Chương 1: Lý luận chung về tỷ giá hối đoái và tác động của tỷ giá tới ngoại thương



tải về 0.89 Mb.
trang3/11
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích0.89 Mb.
#3959
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

1.2.6. Năng suất lao động:

Năng suất lao động được xem là yếu tố quyết định trình độ phát triển kinh tế một quốc gia. Trong điều kiện tự do hóa, toàn cầu hóa, năng suất lao động được tạo nên không chỉ bởi nội lực quốc gia mà còn bởi việc giao lưu vốn, công nghệ. Một sự tăng lên hoặc giảm xuống trong năng suất lao động tất yếu sẽ kéo theo hàng loạt biến động trong nền kinh tế trong đó có tỷ giá hối đoái. Mặc dù không tác động trực tiếp đến tỷ giá, nhưng mức độ tăng lên hoặc giảm xuống của năng suất lao động vẫn được xem là nhân tố có tác động mạnh mẽ lên sự vận động của tỷ giá hối đoái và thường xuyên được các nhà kinh tế học quan tâm. Việc xem xét ảnh hưởng năng suất lao động lên tỷ giá trong khuôn khổ bài viết sẽ tuân theo hướng vận động tăng giảm của năng suất lao động.

Thứ nhất có thể kể đến biến động tăng trong năng suất lao động, việc tăng năng suất lao động có thể dẫn đến những kết quả chủ yếu sau đối với tỷ giá:

Năng suất lao động tăng kéo theo sự gia tăng sản lượng sản xuất, thúc đẩy xuất khẩu, cung ngoại tệ tăng lên, giá ngoại tệ giảm, tỷ giá có xu hướng tăng. Trường hợp này chỉ đúng trong điều kiện mức sản lượng toàn bộ nền kinh tế chưa đạt đến mức tiềm năng, một khi mức tiềm năng đã được nền kinh tế đạt tới thì một sự tăng lên trong năng suất lao động lại dẫn đến chi phí sản xuất tăng, đội giá hàng tiêu dùng trong nước lên cao, sức mua thực tế giảm sút, đồng nội tệ sụt giá kèm theo nó là nạn thất nghiệp trầm trọng do việc cắt giảm chi phí lao động, bảo tồn lợi nhuận từ phía các doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, việc tăng năng suất lao động trong chừng mực nào đó sẽ dẫn đến một sự gia tăng trong tốc độ tăng trưởng kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế đến lượt nó lại thúc đẩy tăng trưởng trong hoạt động đầu tư đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài, thu hút các luồng vốn quốc tế chảy vào trong nước, cung ngoại tệ tăng, giá ngoại tệ giảm, đồng nội tệ có xu hướng tăng giá.

Việc tăng lên trong năng suất lao động với điều kiện kinh tế phát triển ổn định sẽ dẫn đến niềm tin đồng nội tệ tăng giá trong tương lai và thế là nạn đầu cơ xuất hiện, các nhà đầu cơ sẽ nhanh chóng mua nội tệ, tỷ giá nội tệ sẽ phải đối mặt trước sức ép tăng giá. Đây là trường hợp rất nguy hiểm, tạo nên hiện tượng khan hiếm nội tệ, khan hiếm tiền mặt trong lưu thông, nếu tồn tại dưới một chế độ tỷ giá cố định thì ngân hàng trung ương sẽ vô cùng vất vả trong việc giữ tỷ giá dao động trong biên độ cho phép, vấn đề này sẽ được đề cập kĩ hơn trong phần 1.2.7 dưới đây.

Đối với trường hợp mức tăng năng suất lao động nhỏ hơn mức tăng tương đối của chi phí đầu vào như chi phí nguyên vật liệu, chi phí khấu hao…thì sẽ dẫn đến lợi nhuận sụt giảm, sản lượng giảm, kinh tế suy thoái, lạm phát có xu hướng tăng, kéo đồng nội tệ mất giá.

Cuối cùng, xét năng suất lao động trong tương quan hai nền kinh tế, nếu nền kinh tế nào có mức độ tăng năng suất lao động cao hơn thì hàng hóa nước đó sẽ trở nên rẻ tương đối, sức mua đồng nội tệ nước đó sẽ cao hơn và tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền nước đó với đồng tiền có năng suất lao động thấp hơn sẽ tăng lên.

Ngoài sự tăng lên trong năng suất, năng suất lao động giảm xuống cũng là một yếu tố cần phải được xem xét. Năng suất lao động giảm thường gây tâm lí hoang mang về nguy cơ suy thoái kinh tế, xuất khẩu bị xói mòn do mức sản lượng sụt giảm, hàng hóa trở nên khan hiếm hơn trước, giá cả tăng, sức mua đồng nội tệ giảm, tỷ giá hối đoái giảm. Mặt khác, một sự giảm xuống trong năng suất lao động sẽ khiến hàng hóa trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng, việc tăng nhập khẩu do đó sẽ diễn ra, cầu ngoại tệ tăng lên, đồng ngoại tệ tăng giá…

Nói tóm lại, năng suất lao động cũng gây ra một số tác động nhất định đến tỷ giá hối đoái. Trong dài hạn, năng suất lao động sẽ tác động trước tiên đến mặt bằng giá cả nội địa, qua đó đến tỷ giá hối đoái.



1.2.7. Đầu cơ tiền tệ:

Đầu cơ giờ đây là khái niệm không còn xa lạ đối với các quốc gia mở cửa, hướng nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường như Việt Nam. Đầu cơ tiền tệ được hiểu là việc mua hoặc bán tiền tệ sau đó bán hoặc mua tiền tệ kiếm lời khi giá cả hoặc tỷ giá hối đoái thay đổi. Cụ thể là các nhà đầu cơ sẽ mua đồng tiền yếu, chờ lên giá rồi bán, hoặc bán đồng tiền mạnh, chờ xuống giá rồi mua lại để kiếm lãi và kết quả là họ làm cho các đồng tiền mạnh yếu đi, đồng tiền yếu mạnh lên.

Đối với các quốc gia có hệ thống tiền tệ yếu kém, tăng trưởng dựa trên luồng vốn ngắn hạn, vốn khống hay còn gọi là vốn ảo, đầu cơ thường đem lại hiệu quả xấu, gây biến động lớn đến tỷ giá hối đoái. Do việc đầu cơ tiền tệ được tiến hành thông qua mua bán một khối lượng lớn các loại tiền nên đầu cơ thường có xu hướng khiến tỷ giá hối đoái tăng hoặc giảm mạnh. Cuộc khủng hoảng đồng Peso hồi tháng 2 năm 2002 khiến Chính phủ Áchentina điêu đứng là một minh chứng thể hiện tác động tiêu cực của đầu cơ lên tỷ giá hối đoái. Tổng thống Achentina ông Eduardo Duhalde đã lớn tiếng chỉ trích những kẻ đầu cơ tiền tệ khiến đồng Peso rớt giá đến mức kỉ lục, giá đô la từ 1 peso ăn một đô la ngày 1/2/2002 đã lên đến 10 peso/đôla ngày 11/2/2002 (1). Một số nhà đầu cơ nước ngoài vì mục đích lợi nhuận đã sẵn sàng tung toàn bộ số peso trong tài khoản ra bán, điều này kéo theo hiệu ứng đám đông trong dân chúng và kết quả là đồng peso sụt giá thảm hại; Chính phủ Achentina đã buộc phải từ bỏ chế độ ấn định tỉ giá cố định 1/1 đối với đồng đô la sau khi dự trữ ngoại hối cạn kiệt.

Các nhà đầu cơ khác với những nhà bảo hiểm rủi ro tỷ giá, họ luôn nắm giữ tài sản “nợ” với hi vọng trong tương lai việc bàn các tài sản này sẽ có lợi cho họ. Số vốn ban đầu mà các nhà đầu cơ bỏ ra để có quyền mua một hợp đồng tiền tệ trên thực tế thấp hơn rất nhiều so với tổng số tiền trên hợp đồng tiền tệ họ nhận được sau này. Cụ thể trước khủng hoảng 97 – 98, ở Thái Lan, chỉ cần 510 triệu bạt là có thể mua được 200 hợp đồng tiền tệ với tổng trị giá 2 tỷ USD (19), đây là những “quả bom nguyên tử” có sức công phá lớn trên thị trường tiền tệ thường bị những kẻ đầu cơ lợi dụng để kiếm chác. Tháng 5/1997, tỷ phú George Soros (Mỹ) đã dùng các hợp đồng tiền tệ mua 2 tỷ bạt, đến thời điểm thực hiện hợp đồng, cùng với sự mua vào như đã định sẵn, tỷ phú Soros đã kí hợp đồng giao ngay bán ngay 2 tỷ bạt ra thị trường với mục đích ăn chênh lệch tỷ giá, các nhà đầu tư trước nguy cơ giảm giá đồng bạt cũng đã liên tiếp bán tống bán táng mọi chứng khoán, chuyển mọi khoản cho vay bằng đồng bạt sang USD rút về nước và kết quả là đồng bạt sụt giá thê thảm, từ 26 bạt/USD xuống 80 bạt/USD, Chính phủ Thái Lan buộc phải thả nổi tỷ giá.

Bên cạnh tác động làm sụt giá tiền tệ này, đầu cơ đồng thời lại làm tăng giá tiền tệ khác bởi xét mối quan hệ mua bán tiền tệ song phương, cầu tiền tệ này chính là cung tiền tệ kia và ngược lại. Các nhà đầu cơ do đó cho dù là đầu cơ giá lên hay đầu cơ giá xuống đều gây tác động dẫn đến lên giá đồng tiền này và hạ giá đồng tiền kia. Một nhà đầu cơ A khi có nhu cầu mua một lượng lớn đồng tiền X bằng đồng tiền Y thì ngay lập tưc đồng tiền X sẽ có xu hướng lên giá và đồng tiền Y có xu hướng hạ giá. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, hiện tượng đầu cơ cũng mang lại một số hiệu quả nhất định, đó là việc các nhà đầu cơ đã chấp nhận rủi ro, thông qua các nghiệp vụ kinh doanh, quyền chọn, bán non, các lệnh đình chỉ thua lỗ, các hợp đồng kì hạn… đã phần nào đưa đồng tiền các quốc gia về đúng với giá trị thực của nó, làm ổn định thị trường ngoại hối.

1.2.8. Chính sách tiền tệ:

Chính sách tiền tệ cùng với chính sách tài khóa là hai công cụ cơ bản được các quốc gia sử dụng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Nếu chính sách tài khóa dựa trên việc kiểm soát thuế và chi tiêu chính phủ thì chính sách tiền tệ lại tác động lên nền kinh tế thông qua lãi suất và cung cầu tiền tệ (cung cầu tiền ở đây được hiểu là lượng tiền trong nội bộ nền kinh tế). Các biện pháp thường xuyên được sử dụng đó là chính sách tiền tệ thắt chặt và chính sách tiền tệ lỏng.

Xét trong phạm vi nội bộ quốc gia, chính sách tiền tệ chặt đó là việc chính phủ tiến hành tăng lãi suất, giảm cung tiền; với khái niệm cung tiền là tổng số tiền có khả năng thanh khoản (MS) thì một sự thay đổi trong cung tiền sẽ dẫn đến sự thay đổi trong lãi suất, từ đó tác động đến mức giá đồng nội tệ. (Hình 4). Chính phủ có thể tiến hành giảm cung tiền bằng cách phát hành trái phiếu, giảm lượng tiền mặt lưu thông, đường cung tiền dịch sang trái (M đến M*), nâng mức lãi suất lên mức i*. Ở mức lãi suất cao hơn này đối với một nền kinh tế nhạy cảm với chi tiêu thì có thể làm tăng tỷ giá hối đoái đồng bản tệ.
H
Lãi suất
ình 4: Sự vận động lãi suất trong tương quan với cung tiền



i*


Đối với chính sách tiền tệ lỏng, hiệu ứng sẽ ngược lại, một sự tăng cung tiền sẽ làm lãi suất giảm xuống, khiến tỷ giá đồng bản tệ giảm trong ngắn hạn.

Tỷ giá hối đoái của một quốc gia trong thế giới tự do hóa thương mại ngày nay không đơn thuần chỉ chịu tác động của riêng chính sách tiền tệ quốc gia đó mà còn phụ thuộc rất nhiều vào chính sách tiền tệ của các quốc gia khác trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia có đồng tiền mạnh như Mỹ, Nhật Bản, Anh…USD giờ đây mặc dù đã suy yếu song thế giới vẫn dõi theo từng động thái trong chính sách tiền tệ Mỹ. Với hai phần ba lượng đô la phát hành được lưu thông ngoài nước Mỹ, việc tăng, giảm lãi suất đồng đô la cũng sẽ là một trong những nguyên nhân chủ đạo tác động đến tỷ giá hối đoái các nền kinh tế ngoài Mỹ. Ngay sau khi Mỹ tuyên bố cắt giảm lãi suất USD từ 1,25% xuống 1% (ngày 9/10/2003), NHTW Châu Âu cũng đã hạ lãi suất EUR xuống 1,5% từ 1,75%. Việc cắt giảm lãi suất của EUR nhằm mục đích duy trì mức tỷ giá cạnh tranh, không để đồng đô la giảm giá qua nhiều so với EUR bởi điều này sẽ gây bất lợi cho xuất khẩu của các nước thuộc liên minh châu Âu sang Mỹ. Tại Việt Nam ngân hàng Ngoại Thương đã giảm 0,2% đối với tất cả các kì hạn song theo bà Vũ Phương Liên, vụ trưởng vụ chính sách tiền tệ (NHNNVN) thì việc cắt giảm lãi suất này chỉ tác động nhẹ tới tỷ giá, tỷ giá chỉ dao động giảm trong biên độ cho phép (24).

Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế hiện nay, có thể nói chính sách tiền tệ các quốc gia có đồng tiền mạnh, có tỷ trọng thương mại quốc tế lớn sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc hoạch định chính sách tiền tệ quốc gia khác, từ đó gián tiếp ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Giao lưu thương mại quốc tế càng được mở rộng, vấn đề tỷ giá sẽ càng được quan tâm, việc hoạch định một chính sách tiền tệ sao cho tạo được một mức tỷ giá có lợi cho tổng thể nền kinh tế do vậy phải được xây dựng dựa trên những biến động trong tiền tệ cũng như quản lý tiền tệ của các quốc gia khác.



1.2.9. Sự can thiệp của nhà nước:

Nhà nước là cơ quan quyền lực tối cao của một quốc gia, nhà nước quyết định mọi chiến lược phát triển kinh tế, chính trị, xã hội. Mọi biến số kinh tế vĩ mô như lạm phát, lãi suất hay tỉ giá hối đoái chỉ được xem là những quân cờ trong ván cờ với những người bạn láng giềng khác của mình. Nhà nước ấn định chế độ tỷ giá hối đoái, quyết định việc sử dụng đồng tiền nào trong thanh toán, hoạch định xu thế vận động của tỷ giá và kết quả là tỷ giá được xem như một sản phẩm do bàn tay nhà nước nhào nặn. Trong thế giới mà sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng gia tăng, việc lựa chọn một chế độ hối đoái phù hợp với bối cảnh quốc tế, điều kiện cụ thể của từng nước nhất là các nước đang phát triển luôn là một vấn đề nan giải. Việc lựa chọn ấy cũng như việc điều hành tỷ giá được nhà nước tiến hành thông qua hoạt động của ngân hàng trung ương. Thực tế đã chứng minh rằng nếu nhà nước can thiệp quá sâu vào việc điều chỉnh tỷ giá, sẽ dẫn đến hiện tượng tỷ giá lệch khỏi trục cân bằng, không phản ánh xác thực cung cầu thị trường, gây bất ổn trong biến động tỷ giá. Tuy nhiên nếu nhà nước quá lơi lỏng, để tỷ giá hoàn toàn vận động theo cung cầu thị trường thì tỷ giá sẽ luôn có những biến động bất thường, tăng giảm đột ngột do hiện tượng đầu cơ gây nên. Chính vì vậy, sự can thiệp của nhà nước là rất cần thiết. Thực tiễn cho thấy quá trình can thiệp lên tỷ giá của nhà nước vận hành theo quá trình vận động của các chế độ tỷ giá:



Sơ đồ 3: Quá trình vận động các loại chế độ tỷ giá.



Nguồn: (44)

Khi tỷ giá chuyển từ chế độ tỷ giá cố định sang thả nổi thì mức độ can thiệp của nhà nước giảm dần. Dưới chế độ tỷ giá cố định hoàn toàn, nhà nước can thiệp để giữ tỷ giá ở mức không thay đổi, dưới chế độ tỷ giá tự do thả nổi, nhà nước không can thiệp vào thị trường ngoại tệ, dự trữ ngoại tệ cần thiết giảm tới mức tối thiểu, điều này có thể làm mất cân đối cung cầu ngoại hối, dẫn đến hiện tượng tỷ giá tăng giảm đột ngột chỉ trong thời gian ngắn. Song hiện nay trên thế giới, đa số can thiệp của nhà nước là có chủ đích và có lợi cho xu hướng vận động của tỷ giá, sự can thiệp ấy thường được tiến hành thông qua ngân hàng trung ương dưới hai hình thức sau:

*Can thiệp theo trách nhiệm: Khi tỷ giá của một đồng tiền trong hệ thống tỷ giá cố định cao hoặc thấp tới cận điểm thì ngân hàng trung ương sẽ can thiệp, sự can thiệp này giúp làm tăng hoặc giảm tỷ giá hối đoái nội tệ. Trong cuộc khủng hoảng 97-98, sau khi áp dụng mọi biện pháp cần thiết mà đồng bạt vẫn rớt giá, chính phủ Thái Lan đã bán hết 36 tỷ dự trữ ngoại hối của mình với hi vọng đồng bạt sẽ nâng giá trở lại.

*Can thiệp tự do: Xảy ra ở cả chế độ tỷ giá cố định lẫn chế độ tỷ giá thả nổi, ngân hàng trung ương sẽ can thiệp trước khi xảy ra những biến động tỷ giá đạt tới cận điểm biên độ nhằm giảm bớt sự căng thẳng trên thị trường ngoại hối.

Cho dù ở loại hình can thiệp nào thì sự can thiệp của ngân hàng trung ương lên thị trường ngoại hối luôn nằm trong hai động thái chính sau đây: một là tác động trực tiếp vào khối lượng ngoại tệ trên cơ sở mua vào hoặc bán ra, hai là trực tiếp gây biến động lên mức lãi suất trong nước, gián tiếp làm tăng hoặc giảm tỷ giá nội tệ.

Để thực hiện sự can thiệp của mình, NHTW sử dụng chủ yếu các công cụ sau:

Lãi suất chiết khấu: việc nâng cao lãi suất chiết khấu có tác dụng thu hút được vốn ngắn hạn chảy vào, sự căng thẳng bớt đi, trong dài hạn, tỷ giá có xu hướng giảm, trường hợp hạ lãi suất chiết khấu, hiệu ứng hoàn toàn ngược lại.

Nghiệp vụ thị trường hối đoái: Đó là nghiệp vụ về mua, bán ngoại tệ nhằm mục đích điều chỉnh tỷ giá hối đoái bằng cách tác động trực tiếp. Việc mua bán ngoại tệ này cần được thực hiện trên nguyên tắc diễn biến giá cả ngoại tệ trên thị trường, không nên áp đặt máy móc mà cần tính toán kĩ lưỡng mức độ can thiệp dựa trên xu hướng phát triển tương lai của nền kinh tế.

Quĩ bình ổn dự trữ hối đoái: được lập nên từ việc phát hành trái phiếu kho bạc hoặc sử dụng vàng. Khi cán cân thanh toán thâm hụt, quĩ sẽ đưa vàng ra bán để thu ngoại tệ, cân bằng cán cân thanh toán, giảm bớt sự lên giá đồng nội tệ và ngược lại.

Phá giá đồng tiền: là việc giảm thấp sức mua của đồng tiền so với các ngoại tệ khác, kết quả của phá giá đồng tiền là một sự giảm mạnh trong tỷ giá hối đoái.

Ngược lại, công cụ nâng giá đồng tiền lại được sử dụng với mục đích nâng cao sức mua đồng tiền này so với đồng tiền khác, tạo hiệu ứng tăng tỷ giá hối đoái nội tệ.

Bên cạnh sự can thiệp vào tỷ giá hối đoái thông qua ngân hàng trung ương, các can thiệp khác đối với các hoạt động thương mại, đầu tư, môi trường… cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến tỷ giá hối đoái. Đơn cử là việc tăng thuế nhập khẩu đối với ô tô của Bộ Thương Mại sẽ làm giá ô tô trở nên đắt hơn, hạn chế nhập khẩu, cầu ngoại tệ giảm, tỷ giá đồng nội tệ tăng hay việc hải quan thu giữ lô hàng không cho xuất khẩu khiến nguồn cung ngoại tệ sụt giảm, giá ngoại tệ tăng, đồng nội tệ giảm giá.

Nhìn chung, sự can thiệp của nhà nước có thể làm tỷ giá hối đoái ổn định, song cũng có thể làm tỷ giá đang ổn định bỗng trở thành bất ổn. Mặc dù sự can thiệp ấy là vô cùng cần thiết song điều đó không đồng nghĩa với việc can thiệp liên tục trên thị trường ngoại hối; giải pháp can thiệp khi cần thiết thực tế cho đến nay vẫn luôn là biện pháp tốt nhất cho các nhà quản lý tỷ giá.



1.3. Tác động của tỷ giá hối đoái lên hoạt động ngoại thương:

Chúng ta đang sống trong một thế giới đầy rẫy những thử thách, biến động. Các hoạt động thương mại quốc tế trong đó có hoạt động ngoại thương vận động với một tốc độ chóng mặt. Với vai trò huyết mạch của nền kinh tế, ngoại thương luôn được các quốc gia đặc biệt là các quốc gia đang phát triển quan tâm. Khác hẳn với viện trợ kinh tế, đầu tư nước ngoài hay đầu tư gián tiếp đều có thể mang lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế không dưới hình thức này cũng dưới hình thức khác, hoạt động ngoại thương thông qua xuất nhập khẩu đã từ lâu được xem là con đường ngắn nhất góp phần tăng tích lũy của cải, giải quyết gánh nặng nợ nần cho hầu hết các quốc gia trên thế giới. Các quốc gia dù lớn hay nhỏ, dù phát triển mức cao hay mức thấp đều có khao khát thúc đẩy hoạt động ngoại thương. Ngoại thương không chỉ đem đến cho chúng ta của cải mà ngoại thương còn xóa mờ đi ranh giới giữa các quốc gia, mở ra cho ta cuộc sống mới, cho ta hiểu biết về thế giới xung quanh, về các quốc gia thậm chí chúng ta chẳng bao giờ đặt chân tới. Một sáng, chúng ta thức dậy bằng tiếng chuông phát ra từ chiếc đồng hồ báo thức Thụy Sĩ, uống cà phê từ chiếc máy pha cà phê xuất xứ từ Đức rồi đi ra đường với đôi giày da bóng lộn sản xuất tại Ý, tất cả những điều đó đều do ngoại thương mang lại cho chúng ta.

Xuất phát từ vai trò vô cùng quan trọng của ngoại thương, các quốc gia trên thế giới hiện nay lại bước chân vào một cuộc chạy đua mới, cuộc đua thúc đẩy hoạt động ngoại thương và tỷ giá hối đoái được xem là công cụ hữu hiệu nhất để tối ưu hóa mục đích. Tuy nhiên, tỷ giá hối đoái là một thế giới đầy bí ẩn, đầy bất trắc; sự vận động của nó có thể vượt ra ngoài mọi dự đoán cũng như mọi khả năng chế ngự của nhà nước. Tỷ giá ngày hôm nay rất có thể sẽ hoàn toàn khác ngày hôm qua, sự lên giá, xuống giá đột ngột của những đồng tiền luôn là bài toán mới mẻ, đầy hóc búa cho các nhà quản lý cũng như các nhà đầu tư. Song đối với hoạt động ngoại thương, tác động của biến động tỷ giá dường như vận động theo một xu thế nhất định, có thể dự báo được trong ngắn hạn. Và xu thế đó vận hành theo chiều hướng nào ? Chúng ta hãy cùng nhau đi tìm câu trả lời cho vấn đề này.

1.3.1. Tác động của biến động tỷ giá lên hoạt động xuất khẩu:

Xuất khẩu là một trong hai yếu tố cấu thành cơ bản nên hoạt động ngoại thương, tác động của tỷ giá lên ngoại thương sẽ được xem xét trước tiên thông qua tác động của biến động tỷ giá lên hoạt động xuất khẩu.



*Ảnh hưởng của biến động tỷ giá lên kim ngạch xuất khẩu:

Khi tỷ giá đồng nội tệ tăng lên, lượng ngoại tệ thu về từ hoạt động xuất khẩu sẽ giảm xuống, doanh thu từ hoạt động xuất khẩu tính ra đồng nội tệ bị thu hẹp, xuất khẩu không được khuyến khích hay xu thế chung thường gặp là một sự sút giảm trong hoạt động xuất khẩu. Cụ thể là giả sử trong khoảng thời gian tháng 9 đến tháng 10 năm 2003, tỷ giá hối đoái đồng Việt Nam tăng từ 1 USD = 15.000VND lên 1USD=13.000VND thì một nhà xuất khẩu A với doanh thu 100.000USD sẽ bị thiệt một khoản tiền là (15.000- 13.000)* 100.000 = 200.000.000 VND. Nếu tỷ giá diễn biến tăng liên tục trong một thời gian dài, lợi nhuận các doanh nghiệp xuất khẩu giảm dần, lượng hàng xuất khẩu sản xuất ra cũng sẽ trở nên khan hiếm, kim ngạch xuất khẩu do vậy sẽ liên tiếp sụt giảm cho đến khi trở về 0. Vấn đề ảnh hưởng xấu đối với kim ngạch xuất khẩu của việc tăng tỷ giá thường xuyên là chủ đề chính trên các mặt các báo chí Mỹ trước tháng 12 năm 2002. Theo thời báo The NewYork Times số ra ngày 21 tháng 12 năm 2002 thì năm 2001, việc đồng đô la Mỹ tăng giá 11% so với các đồng tiền chủ chốt như Yên Nhật đã khiến kim ngạch xuất khẩu Mỹ giảm từ 10% GDP xuống còn 7% GDP.

Bên cạnh đó, khi tỷ giá đồng nội tệ giảm xuống thì một tương lai tươi sáng lại mở ra cho các nhà xuất khẩu, do lượng ngoại tệ thu về đổi ra được nhiều ngoại tệ hơn, kim ngạch xuất khẩu tăng lên, kích thích hoạt động xuất khẩu tăng trưởng và phát triển với điều kiện các chi phí đầu vào của sản xuất hàng xuất khẩu không tăng lên tương ứng. Nhà xuất khẩu A trong ví dụ trên sẽ được lãi thay vì lỗ 200 triệu VND nếu tỷ giá giảm từ 1USD = 13000VND xuống 1USD=15000VND.

*Ảnh hưởng của biến động tỷ giá lên cơ cấu hàng xuất khẩu:

Đối với cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, các mặt hàng nông sản, thô sơ chế dường như nhạy cảm hơn đối với mọi biến động tăng, giảm của tỷ giá hối đoái so với các mặt hàng như máy móc, thiết bị toàn bộ, xăng dầu…Lý do được đưa ra nhằm giải thích cho vấn đề này đó là độ co giãn của các mặt hàng nông sản, thô sơ chế đối với giá xuất khẩu hoặc tỷ giá hối đoái áp dụng là rất cao, do đây là các mặt hàng có thể thay thế được trong khi độ co giãn của các mặt hàng máy móc, thiết bị toàn bộ, các mặt hàng không thể thay thế được như xăng, dầu … là rất thấp. Tỷ giá hối đoái tăng lên khiến giá hàng xuất khẩu bị đắt tương đối, các mặt hàng dễ bị thay thế là danh mục đầu tiên bị loại ra khỏi danh sách sử dụng của người tiêu dùng ngoại quốc và các mặt hàng này cũng sẽ mất dần tron g cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu. Giả sử người tiêu dùng Mỹ thích ăn thịt bò đóng hộp của Việt Nam được bán với mức giá 18000VND/hộp, ở mức tỷ giá 1USD=18000VND, chỉ cần 1USD là người tiêu dùng Mỹ đã có thể mua được một hộp; nay tỷ giá tăng lên 1USD=9000VND thì người Mỹ phải cần đến 2USD mới có thể có thịt bò hộp của Việt Nam trong tay. Lúc ấy, thay vì sử dụng thịt bò từ Việt Nam, họ sẽ sử dụng thịt bò của Chilê với giá rẻ hơn hoặc chuyển sang ăn thịt gà. Nếu giá VND vẫn giữ ở mức cao như vậy, cầu đối với thịt bò hộp của Việt Nam từ người dân Mỹ sẽ giảm dần và tiến tới bằng 0, trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ của Việt Nam, sẽ không còn dấu hiệu của thịt bò đóng hộp nữa. Trái lại, khi tỷ giá giảm, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu có thể sẽ trở nên phong phú hơn do tính cạnh tranh về giá, sự tăng doanh thu xuất khẩu khiến các nhà xuất khẩu đa dạng hóa mặt hàng…Đối với các mặt hàng không thể thay thế như xăng dầu thì tỷ giá có tăng hay giảm cũng hầu như không ảnh hưởng gì mấy đến cơ cấu cũng như tỷ trọng các mặt hàng này.



*Ảnh hưởng của biến động tỷ giá lên tính cạnh tranh của xuất khẩu:

Đối với cạnh tranh về giá hàng xuất khẩu, một sự tăng lên của tỷ giá nội tệ của nước này so với các đồng tiền nước khác sẽ khiến hàng hóa xuất khẩu nước này trở nên kém tính cạnh tranh do giá cả đắt hơn, ngược lại nếu giá đồng nội tệ giảm tức tỷ giá giảm sẽ khiến giá hàng xuất khẩu trở nên rẻ tương đối, tính cạnh tranh về giá tăng lên. Thập niên 70, Nhật Bản là quốc gia áp dụng thành công cạnh tranh về giá thông qua tỷ giá hối đoái để thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu, đến thập niên 80, hàng của Nhật Bản đã phủ kín Châu Âu, giành giật thị phần với thị trường Mỹ khiến xuất khẩu của Mỹ bị thu hẹp. Những năm đầu của thế kỉ 21, giá hàng nông sản Mỹ tăng mạnh, giá xuất khẩu ngô từ Mỹ sang Nhật Bản năm 2001 so với 2000 giảm 11,3% từ 16 MT xuống 14,2 MT sau khi USD tăng giá 30 % so với đồng Yên (từ 93,4 JPY/1USD lên 130,8 USD/JPY) (46). Trong cùng một thị trường tiêu thụ nếu chất lượng hàng hóa như nhau thì xu hướng chung, người tiêu dùng sẽ sử dụng sản phẩm nào rẻ hơn. Và giả sử chi phí sản xuất tại các quốc gia quy về cùng một đồng tiền là ngang nhau thì nước nào có mức giảm tỷ giá đồng tiền nước mình so với giá bản tệ của thị trường tiêu thụ lớn hơn thì tính cạnh tranh về giá của nước đó cao hơn, nước đó có cơ hội phát triển xuất khẩu nhiều hơn.

Tóm lại, giá đồng nội tệ giảm có lợi cho xuất khẩu, giá đồng nội tệ tăng ngược lại sẽ gây bất lợi. Xu hướng này hầu như đúng đối với các quốc gia thực thi chế độ tỷ giá thả nổi hoặc thả nổi có quản lý, nơi tỷ giá danh nghĩa sát hoặc tiến sát giá trị thực, còn đối với các quốc gia theo chế độ tỷ giá cố định, việc giảm, tăng tỷ giá chính là giảm, tăng tỷ giá danh nghĩa, không phải tỷ giá thực, do đó nếu một sự giảm tỷ giá mà vẫn khiến tỷ giá danh nghĩa cao hơn tỷ giá thực thì đồng nội tệ vẫn bị xem là định giá cao hơn giá trị thực, tác dụng thúc đẩy xuất khẩu sẽ không nhiều.


Каталог: luanvan -> 19123
luanvan -> Phần mở đầu Tính cấp thiết của đề tài
luanvan -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
luanvan -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
luanvan -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
luanvan -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
luanvan -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
luanvan -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
luanvan -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
luanvan -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
19123 -> Bảng danh mục các ký hiệu viết tắt

tải về 0.89 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương