Chân Ngôn Tông Nhật Bản ht thích Như Điển dịch o0o Nguồn


Chương Mười X.Kinh điển của Chân Ngôn Tông



tải về 2.3 Mb.
trang12/15
Chuyển đổi dữ liệu10.01.2018
Kích2.3 Mb.
#35966
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15

Chương Mười




X.Kinh điển của Chân Ngôn Tông

Những vị Tăng sĩ của Chân Ngôn Tông đọc tụng những kinh điển hằng ngày đa phần đều có quy định sẵn. Ngoài ra những giáo lý có nhiều loại khác nhau. Ngay cả cùng một loại kinh mà nhiều lúc cách đọc lại khác nhau, cũng có trường hợp đọc như ngâm vịnh. Muốn phân biệt những loại như thế này thật có rất nhiều thứ. Nếu muốn giới thiệu hết tất cả các loại kinh, chắc là không thể thực hiện được. Trong này đối với Đàn gia và tín đồ nên cố gắng nhớ. Hoặc giả trong số kinh gần gũi ấy cũng có nhiều; chỉ tuyển chọn ra một ít để giới thiệu.

Trước tiên đối với những người tại gia cần tụng những kinh khi hành trì. Khi ấy đến trước bàn thờ Phật của gia đình và đọc kinh theo thời gian mà mình đã ấn định trước. Cũng giống như đến tham bái nơi chánh điện của các chùa Bồ Đề cũng tụng kinh như vậy.

Việc này cũng có hai loại: Một loại từ xưa đến nay truyền lại quyển “Tại gia cần hành pháp tắc” và một quyển khác gọi là nghi thức “Cần hành” được bắt đầu từ thời Chiêu Hòa. Cả 2 quyển về nội dung đều gần giống nhau; nếu muốn dùng quyển nào để đọc tụng cũng đều được cả. Cả đoạn trên và đoạn dưới vừa đọc vừa đối chiếu với nhau để rõ nội dung của Kinh hơn.

Theo nghi lễ xưa thì nó có tính cách truyền thống. Còn nghi lễ nay lại hiểu được ý nghĩa dễ dàng hơn và gần gũi hơn với mọi người. Đây là một lợi điểm.

Bản cũ gọi “một phản” “ba phản” có nghĩa là “một lần: “ba lần”. Chỗ ghi “một phản” nghĩa là đọc một lần. Chỗ ghi “ba phản” là lặp lại 3 lần như vậy. Nên chú ý về điều này.

Còn bản mới lại ghi: “Kim nhứt đinh” hay là “Kim nhị đinh”. Ở đây có nghĩa là: điểm một tiếng chuông, điểm 2 tiếng chuông.

Lại có chữ “đầu và chữ “trợ”; đây nhằm lưu ý đến trường hợp có nhiều người đọc kinh chung. Chữ đầu có nghĩa là đầu tiên chỉ một người đọc. Còn chữ “trợ” có nghĩa là trợ âm và mọi người cùng đọc một lúc.

Đúng ra các loại Chân Ngôn Quang Minh thường thường là lập đi lặp lại đến bảy lần. Lần đầu tiên chỉ một người đọc; nhưng những lần sau đó thì cùng đọc chung.
---o0o---

X.01.Tại gia cần hành trì pháp tắc (theo nghi xả)


Đầu:

Sám hối văn (Một lần) Ngã tích sở tạo chư ác nghiệp Giai do vô thỉ tham sân si Tùng thân ngữ ý chi sở sanh Nhứt thiết ngã kim giai sám hối.

Nghĩa:

Con xưa vốn tạo các vọng nghiệp



Đều do vô thỉ tham sân si

Từ thân miệng ý phát sinh ra

Tất cả con nay xin sám hối.

Sau: Tam quy (ba lần)

Đệ tử Mỗ Giáp

Tận vị lai tế

Quy y Phật

Quy y Pháp

Quy y Tăng Nghĩa:

Đệ tử tên là …

Cho đến vị lai

Nương về Phật

Nương về Pháp Nương về Tăng

Sau: Tam cảnh (ba lần)

Đệ tử Mỗ Giáp

Tận vị lai tế

Quy y Phật cảnh

Quy y Pháp cảnh

Quy y Tăng cảnh Nghĩa:

Đệ tử tên là …

Cho đến vị lai Quy y Phật rồi

Quy y Pháp rồi

Quy y Tăng rồi

Sau: Thập thiện giới (3 lần)

Đệ tử Mỗ Giáp

Tận vị lai tế

Bất sát sanh Bất thâu đạo

Bất tà dâm

Bất vọng ngữ

Bất ỷ ngữ

Bất ác khẩu

Bất lưỡng thiệt

Bất xan tham

Bất sân si

Bất tà kiến

Nghĩa:


Đệ tử tên là …

Cho đến vị lai

Không giết hại

Không trộm cướp

Không tà dâm

Không nói dối

Không thêu dệt

Không nói ác

Không hai chiều

Không tham lam

Không sân si

Không tà kiến.

Sau: Phát Bồ Đề Tâm Chân Ngôn (3 lần)

On boo chisatta Bodahada yami.

Sau: Tam Muội Gia Giới Chân Ngôn (3 lần)

On Sanma ya sato Han

Sau: Khai kinh kệ (1 lần)

Vô thượng thậm thâm vị diệu pháp

Bách thiên vạn kiếp nan tao ngộ

Ngã kim kiến văn đắc thọ trì

Nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa.

Nghĩa:


Phật pháp cao sâu rất nhiệm mầu

Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu

Con nay nghe thấy chuyên trì tụng

Nguyện tỏ Như Lai nghĩa nhiệm mầu.

Sau: Bát Nhã tâm kinh (một lần hoặc ba lần)

Phật thuyết Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh

Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát nhã Ba la mật đa thời.

Chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhứt thiết khổ ách.

Xá Lợi Tử, sắc bất dị không, không bất dị sắc.

Sắc tức thị không, không tức thị sắc.

Thọ tưởng hành thức diệc phục như thị.

Xá Lợi Tử, thị chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm.

Thị cố không trung vô sắc, vô thọ tưởng hành thức.

Vô nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý.

Vô sắc thanh hương vị xúc pháp

Vô nhãn giới nãi chí vô ý thức giới.

Vô vô minh diệc vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận.

Vô khổ, tập, diệt, đạo

Vô trí diệc vô đắc, dĩ vô sở đắc cố.

Bồ đề tát đỏa y Bát nhã Ba la mật đa cố

Tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố,

Vô hữu khủng bố, viễn ly nhứt thiết149 điên đảo mộng tưởng,

Cứu cánh Niết bàn.

Tam thế chư Phật,

Y Bát nhã Ba la mật đa cố,

Đắc A nậu đa la Tam miệu Tam bồ đề.

Cố tri Bát nhã Ba la mật đa,

Thị đại thần chú, thị đại minh chú,

Thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú,

Năng trừ nhất thiết khổ,

Chân thật bất hư.

Cố thuyết Bát nhã Ba la mật đa chú,

Tức thuyết chú viết:

Yết đế yết đế, ba la yết đế, Ba la tăng yết đế bồ đề tát bà ha. Bát Nhã Tâm Kinh.

Nghĩa:

Phật nói kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật



Ngài Quán tự tại bồ tát

Khi thực hành sâu xa bát nhã ba la mật

Thấy được năm uẩn đều không

Qua tất cả khổ ách.

Xá lợi tử! Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc

Sắc tức là không, không tức là sắc Thọ, tưởng, hành, thức cũng đều như vậy

Xá lợi tử! Các pháp ấy không tướng

Chẳng sanh chẳng diệt, chẳng dơ chẳng sạch Chẳng tăng chẳng giảm

Cho nên trong không ấy

Không sắc, không thọ, tưởng, hành, thức

Không mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý

Không sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp

Không nhãn giới, cho đến không ý thức giới

Không vô minh, cũng không hết vô minh

Không già chết, cũng không hết già chết

Không khổ, tập, diệt, đạo

Không trí, cũng chẳng đắc

Dùng chỗ không đắc ấy

Bồ Đề Tát Đỏa

Nương vào bát nhã ba la mật đa

Tâm chẳng lo lắng

Lại chẳng lo lắng

Chẳng có sợ hãi.

Xa rời hết thảy điên đảo mộng tưởng

Đạt đến rốt ráo niết bàn.

Ba đời chư Phật nương bát nhã ba la mật đa

Được vô thượng chánh đẳng chánh giác

Nên rõ bát nhã ba la mật

Là đại thần chú, là đại minh chú

Là vô thượng chú, là vô đẳng đẳng chú

Hay trừ tất cả khổ

Chơn thật chẳng hư.

Nên nói chú bát nhã ba la mật đa

Liền nói chú rằng:

Yết đế yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế bồ đề tát bà ha.

Bát nhã tâm kinh Sau:

Quang Minh Chân Ngôn (7 lần hoặc 21 lần)

On Abokya Beiroshano Makabodara Mani Handoma Jinbara Hataharitaya Hum.

Sau: Cao Tổ Bảo Hiệu (7 lần)

Nam mô Đại Sư Biến Chiếu Kim Cang.

Sau: Hòa tán v.v…

(tiếp theo có thể tụng thêm các kinh, Đà la ni hay những hòa tán khác v.v…)

Sau: Hồi hướng (một lần)

Nguyện dĩ thử công đức

Phổ cập ư nhứt thiết

Ngã đẳng dữ chúng sanh

Giai cộng thành Phật đạo.

Nghĩa:


Nguyện đem công đức này

Hướng về khắp tất cả Đệ tử và chúng sanh

Đều trọn thành phật đạo.

Tiếp theo sau đây muốn giới thiệu sơ qua về “Lý thú tam muội”. Đây là một trong những kinh điển căn bản của Chân Ngôn Tông. Gọi đủ là: “Đại Lạc Kim Cang Bất Không Chân Thật Tam Ma Gia Kinh. Bát Nhã Ba La Mật Đa Lý Thú Phẩm”. Gọi tắt là: Kinh Bát Nhã Lý Thú, lại cũng còn gọi là: “Lý Thú Kinh”. Khi đọc tụng Kinh này để hoan hỷ được sanh về thế giới giác ngộ.

Đồng thời đối với nghi lễ này, trước và sau khi tụng kinh đều có tán150 . Phần giới thiệu ở đây sẽ đề cập đến: Trình cúng, lý thú kinh, hậu tán và hồi hướng theo thứ tự như vậy. Đây là hình thức cơ bản có tính cách tiêu chuẩn nhất. Kinh này cũng được dùng đến hằng ngày khi có lễ tại nhà hay chùa, là nghi lễ tán thán Đức Bổn Tôn. Hay lễ cúng Sư Phụ ta thường hay cử hành nghi lễ này để cầu nguyện được chóng thành Phật quả.

Lại nữa, còn phần phụ thêm những bài xướng lễ gọi là: “Xướng lễ phụ lý tam muội” hay “Bối”151 , “Tán Hoa Đối Dương”. Như vậy gọi là: “Nhị pháp yếu phụ lý tam muội”. Nghi lễ này có thể thực hiện khi cúng cho Thầy mình hay cúng Đại Thí Ngạ Quỷ hoặc giả cũng có thể dùng để cúng cho việc hồi hướng chung các tiên vong tinh linh tại nhà của những đàn gia.

Khi tụng kinh để khai nhãn cho Mạn Trà La cũng có thể cử hành “Lý Thú Tam Muội” này và gọi là “Đại Mạn Trà La cúng”. Đồng thời những lễ lộc như lạc thành chánh điện hay làm lễ đón mừng ngày kỷ niệm của Tổ Khai Sơn v.v… cũng có thể đọc tụng những kinh này.

Tóm lại, trọng tâm của những buổi lễ như trên là tụng kinh “Lý Thú”. Trên thực tế, thì Kinh này không riêng dạy cho Đàn na thông thường để có thể đọc được. Ngay cả học Tăng khi mới làm lễ xuất gia cũng chỉ cho đọc phần đơn giản. Vì sao mà khó khăn quá vậy? Vì Kinh này nói ra ở cảnh giới giác ngộ, nên không thể giải thích một cách tỉ mỉ được. Đó là lý do chính. Đồng thời đối với các Đàn Gia dẫu cho có tham gia những nghi lễ nầy đi nữa cũng không thể tụng kinh kịp các vị Sư Tăng. Nên ngồi yên lặng ở chánh điện, để chỉ nghe kinh mà thôi, thỉnh thoảng đến đốt nhang, chắp tay và chỉ thuần là việc lắng nghe mà thôi. Nghe cũng giống như một cuộc đại hòa tấu vậy. Nếu có được một cảm giác an lạc nào đó, cũng đủ lắm rồi.

Gần đây có một số sách viết và giải thích về “lý thú kinh” có phát hành tại các nhà sách. Đồng thời nhân những cơ hội lễ lộc ấy các vị giáo thọ sư152 cũng có giải thích Kinh này một cách rõ ràng tại một số chùa.

Dầu cho khi nghe giảng chẳng hiểu toàn bộ đi chăng nữa thì cũng có thể hiểu một phần nào nội dung của kinh, và việc có ý đi tham dự những buổi giảng như vậy cũng quí hóa lắm rồi. Phần bên trên đọc kinh theo âm chữ Hán và phần bên dưới có thể tham khảo thêm theo cách dịch ngôn ngữ trong hiện đại153 .

Việc giải thích Kinh lý thú này như trên đã giải bày là vào năm rồi tại Cao Dã Sơn có cho xuất bản tập “Hòa Văn Kinh điển” do “Hội nghiên cứu kinh điển Chân Ngôn Tông Mật Giáo” dịch, cho đăng tải và ở đây chỉ giới thiệu một phần sự liên hệ đó, và bút giả rất thâm tạ việc này ở đây.

---o0o---



X.02.Lý Thú Tam Muội (Nguyên Văn Chữ Hán)

Trình cúng:

Án Phược Nhựt La Tát Đát Phược Tô Nghiệt La Hạ

Phược Nhựt La La Hằng Nẳng Ma Đổ Đát Lãm

Phược Nhựt Đạt Ma Nga Dạ Na Phược Nhựt La Yết Ma Ca Lô Bà Phược.

(Dịch ý câu chú này theo nghĩa như sau: Mong Ngài Kim Cang Tát Đỏa nhiếp thọ con, với bảo hiệu bình đẳng tánh. Đây là những lời ca vịnh, tán thán vị Thánh và sự nghiệp cứu giúp ấy trở nên không giới hạn).


---o0o---

X.03.Lý Thú Kinh

(Khuyến thỉnh) Quy mạng Tỳ Lô Giá Na Phật

Vô nhiễm vô trước chơn lý thú

Sanh sanh trực ngộ vô tướng giáo thế thế trì tụng bất vọng niệm bổn tôn giới hộ tăng pháp lạc.

Nghĩa:

Kính lễ Tỳ Lô Giá Na Phật



Không nhiễm, không dính, chân lý thú đời đời gặp được vô tướng giáo kiếp kiếp trì tụng, chẳng quên sót bổn tôn giới, gặp vui thêm pháp.

(Kinh đề)

Đại Lạc Kim Cang Bất Không chơn thật Ma Na Kinh Bát

Nhã Ba La Mật Đa Lý Thú Phẩm (Bổn văn, tiền đoạn lược)

Bồ Tát Thắng Huệ giả

Nãi chí tận sanh tử hằng tác chúng sanh lợi nhi bất thú

Niết Bàn Bát Nhã cập phương tiện

Trí độ tất gia trì

Chư pháp cập chư hữu

Nhứt thiết giai thanh tịnh

Dục đẳng điều thế gian

Lãnh đắc tịnh trừ cố

Hữu đảnh cập ác thú

Điều phục tận chư hữu

Như liên thể bổn nhiễm

Bất vi cấu sở nhiễm

Chư dục tánh diệc nhiễm

Bất nhiễm lợi quần sanh

Đại dục đắc thanh tịnh

Đại an lạc phú nhiêu

Tam giới đắc tự tại

Năng tác kiên cố lợi.

Kim cang Thủ nhược hữu văn thử

Bổn sơ Bát Nhã Lý thú

Nhựt nhựt thìn triêu hoặc tụng hoặc thính

Bỉ hoạch nhứt thiết an lạc duyệt ý.

Đại Lạc Kim Cang Bất Không Tam Muội

Cứu cánh tất địa

Hiện thế hoạch đắc

Nhứt thiết pháp tự tại duyệt lạc

Dĩ thập lục Đại Bồ Tát sanh

Đắc ư Như Lai

Chấp Kim Cang vị

Hồng


Nhĩ thời nhứt thiết Như Lai

Cập trì Kim Cang Bồ Tát Ma Ha Tát đẳng

Giai lai tập hội dục lịnh thử pháp

Bất không vô ngại tốc thành tựu cố

Hàm cộng xưng tán

Kim Cang Thủ ngôn

Nghĩa:

(Bản văn chính - bỏ bớt đoạn trước)



Ngài Bồ Tát Thắng Huệ

Cho đến hết sanh tử

Thường lợi lạc chúng sanh

Mà chẳng vui Niết Bàn

Bát Nhã cùng phương tiện

Trí độ đều gia trì

Các pháp và các cõi

Tất cả đều thanh tịnh

Muốn điều phục thế gian

Làm cho được sạch đẹp

Hữu đảnh và ác thú

Điều phục hết các cõi

Như hoa sen chẳng nhiễm

Chẳng bị dơ làm bẩn

Các dục tánh cũng vậy

Chẳng nhiễm lợi quần sanh

Dục lớn được thanh tịnh

An lạc lớn giàu mạnh

Ba cõi được tự tại

Hay làm lợi kiên cố

Kim Cang Thủ nếu nghe điều nầy

Bổn sơ Bát Nhã Lý Thú

Mỗi ngày sáng sớm, hoặc tụng hoặc nghe

Người ấy được tất cả ý vui an lạc

Đại lạc Kim Cang Bất Không Tam Muội Rốt ráo các địa.

Hiện đời đạt được

Tất cả pháp lạc tự tại

Dùng thân 16 vị Đại Bồ Tát

Được sanh nơi Như Lai

Địa vị chấp Kim Cang Hồng

Lúc bấy giờ tất cả Như Lai

Cùng trì Kim Cang Bồ Tát Ma Ha Tát

Tất cả vân tập đều muốn nhận pháp này

Bất không vô ngại mau thành tựu.

Cùng nhau xưng tán

lời Kim Cang thủ

Chữ: (tán thán)

Thiện tai thiện tai đại Tát Đỏa

Thiện tai thiện tai đại an lạc

Thiện tai thiện tai Ma Ha Diễn

Thiện tai thiện tai đại trí huệ

Thiện năng diễn thuyết thử pháp giáo

Kim Cang Tu Đa La gia trì

Trì thử tối thắng Giáo Vương giả

Nhứt thiết chư ma bất năng hoại

Đắc Phật Bồ Tát Tối Thắng vị

Ư chư Tất Địa đương bát cửu

Nhứt thiết Như Lai cập Bồ Tát

Cộng tác như thị thắng thuyết dĩ

Vi lệnh trì giả tất thành tựu

Giai đại hoan hỷ tín thọ hành.

(hợp sát)

Tỳ Lô Giá Na Phật Tỳ Lô Giá Na Phật

Tỳ Lô Giá Na Phật Tỳ Lô Giá Na Phật

Tỳ Lô Giá Na Phật Tỳ Lô Giá Na Phật

Tỳ Lô Giá Na Phật Tỳ Lô Giá Na Phật

Nghĩa: (tán thán ca ngợi)

Lành thay lành thay Đại Tát Đỏa

Lành thay lành thay đại an lạc

Lành thay lành thay trí Bát Nhã

Lành thay lành thay trí huệ lớn

Lành thay diễn nói giáo pháp này

Kim Cang Tu Đa La gia trì

Người trì Tối Thắng Giáo Vương này

Tất cả các ma chẳng thể phá

Được Phật Bồ Tát nơi tối thắng

Ở nơi các địa gần chẳng xa

Tất cả Như Lai và Bồ Tát

Cùng nói pháp tối thắng

Khiến cho người trì đều thành tựu

Đều vui mừng lớn, tin làm theo. (cùng niệm Phật)

Tỳ Lô Giá Na Phật Tỳ Lô Giá Na Phật

Tỳ Lô Giá Na Phật Tỳ Lô Giá Na Phật

Tỳ Lô Giá Na Phật Tỳ Lô Giá Na Phật

Tỳ Lô Giá Na Phật Tỳ Lô Giá Na Phật

Hậu tán (Phật tán)

Ma ha ca lô ni kiền nẫm tham

Xá sa đa lam tát phược phục nam bổn an na địa phú na đà lam bát la noa ma nhị hằng tha nghiệt đam.

Chữ: Hồi hướng

Sám hối tùy hỷ khuyến thỉnh phước

Nguyện ngã bất thất bồ đề tâm

Chư Phật Bồ Tát diệu chúng trung

Thường vi thiện hữu bất quyến xả

Ly ư bát nạn sanh vô nạn

Túc mệnh trụ trí trang nghiêm thân

Viễn ly ngu mê cụ bi trí

Tất năng mãn túc Ba La Mật

Phú lạc phong nhiêu sanh thắng tộc

Quyến thuộc quảng đa hằng thức thạnh

Tứ vô ngại biện, thập tự tại

Lục thông chư thiền tất viên mãn

Như Kim Cang tràng cập Phổ Hiền

Nguyện tán hồi hướng diệc như thị

Quy mệnh đảnh lễ đại bi Tỳ Lô Giá Na Phật

Nghĩa: Hồi hướng

Sám hối vui theo phước khuyến thỉnh

Nguyện con chẳng mất Bồ Đề tâm

Chư Phật Bồ Tát trên tất cả

Thường vì bạn lành chẳng bỏ quên

Lìa nơi tám nạn154 sanh vô nạn

Đầy đủ lục trí, trang nghiêm thân

Xa lìa ngu mê, đủ bi trí

Đều được viên mãn ba la mật

Giàu vui lịch lãm sanh tộc lớn

Quyến thuộc đông nhiều sung thạnh thêm

Bốn vô ngại biện155 mười tự tại 156

Lục thông, các thiền đều vô ngại

Như long Kim Cang cùng Phổ Hiền

Nguyện xin hồi hướng đều như nguyện.

Cúi đầu đảnh lễ Đại Bi Tỳ Lô Giá Na Phật.

Sau đây xin giới thiệu về “Thánh Linh Hồi Hướng”. Tụng Chân Ngôn và Đà La Ni này nhằm tạo công đức và tiêu diệt tội chướng cho người mất, cầu nguyện người mất chứng thành Phật quả.

Chân Ngôn này mang ý nghĩa chơn thật của Như Lai. Khi thành tâm tụng đọc, phiền não nghiệp chướng sẽ tiêu trừ và thân tâm được thanh tịnh viên mãn. Lại nữa Đà La Ni xưa dịch là Tổng Trì, nghĩa là những lời nói của Như Lai, trong mỗi chữ mỗi câu bao gồm và gìn giữ vô lượng nghĩa lý giáo pháp.

Chân Ngôn và Đà La Ni chung cuộc đều giống nhau và không thể phân biệt được nội dung hai loại này. Loại nào cũng dùng cách đọc bằng âm chữ Phạn. Nói chung các loại Đà la ni thường dài và Chân Ngôn thì ngắn hơn. Đó là điểm đặc trưng vậy.

Đặc biệt, tất cả Chân Ngôn và Đà La Ni sẽ giúp người mất tội chướng tiêu trừ và phước trí được tăng trưởng. Từ xưa đến nay không gì hơn “A Di Đà Đà La Ni” và “Quang Minh Chân Ngôn” cả.


---o0o---

X.04.Thánh Linh Hồi Hướng

A Di Đà Như Lai Căn Bản Đà La Ni (1 lần hoặc 3 lần)

Nouboo Aratannoo tarayaaya

Noumaku ariya mitaabaaya

Tatagyataya aragatei sanmyaku

Sanboodaya tanyata

On amiritei

Amirito dohanbei

Amirita gyarabei

Amirita sattei

Amirita teisei

Amirita bikirandei

Amirita bikiranda gyaminei

Amirita gyagyanoo kichikyarei

Amirita Dondobi Sobarei

Saraba Arata Satanei

Saraba Kyarama Kirei shakisha Yoo kyarei sowaka.

Dịch nghĩa theo lối phiên âm và ý tiếng Nhật

A Di Đà Như Lai Căn Bản Đà La Ni Con xin quy y Tam Bảo vị Thánh A Di Đà (vô lượng quang minh, vô lượng thọ mệnh)

Bậc Như Lai với Đức của vị Thánh.

Con xin kính lễ bậc chánh đẳng chánh giác.

Cam Lồ Tôn

Cam Lồ Sở Sanh Tôn

Cam Lồ Thai Tạng Tôn

Cam Lồ Thành Tựu Tôn

Cam Lồ Uy Quang Tôn

Cam Lồ Thần Biến Tôn

Cam Lồ Đằng Dược Tôn

Cam Lồ Quảng Thiệt Tôn

Cam Lồ Hảo Âm Tôn

Tất cả nghĩa lợi thành tựu tôn

Tất cả nghiệp chướng tiêu trừ tôn

Được thành tựu. Phổ Minh Chân Ngôn (7 lần hoặc 21 lần)

On (Thánh ngữ)

Abogya (Bất không)

Beiroshyanoo (Biến chiếu)

Makabodara (Đại Ấn)

Mani (Bảo Châu)

Handoma (Liên Hoa)

Jinbara (Quang Minh)

Haraharitaya (Chuyển hoán)

On (Thánh ngữ)

Bảo hiệu (mỗi danh xưng tụng 3 lần hay bảy lần)

Nam Mô Bổn Tôn Giới Hội

Nam Mô Lưỡng Bộ Giới Hội

Nam Mô Đại Sư Biến Chiếu Kim Cang

Hồi hướng tinh linh (pháp danh)

Nam Mô pháp giới vạn linh.

Chữ:

Phổ Hồi hướng



Nguyện dĩ thử công đức

Phổ cập ư nhứt thiết

Ngã đẳng dữ chúng sanh

Giai cộng thành Phật đạo.

Nghĩa:

Nguyện đem công đức này



Hướng về khắp tất cả

Đệ tử và chúng sanh

Đều trọn thành Phật đạo.

Phần hồi hướng cho tinh linh như trên đã xong. Nếu nói Chân Ngôn và Đà La Ni là việc lợi ích thì đây là những bài kinh khá đầy đủ.

Thế nhưng trong trường hợp những Đàn Gia tự đọc tụng thì nên nhờ vị Thầy hồi hướng, nếu chỉ riêng phần này thì quá đơn giản. Đầu tiên đọc tụng cúng dường “Lý Thú Kinh” “Trình Cúng” rồi “Lý Thú Kinh” như những trang trước về Đức Bổn Tôn. Sau đó hồi hướng đến tinh linh tiếp theo. Trong trường hợp nầy không dùng “Phổ Hồi Hướng” mà đối với “Lý Thú Tam Muội” thì dùng “Hồi Hướng”.

Khi hồi hướng việc cúng giỗ thì đọc tiếp “Quang Minh Chân Ngôn”. Lúc ấy có thể đọc tụng thêm Chân Ngôn 13 vị Phật nữa. Bây giờ nếu cúng giỗ và tụng Chân Ngôn của 13 vị Phật thì theo thứ tự như sau:

Thập Tam Phật Chân Ngôn

Sơ thất: Bất Động Minh Vương

Noomaku samanda Bazaradan Kan

Nhị thất: Thích Ca Như Lai

Noomaku Samanda Bodanan Haku

Tam thất: Văn Thù Bồ Tát

On arahashanoo

Tứ thất: Phổ Hiền Bồ Tát

On sanmaya satoban

Ngũ thất: Địa Tạng Bồ Tát

On kakaka Bisanmabi Sowaka

Lục thất: Di Lặc Bồ Tát

On Baitareiya Sowaka

Chung thất: Dược Sư Như Lai

On Korokoro Sendari Matoogi Sowaka

Bách nhựt: Quan Âm Bồ Tát

On Arorikiya Sowaka

Giỗ năm đầu: Thế Chí Bồ Tát

On sansansanzaku Sowaka

Giỗ lần thứ ba: Di Đà Như Lai

On amirita Teiseikara Un

Giỗ lần thứ bảy: A Súc Như Lai

On akishubiya Un

Giỗ lần thứ 13: Đại Nhựt Như Lai (Kim Cang Giới) On bazaradato Ban

Giỗ lần thứ 17: Đại Nhựt Như Lai (Thai Tạng Giới) A Bi Ra Un Ken

Giỗ lần thứ 33: Hư không Tạng Bồ Tát On Bazara Aratannouon Taraku Sowaka.

Dưới đây xin thêm một thí dụ về quy tắc pháp “Kỳ nguyện” để chấm dứt phần giới thiệu về Kinh.

Gọi là kỳ nguyện hay kỳ đảo, có nghĩa là muốn thoát khỏi những hành vi mê tín. Phải nhận chân sâu sắc theo cội nguồn của tôn giáo về việc này, đây không phải việc tầm thường. Nguyên chữ kỳ nguyện xuất phát từ tôn giáo. Mỗi ngày ta phải cảm tạ ân huệ và cầu nguyện luôn để được hưởng sự gia hộ. Đây chính là lòng nhiệt thành của người có tín tâm nơi tôn giáo.

Thật ra không phải chỉ cầu nguyện riêng cho hạnh phúc của mình, mà còn cầu cho hạnh phúc của người khác nữa. Hoặc giả cũng không phải chỉ cầu cho những người đang sống, mà còn cầu nguyện cho những người đã mất, được sanh về cõi tốt đẹp hơn. Như vậy chắc chắn tấm lòng ấy không phải là ích kỷ mà có thể nói rằng đây là tinh thần cao cả của người theo Phật Giáo Đại Thừa.

Do đó đối với những Tự Viện của Chân Ngôn Tông thường hay tổ chức kỳ đảo Hộ Ma, mà trong kinh Đại Bát Nhã cũng hay đưa ra nhiều thí dụ về việc cầu nguyện như vậy. Đồng thời cũng có Đàn Gia hay tín đồ mời chư Tăng đến nhà để làm lễ “Chánh Ngũ Cửu”; hoặc khi xây nhà mới, làm lễ cầu nguyện cho giao thông an toàn. Những việc như vậy không phải là việc xa lạ gì lắm.

Ở đây xin giới thiệu một ví dụ về lễ Đại Bát Nhã và Hộ Ma tại chùa. Hay khi tụng Kinh hoặc các lễ nghi kỳ nguyện tại gia khác, chắc hẳn cũng phải đọc Kinh như vậy.

Người ta thường tụng: “Kinh Tích Trượng” “Kinh Bất Động” hay “Kinh Quan Âm”. Sau đây xin lần lượt giới thiệu một số kinh ngắn gọn làm căn bản cho việc nầy.

Cửu Điều Tích Trượng

(Nguyên văn)

Chữ:

Thủ chấp Tích Trượng



Đương nguyện chúng sanh

Thiết đại thí hội

Thị như thật đạo

Cúng dường Tam Bảo

Thiết đại thí hội

Thị như thật đạo

Cúng dường Tam Bảo

(Tam chấn)

Nghĩa:

Tay cầm tích trượng



Cầu cho chúng sanh

Thích hội thí đây

Là đạo chơn thật

Cúng dường Tam Bảo

Lập hội thí này

Là đạo chơn thật

Cúng dường Tam Bảo

(Dộng Tích Trượng ba lần)

Chữ:

Dĩ thanh tịnh tâm



Cúng dường Tam Bảo

Phát thanh tịnh tâm

Cúng dường Tam Bảo

Nguyện thanh tịnh tâm

Cúng dường Tam Bảo

(Nhị chấn)

Nghĩa:

Dùng tâm thanh tịnh



Cúng dường Tam Bảo

Phát tâm thanh tịnh

Cúng dường Tam Bảo

Nguyện thanh tịnh tâm

Cúng dường Tam Bảo

(Dộng tích trượng hai lần)

Chữ:

Đương nguyện chúng sanh



Tác thiên nhơn sư

Hư không mãn nguyện

Độ khổ chúng sanh

Pháp giới vi nhiễu

Cúng dường Tam Bảo

Trực ngộ chư Phật

Tốc chứng Bồ Đề

(Nhị chấn)

Nghĩa:

Cầu cho chúng sanh



Làm Thầy trời người

Nguyện cùng hư không

Chúng sanh khổ hết

Pháp giới chung quanh

Cúng dường Tam Bảo

Gặp được chư Phật

Mau chứng Bồ Đề

(Dộng tích trượng hai lần)

Chữ:

Đương nguyện chúng sanh



Chơn đế tu tập

Đại từ đại bi

Nhứt thiết chúng sanh

Tục đế tu tập

Đại từ đại bi

Nhứt thiết chúng sanh

Nhứt thiết tu tập

Đại từ đại bi

Nhứt thiết chúng sanh

Cung kính cúng dường

Phật bảo Pháp bảo Tăng bảo

Nhứt thiết Tam Bảo

(nhị chấn)

Nghĩa:


Cầu cho chúng sanh

Tu tập chơn đế

Đại từ đại bi

Hết thảy chúng sanh

Tu tập tục đế

Đại từ đại bi

Hết thảy chúng sanh

Tu tập hết thảy

Đại từ đại bi

Hết thảy chúng sanh

Kính lễ cúng dường

Phật – Pháp Tăng bảo

Tam Bảo hơn cả.

(Dộng tích trượng hai lần)

Chữ:

Đương nguyện chúng sanh



Đàn Ba La Mật

Đại từ đại bi

Nhứt thiết chúng sanh

Thi La Ba La Mật

Đại từ đại bi

Nhứt thiết chúng sanh

Sằn Đề Ba La Mật

Đại từ đại bi

Nhứt thiết chúng sanh

Tỳ Lê Gia Ba La Mật

Đại từ đại bi

Nhứt thiết chúng sanh

Thiền Na Ba La Mật

Đại từ đại bi

Nhứt thiết chúng sanh

(Nhị chấn)

Nghĩa:

Cầu cho chúng sanh



Bố thí rốt ráo

Đại từ đại bi

Tất cả chúng sanh

Trì giới rốt ráo

Đại từ đại bi

Tất cả chúng sanh

Nhẫn nhục rốt ráo

Đại từ đại bi

Tất cả chúng sanh

Tinh tấn rốt ráo

Đại từ đại bi

Tất cả chúng sanh

Thiền định rốt ráo

Đại từ đại bi

Tất cả chúng sanh

Trí tuệ rốt ráo

Đại từ đại bi

Tất cả chúng sanh

(Dộng tích trượng hai lần)

Chữ:


Đương nguyện nhứt thiết

Thập phương nhứt thiết

Vô lượng chúng sanh

Văn Tích Trượng thinh

Giải đải giả tinh tấn

Phá giới giả trì giới

Bất tín giả lệnh tín

Xan tham giả lệnh tín

Sân si giả từ bi

Ngu si giả trí tuệ,

Kiêu mạn giả cung kính

Phóng dật giả nhiếp tâm

Cụ tu vạn hạnh

Tốc chứng Bồ Đề

(Nhị chấn)

Nghĩa:


Cầu cho chúng sanh

Tất cả mười phương

Vô lượng chúng sanh

Khi nghe tích trượng

Giải đải liền siêng năng

Phá giới liền giữ giới

Chẳng tin làm cho tin

Tham lam khiến bố thí

Sân si lại từ bi

Ngu si thêm trí tuệ

Kiêu mạn lại cung kính

Buông lung hay nhiếp tâm

Đều tu vạn hạnh

Mau chứng Bồ Đề

(Dộng tích trượng hai lần)

Chữ:


Đương nguyện chúng sanh

Thập phương nhứt thiết

Tà ma ngoại đạo

Võng lượng quỷ thần

Độc thú độc long

Độc trùng chư loại

Văn tích Trượng thinh

Tồi phục độc hại

Phát Bồ Đề Tâm

Cụ tu vạn hạnh

Tốc chứng Bồ Đề

(Nhị chấn)

Nghĩa:

Cầu cho chúng sanh



Tất cả mười phương

Tà ma ngoại đạo

Yêu quái quỷ thần

Thú độc rồng độc

Trùng độc các loại

Khi nghe tích trượng

Xua đuổi độc hại

Phát tâm Bồ Đề

Đầy đủ vạn hạnh

Mau chứng Bồ Đề

(Dộng tích trượng 2 lần)

Chữ:


Đương nguyện chúng sanh

Thập phương nhứt thiết

Địa ngục ngạ quỷ súc sanh

Bát nạn chi xứ

Thọ khổ chúng sanh

Văn tích trượng thinh

Tốc đắc giải thoát

Hoặc, si nhị chướng

Bách bát phiền não

Phát Bồ Đề Tâm

Cụ tu vạn hạnh

Tốc chứng Bồ Đề

(Nhị chấn)

Nghĩa:


Cầu cho chúng sanh

Tất cả mười phương

Địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh

Khắp nơi tám nạn

Chúng sanh khổ sở

Khi nghe tích trượng

Mau được giải thoát

Hoặc, si hai chướng

Trăm tám157 phiền não

Phát Bồ Đề Tâm

Đều tu vạn hạnh

Mau chứng Bồ Đề

(Dộng tích trượng hai lần)

Chữ:


Quá khứ chư Phật

Chấp trì tích trượng

Dĩ thành Phật

Hiện tại chư Phật

Chấp trì tích trượng

Hiện thành Phật

Chấp trì tích trượng

Đương thành Phật

Cố ngã khể thủ

Chấp trì tích trượng

Cúng dường Tam Bảo

Cố ngã khể thủ

Chấp trì tích trượng

Cúng dường Tam Bảo

(tam chấn)

Nghĩa:


Chư Phật quá khứ

Cầm giữ Tích Trượng

Đã thành Phật rồi

Hiện tại chư Phật

Cầm giữ Tích Trượng

Hiện đang thành Phật

Chư Phật vị lai

Cầm giữ Tích Trượng

Sẽ được thành Phật

Nên con cúi đầu

Cầm giữ Tích Trượng

Cúng dường Tam Bảo

(Dộng Tích Trượng ba lần)

Chữ:


Nam Mô cung kính cúng dường

Tam Tôn giới hội

Cung kính cúng dường

Hiển Mật Thánh giáo

Ai mẫn nhiếp thọ

Hộ trì đệ tử

Nghĩa:

Chí thành cung kính cúng dường



Tam Tôn giới hội

Thành kính cúng dường

Hiển, Mật Thánh giáo

Xót thương nhận cho

Hộ trì cho con

Kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa

(Dịch theo lối văn hiện đại của Nhật Bản)

Phật nói kinh căn bản giác ngộ đạt đến hoàn toàn trí tuệ nơi bờ kia một cách vĩ đại

Đức Quan Thế Âm Bồ Tát khi thực hành Tam Mật, tu sâu xa hoàn toàn bằng trí tuệ, Ngài thấy rõ được rằng: Năm yếu tố cấu thành thân tâm của con người trên thực thể không có tính cách cố định, cùng hỗ tương với nhau, duy trì chi phối để được tồn tại. Tất cả đều không ngoại trừ sự khổ.

Nầy Xá Lợi Tử! Hình thức cuộc đời nầy tất cả đều không có thực thể. Bởi vì thực thể không có; nên hình thức ấy chỉ tồn tại trong giây lát và tuy là có hình dáng đó; nhưng thực thể của nó lại không. Thật thể không ấy trở thành có hình tướng; sự cấu tạo gồm: cảm giác, tưởng nghĩ, ý chí, nhận thức v.v… và tâm cũng giống như vậy. Nó không thực thể cố định, hỗ tương với nhau để duy trì sự sống, không thay đổi.

Nầy Xá Lợi Tử! Bởi vì không có chơn tướng của thật thể; nên sự tồn tại trong đời nầy là hiện tượng. Nguyên thủy của nó không có sanh ra, lại chẳng có mất đi; lại chẳng có dơ cũng không có sạch; cũng không tăng mà cũng chẳng giảm.

Cho nên nếu đứng từ điểm không có thật thể ấy thì hình thức (vật chất) cũng không, cảm giác và tưởng niệm, ý chí và nhận thức, ngay cả tâm (tinh thần) cũng chẳng có gì cả. Ngoài ra thức của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý cùng cảm giác khí quản (sáu căn) lại cũng không.

Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp là đối tượng (sáu trần) cũng không. Từ đó những loại nầy nhận lấy nhãn thức cho đến ý thức, gồm 6 nhận thức chủ tể (sáu thức) cũng không. Nói chung từ lãnh vực của mắt đến lãnh vật của ý thức gồm 18 lãnh vực (6 căn, 6 cảnh, 6 thức thành 18 giới) đều không.

Lại cũng chẳng có căn bản của sự vô minh, cũng không có cái cuối cùng của vô minh. Lại từ căn bản của vô minh cho đến lập lại 12 nhơn duyên và cho đến lão tử (12 nhân duyên) ấy cũng không có già chết, lại cũng chẳng có tận cùng của sự già chết.

Đã không có khổ thì nguyên nhân cũng không. Nếu khổ chẳng có thì phương pháp “Tứ đế” cũng không.

Không có đã rõ biết thì việc ấy cũng không có nữa. Thực thể không; cho nên việc đạt tới chân tướng ấy cũng không.

Người tu hành cầu giác ngộ vì hoàn toàn nương vào việc tu trí huệ; nên tâm chẳng lo sợ, vì không lo sợ nên chẳng có gì sợ hãi.

Cuối cùng suy nghĩ xa lìa những loại ấy, thì rốt ráo có thể an trụ được nơi cảnh giới giải thoát.

Trải qua quá khứ, hiện tại và tương lai những người dùng mắt để thấy chơn chánh và tất cả đều hoàn toàn nương theo trí tuệ, thì không có gì trên hết việc rõ biết những điều chơn thực ấy.

Do vậy nên biết rằng việc hoàn toàn nương vào trí tuệ để tu, thì đây là một Chân Ngôn vĩ đại, một Chân Ngôn giác ngộ to lớn và không có Chân Ngôn nào trên cả. Không có Chân Ngôn nào có thể so sánh được. Cho nên có thể trừ được tất cả khổ, chơn thật, không hư ngụy.

Do vậy cuối cùng thuật lại Chân Ngôn của việc hoàn toàn nương theo trí tuệ ấy. Chân Ngôn như sau: “Hãy đến! (các vị Thanh Văn! Người người hãy đến nghe Phật thuyết pháp! Hãy đến đây).

Hãy đến: (các vị Duyên Giác! Phật sẽ khai ngộ cho những người có duyên với Phật ! Hãy đến).

Đến bên kia bờ (Các vị Bồ Tát! Hãy tự mình cùng những người khác, mọi người hãy cùng tỏ ngộ! Hãy đến bờ bên kia )

Bờ bên kia đã đến rồi (Nầy các bạn của Chân Ngôn! Và những người cùng đi trên con đường của Phật! Hãy đến trước bờ bên kia!)

Hãy giác ngộ! cùng hạnh phúc (Tất cả cùng giác ngộ và qua bên kia bờ. Hãy giác ngộ! cùng hạnh phúc) để hoàn thành trí tuệ. Kinh này là căn bản của sự giác ngộ.

Chư Chân Ngôn

Phật nhãn

On Bodaroshani Sowaka

Cúi đầu trước Bổn Tôn của Kim Cang giới ! Đại Nhựt Tôn

Thai Đại Nhựt

A Bi La Un Ken

Bản thể của vũ trụ gồm 5 đại là: đất, nước, lửa, gió, không khí.

Thai Tạng Đại Nhựt Tôn .

Bất Động

Noomaku Samanda Bazaradan Senda Makaroshada Sowataya un Tarat Kanman.

Xin quy y tất cả các vị Kim Cang, đặc biệt hiện ra tướng bạo ác đại phẩn nộ để chiến đấu với phiền não và ác ma. Ngài Bất Động Minh Vương.

Giáng Tam Thế

On Sobanisoba Un Bazara Un Hatta.

Quy y với Hàng Tam Thế Minh Vương, đầy đủ Kim Cang lực, để phá hủy các ma phẩn nộ.

Quân Trà La

On Amiritei Un Hatta

Quy y Đức Cam Lồ Quân Trà Lợi Minh Vương!

Phá dẹp những ma phẩn nộ.

Đại uy Đức

On Shuchiri Kyararoha Un Ken Sowaka

Quy y vị có hình màu đen đáng sợ hãi, là bậc Đại Uy Đức Minh Vương! Cầu cho được thành tựu hạnh phúc.

Kim Cang Dạ Xoa

On Bazara Yakisha Un

Quy y Đấng Kim Cang Dạ Xoa Minh Vương!

Xin hàng phục các ác ma.

Đại Kim Cang luân

Noomaku Shutchiriya Jibikyanan Tatagyatanan An Biragi Makashakyara Bajiri Tarai Bitamani Sanhanzani Taramachi Shitta Giriya Taran Sowaka .

Xin quy y tất cả ba đời chư Phật, vô cấu, thật là vô cấu, Đại luân Kim Cang Tam Muội thật kiên cố, thật là kiên cố, dũng kiện, thật là dũng kiện. Ở đời để giúp đời. Bậc cứu thế trừ dứt những cấu uế và phá bỏ hết! Hãy giúp cho con người được thành tựu trí tuệ tối thượng!

Nhứt tự luân quán

Noowaku Samanda Bodanan Boron

Xin quy y tất cả chư Phật! Nhứt tự Kim Luân Tôn. Hậu Dạ Kệ

Chữ:

Bạch chúng đẳng các niệm



Thử thời thanh tịnh kệ

Chư pháp như ảnh tượng Thanh tịnh vô hà uế

Thủ thiết bất khả đắc

Giai tòng nhơn nghiệp sanh

Nghĩa: Kệ sau đêm

Thưa cùng đại chúng nhớ

Lúc nầy thật thanh tịnh

Các pháp như hình ảnh Thanh tịnh chẳng tỳ vết

Nắm giữ lại chẳng được Đều do duyên nghiệp sanh.
---o0o---

X.05.Những sách tham khảo chính yếu

Mật Giáo Phật Giáo sử của Mai vĩ Tường Vân trước tác, Đại Học Cao Dã Sơn xuất bản Hoằng Pháp Đại Sư Không Hải do Sơn Bổn Trí Giáo, (Đại diện) biên soạn - Giảng Đàm Xã xuất bản (Châu thức hội xã)

Hoằng Pháp Đại Sư Không Hải do Tùng Vĩnh Hữu Khanh soạn lại - Mỗi Nhựt Tân văn xã xuất bản.

Hoằng Pháp Đại Sư Không Hải Toàn Tập - gồm 8 quyển do Cung Phản Hào Thắng (Đại diện) biên soạn – Trúc Ma Thơ Phòng ấn hành.

Hoằng Pháp Đại Sư truyện do Gia Đằng Tinh Nhứt biên soạn – Chân Ngôn Tông Phong Sơn Phái Tông Vụ Sảnh ấn hành.

Tất cả về Không Hải Mật Giáo gồm các Tác Giả biên soạn như: Cung Phản Hào Thắng; Cung Kỳ Nhẫn Thắng và Thôn Cương Không – Chu Kỵ Thơ phòng ấn hành.

Hoằng Pháp Đại Sư cuộc đời và sự dạy dỗ do Phước Điền Hào Thành biên soạn – Sonburu (Châu Thức Hội Xã phát hành).

18 Bổn Sơn tuần bái án nội ký do Chân Ngôn Tông các phái Tổng Bổn Sơn Hội chủ trương và biên tập phát hành.

Hòa văn kinh điển do Mai Vĩ Tường Vân dịch thuật – Chân Ngôn Mật Giáo Hòa dịch kinh điển nghiên cứu hội phát hành.

Người phụ nữ nên biết do Đằng Tỉnh Long Tâm biên soạn và Chân Ngôn Tông Trí Sơn phái Tông Vụ sảnh phát hành.

Trí Sơn giáo hóa tư liệu (gồm nhiều tập và đủ các loại) do Trí Sơn Giáo Hóa nghiên cứu Sở Biên và Chân Ngôn Tông Trí Sơn phái Tông Vụ Sảnh phát hành.

Tang Nghi Đại Tự Điển do Đằng Tỉnh Chánh Hùng biên soạn lại và Liêm Thương Thơ phòng (Châu Thức Hội Xã) ấn hành.

Phật Giáo Tang Tế Đại Tự Điển do những tác giả như sau soạn: Đằng Tỉnh Chánh Hùng; Hoa Sơn Thắng Hữu; Trung Dã Đông Thiền và do Hùng Sơn Cát xuất bản.

Minh Giải Phật Giáo Sự Điển do Vĩnh Điền Cung Điển biên soạn và Bổn Bổn Hữu Xã (Châu Thức Hội Xã) ấn hành.

Bát Nhã Tâm Kinh do Kim Cang Tú Hữu hiệu chú và Giảng Đàm Xã (Châu Thức Hội Xã) phát hành.

CD tụng bằng tiếng Nhật gồm những bài kinh như sau:

Sám hối văn,

Tam quy lễ văn,

Thập Thiện giới

Phát Bồ Đề Tâm Chân Ngôn,

Tam muội Da Giới Chân Ngôn

Khai kinh văn,

Phật thuyết Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh.

Quang Minh Chân Ngôn,

Bảo Hiệu,

Phổ Hồi Hướng.

Cần Hành Thức (Hán Việt)

Gon Gyoo Shiki (Nhựt Ngữ)

Sám Hối Văn

San Geno Mon (Thỉnh 2 tiếng chuông)

Ngã tích sở tạo chư ác nghiệp

Ware mukashi yori Tsukuru Tokoro no Moroku no aku

Goo Wa

Giai do vô thỉ tham sân si



Mina mushi no Ton Jin Chi Ni yoru Tùng thân ngữ ý chi sở sanh

Shin go I yori shoozuru Tokoro nari

Nhứt thiết ngã kim giai sám hối

Issai ware Ima mina Sange Shitatematsuru

(Thỉnh 1 tiếng chuông)

Lễ văn ba tự quy y

San ki rai mon

Thân người khó được nay đã được

Jin shin ukegatashi Ima sudeni uku

Phật pháp khó nghe nay được nghe

Butsu Boo kikigatashi Ima sudeni kiku

Bây giờ không độ thân nầy được

Kono mi konjoo ni dosezunba

Cho đến bao giờ độ thân nầy

Sara ni Izureno shoo ni oiteka kono mi o dosen

Đại chúng hãy nhất tâm quy y Tam Bảo Dai shyu morotomo ni shishin ni Sanboo ni kie Shitatematsuru.

Tự quy y Phật, đương nguyện chúng sanh

Minzukara Butsu ni kie Shitatematsuru

Masa ni negawaku wa shuyoo to tomo ni

Thể giải đại đạo, phát vô thượng tâm.

Daidoo o taige shite muyooi o okosan

Tự quy y Pháp, đương nguyện chúng sanh Mizukara Hoori kie Shitatematsuru

Masa ni negawaku wa shuyoo to tomo ni

Thâm nhập kinh tạng, trí tuệ như hải

Fukaku kyoozoo ni Irite chie umi no Gotokunaran.

Tự quy y Tăng, đương nguyện chúng sanh

Mizukara Soo ni kie Shitatematsuru, masa ni negawaku wa Shuuyoo to tomo ni.

Thống lý đại chúng, nhứt thiết vô ngại Daishyu o toorishite sssai mugenaran

(1 tiếng chuông)

Thập Thiện giới

Yuu Zen Kai

Đệ tử mổ giáp

De shi mu koo

Tận vị lai tế

Jin mi rai sai
Bất sát sanh

Bu setsu shoo


Bất thâu đạo

Bu chyuu too

Bất tà dâm

Bu ya in

Bất vọng ngữ

Bu moo go

Bất ỷ ngữ

Bu ki go

Bất ác khẩu

Bu atsu ku

Bất lưỡng thiệt

Bu ryoo zetsu

Bất xan tham

Bu ken don

Bất sân si

Bu shin ni

Bất tà kiến

Bu ya ken

(Thỉnh một tiếng chuông)

Phát Bồ đề Tâm Chân Ngôn

Hotsu Bo Dai Shin shin Gon

On Boochishatta Bodawadayami

(3 lần 1 tiếng chuông )

Tam Muội Da Giới chân ngôn

San Ma ya kai shin gon

On Sanmaya Satoban

(3 lần 1 tiếng chuông)
Kệ kinh

Kai Kyoo Mon

Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp

Mujoo jin jin mi myoo no hoo wa

Bách thiên vạn kiếp nan tao ngộ

Hyaku sen man goo nimo ai ou koto katashi

Ngã kim kiến văn đắc thọ trì

Ware Ima ken mon shi zuuji suru koto o etari

Nguyện giải Như Lai chơn thật nghĩa

Negawaku wa Nyo rai no Shinjitsugi o Gesen koto o

(Thỉnh 1 tiếng chuông)

Phật thuyết Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm kinh

Butsu setsu Ma Ka Han Nya Ha Ra Mi Ta Shingyoo

Quán Tự Tại Bồ Tát

Kan Ji Zai Bo Sa

Hành thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa thời

Gyoo Jin Han Nya Ha Ra Mi Ta Ji

Chiếu kiến ngũ uẩn giai không

Shoo ken go un kai kuu

Độ nhất thiết khổ ách

Do issai ku yaku

Xá Lợi Tử

Sha Ri Shi

Sắc bất dị không

Shiki bu I kuu

Không bất dị sắc

Kuu bu I shiki

Sắc tức thị không

Shiki soku ze kuu

Không tức thị sắc

Kuu soku ze shiki

Thọ tưởng hành thức

Yuu soo Gyoo Shiki

Diệc phục như thị

Yaku bu nyo ze

Xá Lợi Tử

Sha ri Shi

Thị chư pháp không tướng

Ze sho hoo kuu soo

Bất sanh bất diệt

Bu shoo bu metsu

Bất cấu bất tịnh

Bu ku bu yoo

Bất tăng bất giảm

Bu soo bu gen

Thị cố không trung

Ze ko kuu yuu

Vô sắc vô thọ tưởng hành thức

Mu Shiki Mu juu soo gyoo shiki

Vô nhãn nhĩ tỉ thiệt thân ý

Mu gen ni bi su zetsu shin ni

Vô sắc thanh hương vị xúc pháp

Mu shiki shoo koo mi soku hoo

Vô nhãn giới

Mu gen kai

Nãi chí vô ý thức giới

Nai shi mu I shiki kai

Vô vô minh

Mu mu myoo

Diệc vô vô minh tận

Yaku mu mu myoo jin

Nãi chí vô lão tử

Nai shi mu roo shi

Diệc vô lão tử tận

Yaku mu roo shi jin

Vô khổ tập diệt đạo

Mu ku yuu metsu doo

Vô trí diệc vô đắc

Mu chi yaku mu toku

Dĩ vô sở đắc cố

I mu sho toku ko

Bồ Đề Tát Đỏa

Bo Dai Satsu Ta

Y Bát Nhã Ba La Mật Đa cố

E Han Nya Ha Ra Mi Ta ko

Tâm vô quái ngại

Shin mu ke ge

Vô quái ngại cố

Mu ke ge ko

Vô hữu khủng bố Mu u ku bu

Viễn ly nhứt thiết điên đảo mộng tưởng

On ri issai tendoo muso

Cứu cánh Niết Bàn

Ku gyoo Ne Han

Tam thế chư Phật

San ze sho Butsu

Y Bát Nhã Ba La Mật Đa cố

E Han Nya Ha Ra Mi Ta ko

Đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề

Toku A noku Ta Ra Sam Myaku San Bo Dai

Cố tri Bát Nhã Ba La Mật Đa

Ko chi Han Nya Ha Ra Mi Ta

Thị đại thần chú

Ze dai Jin shu

Thị đại minh chú

Ze dai Myoo shu

Thị vô thượng chú

Ze mu yoo shu

Thị vô đẳng đẳng chú

Ze mu too doo shu

Năng trừ nhứt thiết khổ Noo yo issai ku

Chơn thiệt bất hư

Shin Jitsu bu ko

Cố thuyết Bát Nhã Ba La Mật Đa chú

Ko setsu Han Nya Ha Ra Mi Ta shu

Tức thuyết chú viết

Soku setsu shu watsu

Yết Đế Yết Đế

Gyatei Gyatei

Ba La Yết Đế

Ha Ra Gyatei

Ba La Tăng Yết Đế

Ha Ra Soo Gyatei

Bồ Đề Tát Bà Ha

Bo Ji So Wa Ka

Bát Nhã Tâm Kinh

Han Nya Shin Gyoo

(một tiếng chuông)

Quang Minh Chân Ngôn

Koo myoo shin gon

On Abokya beiroshanoo Makabodara

Mani Handoma Jinbara Haraharitaya un

(7 lần, thỉnh 1 tiếng chuông)

Bảo Hiệu

Hoo Goo

Nam Mô Bổn Tôn Giới Hội

Na Mu Hon Zon Kai E

(Ba lần, thỉnh một tiếng chuông)

Nam Mô Đại Sư Biến Chiếu Kim Cang

Na Mu Dai Shi Hen Yoo Kon Goo

(ba lần, thỉnh một tiếng chuông)

Nam Mô Hưng Giáo Đại Sư

Na Mu Koo Gyoo Dai Shi

(Ba lần, đánh một tiếng chuông)

Phổ Hồi Hướng

Fu E Koo

Nguyện đem công đức nầy

Negawaku wa kono kudoku o motte

Hướng về khắp tất cả

Amaneku issai ni oyoboshi

Đệ tử và chúng sanh

Warera to shyu yoo to

Đều trọn thành Phật Đạo

Mina tomo ni Butsu Doo o yoozen koto o

(Đánh một tiếng chuông)

---o0o---






tải về 2.3 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương