Chương 1: Lý luận chung về tỷ giá hối đoái và tác động của tỷ giá tới ngoại thương


Tác động của tỷ giá hối đoái lên hoạt động nhập khẩu



tải về 0.89 Mb.
trang4/11
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích0.89 Mb.
#3959
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

1.3.2. Tác động của tỷ giá hối đoái lên hoạt động nhập khẩu:

Phần còn lại của ngoại thương chính là hoạt động nhập khẩu. Có người cho rằng để ngoại thương phát triển cần tăng cường xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, nhập khẩu làm tổn hại nền kinh tế, làm tiêu tốn ngoại tệ dẫn đến thâm hụt cán cân thương mại. Quan niệm này dường như quá khe khắt bởi chính hoạt động nhập khẩu lại góp phần thúc đẩy xuất khẩu, nhập khẩu là tiền đề cho xuất khẩu và đến lượt xuất khẩu lại cung cấp vốn cho nhập khẩu. Những ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối đoái lên ngoại thương do đó cần phải xem xét cả trên hoạt động nhập khẩu.



*Ảnh hưởng của biến động tỷ giá lên kim ngạch nhập khẩu:

Trên phương diện kim ngạch nhập khẩu, xu hướng chung thường thấy là khi giá đồng nội tệ tăng hay tỷ giá nội tệ tăng, nhập khẩu sẽ được khuyến khích do giá nhập khẩu trở nên rẻ tương đối, chi phí nhập khẩu giảm, lượng nhập khẩu tăng lên dẫn đến sự tăng lên trong kim ngạch nhập khẩu. Ví như tháng 1 năm 1999, việc đồng Peso (Argentina) tăng giá 10% so với đồng Real (Brazil) khiến lượng giầy da nhập khẩu vào Argentina tăng gần 30% so với cùng kì năm 1998(48) . Cụ thể hơn, giả sử giá một bộ hộp đựng bút tại Mỹ là 1USD, ở mức tỷ giá 1 USD= 15000 VND, nhà nhập khẩu B của Việt Nam phải bỏ ra 100 USD (khoảng 1,5 triệu VND) để mua 100 hộp bút. Nếu tỷ giá tăng 1 USD = 14000 VND, chi phí nhập khẩu 100 hộp bút sẽ giảm xuống còn 1,4 triệu VND (khoảng 7%). Điều này đồng nghĩa với việc giá nhập khẩu hộp bút rẻ đi 7%, theo quy luật cung cầu: giá giảm - cầu tăng, để tăng lợi nhuận, các nhà nhập khẩu có thể sẽ tăng lượng nhập khẩu kéo theo sự tăng lên tương ứng trong kim ngạch nhập khẩu hộp bút. Bên cạnh đó, khi tỷ giá giảm (đồng nội tệ giảm giá) sẽ gây bất lợi cho nhập khẩu, giá nhập khẩu trở nên đắt hơn, việc các nhà nhập khẩu phải bỏ nhiều tiền hơn để mua một lượng ngoại tệ như cũ sẽ dẫn đến việc giảm lợi nhuận các nhà nhập khẩu. Một khi lợi nhuận không đủ bù đắp chi phí, cầu nhập khẩu giảm xuống, do đó kim ngạch nhập khẩu giảm.



*Ảnh hưởng của biến động tỷ giá lên cơ cấu nhập khẩu:

Trên phương diện cơ cấu nhập khẩu, một sự tăng tỷ giá hối đoái sẽ khiến các nhà quản lý cân nhắc xem sẽ phải nhập khẩu những mặt hàng gì, những mặt hàng như nông sản có thể sẽ bị hạn chế, các mặt hàng như xăng, dầu, máy móc, thiết bị toàn bộ có thể sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục nhập khẩu (điều này đặc biệt đúng với các nước đang phát triển hướng về xuất khẩu), còn một sự tăng trong tỷ giá hối đoái sẽ cho chiều hướng ngược lại.



*Ảnh hưởng của biến động tỷ giá lên tính cạnh tranh của hàng nhập khẩu:

Xét về tính cạnh tranh nhập khẩu, không một quốc gia nào muốn sản phẩm nhập khẩu lại có tính cạnh tranh cao hơn sản phẩm trong nước, khi tỷ giá tăng lên, sản phẩm nhập khẩu có lợi thế trong khi sản phẩm trong nước lại bất lợi về giá, khi tỷ giá giảm, cạnh tranh về giá của sản phẩm nhập khẩu không còn, việc tỷ giá giảm tương đương với việc đánh thuế lên hàng nhập khẩu do đó hàng nhập khẩu trở nên đắt hơn, nếu tình trạng này kéo dài, hàng hóa nhập khẩu từ thị trường này có thể được thay thế bằng hàng hóa thị trường khác hoặc sản phẩm trong nước.

Xuất khẩu và nhập khẩu là hai bộ phận vô cùng quan trọng trong hoạt động ngoại thương, tuy nhiên tác động của tỷ giá hối đoái lên hai hoạt động then chốt này lại vận động ngược chiều nhau, nếu tỷ giá có lợi cho xuất khẩu sẽ hạn chế nhập khẩu còn nếu tỷ giá vận động theo chiều hướng có lợi cho nhập khẩu sẽ kìm hãm xuất khẩu.Việc lựa chọn sách lược sử dụng công cụ tỷ giá nhằm thúc đẩy hoạt động ngoại thương từ đó phải hài hòa hóa được lợi ích cả xuất khẩu lẫn nhập khẩu, phải được xây dựng dựa trên tác động của tỷ giá hối đoái lên tổng thể hoạt động ngoại thương. Thông thường, tác động của tỷ giá lên ngoại thương được xem có hiệu quả nếu nó đem lại thặng dư cán cân thương mại và kém hiệu quả khi cán cân thương mại thâm hụt, song làm thế nào để có được thặng dư thương mại thông qua điều hành tỷ giá, nghiên cứu tác động nâng giá, phá giá tiền tệ dưới đây sẽ phần nào trả lời được điều đó.

1.3.3. Tác động của phá giá, nâng giá tiền tệ lên tổng thể hoạt động ngoại thương:

1.3.3.1. Phá giá tiền tệ:

Phá giá tiền tệ là việc chính phủ một nước quyết định giảm mạnh giá trị trao đổi đồng tiền nước mình(2). Biện pháp phá giá này chỉ được các quốc gia áp dụng chế độ tỷ giá cố định hoặc tỷ giá thả nổi có điều tiết (quản lý) theo đuổi(45). Các quốc gia nhập siêu nặng, kim ngạch xuất khẩu không cao thường tìm đến phá giá như một liều thuốc cứu chữa cán cân thương mại đang hấp hối. Theo lý thuyết, việc phá giá nội tệ tương đương với việc giảm mạnh giá trị đồng nội tệ hay giảm tỷ giá nội tệ, khi đó, xuất khẩu tăng, nhập khẩu giảm, ngoại thương được cải thiện, cán cân thương mại cân bằng thậm chí sẽ thặng dư. Tuy nhiên, thực tế lại rẽ theo hướng khác, tùy từng các quốc gia khác nhau, tùy từng điều kiện ngoại thương, môi trường kinh doanh, chất lượng cũng như cơ cấu xuất khẩu khác nhau mà mức độ phá giá giúp cải thiện ngoại thương khác nhau. Điều kiện tiên quyết để phá giá giúp cải thiện ngoại thương chính là các quốc gia khác không phá giá hoặc phá giá ở mức thấp hơn so với nước có chủ định phá giá. Điều kiện thứ hai sẽ được xây dựng dựa trên mô hình Marshall-Lerner trình bày ngay sau đây.

Năm 1937, hai nhà kinh tế học Alfred Marshall và Abba Lerner (Mỹ) đã xem xét mức độ ảnh hưởng của phá giá lên hoạt động xuất, nhập khẩu. Quan điểm chính là phá giá sẽ tác động đến cán cân vãng lai trong đó chủ yếu là cán cân thương mại theo hai hướng, một là làm giảm thâm hụt (xuất khẩu tăng nhanh hơn nhập khẩu), hai là đẩy thâm hụt tiến tới trầm trọng hơn (tốc độ tăng nhập khẩu nhanh hơn tăng xuất khẩu). Một mô hình dưới tên gọi Marshall-Lerner được đưa ra, đây là mô hình đầu tiên và cũng khá chính xác khi phân tích tác động của phá giá đến ngoại thương thông qua tác động của phá giá lên cán cân thương mại, cán cân vãng lai và cán cân thanh toán, mô hình căn cứ vào việc tính toán độ co giãn xuất khẩu, co giãn nhập khẩu so với tỷ giá hối đoái.

Độ co giãn xuất khẩu so với tỷ giá chính là tỷ lệ giữa phần trăm thay đổi của giá trị xuất khẩu bằng nội tệ so với phần trăm thay đổi của tỷ giá (d (X/X)/d(S/S)) và chính bằng độ co giãn của xuất khẩu với giá, kí hiệu: ηx; độ co giãn nhập khẩu so với tỷ giá bằng phần trăm thay đổi của giá trị nhập khẩu tính bằng ngoại tệ so với phần trăm thay đổi của tỷ giá (-d(N/N)/d(S/S)), kí hiệu: ηn. Và xuất phát từ trạng thái cân bằng cán cân thanh toán, phá giá sẽ chỉ giúp cải thiện cán cân thương mại, tăng cường hoạt động ngoại thương thông qua tăng xuất khẩu khi ηx + ηn >1, trường hợp ngược lại ηx + ηn <1 thì cán cân thanh toán sẽ chỉ thâm hụt trầm trọng hơn mà thôi, việc phá giá không giúp cải thiện hoạt động ngoại thương. Nghiên cứu còn chỉ ra đối với các nước đang phát triển, tổng này thường <1 và do đó phá giá không có lợi cho ngoại thương, trong khi tại các nước phát triển, chỉ cần giảm tỷ giá nhẹ chưa cần phá giá thì đã giúp cải thiện cán cân thương mại.Tại sao lại như vậy?

Có ηx + ηn = d(X/X)/d(S/S) + (-d(N/N)/d(S/S))

Do các quốc gia đang phát triển có tỷ trọng nhập khẩu máy móc, thiết bị hoặc những mặt hàng không thể thay thế lớn trong cơ cấu nhập khẩu nên cầu nhập khẩu các nước này được xem là không co giãn tức khi tỷ giá giảm 1%, nhu cầu nhập khẩu giảm ít hơn 1%, tỷ số -d(N/N)/d(S/S) mang hệ số âm. Trong khi hàng hóa xuất khẩu chủ yếu là thô sơ chế, nguyên vật liệu lại cho sản xuất hàng xuất khẩu lại phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, trường hợp mức độ tăng kim ngạch xuất khẩu không đủ bù đắp chi phí, thì tỷ giá giảm 1% không đưa đến việc kim ngạch xuất khẩu tăng >1%, khi đó, hệ số co giãn xuất khẩu sẽ <= 1, trừ đi hệ số co giãn nhập khẩu >1, tổng tất yếu phải <1. Đối với các nước phát triển, tình hình hoàn toàn ngược lại, nhập khẩu chủ yếu nông sản, thô sơ chế có độ co giãn cao, xuất khẩu máy móc,thiết bị toàn bộ, chi phí để phục vụ xuất khẩu không tăng nhanh bằng kim ngạch xuất khẩu, suy ra ηx + ηn >1.

Kết quả của Marshall-Lerner ngày nay vẫn được rất nhiều nhà kinh tế học nghiên cứu, áp dụng vào thực tiễn nước mình trên cơ chế cetacis paribas. Mô hình tỏ ra có hiệu quả cao và được nhiều nhà kinh tế học cân nhắc khi xem xét tác động của tỷ giá đến hoạt động ngoại thương. Mặt khác, do ngoại thương không đơn giản chỉ phụ thuộc vào tỷ giá hối đoái mà còn phụ thuộc vào sự kết hợp đồng bộ các chính sách kinh tế vĩ mô như tài chính, tiền tệ, thu nhập nên việc phá giá phải được cân nhắc trên cơ sở kết hợp hài hòa lơi ích các chính sách. Bài học về “ngày thứ ba đen tối” ở nước Nga năm 1989 vẫn còn đó. NHTW đã phạm sai lầm nghiêm trọng sau khi phá giá đồng Rúp so với đô la Mỹ, giá USD đột ngột tăng cao làm cho dân chúng hoang mang về nền kinh tế vốn bất ổn của họ, điều này kéo theo giá, lạm phát tăng, tổn hại nghiêm trọng đến ngoại thương, đặc biệt là xuất khẩu (49). Cuối cùng có thể nói để phá giá có hiệu quả, các nhà kinh tế, các nhà quản lý cần nắm rõ tình hình kinh tế-xã hội, trạng thái cán cân thương mại, tỷ trọng cơ cấu nhập khẩu…cân nhắc kĩ xem liệu các quốc gia khác có tiến hành phá giá hối đoái tương ứng không, nếu có thì ở mức độ nào. Đặc biệt, chúng ta nên tính đến hệ số co giãn để đảm bảo có được quyết định đúng đắn về thời điểm cũng như mức độ phá giá.

1.3.3.2. Nâng giá tiền tệ:

Không giống như phá giá tiền tệ, nâng giá tiền tệ vận hành theo cơ chế hoàn toàn ngược lại. Với khái niệm là nâng cao sức mua của đồng tiền so với giá trị thực của nó, việc nâng giá tiền tệ nhìn chung khiến tỷ giá danh nghĩa tách rời rất xa tỷ giá thực, bóp méo cơ chế vận hành tỷ giá hối đoái và thường mang lại tác động xấu đến ngoại thương của một quốc gia. Nâng giá tiền tệ khiến nhập khẩu trở nên rẻ bất ngờ trong khi xuất khẩu giảm sút. Nâng giá tiền tệ còn làm cho chi phí đầu vào tăng nhanh hơn doanh thu đầu ra, làm tăng giá thành sản phẩm, thu hẹp lãi cận biên, khiến các doanh nghiệp xuất khẩu rất khó khăn khi cạnh tranh trên thị trường ngoại quốc. Trong lịch sử phát triển ngoại thương đến nay, chưa một quốc gia nào lại sử dụng công cụ “nâng giá tiền tệ” để thúc đẩy hoạt động ngoại thương, đa số đều tìm cách đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế và thay thế dần nhập khẩu. Chính vì vậy tác động của nâng giá tiền tệ lên hoạt động ngoại thương mới chỉ dừng lại ở những kết luận có tính chất định tính và hiếm khi tìm thấy được một mô hình kinh tế lượng nghiên cứu sâu sắc về tác động của nâng giá tiền tệ lên hoạt động xuất nhập khẩu.

“Nâng giá tiền tệ” thường bị xem là phương pháp bất đắc dĩ trong điều hành tỷ giá hối đoái. Các quốc gia áp dụng chế độ tỷ giá cố định chỉ nâng giá tiền tệ khi cán cân thương mại xuất siêu một lượng lớn hoặc bị đặt dưới sức ép nâng giá đồng nội tệ bởi các quốc gia khác. Người viết tán thành với ý kiến của các chuyên gia nước ngoài trong công tác cố vấn hoạch định, quản lý tỷ giá tại Việt Nam năm 1999 rằng “bất cứ một nước nào muốn trở thành một nước xuất khẩu đều phải thận trọng để tránh một tỷ giá bị nâng cao và nếu Chính phủ mắc sai lầm khi tác động vào tỷ giá hối đoái thì thà phạm sai lầm giảm giá, chứ tuyệt đối không được tăng giá đồng tiền trong nước(42).

Mặc dù nâng giá tiền tệ tác động trực tiếp đến hoạt động ngoại thương song mức độ tác động thường có một độ trễ nhất định. Do đường cầu nhập khẩu được bắt nguồn từ đường cung-cầu hàng hóa của mỗi nước trong khi đường cầu hàng hóa của một nước thường không co giãn trong ngắn hạn nên cầu nhập khẩu trong ngắn hạn có độ co giãn thấp hơn cầu nhập khẩu trong dài hạn. Vì vậy sau khi đồng tiền tăng giá, người tiêu dùng trong nước vẫn tiếp tục sử dụng sản phẩm nội địa do chưa điều chỉnh được toàn bộ ý thức về hàng hóa nhập khẩu trở nên rẻ hơn hàng hóa sản xuất trong nước; bên cạnh đó, các nhà nhập khẩu cần phải có một thời gian nhất định trong việc tìm kiếm được nguồn hàng cung cấp ngoại quốc. Kết quả là phải sau một thời gian nhất định, xuất khẩu mới giảm, nhập khẩu mới tăng, đây cũng là kết luận của hiệu ứng tuyến J được đề cập một cách sâu sắc từ cuối những năm 80 thế kỉ trước.



Hình 5: Tuyến J trong trường hợp nâng giá nội tệ.


Cán cân thương mại





Thặng dư

(+)



Dài hạn

Thời gian




Ngắn hạn
0

Thâm hụt

(-)


Nguồn: (40)

Hình 5 cho thấy sự vận động của cán cân thương mại trong đó có xuất khẩu, nhập khẩu khi đồng nội tệ bị nâng giá. Giai đoạn ngắn hạn, cán cân thương mại vẫn thặng dư do giá trị xuất khẩu giảm ít hơn so với giá trị nhập khẩu, số người biết đến và tiêu thụ sản phẩm nhập khẩu do lợi thế về giá đang trong diện hẹp; giai đoạn dài hạn, xuất-nhập khẩu trở nên co giãn hơn, tốc độ tăng giá trị nhập khẩu nhanh hơn so với tốc độ giảm giá, số người tiêu dùng hàng hóa nhập khẩu tăng lên trên diện rộng dẫn đến cán cân thương mại thâm hụt.

Nâng giá tiền tệ nói tóm lại thường mang lại hậu quả xấu cho hoạt động ngoại thương, gây thâm hụt cán cân thương mại và thường là miếng mồi béo bở cho các nhà đầu cơ. Vì thế, trong các danh mục các giải pháp thúc đẩy ngoại thương của đa số các quốc gia trên thế giới thường không có giải pháp về “nâng giá tiền tệ”.
Chương 2: Ngoại thương Việt Nam dưới tác động của tỷ giá hối đoái

Đã gần hai thập kỉ trôi qua kể từ khi ngoại thương Việt Nam bước vào một chặng đường mới, chặng đường đổi mới và cũng là chặng đường của sự hợp tác phát triển, của xu thế tự do hóa thương mại với nhiều hi vọng tươi sáng về tương lai. Ngoại thương được cởi trói, các hoạt động ngoại thương trở nên tự do hơn, khái niệm “độc quyền ngoại thương” dường như đã bị lãng quên từ lâu lắm.

Thế nhưng, lúc gặt hái được những thành công bước đầu cũng chính là lúc ngoại thương Việt Nam phải đối mặt với thử thách mới. Khó khăn về tìm kiếm thị trường, về những hàng rào bảo hộ vô hình liên tiếp được lập ra từ phía các nước phát triển. Bắt đầu là vấn đề dư lượng kháng sinh trong tôm khiến rất nhiều lô hàng từ Việt Nam xuất sang EU bị trả về rồi đến vụ kiện chống bán phá giá cá tra, cá ba sa do hiệp hội cá nheo Mỹ cố tình lập nên hay hàng loạt những vụ tranh chấp lẻ tẻ về khăn mặt bông, bật lửa ga, oxit kẽm…liên tiếp đặt ngoại thương Việt Nam trước những sức ép mới. Trong cuộc chiến thương mại đầy cam go này, chân lí sẽ thuộc về kẻ mạnh. Bởi thế, xuất khẩu của Việt Nam nói riêng cũng như ngoại thương nói chung luôn phải chịu cảnh ấm ức, thiệt thòi. Nhưng may sao vẫn còn có một loại vũ khí mà chúng ta có thể sử dụng để bảo vệ chính mình mà không bị các quốc gia khác nhòm ngó gây sự đó chính là tỷ giá hối đoái. Công cụ tỷ giá nếu sử dụng tốt sẽ đẩy nhanh hoạt động xuất khẩu của Việt Nam thông qua cạnh tranh giá cả, lấy số lượng bù chất lượng, nâng cao hiệu quả hoạt động ngoại thương. Đây cũng là thứ vũ khí mà Trung Quốc cũng đã sử dụng; sau khi hạ giá đồng nhân dân tệ từ 5,2 CNY/ 1đôla xuống còn 8,2 CNY/đôla, hàng hóa của Trung Quốc đã tràn ngập thị trường Mỹ, thị trường Tây Âu… đưa thặng dư thương mại của Trung Quốc lên hàng chục tỷ đô la. Điều đáng tiếc là ngay lúc này, cái vũ khí ấy của chúng ta lại đang bị xơ cứng. Trong hơn 3 năm trở lại đây, tỷ giá hối đoái của Việt Nam so với các đồng tiền chủ chốt đặc biệt là đô la lại giảm rất thấp. Có ý kiến cho rằng do cơ cấu xuất nhập khẩu của Việt Nam thiên về xuất hàng thô, nông sản, nhập máy móc, nguyên vật liệu… nên công cụ tỷ giá có sử dụng cũng chẳng ích gì. Song bằng việc phân tích tác động của tỷ giá hối đoái đến ngoại thương Việt Nam dưới đây, chúng ta sẽ hiểu hơn được phần nào về những gì mà tỷ giá đã làm cho ngoại thương của chúng ta, nhưng trước hết, hãy bắt đầu với đôi nét về ngoại thương Việt Nam trong xu thế hội nhập.

2.1. Đánh giá sơ bộ hoạt động ngoại thương Việt Nam trong xu thế hội nhập:

Thực sự chuyển mình những năm 90 của thế kỉ trước, ngoại thương Việt Nam đã đem lại cho quốc gia nhiều lợi ích. Với lợi thế là quốc gia đi sau, chiến lược phát triển ngoại thương Việt Nam được xây dựng dựa trên những kết tinh của chiến lược các nước công nghiệp mới, các quốc gia thuộc hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, của Nhật Bản…Xét về cơ cấu xuất khẩu, bao gồm những mặt hàng nguyên liệu thô, nông nghiệp cổ truyền và một số mặt hàng sơ chế thì ngoại thương Việt Nam được xem là đang ở giai đoạn đầu thời kỳ Hàn Quốc, Đài Loan trải qua cách đây 40-45 năm; song nếu xét về các biện pháp được áp dụng, các chế độ bảo hộ và hỗ trợ tài chính cho sản xuất trong nước thì Việt Nam đang có đặc trưng của thời kỳ thay thế nhập khẩu sơ cấp, còn nếu xem xét đến các chính sách cốt lõi được Nhà nước công bố cũng như xu thế hoạt động chế xuất tăng nhanh dựa nhiều vào các ngành sử dụng nhiều lao động chuyên môn thấp thì ngoại thương Việt Nam lại được xếp vào giai đoạn đầu của công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu sơ cấp. Và rất nhiều chuyên gia nước ngoài đã cho rằng, thực chất, Việt Nam đang ở giai đoạn thay thế nhập khẩu sơ cấp, quan niệm này xem ra có vẻ phù hợp với cơ cấu xuất nhập khẩu của thị trường Việt Nam.

Cùng chiến lược thay thế nhập khẩu, hướng về xuất khẩu, ngoại thương Việt Nam bắt đầu bước vào hội nhập thế giới. Việc trở thành thành viên các tổ chức quốc tế như ASEAN, APEC…, tham gia khu mậu dịch tự do AFTA sắp tới sẽ là ACFTA, kí hiệp thành công Hiệp định thương mại Việt-Mỹ hay việc bắt tay hoạt động thương mại với gần 200 nước trên thế giới đã đem lại những thành tích đáng kể cho ngoại thương quốc gia nhỏ bé này. Năm 1989, tấn dầu đầu tiên được xuất khẩu đánh dấu bước ngoặt lớn trong sự nghiệp phát triển ngoại thương Việt Nam. Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng dần qua các năm, các sản phẩm xuất khẩu như thủy sản, da giầy, dệt may...cho đến nay đã tạo được chỗ đứng trên thị trường thế giới. Từ một nước nông nghiệp lạc hậu, lương thực không đủ ăn, quanh năm phải nhập hàng lương thực vì mục đích tiêu dùng thì nay Việt Nam đã vươn lên nước xuất khẩu gạo thứ hai thế giới. Bên cạnh đó, Việt Nam còn tham gia công cuộc tái thiết Irắc thông qua việc viện trợ không hoàn lại số gạo trị giá năm trăm nghìn đôla. Đây quả là một kết quả đáng khích lệ đối với ngoại thương nói riêng và cả Việt Nam nói chung.

2.1.1. Qui mô, tốc độ tăng trưởng ngoại thương:

Ngoại thương Việt Nam trong suốt thời kì 1991-2003 không ngừng mở rộng qui mô, nếu đầu năm 1991, tổng số doanh nghiệp trực tiếp tham gia hoạt động ngoại thương mới dừng lại ở 1.875 thì đến năm 1999, con số này đã lên đến 8.117 rồi 12.146 doanh nghiệp năm 2002(47). Các doanh nghiệp ngoại thương đã có những thay đổi đáng kể về chất, từ vai trò trung gian đã chuyển sang xuất nhập khẩu trực tiếp. Đối với một số mặt hàng xuất khẩu như thủy sản, mây tre đan, đồ thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm gỗ…việc sản xuất sản phẩm đã dần đi từ khâu nguyên liệu chế biến đến qui trình sản xuất sản phẩm rồi tới khai thác thị trường và tổ chức xuất khẩu. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu phân bố khắp các tỉnh thành trong nước nhưng tập trung chủ yếu vẫn là trong các khu công nghiệp, khu chế xuất; tính đến nay đã có khoảng 100 khu công nghiệp và khu chế xuất, tạo điều kiện ưu đãi về xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp. Bên cạnh việc quản lý hành chính từ phía Chính phủ với sự góp mặt của Bộ Thương Mại, các hiệp hội xuất khẩu chuyên ngành như gạo, cà phê, hạt điều… cũng được thành lập và phần nào đã đẩy nhanh quá trình hoàn thiện qui mô hoạt động xuất nhập khẩu cả về lượng lẫn về chất. Qui mô xuất nhập khẩu được mở rộng kéo theo sự phát triển nhanh chóng trong qui mô thị trường cũng như qui mô mặt hàng xuất nhập khẩu. Quan hệ ngoại giao với chiến lược chuyển từ “đối đầu” sang “đối thoại”, tăng cường hợp tác dựa trên mục tiêu “hai bên cùng có lợi” đã góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng trong hoạt động ngoại thương Việt Nam.


Bảng 1: Kim ngạch xuất nhập khẩu, nhập siêu và tỷ lệ

giai đoạn 1991-2003



Năm


Tổng kim ngạch

Kim ngạch xuất khẩu

Kim ngạch nhập khẩu


Nhập siêu

Giá trị (triệu USD)

Tốc độ tăng (%)

Giá trị (triệu USD)

Tốc độ tăng (%)

Giá trị (triệu USD)

Tốc độ tăng (%)

Giá trị (triệu USD)

tỷ lệ nhập siêu/ XK(%)

1991

4425,2

85,8

2087,1

86,8

2338,1

85

251,0

12,0

1992

5121,4

115,7

2580,7

123,6

2540,7

108,7

-40,0




1993

6909,2

134,9

2985,2

115,7

3924,0

154,5

938,8

31,4

1994

9880,1

143,0

4054,3

135,8

5825,8

148,5

1771,5

43,7

1995

13604,3

137,7

5448,9

134,4

8155,4

140,0

2706,5

49,7

1996

18399,5

135,3

7255,9

133,2

11143,6

136,6

3887,7

53,6

1997

20777,3

112,9

9185,0

126,6

11592,3

104

2407,3

26,2

1998

20859,9

100,4

9360,3

101,9

11499,6

99,2

2139,3

22,9

1999

23283,5

111,6

11541,4

123,3

11742,1

102,1

200,7

1,7

2000

30119,2

129,4

14482,7

125,5

15636,5

133,2

1153,8

8,0

2001

31189,0

103,6

15027,0

3,8

16162,0

103,4

1135

7,6

2002

36438,8

116,8

16705,8

11,1

19733,0

122,1

3027,2

18,1

(ước)8/2003

41920,0

115,0

19108,0

14,3

22812,0

115,6

3704,0

19,4

Nguồn: Tổng cục thống kê, Bộ Thương Mại

Các số liệu thống kê cho thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng dần qua các năm, tốc độ tăng bình quân đạt 19,5%. Giai đoạn năm 1991-1995, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu đạt tới 28%/năm, cao nhất là năm 1996, đạt kỷ lục 33%. Tuy nhiên nếu xét về doanh thu xuất khẩu thì giai đoạn 2001-2003 lại là giai đoạn có doanh thu cao nhất. Từ gần 16 tỷ năm 2002, doanh thu xuất khẩu dự kiến sẽ đạt được 19,2 tỷ năm 2003, trong đó khu vực đầu tư nước ngoài đóng góp 5 tỷ.Việc tăng mạnh trong tổng kim ngạch do sự tăng lên đã đạt được ở cả hai lĩnh vực xuất khẩu và nhập khẩu (Đồ thị 1).




Đồ thị 1: Kim ngạch xuất nhập khẩu giai đoạn 1991-2003



Nguồn: Tổng cục thống kê, Cục xúc tiến thương mại (Bộ Thương Mại)

So với năm 2001, xuất khẩu năm 2002 tăng 11,1% và theo số liệu ước tính của Bộ Thương Mại tốc độ tăng xuất khẩu cuối năm 2003 có thể sẽ là 14,3% với kim ngạch xuất khẩu có thể đạt tới khoảng 19,1 tỷ USD chiếm khoảng 50% GDP. Nguyên nhân chủ yếu của tăng kim ngạch xuất khẩu là do giá một số mặt hàng chủ lực tăng cao như giá gia công hàng dệt may xuất khẩu tăng khoảng 10-20%, giá dầu vẫn giữ ở mức cao 31 USD/thùng…Bên cạnh đó, các doanh nghiệp tư nhân đã được bình đẳng hơn khi tham gia xuất khẩu, chế độ quản lý ngoại hối được nới lỏng với tỷ lệ kết hối giảm xuống còn 0% khiến các doanh nghiệp chủ động hơn trong việc kí kết hợp đồng cũng như thu mua hoặc nhập khẩu hàng hóa phục vụ xuất khẩu. Ngoài ra, Cục xúc tiến thương mại (Bộ Thương Mại) sau những “bất hạnh” với con cá basa cũng đã tích cực hơn trong công tác tìm kiếm thị trường, nội trong tháng 10/2003 đã có ít nhất ba cuộc hội thảo về thâm nhập thị trường đó là các thị trường Brazil, Nam Phi, Mêhicô.

Tuy nhiên, bên cạnh những dấu hiệu tích cực xuất khẩu mang lại, mấy năm gần đây (từ 2000 đến 2003), ngoại thương Việt Nam lại đang phải đối mặt với sự gia tăng nhanh chóng trong kim ngạch nhập khẩu, tốc độ tăng nhập khẩu lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng xuất khẩu khiến cán cân thương mại luôn trong tình trạng thâm hụt, nhập siêu triền miên (trừ năm 1992 xuất siêu). Năm 1993 nhập siêu 938,8 triệu đô la, ba năm sau, năm 1996, nhập siêu đã lên đến con số 3,9 tỷ đô la, đến nay năm 2003, dự tính mức nhập siêu cuối tháng 12/2003 sẽ lên đến con số 5 tỷ vượt ngưỡng an toàn là 20% so với tổng kim ngạch xuất khẩu. Xét một cách khách quan, nhập siêu không phải là xấu, trong chừng mực nào đó, nhập siêu thể hiện nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế, nhập siêu do đó sẽ góp phần đẩy nhanh tốc độ xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thế nhưng đối với ngoại thương Việt Nam, nhập siêu dường như thể hiện hiệu ứng ngược lại, nhập siêu càng tăng, mức tăng kim ngạch xuất khẩu càng chậm lại. Năm 2002, xuất khẩu tăng 110% thì nhập siêu tăng 116,8%.

Việc tốc độ tăng nhập khẩu luôn lớn hơn tốc độ tăng xuất khẩu gây ra tình trạng nhập siêu một phần do các mặt hàng xuất khẩu của ta đa số cần nguồn nguyên liệu từ nhập khẩu trong khi giá nguyên vật liệu lại liên tục tăng ví như giá nhập khẩu năm 2003 tăng trung bình 15% so với cùng kì năm 2002, trong đó: xăng dầu tăng 22,9%, giá phân bón tăng 18,2%, giá phôi thép tăng 34,6%... phần khác là do các yếu tố về thị trường, cơ cấu sản phẩm…(sẽ được tình bày ngay ở phần dưới đây). Nhập siêu nếu đúng như dự tính thì mức 5 tỷ năm 2003 thì sẽ là mức cao nhất trong lịch sử từ trước đến nay và điều này thực sự gây tâm lí lo lắng cho các nhà quản lý hoạt động ngoại thương.

Mặt khác, mức nhập siêu dự tính gần 5 tỷ USD này được xem là dấu hiệu của hiện tượng nhập khẩu tràn lan, nhiều máy móc thiết bị được nhập khẩu về với giá đắt hơn nhiều lần so với giá chuẩn của thế giới, một số hàng hóa Việt Nam có thể sản xuất được vẫn được nhập khẩu. Nếu như giai đoạn 1999-2001, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng dựa trên tăng trưởng chủ đạo của cả xuất khẩu và nhập khẩu (mức xuất khẩu xấp xỉ bằng nhập khẩu do chiến lược thay thế nhập khẩu hướng về xuất khẩu tỏ ra có hiệu quả) thì nay, sự tăng lên không ngừng của tổng giá trị xuất nhập khẩu lại chủ yếu dựa vào sự “bứt phá ngoạn mục” của nhập khẩu. Mặc dù nhập khẩu tăng cũng có biểu hiện tích cực đó là nhu cầu tiêu dùng của người dân được đáp ứng, làm tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trong nước song do cơ cấu xuất nhập khẩu chưa hợp lý nên đối với ngoại thương Việt Nam, sự tăng mạnh mẽ trong kim ngạch xuất nhập khẩu thời điểm này là dấu hiệu đáng lo hơn đáng mừng.


Каталог: luanvan -> 19123
luanvan -> Phần mở đầu Tính cấp thiết của đề tài
luanvan -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
luanvan -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
luanvan -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
luanvan -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
luanvan -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
luanvan -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
luanvan -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
luanvan -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
19123 -> Bảng danh mục các ký hiệu viết tắt

tải về 0.89 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương