Chương 1 phần mở đầu Lý do và sự cần thiết lập quy hoạch



tải về 1.2 Mb.
trang10/11
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích1.2 Mb.
#2184
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11





TT

Ký hiệu

khu đất

Diện tích đất (m2)

Diện tích đất (ha)

Mật độ

xây dựng

Tầng cao

trung bình

1

TH01

16,533

1.65

25%

02 -3 tầng

2

TH02

16,922

1.69

25%

02 -3 tầng

3

TH03

25,636

2.56

25%

02 -3 tầng

4

TH04

22,482

2.25

25%

02 -3 tầng

5

TH05

34,220

3.42

25%

02 -3 tầng

6

TH06

58,093

5.81

25%

02 -3 tầng

7

TH07

42,115

4.21

25%

02 -3 tầng

8

TH08

13,448

1.34

25%

02 -3 tầng

9

TH09

12,902

1.29

25%

02 -3 tầng

10

TH10

12,517

1.25

25%

02 -3 tầng

11

TH11

10,872

1.09

25%

02 -3 tầng

12

TH12

45,673

4.57

25%

02 -3 tầng

 

Tổng cộng

311,413.00

31.14

 

 

4.3. Thiết kế đô thị.

* Xác định các công trình điểm nhấn trong không gian đô thị

a. ý tưởng thiết kế:

Trong tổng thể không gian quy hoạch kiến trúc cảnh cảnh quan toàn khu đô thị, các công trình kiến trúc có tính định hướng không gian khu vực được xác định như các công trình có chức năng tạo điểm nhấn kiến trúc.

Các công trình điểm nhấn có các đặc trưng như khối tích, chiều cao công trình lớn, có vị trí tại các điểm nút giao thông, điểm cuối các trục chính đô thị, trung tâm các khu ở.

Không gian chung quanh các công trình điểm nhấn là tổ hợp các yếu tố kiến trúc bao gồm công trình, quảng trường, cây xanh công viên, mặt nước, giao thông.



b. Xác định các công trình điểm nhấn:

Định hướng không gian quy hoạch toàn khu đô thị phát triển hai bên đường theo trục đường chính của khu A (Khu trung tâm xã Kỳ Long), khu B (Khu trung tâm xã Kỳ Liên), khu C (Khu trung tâm xã Kỳ Phương). Trục chính trung tâm điểm nhấn cho đô thị là trục đường được thiết kế mở điểm đầu và điểm cuối tuyết đường kết thúc là các công viên cây xanh tập trung.

Trục trung tâm được thiết kế với 2 làn đường, mặt cắt đường 46m, ở giữa có dải cây xanh cảnh quan 10m.

Dọc hai bên đường của trục chính trung tâm sẽ được xây dựng các nhóm công trình. Điểm đầu sẽ xây dựng công trình công cộng với chiều cao từ 2-3 tầng, tiếp theo là các công trình dịch vụ, khách sạn văn phòng tầng cao từ 9-15 tầng, tạo điểm nhấn cho trục chính trung tâm đô thị.

Kết thúc trục chính trung tâm sẽ được xây dựng công trình dịch vụ tổng hợp với kiến trúc hiện đại, với quảng trường cây xanh phía trước của công trình này là hệ thống vườn hoa cây xanh với các đài phun nước tạo được cảnh sắc tươi vui và sống động cho trung tâm đô thị.

Các khu ở được quy hoạch theo phong cách không gian mở bao gồm các hồ nước, cây xanh, đường dạo.... Khai thác hợp lý các đặc điểm thẩm mỹ của cảnh quan hồ nước, kết hợp tổ chức các không gian cây xanh xen kẽ trong các nhóm nhà ở và công trình công cộng, các dải cây xanh trong khu ở và trên các trục đường giao thông tạo nên những khoảng xanh để tạo nên cảm giác một đô thị sinh thái, đây chính là điểm nhấn quan trọng về không gian cảnh quan nhằm khai thác môi trường sinh thái và tạo cảnh quan cho toàn khu ở.

Kết hợp các yếu tố như các công trình công cộng, nhà ở chung cư, nhà ở dạng biệt thự, bố trí các công trình cao tầng trên các hướng có tầm nhìn từ đường giao thông đối ngoại và trục trung tâm tạo nên sự tương phản với các công trình nhà thấp tầng trong khu ở.

4.4. Các yếu tố và hình thức kiến trúc công trình

4.4.1 Công trình nhà ở

a/ Nhà ở dạng chia lô liền kề:

Khu xây dựng nhà ở chia lô liền kế được thiết theo từng tuyến phố, có hình thức mặt đứng kiến trúc thống nhất.

Kích thước lô đất điển hình 20x20m. Tầng cao trung bình cho từng lô đất 3,5 tầng; mật độ xây dựng 60-70%. Khoảng lùi công trình trên từng đường phố, các ngã phố tối thiểu 3,0m. Chiều cao tầng một thống nhất toàn khu 3,6m, các tầng trên 3,3m.

Hình thức kiến trúc công trình: ý tưởng kiến trúc là hình thành các tuyến phố mặt đứng thông qua việc kết hợp từ 5 đến 6 lô thành một moduyn và sử dụng thủ pháp dật khối tạo nên vẻ đẹp phong phú cho toàn tuyến phố nhà ở trong khu đô thị mới. Lựa chọn hình thức kiến trúc có đường nét khoẻ khoắn, nhẹ nhàng với tông màu ấm làm chủ đạo.



b/ Nhà ở dạng nhà vườn:

Khu xây dựng nhà ở dạng nhà vườn bao gồm các loại:. Kích thước lô đất điển hình 20mx25m hoặc 20x30m. Tầng cao trung bình cho từng lô đất nhà vườn 2,5 tầng; mật độ xây dựng 20-25%. Khoảng lùi công trình trên từng đường phố, các ngã phố tối thiểu 5,0m. Chiều cao tầng một thống nhất toàn khu 3,6m, các tầng trên 3,3m.

Hình thức kiến trúc công trình: Kiến trúc nhà vườn có sân vườn thích hợp với kiểu dáng khung cột, mái dốc dán ngói màu. Hình thức kiến trúc nhẹ nhàng, sử dụng các loại vật liệu mới. Công trình xây dựng trên đất với mật độ quy định không quá 30% kết hợp hài hoà với không gian cây xanh sân vườn tạo nên một tổng thể thống nhất.

c/ Nhà ở chung cư phục vụ cho công nhân :

Khu xây dựng nhà ở chung cư có chiều cao từ 5-25 tầng. Chỉ tiêu diện tích từ 100-150m2 cho mỗi căn hộ đa dạng nhằm đáp ứng cho các nhu cầu sử dụng của người dân. Khoảng lùi công trình tối thiểu 10m. Hình thức kiến trúc công trình cần hiện đại, thanh thoát, mầu sắc nhẹ nhàng tránh sử dụng các mầu cơ bản.



4.4.2. Công trình dịch vụ khách sạn, văn phòng

Kiến trúc công trình mang hình thức kiến trúc phù hợp với từng chức năng của công trình và văn hoá địa phương, sử dụng vật liệu xây dựng mới hiện đại Khoảng lùi công trình trên từng đường phố, các ngã phố tối thiểu 10m.

Hình thức kiến trúc công trình có hình khối đơn giản gọn gàng, màu sắc kiến trúc theo tông màu ấm, công trình được bao phủ bởi cây xanh, hệ thống sân bãi, vườn cây.

4.4.3 Công trình trung tâm Hành chính.

Kiến trúc công trình với qui mô 2-3 tầng mang hình thức kiến trúc mạch lạc rõ ràng, sử dụng vật liệu xây dựng mới hiện đại thể hiện tính công minh. Khoảng lùi công trình trên từng đường phố, các ngã phố tối thiểu 10m.



4.5. Các yếu tố cấu thành kiến trúc cảnh quan đô thị.

4.5.1. Hệ thống công trình công viên cây xanh, mặt nước:

- Cây xanh, mặt nước trong khu đô thị là một bộ phận không thể thiếu với tỷ lệ chiếm đất đến 17,419%. Cây xanh trong khu đô thị bao gồm các chức năng cách ly, làm giảm tiếng ồn, tạo cảnh quan môi trường, tạo nên những không gian vui chơi thư giãn và nghỉ dưỡng.

- Hệ thống cây xanh được trồng trong dải bao gồm các loại cây có tán cao lấy bóng mát và các loại cây bố trí theo cụm tạo cảnh quan.

- Cây xanh kết hợp công trình trung tâm thương mại, kết hợp hệ thống giao thông tạo một quảng trường trung tâm; được lựa chọn các loại cây có tán trồng theo cụm kết hợp với hệ thống cây xanh vườn hoa tạo cảnh sắc vui tươi phù hợp với không khí sinh hoạt của không gian trung tâm sinh hoạt cộng đồng và trung tâm thương mại khu đô thị.

- Cây xanh công viên, vườn hoa đường đi dạo tập trung tại các hồ nước hình thành những không gian tĩnh có chức năng nghỉ ngơi thư giãn và cũng là nơi diễn ra các sinh hoạt dân cư có tính cộng đồng như các buổi biểu diễn văn nghệ, sinh hoạt hội họp.

- Cây xanh trong các nhóm ở được thiết kế có dạng các vườn hoa, trong đó có kết hợp các chức năng làm bãi đỗ xe trong khu dân cư. Cây xanh dọc theo các tuyến giao thông trong khu đô thị được lựa chọn như các loại cây có tán, có màu sắc tạo nên cảnh quan cho khu đô thị, ngăn và giảm tiếng ồn, bụi cho các công trình nhà dân và các công trình chức năng khác trong khu.

- Cây xanh được trồng trên vỉa hè các trục đường chính và đường khu vực với khoảng cách giữa các gốc cây 10 m. Cây trồng trong bồn xây gạch vương 1,5m x 1,5m hoặc bồn tròn đường kính 1,5m. Gốc cây cách bó hè 1,2m. Các cây trồng phải đảm bảo yêu cầu tán rộng cao thoáng, có bóng mát và hoa quả của cây không thu hút côn trùng, không gây tác động xấu đến môi trường cũng như tán cây không thấp quá ảnh hưởng đến giao thông. Các cây trồng được cắt tỉa theo quy định và được tưới định kỳ, do công nhân Công ty môi trường đô thị đảm nhiệm.

4.5.2. Các tuyến hè đường trong khu đô thị:

- Được thiết kế theo các dải tuyến có hình thức màu sắc thay đổi theo chức năng, phần phía ngoài giáp hè đường thiết kế tạo các dải cây xanh bồn hoa nhỏ kết hợp với loại cho tán với khoảng cách 5m đến 7m một cây tạo bóng mát và có tính định hướng cho các tuyến phố. Khoảng giữa rộng 2,5m đến 3m lát gạch blốc màu tạo thành lối đi bộ trên hè phố. Phần tiếp giáp tường rào các công trình được thiết kế tạo thành các thảm trồng cỏ xen lẫn các bụi hoa nhiều màu làm tôn thêm vẻ đẹp mặt đứng các công trình.

- Định hướng cốt hệ thống mặt hè cao hơn cốt mặt đường tối thiểu từ 0,15m đến 0,2m. Cốt nền công trình cao hơn cốt hè tối thiểu 0,45m. Chỉ giới đường đỏ xác định cụ thể từng tuyến giao thông trong khu đô thị theo bản vẽ quy hoạch.

Chương V

qui hoạch mạng lưới hạ tầng kỹ thuật

5.1. San nền chuẩn bị đất xây dựng


      1. Lựa chọn và xác định cao độ xây dựng:

Cao độ san nền được lựa chọn và xác định trên nguyên tắc sau :

+ Phù hợp đặc điểm địa hình.

+ Không ngập lụt.

+ Khối lượng thi công ít nhất.

+ Cao độ san nền hợp lý, thoát nước thuận lợi.

Căn cứ vào bản đồ đo đạc hiện trạng tỷ lệ 1/2000 tại khu vực xây dựng Khu đô thị Vũng áng.

Trên cơ sở cao độ ngập lụt, cao độ mặt đường QL1A chọn cao độ san nền như sau :

Cao độ san nền và hướng dốc san nền bám theo địa hình tự nhiên để đảm bảo khối lượng thi công ít nhất, đồng thời đảm bảo điều kiện cân bằng đào đắp tại chỗ.

+ Các khu vực trồng cây xanh giữ nguyên địa hình tự nhiên.

+ Các khu vực bằng phẳng cư dân quần tụ đông đúc địa hình bằng phẳng giữ nguyên hiện trạng, không san nền. Độ dốc san nền tuỳ theo địa hình từng khu vực, đảm bảo điều kiện thoát nước tự chảy.

Cao độ san nền thấp nhất là 4.5m dọc biên ranh giới phía Bắc, các khu vực khác cao độ san nền đều cao hơn 4.5m tuỳ thuộc cao độ hiện trạng địa hình độ dốc tối thiểu 1.0%.

5.1.2. Giải pháp thiết kế:


  • Hướng dốc san nền chính là tạo dốc từ Tây Nam sang Đông Bắc, phù hợp với địa hình tự nhiên của khu đất.

  • Độ dốc san nền : 1.0% - 2.5%

  • Hướng thoát nước: Theo nguyên tắc nước mặt tự chảy từ các lô đất ra các tuyến đường giao thông xung quanh.

c) Vật liệu đắp nền và độ chặt yêu cầu :

  • Vật liệu san nền được sử dụng tận dụng 1 phần đất đào bù sang đất đắp và các mỏ đất ở gần khu vực xây dựng công trình.

  • Độ chặt đầm nén yêu cầu K=0.90.

5.1.3. Bảng tổng hợp khối lượng chính san nền :

TT

Hạng mục

Đơn vị

Khối lượng

1

Diện tích đắp

m2

3.556.050,87

2

Diện tích đào

m2

1.817.396,36

3

KL đắp các lô đất

m3

4.659.546,42

4

KL đào các lô đất

m3

1.538.522,88

5

Bóc hữu cơ trong lô

m3

711.210,17

    1. Quy hoạch hệ thống đường giao thông.

5.2.1. Qui hoạch giao thông.

a. Hệ thống các tiêu chuẩn áp dụng

- TCVN 4449 - 87; Quy hoạch xây dựng đô thị -Tiêu chuẩn thiết kế.

- TCXDVN104:2007 ; đường đô thị - Yêu cầu thiết kế.

- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam.



b. Nguyên tắc chung:

Hệ thống đường giao thông được thiết kế đáp ứng yêu cầu giao thông đối ngoại và đối nội thuận tiện. Các tuyến đường được nâng cấp và mở rộng để đáp ứng nhu cầu của toàn khu. Mạng lưới giao thông của khu được thiết kế thành các tuyến có quy mô khác nhau, tuân theo quy hoạch chung. Lớn nhất là các tuyến đường trục chính, tiếp theo là các tuyến đường chính khu vực cuối cùng là các tuyến đường nhánh, tất cả tạo thành mạng lưới đường đồng bộ và hoàn chỉnh.



5.2.2. Tính toán chỉ tiêu kỹ thuật của mạng lưới:

- Chiều rộng tính toán 1 làn xe 3.50 - 3.75m.

- Chiều rộng tính toán cho 1 làn đi bộ 0.75m.

- Độ dốc dọc tối đa 6%.

- Bán kính đường cong bó vỉa tại các chỗ giao là 10.0 - 20.0 m.

a) Đường trục chính và đường chính khu vực:

Bao gồm các tuyến đường nối các khu chức năng, được đấu nối với trục giao thông quốc lộ 1A cũ dự kiến mở rộng , quy mô các tuyến đường theo các mặt cắt, 1-1, 2-2, 3-3, 4-4, 4A-4A, 5-5, 6-6, 7-7, 8-8. Trong đó các tuyến theo mặt cắt 3-3 vừa là đường trục chính vừa là trục cảnh quan. Tuyến 1-1, 2-2, 4-4, 4A - 4A là đường trục chính trung tâm chạy theo hướng Bắc Nam và hướng Đông Tây. Phía Nam là hệ thống tuyến đường gom chạy song song với QL1A mới (dự kiến) bằng khoảng cách ly là 20m, Mặt cắt ngang các tuyến đường như sau:

* Tuyến đường gom chạy song song với tuyến QL1A mới theo quy hoạch chung có quy mô mặt cắt :

- Mặt đường 11.25m x 2 = 22.5m

- Dải phân cách = 3.0m

- Vỉa hè 7.5m x 2 = 15.0m

- Lộ giới = 40.5m

* Đường theo mặt cắt 1-1, quy mô đường:

- Mặt đường 18m x 2 = 36.0m

- Dải phân cách = 12.0m

- Vỉa hè 8.0m x 2 = 16.0m

- Lộ giới = 64.0m

* Đường theo mặt cắt 2-2, quy mô mặt cắt theo quy hoạch chung:

- Mặt đường 19m x 2 = 38.0m

- Dải phân cách = 4.0m

- Vỉa hè 9.0m x 2 = 18.0m

- Lộ giới = 60.0m

* Đường theo mặt cắt 3-3, quy mô mặt cắt:

- Mặt đường 10.5m x 2 = 21.0m

- Dải phân cách = 10.0m

- Vỉa hè 7.5m x 2 = 15.0m

- Lộ giới = 46.0m



* Đường theo mặt cắt 4-4, quy mô mặt cắt:

- Mặt đường 10.5mx2 = 21.0m

- Dải phân cách = 5.0m

- Vỉa hè 7.50m x 2 = 15.0m

- Lộ giới = 41.0m

* Đường theo mặt cắt 4A – 4A, quy mô mặt cắt theo quy hoạch chung:

- Mặt đường 10.5m x2 = 21.0m

- Dải phân cách = 5.0m

- Vỉa hè 7.0m x 2 = 14m

- Lộ giới = 40.0m

* Đường theo mặt cắt 6-6, quy mô mặt cắt:

- Mặt đường 15.0m = 15.0m

- Vỉa hè 7.5m x 2 = 15.0m

- Lộ giới = 30.0m



b) Đường phố nội bộ, đường nhánh:

Từ các trục đường chính mở các tuyến nhánh đi vào các khu chức năng, các khu ở tạo nên mạng đường giao thông phân bố đều khắp hoàn chỉnh.

Mặt cắt ngang các tuyến đường như sau:

* Đường theo mặt cắt 7-7, quy mô :

- Mặt đường = 10.5m

- Vỉa hè 7.5m x 2 = 15.0m

- Lộ giới = 25.5m

* Đường theo mặt cắt 8-8, quy mô :

- Mặt đường = 10.5m

- Vỉa hè 5.0m x 2 = 10.0m

- Lộ giới = 20.5m

c) Bãi đỗ xe

Các bãi đỗ xe bố trí nơi thuận lợi về mặt giao thông, đáp ứng yêu cầu cho sự giao dịch, buôn bán, trao đổi hàng hoá được bố trí vào từng khu. Bãi đỗ xe tập trung để phục vụ toàn khu kinh tế theo qui hoạch chung được duyệt bố trí về phía Nam khu vực gần suối Khe Lau, trục đường QL1A mới thuận tiện cho giao thông sau này.

d) Kết cấu áo đường

- Kết cấu mặt đường dự kiến là BTN,với Eyc lấy theo TCVN-104-07. Tuỳ theo yêu cầu và lưu lượng của từng tuyến. Cụ thể như sau:

+ Các tuyến đường trục chính và đường chính khu vực có Eyc=155Mpa.

+ Các tuyến đường phố nội bộ và đường nhánh chọn Eyc=120Mpa.

- Vỉa hè được lát gạch block tự chèn.

- Bó vỉa dùng vỉa vát kích thước thiết diện 23 x26cm- Bêtông M200

- Bó vỉa tại dải phân cách dùng loại vỉa 18 x 40(cm)- Bêtông M200



- Tấm đan rãnh cạnh bó vỉa dùng loại tấm 50 x 30 x 6(cm)- Bêtông M200.

5.2.3 Bảng tổng hợp khối lượng giao thông.

TT

Tên mặt cắt

Chiều dài

Diện tích

Mặt đường

Hè đường

Phân cách

1

Mặt cắt 1-1

1.350,20

48.607,20

21.603,20

16.202,40

2

Mặt cắt 2-2

2.066,29

78.519,02

37.193,22

8.265,16

3

Mặt cắt 3-3

14.777,26

310.322,46

221.658,90

14.772,60

4

Mặt cắt 4-4

1.151,54

24.182,34

17.273,10

5.757,70

5

Mặt cắt 4A-4A

2.753,81

57.830,01

38.553,34

13.769,05

6

Mặt cắt 5-5

3.297,91

65.958,20

65.958,20




7

Mặt cắt 6-6

11.850,84

177.762,60

177.762,60




8

Mặt cắt 7-7

1.672,78

17.564,19

25.091,70




9

Mặt cắt 8-8

1.317,34

13.832,07

13.173,40




10

Đường gom

6.153,29

138.449,03

92.299,35

18.459,87

5.3. Qui hoạch hệ thống cấp điện:

5.3.1. Các tiêu chuẩn áp dụng và nhu cầu sử dụng điện.

Tiêu chuẩn thiết kế điện: TCVN và tiêu chuẩn ngành.

Quy phạm trang bị điện áp dụng theo tiêu chuẩn ngành: 11 TCN 18:2006.

Quy phạm trang bị điện áp dụng theo tiêu chuẩn ngành: 11 TCN 19:2006.

Quy phạm trang bị điện áp dụng theo tiêu chuẩn ngành: 11 TCN 21:2006.

Quy phạm nối đất và nối không các thiết bị điện theo tiêu chuẩn: TCN 4756:2006.

Các quy trình, quy phạm và tiêu chuẩn khác có liên quan.

Từ năm 1993 huyện Kỳ Anh có điện đến nay vấn đề quy hoạch hệ thống lưới điện trung thế và hệ thống lưới điện nông thôn chưa được quan tâm đúng mức, ngoại trừ lưới điện truyền tải cao áp và siêu cao áp của quốc gia.

Kỳ Anh tương lai sẽ trở thành trung tâm nhiệt điện quốc gia, vì vậy vấn đề quy hoạch tổng thể và tầm nhìn chiến lược của ngành điện phải đi trước một bước, việc làm này cần phải có sự đầu tư và quan tâm của các ngành có liên quan.

Dựa trên cơ sở khảo sát hiện trạng cấp điện tại địa phương và nhu cầu phụ tải của Khu đô thị mới, việc xây dựng nguồn điện mới cấp điện riêng cho Khu đô thị là hoàn toàn hợp lý.



5.3.2. Giải pháp cấp điện:

* Cấp điện áp phía trung áp: Cấp điện áp 22KV.

a. Công suất chỉ tiêu tính toán:

- Nhà ở thấp tầng ( Nhà vườn, nhà liền kề): 4-8kw/hộ.

- Nhà ở cao tầng: 0,035kw/m2 sàn

- Nhà ở hiện trạng: 3kw/hộ

- Đất thương mại, công cộng, văn hoá: 0,02-0,03kw/m2 sàn

- Trường học: 0,01kw/m2 sàn

- Nhà trẻ: 0,01kw/ m2 sàn

- Đất cây xanh: 0,001kw/m2 đất

- Đất giao thông: 0,0015kw/m2 đất

- Bãi đỗ xe: 0,001kw/m2 đất

- Hệ số đồng thời: Kđt = 0,5-0,6

Dựa vào các chỉ tiêu trên tính được công suất toàn khu đô thị là:



Ptt = 113637,5 KW hay Stt = Ptt*Kdtht/ cosphi= 113637,5*0,7/0,85= 93.583KVA

Vậy dự kiến cấp điện cho toàn bộ khu đô thị lấy từ 02 trạm biến áp 110KV

Trạm 1 TBA110KV phía Tây bắc Vũng áng với công suất: 2x25 MVA

Trạm 2 TBA110KV phía Đông Nam Vũng áng với công suất: 2x25 MVA

Hiện tại các trạm biến áp trung gian này đã và đang được Tổng công ty Điện lực Việt nam- EVN lên kế hoạch xây dựng.

Lưới điện trung áp trong trong khu vực được thiết kế sử dụng điện áp 22KV để chuẩn hoá thiết bị trên toàn quốc. Tuyến điện 35KV hiện tại sẽ được cải tạo và chuyển sang vận hành ở điện áp 22KV. Các trạm biến áp hạ áp - 22/0.4KV được lấy điện từ trạm biến áp trung gian trên. Để đảm bảo mỹ quan đô thị, cáp ngầm trung áp 22KV đi trong tuynel kỹ thuật hoạc đi ngầm trực tiếp trong đất. Cáp ngầm sử dụng loại chống thấm dọc. Trạm được xây mới nằm trong khu vực quy hoạch của đồ án. Có 03 loại TBA cấp cho các phụ tải khác nhau.

Khu nhà cao tầng (nhà ở cao tầng, thương mại, công cộng): Dùng trạm xây đặt ngoài nhà hoặc trong tầng hầm toà nhà.

Khu nhà thấp tầng (nhà vườn, nhà liền kề): Dùng trạm xây đặt tại các khu đất kỹ thuật, hoặc khu vực cây xanh của khu.

Với hệ thống chiếu sáng công cộng, giao thông: Dùng trạm Kiost đặt tại các vỉa hè, cây xanh.

Hệ thống trạm hai máy, phần đóng cắt Trung thế dùng tủ 24KV- RMU- 4 khối chức năng, trạm biến áp 1 máy phần đóng cắt Trung thế dùng tủ 24KV- RMU- 3 khối chức năng.



b. Hệ thống đường dây cấp điện ngoài nhà

Toàn bộ hệ thống đường dây trung thế (nằm trong giới hạn quy hoạch), hạ thế sinh hoạt được đi trong hệ thống tuynel kỹ thuật, đoạn cáp vuợt đường cáp được đi trong ống thép hoặc ồng nhựa chiu lực D = 110-160mm2. Cáp hạ thế chiếu sáng được luồn trong ống nhựa chiu lực vặn xoắn trong hào cáp.

Trong hệ thống tuynel bao gồm điện sinh hoạt, trung thế 22kv, thông tin liên lạc, cấp nước.

Sơ đồ nối điện phía trung thế được thực hiện theo sơ đồ mạch vòng vận hành hở. Từ trạm 110/22KV cấp điện tới các trạm biến áp 22/0.4KV.

Cáp trung thế sử dụng cáp ngầm chống thấm dọc loại 22KV-CU/PVC/XLPE/DSTA/PVC 3x240mm2.

Cấp điện cho các khu nhà nhà liền kề, dãn dân dùng tủ công tơ đặt trên vỉa hè, cáp hạ áp dùng loại CU/PVC/XLPE/DSTA/PVC 4x50mm2- CU/PVC/XLPE/DSTA/PVC 4x150mm2.

Cấp điện cho khu vực công cộng, công trình hỗn hợp dùng loại CU/PVC/XLPE/DSTA/PVC 4x70mm2- CU/PVC/XLPE/DSTA/PVC 4x120mm2 đẫn đến các tủ điện tổng đặt tại các nhà.

Cáp điện chiếu sáng công cộng dùng loại: CU/PVC/XLPE/DSTA/PVC 3x50+1x35mm2 cấp điện từ TBA tới tủ điều khiển chiếu sáng. Từ tủ chiếu sáng cấp cho hệ thống đèn chiếu sáng sử dụng cáp CU/PVC/XLPE/DSTA/PVC 3x25+1x16mm2 - CU/PVC/XLPE/DSTA/PVC 3x16+1x10mm2.



c. Mạng điện chiếu sáng.

Mạng điện chiếu sáng được thiết kế riêng biệt với hệ thống cấp điện sinh hoạt và được điều khiển bật, tắt đèn bằng tủ điều khiển. Chiếu sáng đường sử dụng loại đèn cao áp 220V-150W đến 250W-220V ánh sáng vàng lắp trên cột bát giác bằng thép mạ kẽm nhúng nóng, khoảng cách giữa các cột đèn từ 30m đến 35m. Các tuyến đường có giải phân cách lắp đèn vườn 4x75W-220V cầu D400 trên cột trang trí hoa văn bằng gang đúc sẵn sơn màu xanh đen cao 4.5m tạo ánh sáng đường dạo và làm đẹp đô thị.



Cấp điện cho hệ thống chiếu sáng là các trạm biến áp riêng có công xuất từ 400KVA.

      1. Bảng khối lượng chính phần cấp điện ngoài nhà.

STT

Hạng mục

Đơn vị

Số l­ượng

Ghi chú

I. Trạm biến áp - 22/0,4KV

1

Trạm biến áp 2x1250KVA

trạm

13

Trạm xây trong nhà

2

Trạm biến áp 2x1000KVA

trạm

13

Trạm xây trong nhà

4

Trạm biến áp 2x750KVA

trạm

22

Trạm xây trong nhà

5

Trạm biến áp 2x630KVA

trạm

19

Trạm xây trong nhà

6

Trạm biến áp 1x1000KVA

trạm

5

Trạm xây trong nhà

8

Trạm biến áp 1x800KVA

trạm

3

Trạm xây trong nhà

9

Trạm biến áp 1x750KVA

trạm

2

Trạm xây trong nhà

10

Trạm biến áp 1x630KVA

trạm

4

Trạm xây trong nhà

11

Trạm biến áp 1x500KVA

trạm

3

Trạm xây trong nhà

12

Trạm biến áp 1x400KVA

trạm

5

Trạm Kiost

13

Trạm biến áp 1x320KVA

trạm

4

Trạm Kiost

14

Trạm biến áp 1x150KVA

trạm

1

Trạm Kiost

II. Tuyến cáp ngầm trung thế

1

Tủ trung thế 24KV- 4 khối chức năng

tủ

66

 

2

Tủ trung thế 24KV- 3 khối chức năng

tủ

25

 

3

Cáp ngầm 24KV- Cu/XLPE/DSTA/PVC - 3x240mm2

Km

29,5

 

4

Hộp nối cáp 24KV

hộp

125

 

5

ống nhựa chiu lực

D= 160mm2



m

1180

 

III. Tuyến cáp ngầm hạ thế

1

Cáp ngầm hạ thế CU/XLPE/DSTA/PVC 4x50mm2-4x240mm2

km

124

 

2

Tủ điện hạ thế 300A-500A

tủ

328

 

3

ống nhựa chiu lực D= 80mm2-150mm2

m

5680

 

4

Hộp nối cáp hạ thế

hộp

160

 

III. Trạm cắt đầu vào 22KV

1

Nhà trạm xây kích thước 6000x3800x4250mm

Trạm

2

 

2

Tủ máy cắt tổng 24KV-SF6 -1250A

tủ

2

 

3

Tủ máy cắt nhánh 24KV-SF6_630A

tủ

4

 

4

Tủ đo lường 24KV

tủ

2

 

IV. Hệ thống chiếu sáng

1

Cáp 0,6KV-CU/XLPE/DSTA/PVC3x50+1x25mm2

m

8520

 

2

Tủ điện chiếu sáng TĐ-03 - 100A

tủ

70

 

3

ống nhựa D= 70mm2

m

8500

 

4

ống thép D=100mm2

m

2500

 


5

Cáp 0,6KV-CU/XLPE/DSTA/PVC3x25+1x16mm2

Km

128,5




6

Đèn cao áp HPS -250W/220V

Cái

4250




7

Cột thép bát giác liền cần H=9m

Cái

4250




8

Cáp CU/PVC/PVC2x2,5mm2

Km

56,5




9

Hào cáp (đào ) chiếu sáng

Km

180




10

Cọc nối đất thép góc L63x63x6mm

Cái

4700




11

Dây tiếp địa thép D10

Km

11,350




12

Khung móng M24x750

Cái

4250




13

Hệ thống tuy nen kỹ thuật BTCT (1400x1600)mm

Km

61,5




5.4. Quy hoạch hệ thống cấp thoát nước.

5.4.1. Hệ thống cấp nước.

1. Tiêu chuẩn và nhu cầu dùng nước

TT

Thành phần dùng nước

Quy mô (Người)

Tiêu chuẩn

Nhu cầu (m3/ngđ)

1

Nước cho sinh hoạt (Qsh)

75.000

120 l/ng.ngđ

9.000

2

Nước cho dvụ, công cộng




20%Qsh

1.800

3

Nước tưới cây, rửa đường




10%Qsh

900

4

Nước dự phòng, rò rỉ




10%Q

1.170




Cộng







12.850

5.4.2. Giải pháp thiết kế hệ thống cấp nước.

a. Nguồn nước:

Nguồn nước cấp cho đô thị được lấy từ đường ống theo quy hoạch hệ thống cấp nước chung cho cả khu vực.

Tại góc phía Tây suối Vực Lạnh và phía Nam đường Quốc lộ 1A cũ dự kiến xây một trạm cấp nước công suất 12.850 m3/nđ. Trạm cấp nước không có công trình xử lý mà chỉ có bể chứa nước ngầm V= 4.000 m3, trạm bơm cấp II công suất 1.010m3/giờ áp lực bơm Hb = 60m  80m. Nước sạch lấy từ ống 300 dọc tuyến đường quốc lộ 1A cũ đưa về bể chứa nước. Trạm bơm bơm nước vào hệ thống đường ống phân phối chính, đảm bảo áp lực đưa nước đến tầng 5 của khu đô thị. Các nhà cao hơn 5 tầng cần có bơm tăng áp cục bộ.

b. Hệ thống mạng lưới đường ống cấp nước:

Đây là khu đô thị mới nên hệ thống cấp nước phải thiết kế theo mạch vòng, đảm bảo đủ lưu lượng và áp lực trong giờ dùng nước nhiều nhất và có cháy. Mạng lưới đường ống là mạng lưới kết hợp cấp nước sinh hoạt - sản xuất và cứu hỏa.

Để cấp nước đến các cụm nhà ở và công trình công cộng theo quy hoạch chi tiết, mạng lưới đường ống phân phối được bố trí theo hệ thống mạch vòng, với các đường ống phân phối chính cấp 1, cấp 2 và cấp 3. Phương pháp tính toán theo đương lượng của trang thiết bị dùng nước đối với từng căn hộ và công trình công cộng. Mạng lưới đường ống có đường kính nhỏ nhất 100mm, và lớn nhất 500mm. Các tuyến ống đặt dọc theo đường, bên dưới vỉa hè. Độ sâu đặt ống trung bình 1,0m (Tính đến đỉnh ống), vận tốc v=0,7 đến 2,5m/s. Vật liệu ống dùng ống gang dẻo miệng bát nối bằng phương pháp zoăng cao su, van tê cút nối bằng mặt bích.

* Chữa cháy: Mạng lưới đường ống được tính toán trong trường hợp xảy ra 2 đám cháy đồng thời với lưu lượng mỗi đám cháy 15l/s. Các họng chữa cháy bố trí trên các đường ống có đường kính  100mm với bán kính phục vụ 150m theo quy phạm phòng cháy chữa cháy của Bộ Công an, áp lực không thấp hơn 7m. Trụ cứu hoả đặt nổi tại các ngã ba ngã tư và chỗ dễ quan sát.



5.4.3 Bảng tổng hợp khối lượng cấp nước

Stt

Tên gọi

Đơn vị

Tổng cộng

1

ống gang dẻo miệng bát 100, 150, 200, 250, 300, 400, 500

m

1000-5200-10200-3500-3100-1700-200

2

Tê các loại 100 đến 500

cái

50

3

Cút các loại (mặt bích)

100 đến 500



cái

120

4

Trạm bơm cs : 12.850 m3

trạm

1

5

Bể chứa nước sạch, V = 2000m3

cái

2

6

Trụ cứu hoả

trụ

210

5.5. Hệ thống thoát nước mưa.

5.5.1. Giải pháp thiết kế hệ thống thoát nước mưa:

1. Chọn kiểu hệ thống thoát nước: Khu đô thị chọn hệ thống thoát nước mưa riêng hoàn toàn.

* Nguyên tắc thiết kế:

- Đảm bảo thoát nước mưa tự chảy, thoát nước bám theo địa hình tự nhiên.

- Phân chia thành các khu vực nhỏ thoát nước tự chảy và quy hoạch mạng lươí phân tán, để giảm kích thước cống rãnh.

*Hướng thoát nước chính:

Toàn bộ lưu vực có hướng dốc địa hình tự nhiên từ hướng Nam đến Bắc. Nước mưa từ triền núi phía Nam theo các khe tụ thủy chảy vào các suối dẫn đến sông Quyền sau đó chảy ra Biển Đông.

Dọc theo Quốc lộ 1A cũ về phía Bắc là khu công nghiệp. Do đặc điểm địa hình chênh lệch khá lớn giữa khu đô thị và khu công nghiệp nên theo quy hoạch chung đã bố trí dải cây xanh cách ly giữa 2 khu và dọc theo đó bố trí tuyến kênh lớn phía Bắc dọc đường Quốc lộ 1A cũ để đón nước mưa từ khu đô thị, chảy theo hướng Tây Bắc nối đến sông Quyền. Khu đô thị được chia thành 7 lưu vực thoát nước chính:



+ Lưu vực I, II, III: Nằm phía Đông suối Khe Lau. Nước mưa từ các lô đất chảy vào hệ thống rãnh bê tông vào các tuyến mương hở trong đô thị rồi chảy đến kênh lớn phía Bắc đường Quốc lộ 1A cũ.

+ Lưu vực IV: Nằm giữa suối Khe Lau và suối Vực Lạnh. Nước mưa từ các lô đất chảy vào hệ thống rãnh bê tông trong đô thị vào 2 khe suối rồi chảy đến kênh lớn phía Bắc đường Quốc lộ 1A cũ.

+ Lưu vực V, VI, VII: Nằm phía phía Tây suối Vực Lạnh, nước mưa từ các lô đất được thu vào hệ thống rãnh bê tông, chảy vào Suối Vực Lạnh, đến kênh lớn, ra sông Quyền rồi thoát ra biển.

Dọc tuyến đường Nam khu đô thị, tại các vị trí khe tụ thủy hiện có cần đặt các cống thoát nước nối tiếp vào các khe suối được giữ lại bên trong khu đô thị.



2. Tính toán thuỷ lực: Hệ thống thoát nước mưa được tính toán theo phương pháp cường độ mưa giới hạn.

Tính theo công thức: Q =  . . F. q (l/ s /ha.)

Trong đó: Q. lưu lượng nước mưa tính toán của rãnh , muơng (l/ s).

 . hệ số phân bố mưa rào .

 . hệ số dòng chảy  = 0,6.

F. diện tích lưu vực (ha).

q. cường độ mưa đơn vị ( l/ s /ha).

Kết quả tính toán hệ thống gồm có các kích thước:

Rãnh bê tông có nắp đan BTCT tiết diện hình chữ nhật, bề rộng B600, B800, B1000, B1200, B1500 mm.

Các tuyến rãnh thoát nước mưa đặt dọc theo vỉa hè. Chiều cao rãnh nhỏ nhất 0,5m.



5.5.2 Bảng tổng hợp khối lượng thoát nước mưa

TT

Tên gọi

Đơn vị

Tổng cộng

1

Rãnh BT, B = 600-800-1000-1200

m

12500-36000-12700-9900

2

Rãnh BT, B =1500

m

1500

3

Hố ga thu nước

Hố

500

4

Miệng xả

Cái

35

5.6. Thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường

5.6.1. Tiêu chuẩn thoát nước bẩn:

TT

Thành phần thải nước

Tiêu chuẩn

Số lượng người

Nhu cầu

1

Nước bẩn sinh hoạt

102 l/người/ngđ

75.000

7.650 m3/ngđ

2

Nước bẩn công cộng,

tiểu thủ công nghiệp



15% Qsh




1.147 m3/ngđ

3

Nước thẩm thấu

10%Q




880 m3/ngđ




Tổng cộng







9.677 m3/ngđ




Làm tròn







9.700 m3/ngđ

5.6.2. Giải pháp thiết kế hệ thống thoát nước bẩn:

Khu vực quy hoạch đô thị mới sử dụng hệ thống thoát nước bẩn riêng hoàn toàn, nước bẩn và nước mưa đi theo hai hệ thống riêng rẽ.

Toàn bộ khu vực quy hoạch được chia ra 3 lưu vực chính thu gom và xử lý nước thải như sau:

a. Lưu vực phía đông suối Khe Lau.

Nước bẩn được thu gom theo các tuyến ống tròn BTCT, D=300 - 400mm, và được dẫn về các trạm bơm số 1,2 để bơm đến Trạm xử lý nước thải số 1, công suất 3.700 m3/ngày đêm, nước bẩn sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép được xả vào Suối Khe Lau.

+ Trạm bơm TB - 1, công suất 1000 m3/ngđ, bơm chuyển nước thải vào đường ống D = 400mm rồi chảy tiếp về trạm bơm số 2.

+ Trạm bơm TB - 2, công suất 3000 m3/ngđ, bơm chuyển nước thải trực tiếp đến Trạm xử lý.

Khu vực đô thị nằm cạnh suối có lưu lượng nước thải khoảng 700m3/ngày được thu gom theo đường ống tự chảy đến trạm xử lý.

b. Lưu vực nằm giữa suối Khe Lau và suối Vực Lạnh.

Nước bẩn được thu gom theo các tuyến ống tròn BTCT, D=300-400-500mm, và được dẫn về trạm bơm chuyển số 3, bơm qua suối Vực Lạnh đến Trạm xử lý nước thải số 2, công suất 6.000 m3/ngày đêm, nước bẩn sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép được xả vào Suối Vực Lạnh.

+ Trạm bơm TB - 3, công suất 2000 m3/ngđ.

c. Lưu vực phía Tây suối Vực Lạnh.

Nước bẩn được thu gom theo các tuyến ống tròn BTCT, D=300-400-500mm, và được dẫn về các trạm bơm chuyển số 4,5 để bơm đến Trạm xử lý nước thải số 2, nước bẩn sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép được xả vào Suối Vực Lạnh.

Trạm bơm TB - 4, công suất 500 m3/ngđ. bơm chuyển nước thải vào đường ống D = 400mm rồi tự chảy về trạm xử lý số 2.

Trạm bơm TB - 5, công suất 2000 m3/ngđ. bơm chuyển nước thải trực tiếp đến trạm xử lý số 2.

Tổng cộng có 5 trạm bơm chuyển bậc và 2 trạm xử lý nước thải sinh hoạt. Các trạm bơm sử dụng bơm chìm có hệ thống điều khiển tự động.

Trạm xử lý nước thải áp dụng công nghệ kết hợp cơ-lý-hóa và vi sinh theo nguyên tắc bố trí công trình hợp khối để giảm diện tích chiếm đất. Ngoài ra để giảm tải vốn đầu tư ban đầu nên phân đợt xây dựng các trạm xử lý. Trạm xử lý giai đoạn đầu có công suất khoảng 2.000m3/ngày.

Các tuyến cống đặt dọc theo vỉa hè. Chiều sâu đặt ống tối thiểu là 0,7m tại các đoạn qua đường, tối đa là 3,5m. Tại các vị trí có độ sâu lớn hơn cần bố trí các trạm bơm chuyển tiếp.

Nước thải sinh hoạt được xử lý cục bộ tại các công trình tự hoại trước khi chảy vào hệ thống đường ống chung. Khi chảy đến trạm xử lý nước bẩn tập trung sẽ được xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép mức II theo TCVN 6772:2000, mới được xả vào các khe suối.



5.6.3. Bảng tổng hợp khối lượng thoát nước thải

TT

Tên gọi

Đơn vị

Tổng cộng

1

ống BTCT, D = 300-400-500mm

m

46100-5950-970

2

ống thép đen

m

2300

3

Trạm bơm nước thải,

Q = 500-3000m3/ngày



Trạm

5

4

Hố ga các loại

Cái

1700

5

Trạm xử lý nước thải:

Trạm 1 csuất Q=3700m3/ngày/đêm Trạm 2 csuất Q=6000m3ngày/đêm



Trạm

2

5.7. Đánh giá tác động môi trường

5.7.1. Cơ sở lập báo cáo đánh giá sơ bộ tác động môi trường .

- Luật bảo vệ môi trường nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Quốc Hội khoá 11 thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/11/2006.

- Quy chế bảo vệ môi trường ngành xây dựng ban hành theo quyết định số 29/1999/QĐ-BXD ngày 22/10/1999 của Bộ trưởng Bộ xây dựng .

- Căn cứ Quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25/6/2002 của bộ trưởng Bộ Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường về việc công bố danh mục tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt buộc áp dụng.

- Các tiêu chuẩn về môi trường của Nhà nước Việt nam :

+ TCVN 5937 - 1995: Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh

+ TCVN 5939 - 1995: Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ

+ TCVN 5942 - 1995: Chất lượng nước - Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt

+ TCVN 5949 - 1995: Âm học, tiếng ồn khu vực công nghiệp và dân cư mức ồn tối đa cho phép.

5.7.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến môi trường

1. Môi trường không khí :

a. Bụi .

Việc san ủi mặt bằng cần một số lượng lớn xe máy thi công và chuyên chở vật liệu, do đó sẽ có bụi phát sinh từ :

- San ủi mặt bằng

- Từ các xe máy

- Vật liệu rơi vãi từ các xe vận chuyển

Bụi ảnh hưởng tới công nhân và khu dân cư xung quanh



b. Khí thải .

Các động cơ trong khi vận hành thải ra không khí CO,CO2,NOX,SOX và bụi . Lượng khí thải phụ thuộc vào các loại xe máy sử dụng trên công trường.



c. Tiếng ồn:

Tiếng ồn từ các xe máy hoạt động có ảnh hưởng tới hệ thần kinh của công nhân vận hành máy móc và dân cư xung quanh. Độ ồn phụ thuộc vào loại xe máy và tình trạng kỹ thuật của chúng. Trong khuôn khổ của báo cáo này mức ồn cụ thể của từng loại máy và thiết bị thi công không nêu ra nhưng thông thường độ ồn của các xe máy hạng nặng khoảng 100 dBA.



2. Tác động đến môi trường nước :

a. Nước mưa: Nước mưa chảy từ khu vực thi công sẽ mang theo khối lượng lớn bùn đất, ngoài ra còn có lẫn dầu mỡ do rơi vãi từ các xe máy thi công.

b. Nước thải sinh hoạt :

Khi xây dựng xong Khu đô thị Kỳ Long-Kỳ Liên-Kỳ Phương thì nước thải sinh hoạt của khu đô thị sẽ được xử lý triệt để tại trạm xử lý nước thải tập trung của toàn khu trước khi xả ra sông.



c. Bùn dồn đống trong quá trình thi công .

Khu đất quy hoạch hiện trạng chủ yếu là các ruộng trồng lúa và hoa màu của dân, chỉ có một số kênh mương nhỏ phục vụ thoát nước và tưới tiêu nên số lượng bùn dồn đống trong quá trình san nền hầu như không có.

Tuy nhiên trong quá trình thi công phải có biện pháp thi công khoa học và các giải pháp xử lý thích hợp để giảm bớt chi phí nạo vét bùn cũng như hạn chế đến mức tối thiểu lượng bùn.

d. Tác động đến hệ sinh thái

Khu đất được lựa chọn để xây dựng Khu đô thị Kỳ Long-Kỳ Liên-Kỳ Phương là khu đất chủ yếu là ruộng lúa và đất vườn, hệ thực vật chỉ gồm rất ít cây cỏ hoang dại và ruộng trồng màu của dân. Nhìn chung đây là vùng có hệ sinh thái nghèo .



e. Tác động đến kinh tế, xã hội và cảnh quan khu vực .

Khi xây dựng Khu đô thị Kỳ Long-Kỳ Liên-Kỳ Phương sẽ phải đền bù lượng hoa màu cho nhân dân xã Kỳ Long-Kỳ Liên-Kỳ Phương và xã Kỳ Thịnh của huyện Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh có phương án hỗ trợ đền bù hợp lý và phương án giải quyết một phần nguồn lao động của nhân dân sau khi không còn ruộng để sản xuất.

Khu đô thị đi vào sử dụng sẽ giải quyết được nhiều nhu cầu lao động của địa phương đồng thời góp phần tôn tạo chỉnh trang bộ mặt đô thị mới cho huyện Kỳ Anh nói riêng và tỉnh Hà Tĩnh nói chung.

Khu đô thị mới hình thành sẽ góp phần vào công cuộc dịch chuyển cơ cấu kinh tế của tỉnh Hà Tĩnh, đóng góp kinh phí vào ngân sách địa phương và làm tiền đề cho sự phát triển của các dự án tiếp theo trong khu vực.



5.7.3. Các vấn đề môi trường đã và chưa giải quyết trong đồ án quy hoạch.

Việc quy hoạch chi tiết sử dụng đất đô thị theo một trật tự nhất định, phân khu chức năng hợp lý cũng là một phần giải quyết tốt vấn đề môi trường trong quy hoạch đô thị. Các khu chức năng được bố trí thuận theo hướng gió để đảm bảo môi trường sống, sinh hoạt, làm việc của người dân sống trong đô thị.

Cây xanh trong đô thị được bố trí xen kẽ trong các khu ở, khu hành chính, trung tâm thương mại, dịch vụ, văn hoá, đóng vai trò quan trọng trong cải tạo vi khí hậu, nâng cao chất lượng môi trường không khí, nâng cao khả năng chống ồn( chủ yếu là giao thông), ngăn cát, bụi và cản gió xấu, tạo sinh cảnh cho đô thị và quy hoạch khu cây xanh là biểu đạt được giá trị thẩm mỹ thiết kế cảnh quan đô thị.

Bố trí khu xử lý nước thải sinh hoạt kết hợp với khu cây xanh để giảm thiểu sự ô nhiễm, cách ly với khu vực dân cư đô thị.

Bổ sung diện tích cây xanh cải thiện điều kiện khí hậu, bụi và tiếng ồn cho khu vực và vùng lân cận.

Đảm bảo dòng chảy và môi trường nước của kênh mương hiện có.

Đảm bảo vệ sinh, an toàn cho bản thân các công trình trong khu vực quy hoạch. Trong quá trình thiết kế quy hoạch đô thị, các vấn đề làm ảnh hưởng đến môi trường đã được đặt ra và lên phương án giải quyết giảm thiểu ô nhiễm chung, tuy nhiên trên thực tế mọi vấn đề phải được thực tế sử dụng mới kiểm chứng.

Vấn đề rác thải sinh hoạt: Rác thải từ nguồn thải của các gia đình, chợ búa, các nơi hoạt động công cộng kết hợp với ý thức của người dân đô thị. Rác thải sinh hoạt và rác thải của các hoạt động công cộng khác được thu gom tại mỗi điểm qui định trong các toà nhà hoặc mỗi khu nhà sau đó được công ty môi trường thu gom đưa về bãi sử lý chất thải tập trung của tinh.

Ô nhiễm nước và vệ sinh nguồn nước trong đô thị: Lượng nước sử dụng trong đô thị hàng ngày là rất lớn vì thế trong quá trình sử dụng nguồn nước cho sinh hoạt, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh đường sá, sinh hoạt đô thị. Nếu không sử lý nguồn nước tốt sẽ gây cặn lắng, ăn mòn và mất vệ sinh môi trường đô thị.

Quá trình hình thành khu đô thị: san lấp mặt bằng ảnh hưởng đến hệ sinh thái tự nhiên có thể dẫn đến các hệ sinh thái bị suy thoái.



5.7.4. Đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm và biện pháp quản lý, giám sát môi trường khu vực:

* Bảo vệ môi trường không khí trong quá trình thi công.

- Việc giảm lượng bụi, tiếng ồn và khí thải trong quá trình thi công san ủi mặt bằng có thể thực hiện bằng các giải pháp sau:

- Sử dụng xe máy thi công có lượng thải khí, bụi và độ ồn thấp hơn giới hạn cho phép.

- Có biện pháp che chắn các xe chuyên chở vật liệu để hạn chế sự lan toả của bụi .

- Làm ẩm bề mặt của lớp đất san ủi bằng cách phun nước giảm lượng bụi bị cuốn theo gió.

- Trang bị bảo hộ lao động cho công nhân.

- Nồng độ bụi, CO, SO2 và NOX của xe máy nhỏ hơn hoặc bằng:

Bụi : 400 mg/m3

CO: 500mg/m3

SO2: 500mg/m3

NOX: 1000mg/m3 (TCVN 5939-1995)

Độ ồn cực đại của xe máy thi công : 90 dBA ( TCVN 5948-1995)

* Bảo vệ môi trường nước:



a. Xử lý nước thải : Khu đô thị Kỳ Long-Kỳ Liên-Kỳ Phương.

Biện pháp xử lý nước thải đã thực hiện theo giải pháp sau:

Thoát nước tách riêng làm hai hệ thống: Hệ thống thoát nước mưa và hệ thống thoát nước sinh hoạt.

Nước thải sinh hoạt phải được xử lý sơ bộ trước khi chảy về khu xử lý tập trung của khu, được xử lý tiếp đạt tiêu chuẩn II theo TCVN 6772:2000.



b. Xử lý bùn dồn đống trong quá trình san nền.

Để giảm bớt chi phí nạo vét bùn, định hướng các giải pháp thi công như sau:

Thi công từ nơi nông nhất và lấn dần về phía cao nhất. Bùn sẽ dồn đống tại khu vực này. Có thể xử lý bùn đồng thời bằng hai cách:

1. Dùng bấc thấm để đẩy nhanh độ cố kết của bùn, tiết kiệm được khối lượng đất đắp.

2. Khi đổ đất san nền cần lựa chọn vật liệu có kích thước lớn để san nền ở phía ngoài cùng.

Biện pháp thi công sẽ được lựa chọn ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật thi công.



* Quan trắc, kiểm soát môi trường khi thực hiện dự án:

Trong quá trình chuẩn bị công trường, san ủi mặt bằng, thi công công trình và vận hành, việc quan trắc, kiểm tra, đo đạc và đánh giá tác động môi trường phải được tiến hành liên tục theo đúng quy định trong thông tư 276/TT-MTg của Bộ khoa học công nghệ và môi trường ban hành ngày 6 tháng 3 năm 1997 để đảm bảo kiểm soát các tác động đối với việc thực hiện dự án và đề ra các giải pháp thực hiện để ngăn ngừa sự suy thoái cũng như bảo vệ môi trường xung quanh. Để thực hiện đánh giá tác động môi trường khi thực hiện dự án, việc thiết lập một hệ thống kiểm tra, đo đạc và quan trắc là rất cần thiết. Từ các số liệu quan trắc đo đạc được về các yếu tố môi trường bị tác động, sẽ có các giải pháp hữu hiệu và kịp thời để quản lý và xử lý.



  1. Xử lý chất thải rắn:

Tiêu chuẩn CTR sinh hoạt: 1kg/ng-ngđ; tỷ lệ thu gom: 80%.

TT

Thành phần xả thải

Dự báo khối lượng chất thải rắn

Quy mô

Tiêu chuẩn

Khối lượng (tấn/ngày)

1

CTR sinh hoạt Rsh

75000 người

1k/ng-ngđ

75

2

CTR CTCC




15% Rsh

11.25

4

Tổng cộng







86.25

5

Làm tròn







86

Khu đô thị thuộc Khu kinh tế Vũng áng sẽ có các loại chất thải rắn (CTR) sau:

+ CTR sinh hoạt của dân cư đô thị.

+ CTR sinh hoạt của khu trung tâm hành chính và các công trình dịch vụ ,khác sạn.

Quy hoạch thu gom và xử lý chất thải rắn:

Khu vực dân cư: CTR sinh hoạt khu vực nghiên cứu được thu gom tập trung. Chất thải cần được phân loại tại nguồn thành CTR vô cơ (kim loại, thuỷ tinh, giấy, nhựa...) và CTR hữu cơ (thực phẩm thừa, rau, quả, củ...). Hai loại này được để vào bao chứa riêng. Chất rắn vô cơ được định kì thu gom và tận dụng tối đa đem đi tái chế. CTR hữu cơ được thu gom hàng ngày đem đi chôn lấp tại khu xử lý CTR chung. Bố trí các thùng chứa CTR có nắp đậy trong các khu đông dân cư ở các vị trí thuận tiện cho việc thu gom.

+ CTR y tế: Được xếp vào loại chất thải nguy hại, phải được xử lý bằng lò đốt đạt tiêu chuẩn.

Khu xử lý CTR dự kiến tại thung lũng gần Rú Chiêu Ga, xã Kỳ Tân, huyện Kỳ Anh. Giai đoạn đầu sử dụng công nghệ chôn lấp tạo mặt bằng xây dựng cho các công trình. Tương lai khu xử lý CTR của khu kinh tế Vũng áng dự kiến bao gồm:

+ Nhà máy chế biến phân để sử dụng phần CTR hữu cơ chất lượng cao làm phân vi sinh phục vụ nông nghiệp,

+ Bãi chôn lấp CTR hữu cơ (phần không sử dụng làm phân hữu cơ được), CTR vô cơ, CTR công nghiệp không nguy hại.

Diện tích khu xử lý CTR khoảng 30 ha. Với quy mô này bãi rác có thể sử dụng chung cho cả khu kinh tế Vũng áng, thị trấn Kỳ Anh và các xã lân cận trong địa bàn huyện Kỳ Anh. Khu xử lý CTR phải có dải cây xanh cách ly. Bãi chôn lấp phải được chống thấm, có khu xử lý nước rác và phải tuân theo mọi quy định về bảo vệ môi trường của khu xử lý CTR.

Chất thải rắn của Khu đô thị Kỳ Long-Kỳ Liên-Kỳ Phương sẽ do Công ty môi trường đô thị huyện Kỳ Anh thu gom và vận chuyển đến bãi chứa phế thải của khu vực để xử lý theo quy định chung.

5.7.5. Quy hoạch nghĩa trang nhân dân

Chỉ tiêu tính toán: 0,06 ha/1000 dân.

Diện tích cần thiết cần di rời khi xd : (35.17 ha x 0,06)/1000 = 2.11 (ha)

Nghĩa trang nhân dân dự kiến dịch chuyển vào khu tập trung đặt trên khu đồi gần xóm Côn Rành, Rú Đất, xã Kỳ Tân, huyện Kỳ Anh. Khu vực này hiện đang là nghĩa trang của xã Kỳ Tân, có địa hình cao, đường vào thuận lợi, nằm trong khoảng cách ly của đường điện 500 KV nên không thuận lợi cho bố trí các khu dân cư.

Khu vực nghĩa trang hiện có trong khu đô thị theo đề nghị của người dân nơi đây chuyển về phía nam khu đô thị giáp dãy núi Hoành Sơn và tập trung lại xây dựng khu công viên nghĩa trang xã để tạo thuận tiện việc phúng viếng sau này. Trong tương lai xây dựng nhà hoả táng dự kiến phục vụ cho khoảng 30% dân cư đô thị và các xã trong huyện có nhu cầu. Quy mô khu nghĩa trang nhân dân của 4 xã dự kiến khoảng 20 ha.

Đóng cửa, khoanh vùng cây xanh cách ly và tiến tới di dời các khu nghĩa địa phân bố rải rác trong khu vực nghiên cứu.



Chương VI

Tổng mức đầu tư


tải về 1.2 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương