Chân Ngôn Tông Nhật Bản ht thích Như Điển dịch o0o Nguồn


Chương Tám VIII.Gia đình của Chân Ngôn Tông



tải về 2.3 Mb.
trang9/15
Chuyển đổi dữ liệu10.01.2018
Kích2.3 Mb.
#35966
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   15

Chương Tám




VIII.Gia đình của Chân Ngôn Tông




VIII.01.Phật Đàn123

Các vị Đàn gia của Chân Ngôn Tông, hầu như nhà nào cũng có thiết trí một Phật Đàn. Gần đây cũng có nhiều gia đình bảo rằng; “chưa cần tới bàn thờ Phật”. Vì trong nhà chưa có ai chết. Nguyên thỉ, Phật Đàn không phải chỉ để thờ bài vị của người chết, mà còn thờ hương linh Tiên Tổ đời đời nữa. Và tùy theo lòng tin của mọi người mà nơi đó còn bài trí Bổn Tôn nữa. Nước Nhật Bản chúng ta bắt đầu thiết trí bàn thờ trong nhà theo “Nhật Bản thơ kỷ” là do Thiên Hoàng Tenmu (Thiên Vũ) vào năm thứ 14 (686) đã ra chiếu chỉ rằng: “Trong nước mỗi nhà hãy tạo một bàn Phật, có kinh, tượng và phải siêng năng lễ bái cúng dường”. Tuy nhiên việc thực thi không phải liền ngay lúc đó, mà mãi cho đến thời Bình An (Heian) những gia đình quý tộc, đã biến nhà thành tự viện và phong tục ấy mới phát sanh. Đến thời Kamakura thì những Tông phái mới phát triển, và Phật Giáo đã thấm nhuần khắp dân chúng. Cho đến Thời Edo (Giang Hộ) chế độ Đàn gia và chùa viện thành hình, từ đó việc thiết trí bàn thờ Phật tại mỗi gia đình đã phát triển rộng rãi hơn.

Nơi an trí Phật Đàn thường an vị nơi đặc biệt mà ngày xưa gọi là “Áo Tọa Phu”. Nghĩa là gian nhà thờ Phật. Ở đó được bài trí bàn Phật bình thường. Tuy nhiên gần đây để có được một ngôi nhà như vậy không phải dễ; nên nơi chốn cũng tùy theo đó thay đổi, và tuyệt nhiên đa phần chọn nơi yên tĩnh, tránh chỗ bất tịnh. Bàn Phật lại thường xây hướng Đông, hướng Nam hay hướng Đông Nam.

Phật Đàn thường được sơn màu nhụ vàng, cũng có nơi chỉ đóng toàn bằng gỗ trắng gọi là Đường Mộc. Cũng có bàn thờ chạm khắc, bằng những loại cây hiếm quý màu tím hay màu đen, đủ loại, đủ cở lớn nhỏ khác nhau. Không nhứt thiết là do sự quy định của mỗi Tông Phái; nhưng đây có thể theo thời gian và hoàn cảnh lưu hành cũng như tùy theo sở thích của mỗi người.

Cách bài trí bên trong bàn thờ, tùy theo mỗi Tông Phái có sự quyết định khác nhau. Ở đây chỉ xin giới thiệu về cách bài trí theo tiêu chuẩn của Chân Ngôn Tông mà thôi (xin xem hình ở phía dưới).

Thông thường những bàn thờ có 3 tầng. Tầng trên cùng và ở giữa giống như là một cung điện. Nơi đó bài trí Đức Bổn Tôn; hai bên cạnh bàn thờ thiết trí giống như tại chùa. Nghĩa là bên trái (từ trong nhìn ra) thờ Ngài Hoằng Pháp Đại Sư, và bên phải thờ Ngài Bất Động Minh Vương hay Ngài Hưng Giáo Đại Sư.



Tầng giữa của bàn thờ, chính giữa thờ gia phả của giòng họ124 , hai bên tả hữu để bài vị của Tổ Tiên. Trên những bài vị Tổ Tiên thường ghi: “Tiên Tổ Đời quá cố lịch đại tiên linh”, bên trái cũng có thể ghi thêm pháp danh. Ở Phật Đàn nầy người ta thường không để chung bài vị màu trắng 125.

Tầng phía dưới cùng để lư hương, chân đèn, bình hoa. Đây gọi là 3 món Cụ Túc. Có nơi cũng bài trí đầy đủ 5 Cụ Túc. Đồng thời trưng bày những mâm cúng, trà, quả, phẩm vật, bánh trái.

Phía trước được gọi là hạ đài; nơi để những túi đựng kinh hay hương, đèn. Lại có thể để những sổ ghi chép những Phật sự pháp yếu. Khi làm lễ kết duyên Quán Đảnh, nhận được những vật gì cũng nên để vào đây, xem như là những vật quan trọng.

Tầng dưới cùng phía trước cũng có một cái bàn nhỏ. Đây gọi là: “Bàn linh”126 . Khi cúng nên bới cơm và đồ chay để cúng. Sau khi lễ bái và dùng cơm xong, mới hạ những lễ vật cúng nầy xuống. Rồi những đồ cúng nầy nên bỏ đi.

Ở tầng trên cùng có thờ Đức Bổn Tôn như trước đã nói: Bổn Tôn mà Chân Ngôn Tông thờ ở các tự viện khác với những Tông phái khác; nhưng điều nầy không có tính cách bắt buộc nhất định. Do vậy tùy theo từng gia đình, vị Phật nào cảm thấy có duyên thì thờ phượng. Tuy nhiên đối với hầu hết những Đàn gia của Chân Ngôn Tông đa số hay thờ Đức Đại Nhật Như Lai. Rồi cũng không ít, có những gia đình nhân việc tu bổ bàn thờ, ví dụ như tôi (tác giả), đã thay thế Đức Đại Nhựt Như Lai để thờ phượng. Đây không phải là một tiền lệ, mà tùy theo ý thích của mỗi người.

Tuy vậy điều nầy có ý nghĩa riêng của nó. Ví dụ trường hợp ở chùa người ta kính thờ Đức Đại Nhựt Như Lai, là thờ cái Đức của lòng từ bi sự cứu độ chúng sanh đó là hạnh nguyện chung của chư Phật và chư Bồ Tát. Trong trường hợp gia đình nào, có khuynh hướng tu học tìm sự giác ngộ và trí tuệ; nếu muốn hướng thượng cầu đạo Bồ Đề thì chỗ cao nhất để thờ vẫn là Đức Đại Nhựt Như Lai.

Trước bàn thờ Phật có một bàn kinh. Trên đó để những kinh sách tụng đọc hằng ngày. Bên trái bàn thờ (từ trong nhìn ra) để chuông và một dùi chuông dùng để tụng kinh. Cũng có gia đình bài trí thêm mõ và khánh nữa; với Chân Ngôn Tông việc nầy không nhứt thiết phải có.

Mỗi ngày những Đàn gia và Tín giả viếng thăm các chùa Bồ Đề không phải là ít; nhưng cả gia đình cùng đi thì ít nghe nói, có thể ngoài khả năng chăng? Do vậy mà mỗi gia đình ở nhà nên có một bàn thờ là vậy. Đây cũng là cơ hội cho mỗi thành viên trong gia đình mỗi ngày đến lễ Phật và lễ ông bà một lần. Nếu mỗi ngày 2 lần sáng tối lễ bái được thì càng tốt.

Sau khi đốt đèn nhang, dâng hoa, quả trên bàn thờ, hành giả tĩnh tọa rồi trì tụng kinh điển, tri ân cảm tạ sự sống nhiệm mầu có được hôm nay. Đồng thời cầu nguyện thân thể khỏe mạnh an ổn trong đời sống. Trường hợp không có thì giờ tụng kinh, thì chỉ cung kính chấp tay xướng lên một câu: Nam Mô Đại Sư Biến Chiếu Kim Cang, như vậy cũng tốt. Sau đó suy nghĩ đến: “Hai người đồng hành” để phát sanh tâm lực tiếp tục cho công việc làm tiếp theo.

Nếu như mỗi ngày đến trước bàn thờ lễ bái như vậy điều đó quá tốt; đặc biệt những ngày kỵ giổ tập hợp toàn thể gia đình lễ bái thì quý hóa thay. Những đêm thứ bảy tập trung gia đình lại, kêu gọi các con cháu ở lứa tuổi nhỏ, 7, 5, 3, hoặc những ngày sinh nhật, kỷ niệm, hôn lễ v.v…cả đến ngày Tết, ngày lễ Quốc Khánh cũng nên thiết lễ dâng cúng, hầu tạo thành ý nghĩa thâm sâu, đó là việc quý báu dường nào! Đó cũng là một trợ lực, để cảm tạ đời sống đưa đến vui vẻ hòa hợp trong hiện tại.

Ngoài ra đến ngày giỗ những người thân, gia đình nên đốt nhang tưởng niệm. Dù người thân không còn nữa, nhưng làm ta cảm thấy chính mình với người đã mất hãy còn liên hệ, và ít nữa đời sống hiện tại của ta cũng không khác với người đi trước.

Đây chính là lý do tại sao mỗi gia đình nên có một Phật Đàn; là nơi tạo cơ hội cho con cháu biết tiết tháo của cha ông, giúp chúng lớn lên tránh trở thành người bất lương hay bạo động.


---o0o---



tải về 2.3 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương