêu cầu về hệ thống cấp nước chữa cháy bên trong nhà

Loại nhà

Trường hợp phải có hệ thống cấp nước chữa cháy trong nhà

Trường hợp không đặt hệ thống cấp nước chữa cháy trong nhà

Nhà ở: gia đình

tập thể


Khách sạn, cửa hàng ăn uống

Cơ quan


Trường học

Nhà hát, rạp chiếu bóng, hội trường, câu lạc bộ

Nhà trẻ, mẫu giáo, bệnh viện


3 tầng

5 tầng

5 tầng

6 tầng

3 tầng

300 chỗ ngồi


Khối tích nhà 5.000 m3






Nhà sản xuất

Mọi trường hợp trừ những trường hợp quy định ở cột bên phải

- Sinh cháy nổ khi tiếp xúc với nước

- Bậc chịu lửa I, II có thiết bị, vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm là vật liệu không cháy.

- Bậc chịu lửa III, IV, V hạng sản xuất D, E khối tích nhà 1000 m3

- Không có đường ống cấp nước sản xuất, sinh hoạt và lấy nước chữa cháy từ sông, hồ.



Nhà kho,

Nhà phụ trợ công nghiệp



Khối tích 5.000 m3

- Nhà kho bằng vật liệu không cháy, chứa hàng hoá không cháy.

- Không có đường ống cấp nước sản xuất, sinh hoạt và gần sông, hồ

- Trạm bơm xử lý nước

- Nhà tắm, giặt công cộng



11.9.4. Yêu cầu đối với hệ thống cấp nước chữa cháy bên ngoài nhà

theo quy định tại điều 5.16 chương 5



11.9.5 Giải pháp được chấp thuận

11.9.5.1. Chất chữa cháy

loại chất chữa cháy có hiệu quả đối với loại đám cháy được quy định trong bảng 11.9.2



Bảng 11.9.2 - Hiệu quả của chất chữa cháy đối với các loại đám cháy

Loại đám cháy

Chất bị cháy

Chất chữa cháy




Nước

Bọt nhẹ

Bọt nặng, trung bình

Khí CO2

Bột BC

Bột ABCD

A

A1

Chất rắn cháy âm ỉ

(gỗ, giấy, than, vải)



+

+

+

-

-

+




A2

Chất rắn cháy không âm ỉ (chất dẻo)

+

+

-

-

-

+

B

B1

Chất lỏng không tan trong nước (xăng, ete, dầu, parafin)

-

+

+ +

+ +

+

+ +




B2

Chất lỏng tan trong nước (rượu, metanol, glyxêrin)

-

-

+

+ +

+




C




Chất khí (mêtan, hyđrô, prôpan)

-

-

-

+

-

+ +

D

D1

Kim loại nhẹ

(nhôm, magiê)



-

-

-

-

-

+ +




D2

Kim loại kiềm

(natri, kali,..)



-

-

-

-

-

-




D3

Hợp chất hữu cơ chứa kim loại

-

-

-

-

-

-

Ghi chú:

Bọt nhẹ: Bọt có bội số nở cao

++: Rất hiệu quả Bọt trung bình: Bọt có bội số nở trung bình

+ : Thích hợp Bọt nặng: Bọt có bội số nở thấp

- : Không thích hợp Bột BC: Bột dùng chữa đám cháy có ký hiệu B, C

Bột ABCD: Bột dùng chữa đám cháy có ký hiệu A, B, C, D



11.9.5.2. Hệ thống chữa cháy bên trong nhà

  1. Lưu lượng nước chữa cháy bên trong nhà phải đảm bảo yêu cầu dưới đây:

i) Mỗi điểm bên trong nhà phải được 1 hoặc 2 họng chữa cháy phun tới, theo quy định tại bảng 11.9.3

ii) Lưu lượng nước cho mỗi họng là 2,5 l/s.

iii) Áp lực nước phải đảm bảo cột nước đặc dài 6 m cho họng chữa cháy, tại điểm xa nhất và cao nhất trong phòng

Bảng 11.9.3 - Số họng chữa cháy phun tới mỗi điểm bên trong nhà

Nhóm nhà

Trường hợp một họng phun tới mỗi điểm

Trường hợp hai họng phun tới mỗi điểm

1

Khối tích tới

25.000 m3



Khối tích trên

25.000 m3



2

4

5

6 (*)

3

dưới 800 chỗ

(phân nhóm 3a, 3b)



trên 800 chỗ

(phân nhóm 3c)



7

- hạng 7C với khối tích

nhà không quá

1.000 m3

- hạng 7D, 7E



các trường hợp còn lại

Ghi chú:

(*) Riêng cơ sở nghiên cứu thí nghiệm khoa học phải có hai họng cho mỗi điểm

11.9.2.3 Hệ thống chữa cháy bên ngoài nhà


  1. Lưu lượng nước chữa cháy bên ngoài nhà cho một đám cháy được quy định trong bảng 11.9.4.

Bảng 11.9.4 - Lưu lượng nước chữa cháy bên ngoài nhà

Nhóm nhà

Bậc chịu lửa

Lưu lượng nước (i/s) với khối tích nhà, 1.000 m3







đến 3

3 - 5

5 - 20

20 - 50

trên 50

1,2,3,4,5,6

7A, 7B, 7C



I và II

10

10

15

20

30

1, 2, 3, 4,

5, 6, 7C


III

10

15

20

30

40

IV và V

15

20

25







7D, 7E

III

5

10

15

25

35

7D, 7E, 7F

I và II

5

5

10

10

15

7E, 7F

IV và V

10

15

20

30




  1. Áp lực nước chữa cháy

i) Áp lực nước chữa cháy bên ngoài nhà phải đảm bảo áp lực tự do ở đầu miệng lăng vòi chữa cháy tại vị trí cao và xa nhất của ngôi nhà không nhỏ hơn 10m cột nước.

ii) Trong hệ thống cấp nước chữa cháy áp lực thấp (trường hợp sử dụng máy bơm di động, xe bơm để lấy nước từ họng chữa cháy ngoài nhà và tạo ra áp lực cần thiết để chữa cháy), áp lực nước tự do tại họng chữa cháy ngoài nhà không được nhỏ hơn 10m cột nước.



  1. Mạng ống và họng chữa cháy

Bố trí mạng ống cấp nước chữa cháy và họng chữa cháy phải tuân theo các quy định tại điều 5.16, chương 5 của QCXD này.

Каталог: VBQPPL UserControls -> Publishing 22 -> pActiontkeFile.aspx?do=download&urlfile=
pActiontkeFile.aspx?do=download&urlfile= -> Căn cứ Nghị định số 73/cp ngày 01/11/1995 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
pActiontkeFile.aspx?do=download&urlfile= -> Phụ lục 01 SỬA ĐỔi một số NỘi dung tại phụ LỤc I đà ban hành theo quyếT ĐỊnh số 39/2015/QĐ-ubnd ngàY 31/7/2015 CỦa ubnd tỉnh nghệ an
pActiontkeFile.aspx?do=download&urlfile= -> PHỤ LỤC 1 BẢng tổng hợp quy hoạch cáC ĐIỂm mỏ khoáng sản làm vlxdtt đang hoạT ĐỘng thăm dò, khai tháC
pActiontkeFile.aspx?do=download&urlfile= -> PHỤ LỤc danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn
pActiontkeFile.aspx?do=download&urlfile= -> Căn cứ Nghị định số 49/2003/NĐ- cp ngày 15 tháng 05 năm 2003 của Chính phủ qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ y tế
pActiontkeFile.aspx?do=download&urlfile= -> Stt tên vị thuốc

tải về 1.64 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương