Chân Ngôn Tông Nhật Bản ht thích Như Điển dịch o0o Nguồn


Chương Chín IX.Nghi thức Đám Tang và những pháp sự khác



tải về 2.3 Mb.
trang11/15
Chuyển đổi dữ liệu10.01.2018
Kích2.3 Mb.
#35966
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15

Chương Chín



IX.Nghi thức Đám Tang và những pháp sự khác




IX.01.Lâm chung

Những việc làm có tính cách Tôn Giáo thuộc phạm vi gia đình, liên quan đến nghi thức ma chay, không nên thiếu phần pháp sự. Cũng chẳng ai trong chúng ta muốn gặp một đám tang cả; nhưng thế nào cũng không thể tránh được. Đám tang không chỉ đơn thuần với ý nghĩa khổ khi có người thân chết. Điều nầy là lẽ đương nhiên trong tứ khổ, bát khổ133 . Tâm cang dao động, dáng vẻ lo âu v.v… việc nầy xảy ra không phải là không có lý do.

Thế nhưng làm đám tang không phải là làm cho người chết, mà có nghĩa là vì những người trong gia tộc hay bà con quyến thuộc, vì người chết nên phải cử hành tang lễ:

Có người cho rằng:

“Vì có ta thì có chết; nếu có sự chết thì có ta. Nếu ta không thì chết cũng không”.

Nhưng việc đám tang không phải là để lo cho chính mình.

Điều ấy chẳng quan trọng nữa; cũng không phải là điều để mình phải lo lắng nhiều. Bởi vì biết rằng: chúng ta đã là Phật (có Phật tánh) từ lâu rồi. Do vậy chẳng phải chết đi đâu. Cho nên ta không quá lo đám tang cho chính mình là một việc tốt; đây là suy nghĩ tùy theo quan niệm của mỗi người. Tuy nhiên đứng về phương diện lý cụ túc Thành Phật thì cần phải có sự gia trì mới thành Phật được. Và nhờ qua lời cầu nguyện để được hiển đắc thành Phật. Song dù đã thành Phật (có Phật tánh) từ vô thỉ rồi; nhưng như đã trình bày, cũng phải cần sự hướng dẫn thực hiện cho đúng pháp khi tang sự; và còn phù hợp theo phong tục thế gian nữa.

Khi gia đình thực hiện đám tang, cần phải để tâm lo cho hoàn tất.

Ngay sau khi người thân chết nên đổ một ít nước vào miệng. Đây gọi là: giọt nước sau cùng, hay nước cho người chết. Có thể lấy chén trà đựng nước, rồi lấy lá cây hay cây bút lông mới thấm nước nhẹ vào môi người chết, hoặc rảy nước lên bàn chân.

Đối với khoảng thời gian sau cùng của đời người, nguyện vọng của người thân là mong cho người chết được thành Phật. Điều ấy cũng có nghĩa là người còn ở lại mong mỏi được sống trong sự tĩnh thức. Đây chính là một nghi thức vĩnh biệt134 sâu thẩm căn bản. Trước khi Đức Thế Tôn nhập diệt, Ngài cũng đã yêu cầu nước; nhưng vì Tôn Giả A Nan thấy nước gần đó rất dơ nên không cho Ngài uống. Sau đó những quỷ thần của núi tuyết mang nước sạch đến cúng dường Ngài. Phong tục nầy làm theo câu chuyện trên.


---o0o---

IX.02.Đọc kinh tẩn liệm

Khi người chết đã được xác nhận rồi thì nên để đầu của thi thể xây về hướng Bắc và mặt xây về hướng Tây. Để trên tấm ra trắng. Trên đầu kê một cái bàn có phủ vải trắng và bày ra 3 món Cụ Túc. Nghĩa là đèn cầy, bình hoa và lư hương; lại cho 6 hay 7 viên bánh ngọt vào chén, cũng như đơm cơm và đồ ăn để lên bàn cúng cho người mất. Nên đứng về phía ngược gió, và để dưới gối của thi thể một con dao nhỏ nhằm trừ ma. Công việc nầy gọi là Makuragasari (trang sức cho người chết)

Sau đó thỉnh Thầy ở chùa Bồ Đề (chùa nhà của gia đình mình thường hay đi lễ) gần nhà mình đến tụng kinh. Trong trường hợp gia đình có người mất như vậy thì nên liên lạc trực tiếp với chùa Bồ Đề để được hướng dẫn.

Di thể nằm đầu quay về hướng Bắc, mặt quay về hướng Tây. Đây cũng là truyền thuyết khi Đức Thế Tôn nhập diệt cũng nằm như thế. Một nén hương, hoa đèn sáng, là ý nghĩa soi sáng trên con đường Phật đạo. Cơm cúng để cho những u hồn có duyên đi lễ chùa dùng no bụng. Sáu viên bánh ngọt ấy tượng trưng cho chuyến lữ hành xa trong lục đạo, khi ăn thì cần đến. Những điều nầy căn cứ theo kinh Đại Bát Niết Bàn về phần Hương phạn và cúng bánh ấy là căn cứ vào phong tục cổ đại của Ấn Độ. Còn con dao là phong tục hình như không phải của Phật Giáo.

Những phong tục như vậy phần lớn được truyền lại từ Phật Giáo và từ Ấn Độ. Việc nầy đã du nhập vào Nhật Bản từ lúc nào không ai rõ. Chỉ biết kể từ thời Edo (Giang Hộ) chế độ Đàn Gia được thiết lập tại chùa, cấp sổ cho người mất, và khi nào có việc điều tra hộ tịch. Từ đó đã trở thành việc phổ thông. Thế nhưng đối với ngày nay việc nầy thuộc phòng hộ tịch của chính phủ hoặc bác sĩ hay của cảnh sát thực hiện. Còn gia đình hay chùa Bồ Đề chỉ thực hiện nghi lễ quan trọng đối với người mất; đó là ý nghĩa cúng dường đầu tiên vậy.

Ngoài ra đối với Thiên Chúa Giáo khi có tín giả lâm chung, thì hay có thói quen mời cho được ông Cha (Thần phụ) đến cầu nguyện và rửa tội (chuộc tội). Tân Hưng Tôn Giáo hay những tôn giáo khác cũng có việc làm tương tự. Họ không có đọc kinh tẩn liệm, mà mời những tăng sĩ đến để nói pháp thoại cho người nghe an lòng. Như vậy sẽ có ý nghĩa cho người mất hơn. Điều nầy có tốt chăng? Đây còn là vấn đề của tương lai; nhưng cũng nên suy nghĩ kỹ vậy.

Dù sao đi nữa thì đối với chùa Bồ Đề việc tụng kinh tẩn liệm cho người mất cũng là một nhân tố để người mất sớm thành đệ tử của Phật.
---o0o---

IX.03.Nạp quan

Trong khi tụng kinh nhập liệm và sau khi nhận được giấy xác nhận tử vong của Bác sĩ rồi, gia đình nên đi đến thị xã hay thôn xóm để làm giấy khai tử. Sau đó nhận được giấy cho phép hỏa táng hay chôn cất.

Giấy khai tử ấy không phải do chính người chết mà do những người thân cùng sống chung, hay những người thân ở xa; hoặc những người cùng ở chung và chủ nhà hay người quản lý chung cư và những người quản lý đất đai làm.

Tất cả những người trên đều có thể khai báo được. Sau thủ tục ấy thì nhà quàn sẽ đến và tại địa phương mỗi người một tay giúp việc. Giấy tờ khai tử ấy kể cả nhằm ngày chủ nhật hay ban đêm đi nữa, những cơ quan có trách nhiệm thường chứng cho rất nhanh chóng.

Khi người chết theo pháp luật không được hỏa thiêu hay chôn cất trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Nhưng sau 24 tiếng đồng hồ mà thủ tục giấy tờ hỏa thiêu hay chôn cất chưa xong cũng không thể làm đám ma được. Trong trường hợp chôn hay thiêu cũng vậy; nên liên hệ với những nơi có trách nhiệm để biết rõ ngày nào. Khi chưa có thỏa thuận đôi bên về ngày giờ thì chưa nên làm đám.

Nhiều khi đã chọn ngày giờ rồi; nhưng cũng có nhiều vấn đề trở ngại khác nữa xảy ra, đặc biệt là ngày “Hữu Dẫn”, cả nước đều từ chối không chôn cất. Đây không phải là định lệ của Phật giáo, mà do phong tục của Trung Quốc về chiêm tinh pháp qua Tiểu lục Nhậm của Lục Huy lấy đó làm cơ bản. (Cũng còn gọi là lục diệu tinh gồm: Tiên Thắng, Hữu Dẫn, Tiên phụ, Phật Diệt, Đại An và Diệc khẩu) Tiểu Dẫn nguyên nó là “Thắng Phụ”. Có nghĩa là người tin theo phong tục nầy; nếu làm đám tang trong những ngày ấy sẽ bị bạn bè dẫn đi đến chốn u minh; nên ngày ấy là ngày kị, kiêng chôn cất. Nếu nhìn theo cái nhìn của Phật Giáo Nguyên Thủy thì đây là những phong tục không có gì đáng tin cậy mấy. Vì lẽ người chết và những người bạn thân phải có cảm tình với nhau nên bày ra lễ, và nhiều người bạn đến để cùng ăn uống với nhau, vì có cảm tình thì tại sao ngày ấy lại không cử hành tang lễ được. Đây là một điều đáng nghi ngờ.

Sau khi nói chuyện với sở hỏa táng để định ngày thiêu xong, còn phải thưa qua chùa Bồ Đề hỏi ngày ấy có trống không. Đồng thời nhiều người xa gần có thích hợp với ngày ấy không cũng như những ngày cử kiêng không nằm trong ngày chôn và ngày thiêu thì mới nhờ nhà quàng lo tang lễ được.

Sau khi đã định ngày làm lễ rồi thì đêm trước khi đi đưa đám thỉnh Thầy tụng kinh suốt đêm gọi là “Thông Dạ”. Dĩ nhiên trước đó đã cho thi thể người chết vào quan tài rồi.

Có nơi nói là nhập quan, có nơi nói là liệm, tùy theo từng địa phương. Đầu tiên người ta lấy nước nóng rửa thi thể của người mất, rồi làm lễ giá kéo để trở thành đệ tử của Phật; nhưng trong thời gian gần đây đa phần người ta chỉ dùng chất cồn để lau mình người chết. Mắt và miệng phải đóng lại; sau đó hóa trang cho người mất và bó tử thi lại, đoạn khiêng để vào áo quan.

Đội mũ lên đầu, mặc áo tang, đeo túi đầu đà, bao tay, bó chân, vớ trắng, giày cỏ, gậy chống và những đồ cần thiết khác, những thứ nầy do nhà quàng lo; hoặc giả do những tiệm chuyên môn lo cho đám tang đã có sẵn135 . Khi còn sanh tiền nếu người mất ấy có đi tham bái 88 nơi hay 33 chỗ tại Tứ Quốc và chắc chắn có nhận được một tráp đồ lễ. Vậy thì xin đừng quên! Hãy cho đồ nầy vào liệm chung cho người mất.

Trong túi đầu đà ấy để một quyển kinh và 6 quan tiền, đồng thời cho mấy hạt gạo và cây kim vào đây. Sau đó đeo tràng hạt, và tay chắp lại để ngang ngực. Đây là bí ẩn rất quan trọng lúc lâm chung.

Điều quan trọng khi nhập quan là nắp quan tài không được đóng đinh. Trên ấy sẽ có chốt bằng vải dùng nhét kín lại; xong xuôi đâu đó để ngay ngắn vào chỗ làm lễ.

Sáu quan tiền ý nói khi đi ngang qua cầu Tam Đồ thì thảy xuống. Đây chỉ là truyền thuyết. Còn gạo là tượng trưng cho xá lợi; kim ấy là sự biểu hiện của việc thọ sanh được lanh lẹ hơn. Sáu quan tiền tròn ấy cũng có nghĩa là đầy đủ chẳng hai. Đây mới là ý nghĩa chính của những việc trên.

Nạp quan đa phần là những người thân thích trong gia đình; nhưng nếu cần có người ngoài giúp đỡ cũng không sao. Nhiều khi nhà quàn cũng có trợ lực trong việc nầy. Trong trường hợp có mời chư Tăng đến, nên thỉnh quý Thầy tụng kinh ngay trong lúc nhập quan. Trường hợp theo Chân Ngôn Tông, quý Thầy sẽ tụng thần chú; “Tán Sa gia trì” cúng dường tang lễ, đây là một thí dụ.

Lễ nhập quan là như thế; nhưng ngoài ra cũng còn có những phong tục khác nữa. Ví dụ như người mất khi còn sanh tiền thích dùng vật gì, cũng có thể đem theo để liệm chung vào quan tài. Dĩ nhiên đồ ấy phải cháy được, khi đem đi thiêu.
---o0o---

IX.04.Thông Dạ

Đêm trước của lễ tang ngày hôm sau, những người thân trong gia đình và bạn bè tập họp lại và cùng yên lặng ngồi trong đêm cuối cùng nầy. Đây gọi là Thông Dạ. Đây là công việc an ủi linh hồn của người mất khi di thể vẫn còn nằm đó. Trong trường hợp người chết chỉ để 2 đêm tại nhà thì đêm đầu tiên gọi là: Giả Thông Dạ và đêm thứ 2 gọi la: Bổn Thông Dạ.



Ngày xưa chỉ những người thân quen trong gia đình có mặt quay quần trong đêm nầy; nhưng trong hiện tại đối với người chết, nghi lễ ấy có tính cách xã hội và đại chúng hóa. Do vậy dầu người quen sơ sài họ cũng muốn có mặt trong đêm nầy. Có lẽ vì thế mà gần đây gọi là: bán thông dạ. Nghĩa là thời gian gần tối từ 6 hay 7 giờ, được cử hành 2 hay 3 tiếng đồng hồ, để bạn bè đến tham dự. Tuy vậy sau khi những khách đi điếu về rồi, thì bên di thể cũng chỉ còn lại những người thân mà thôi. Cả đêm ấy người ta đốt nhang liên tục không cho đứt khoản.

Nếu lễ thiết linh sàn lúc tẩn liệm dù thực hiện không đầy đủ; nhưng đêm Thông Dạ bắt buộc phải có bài vị để trên bàn thờ. Khi bày tang lễ thì thiết trí 2 linh vị màu trắng. Một gọi là: Bài vị bi. Người gần gũi nhất với người mất mang bài vị nầy đến nơi chôn cất và để lại đó. Còn một cái màu trắng khác gọi là: Bài vị thờ. Đây là bài vị mang về lại nhà để cho tới 49 ngày nơi bàn thờ.

Sau 49 ngày thì thờ bài vị mới khác, có quét nước sơn và để chung lên Phật Đàn. Còn bài vị trắng ấy mang ra chùa Bồ Đề hay mang ra mộ để ở đó.

Thông thường bài vị ấy được viết như sau:

Trên những linh vị bằng gỗ trắng đa phần là tên pháp danh được viết lên giấy và dán vào đó. Khi Đạo Sư dẫn vong đi xong thì gỡ ra (bài vị thứ nhất).

Tân viên tịch có nghĩa là người mới mất, hay cũng có ý nói là linh thức ấy nhập vào cảnh giới mới.

Chữ A bất sanh vị có nghĩa khởi đầu là chữ A, cũng có nghĩa chữ A là quê hương cũ, nguyên quán… mà trong những bài hát thường hay biểu hiện điều nầy. Đây chính là việc để chỉ nhơn sinh quan và sinh mệnh quan của Chân Ngôn Tông. Như trước đã có giải thích về cách quán chữ A rồi. Chữ A nầy có nghĩa là: Bổn Bất Sanh.

Lại nữa nếu khi còn sống người ấy có nhận “Huyết mạch” hoặc “nghịch tu pháp danh”136… thì phải treo phái quy y có pháp danh lên. Bởi vì trong đó có ghi pháp danh và giới danh. Đây là cơ hội để cho những Thầy thuộc Bồ Đề xác nhận lại; đồng thời cũng khai nhãn những bài vị ấy. Khai nhãn có nghĩa là một pháp của Tam Mật quan trọng của Chân Ngôn Tông. Nói một cách phổ thông là làm lễ cho: tên tuổi nhập vào đó.

Nếu sanh tiền người ấy không nhận “Huyết mạch” thì đêm Thông Dạ ấy các Tăng lữ của chùa Bồ Đề nên mang đến.

Tờ “Huyết mạch”137 nầy khi làm lễ di quan, trước đó mở nắp quan tài ra, cũng có thể để tờ nầy bên trên đầu của di thể; hoặc người ta cũng hay có thói quen để trên ngực. Cũng có trường hợp sau khi hỏa táng xong, bỏ cốt vào hộp và tờ “Huyết mạch” nầy cho vào trong hủ cốt.

Thực hiện tang lễ Thông Dạ, trước tiên các vị tăng lữ tụng kinh, tiếp theo đối với người mất nếu lúc sanh tiền có những chuyện đặc biệt, cần nhắc lại không thể quên được, khi đối diện với vấn đề chết chóc ấy như thế nào… Đây là cơ hội để các vị tăng lữ nhắc lại qua câu chuyện của pháp thoại.

Sau khi tụng đọc kinh xong, người đi tham dự lễ lên đốt nhang. Sau khi tang chủ và những người tham dự lễ đốt nhang xong rồi và những câu chuyện pháp thoại của chư Tăng chấm dứt. Có nghĩa là buổi lễ hoàn mãn; thông thường sau lễ mọi người nhanh chân ra về.

Đêm Thông Dạ ấy các khách đến tham dự thường được đãi trà bánh và ngay cả cơm nước nữa.

Những việc lễ nghi như vậy gọi chung là Thông Dạ; nhưng cũng có nơi gọi là: Yotoki (Dạ Già).


---o0o---

IX.05.Nghi thức lễ tang

Sau đây sẽ trình bày ngay về ngày lễ đưa tang. Việc thực hành tùy theo mỗi địa phương khác nhau và tùy theo hoàn cảnh. Do vậy không có cái nào giống cái nào. Đầu tiên gia đình dự lễ xuất quan và tiếp đó là bưng bài vị số một (Dã vị bi) đến chỗ chôn cất, đi nhiễu qua bên trái 3 lần và đọc kinh “tứ môn hành đạo”. Sau đó đọc điếu từ, điếu văn, đốt nhang và chôn di thể. Trong trường hợp thiêu thì làm theo phương pháp khác. Nghĩa là thành viên của gia đình đều tham gia những lễ như trên; nhưng đến khi vào lò thiêu thì chỉ những người gần gũi thân thiết nhất đi cùng mà thôi. Sau khi đọc kinh điếu từ, điếu điện, đốt hương xong thì di chuyển quan tài. Nhưng dẫu cho làm những lễ nghi nầy tại nhà hay nơi thiêu đi chăng nữa thì mỗi lần như vậy cũng cần một tiếng đồng hồ để làm lễ “cáo biệt”138 . Sau khi xong nghi lễ nầy mới đến phần hỏa táng. Tiếp theo khi thiêu xong lại có lễ nhặt cốt nữa139 . Cũng có trường hợp sau khi chết 2,3 ngày thì người thân mật táng140 và sau đó lấy lên hỏa táng, rồi một vài ngày sau đổi thành bổn táng141 . Nếu nhà quàn hay đoàn thể lo việc chôn cất nầy thì không có gì khó khăn cả. Nhưng những việc thực hiện như vậy xấu hay tốt, đúng hay sai là chuyện khác. Tất cả đều lệ thuộc vào phong tục của mỗi địa phương mà thành cái lệ vậy. Điều nầy cũng tùy theo từng trường hợp và nhu cầu mà thành tựu việc ấy.

Trong trường hợp đám tang theo Chân Ngôn Tông thì trải qua những nghi thức như sau: Đầu tiên là người mất nhận giới để trở thành đệ tử Phật. Tiếp đó là tu pháp theo Tam Mật do các pháp mà dẫn đạo sư thực hiện để được “Tức thân thành Phật”. Đọc văn phúng tụng và văn ca ngợi Đức, đồng thời cầu nguyện cho tân linh thức được sự gia hộ của Phật trời qua những lời cao cả. Đối với việc chôn cất bình thường thì không cần việc ấy. Lại nữa văn phúng tụng và văn ca ngợi Đức cũng có trường hợp thuật lại bằng cách ứng khẩu của vị Thầy.

Khi có đám tang, tại gia đình nên thiết bàn linh riêng khỏi bàn Phật. Ở đó có treo hai bộ Mạn Trà La và hình họa 13 vị Phật. Đa phần cũng có nhiều người treo lên vách nhà thay thế Bổn Tôn câu Nam Mô Đại Sư Biến Chiếu Kim Cang. Ở phía dưới bàn thờ vong để “nội vị bi” (bài vị màu trắng thứ 2 sau khi chôn cất đem về lại nhà để thờ cho đến 49 ngày) và để hình của người mất lên đó. Trước đây bàn thờ nầy để trước quan tài và ở giữa có để cả “5 cụ túc”. Bên trái để bình rượu, đồ đốt nhang và những pháp cụ. Đồng thời nơi đó cũng để chung nhỏ và hai bên bàn thờ vong ấy nên để chỗ cắm hoa và bánh để cúng.

Ở đấy Đạo sư sẽ thực hiện dẫn đạo pháp và hướng dẫn chúng ta tụng: Bát Nhã lý thú kinh, A Di Đà Đà La ni, và Quang Minh Chân Ngôn v.v…

Bát Nhã Lý Thú kinh chính là kinh tối quan trọng của Chân Ngôn mật giáo nói về diệu lý: Phiền não tức Bồ Đề, A Di Đà Đà La Ni và Quang Minh Chân Ngôn là kinh đọc lên để hồi hướng truy niệm cho tinh linh để được công đức. Khi mọi nghi lễ ở gia đình đã cử hành xong xuôi đâu đó thì Đạo Sư đứng lên để đọc kinh Phúng Tụng và tiếp đến là đọc những điếu từ, những điếu điện v.v… Đặc biệt là tại nơi hỏa táng khi thay đổi nghi lễ thì nên làm đơn giản như vậy là việc vẫn thường được thấy xảy ra.

Những pháp yếu lễ nghi tại nhà cử hành xong rồi, trước khi di quan thì che quan tài bằng một cây lọng và những người quen biết thân cận trong gia đình đến gần quan tài làm lễ tiển biệt lần cuối. Từng người một mỗi người mang một đóa hoa cúc đi chung quanh quan tài và để hoa lên đó. Lúc ấy tờ “Huyết Mạch” nên bỏ vào bên trong quan tài, xin đừng quên điều nầy. Sau đó cho quan tài lên xe tang, đóng cửa xe lại. Lúc nầy không dùng đến tiền, mà đập một viên đá tròn xuống dưới đất. Đây là tập quán có từ xưa. Lại nữa quan tài thường mang ra khỏi nhà bằng cửa phụ, chứ không mang ra bằng cửa chính mà mọi người hằng ngày ra vào.

Cũng có trường hợp những người khiêng quan tài đi một xe riêng; nhưng thông thường thì đi chung với xe tang. Làm sao cho thích nghi với con đường đi đến chùa và ra huyệt mộ là tốt rồi. Theo cách bài trí thì đầu tiên là đuốc, kế tiếp là những tràng hoa, liễn chấn, trướng điếu, hoa vòng, hoa sen (loại làm bằng giấy). Kế đến là những phẩm vật, Tăng sĩ, Đạo sư, bài vị lọng che và sau đó là quan tài. Tiếp sau quan tài là đàn bà con gái và những người đi đưa đám.

Mang theo bài vị đồ cúng, nước cúng, lư hương, hoa, lọng. Đây gọi là “lục dịch”142 . Bài vị do người thân mang .

Hoa giấy hay “tứ hoa” là lấy giấy mỏng có chiều dài tương đối, gấp nhỏ lại thành hình cây trúc hay ống loa giống như những mũi tên. 4 cây như vậy cột lại thành một chùm. Ngày xưa khi chôn cất người ta hay dán những hoa nầy chung quanh huyệt mộ. Mũi tên dựng đứng lên là khởi thỉ của mọi việc.

Những người khiêng quan tài, kể từ thời Edo (Giang Hộ) chỉ đi đưa đám ma vào ban đêm; nên họ phải cầm đèn đi trước. Nhưng hiện tại đa phần cử hành đám trong ngày; nhưng vẫn còn lửa và người khiêng đi theo là do ảnh hưởng ấy.

Ở huyệt mộ hay khi đến nơi hỏa táng rồi, để quan tài xuống và đi nhiễu bên trái 3 vòng. Sau khi đi chung quanh quan tài 3 vòng thì trở lại chỗ ngồi. Sau đó sẽ làm lễ “hành đạo tứ môn”. Có nghĩa là sự phát tâm tu hành ấy sẽ khai mở con đường giác ngộ đến Niết Bàn. Nếu muốn rõ ý nghĩa tỏ tường hơn có thể hỏi thêm người chung quanh, hẳn sẽ có người biết.

Khi mọi người cùng ngồi vào ghế rồi, theo giờ đã định là phần của những người nhà đòn. Đầu tiên là đạo từ khai lễ. Tiếp đến là tụng kinh của Đạo Sư.

Tiếp theo đọc điếu văn, điện văn v.v… Tang chủ đến ngay chính giữa để đốt nhang và tiếp theo là thân tộc và những người đi đưa đám tiếp tục lên đốt hương tưởng niệm. Trong khi đó chư Tăng hộ niệm vẫn luân phiên tụng kinh. Tùy theo thời gian lâu mau và tụng các loại kinh khác nhau; nhưng A Di Đà Đà La Ni và Quang Minh Chân Ngôn bắt buộc phải tụng. Sau khi tụng kinh xong tang chủ lên chào hỏi và cảm tạ. Nhiều khi vị trưởng ban tổ chức lên tường thuật lại lễ đã qua cũng không phải là không có. Cũng có khi đại diện của nhà quàn thay thế cho tang chủ lên tường thuật lại buổi lễ, đồng thời nói lời kết thúc.


---o0o---

IX.06.Ba ngày chay

Khi quan tài đã đưa vào dàn hỏa rồi thì người thân mang “Bài vị trắng” cùng lư hương và bông hoa đặt lên một cái bàn nhỏ. Nếu có chư Tăng đến thì tụng kinh để làm lễ trà tì143 , gia tộc thiêu hương lần cuối.

Sau khi thiêu xong thì nhặt cốt. Người đàn ông dùng tay phải và đàn bà dùng tay trái, hai người lấy đũa mới gắp xương để lên giấy trắng hoặc bỏ trực tiếp vào hộp. Sau khi thiêu xong thường còn lại răng, xương chân, tay, ngực, xương bả vai, xương lưng, xương đầu v.v… Nên sắp xương theo tuần tự như vậy mỗi thứ một mãnh nhỏ. Phần cuối là yết hầu, xương nầy do người quen gắp bỏ vào. Hộp cốt thường bằng sắt hay sành và bỏ vào trong một hộp gỗ trắng có bao vải trắng bọc lại chung quanh.

Tất cả mang về nhà hay chùa và đem hộp cốt ấy để trước bàn Phật cùng với “Bài vị bi” cũng như di ảnh. Đoạn đốt hương, lên đèn ở bàn thờ.

Từ lò thiêu hay chỗ chôn cất trở về lại nhà, người ta thường có thói quen lấy muối để rải; hoặc thoa lên thân thể, hay lấy nước để rửa tay144 . Gần đây tùy theo thời gian, người ta thường cho muối vào một bao nhỏ và khi cảm tạ, gia đình người mất đem phân phát túi nầy cho những người đi đưa đám, làm nghi thức ấy rút gọn lại như vậy. Đây là tập quán rửa nước đã được truyền đến cho nước Nhật. Ngoài ra Ấn Độ vẫn còn truyền lại tục lệ rửa thân để thân được sạch sẽ, việc nầy đã có từ ngàn xưa.

Trong trường hợp nếu chôn cất thì ngay ngày hôm sau gọi là: lễ mở cửa mã, rồi dựng trên mả ấy một Toba (Tháp bà) sáu cạnh. Trong trường hợp hỏa thiêu thì làm lễ ngay sáng hôm nhặt cốt. Tuy nhiên ngày nay việc chôn cất không còn lại bao nhiêu nữa và ngay cả việc thiêu cốt cũng chỉ cần thời gian trong vòng 1 tiếng đồng hồ là thiêu xong; nên sang ngày hôm sau Tang chủ mời chư tăng đến nhà và làm lễ nơi bàn thờ an trí hài cốt ấy. Cả gia đình đều tập trung lại trước bàn thờ để thực hành những nghi lễ pháp sự. Lễ nầy gọi là: ba ngày chay hay còn gọi là: Tam Nhựt Tham145 .

Hủ tro cốt ấy tùy theo tục lệ của mỗi địa phương mà gìn giữ khác nhau. Có nơi gia đình giữ tại nhà; hoặc đem cốt ấy đến chùa Bồ Đề, hoặc chôn trong huyệt mộ của gia đình v.v… Sau khi chết được 7 ngày (ngày chết nếu là chủ nhật thì lấy ngày thứ bảy để làm lễ sơ thất) gia đình cử hành lễ cúng thất đầu tiên. Đúng ra vào tối ngày thứ 6 có nơi cũng cử hành pháp sự nầy, đây gọi là “Đãi Dạ”.
---o0o---

IX.07.Thân Trung Ấm

Thời gian sau khi chết để sanh về thế giới mới (Cực Lạc Tịnh Độ hay cõi trời) gọi đây là “Trung hữu” hay “Trung ấm thân”. Thời gian trong vòng 49 ngày, cứ 7 ngày như vậy là làm một lễ cầu nguyện. Nghi lễ ấy nhằm cúng cầu nguyện cho người mất được tốt đẹp hơn, để đến ngày thứ 49 được sanh về thế giới mới. Ngày đó được gọi là ngày kỵ “mãn Trung Ấm”146 . Ngày kỵ làm 49 cái bánh đem đến cúng dường chùa, để kết duyên với những người khác. Đây là phong tục đã có từ thời xưa.

Đối với những người theo Thần Đạo từ xưa đến nay cứ cử hành sau 10 ngày là một lễ và đến ngày thứ 50 cũng cúng như thế. Đây là một tập quán từ xa xưa của Nhật Bản được kết hợp qua sự truyền thừa đến từ Ấn Độ và Trung Quốc.

Trong nầy có tư tưởng “Thập Điện Minh Vương” của Trung Quốc. Căn cứ vào đây thì có 10 ông vua nơi cõi u minh. Người chết ấy nếu sanh tiền làm những việc lành dữ thì những ông vua nầy sẽ thay thế phán quyết để được sanh về thế giới mới khác.

Thất thứ nhất: Tần Quảng vương sẽ điều tra các sổ ghi chép

Thất thứ nhì: Sơ Giang Vương sẽ phán quyết việc người chết đi ngang qua sông Tam Đồ.

Thất thứ ba: Tống Đế Vương sẽ điều tra đặc biệt về tội tà dâm của người chết.

Thất thứ tư: Ngũ Quan Vương dùng cân để đo lường, nhằm biết tội nặng nhẹ.

Thất thứ năm: Diệm Ma Vương sẽ mang kính Tịnh lưu ly đến nhằm chiếu lại cho người mất thấy những nghiệp tích chứa lớn nhỏ lúc còn sống.

Thất thứ sáu: Biến Thành Vương sẽ dùng kính của Diệm Ma Vương và việc đo lường của ngũ Quan Vương xét lại một lần nữa việc đã tra hỏi trên

Thất thứ bảy: Thái Sơn Vương là vị vua sẽ phán quyết sau cùng.

Như vậy người chết sẽ được sanh vào thế giới mới tương ứng với nghiệp của mình đã tạo. Khi đã phán quyết xong nghĩa là đã mãn thời kỳ Trung Ấm Thân. Cứ 7 ngày làm lễ cúng dường một lần như vậy có nghĩa là mong cho người mất tội chướng được nhẹ hơn. Đây là cơ hội gia tộc biểu hiện tấm lòng mong cho người mất được tốt đẹp hơn ở cõi khác.


---o0o---

IX.08.Truy niệm

Căn cứ vào tư tưởng “Thập Điện Minh Vưong” thì sau 49 ngày người chết vẫn còn tiếp tục bị tra hỏi nữa. Đây là những lần tra hỏi đặc biệt đối với những người bị rơi vào trong đường địa ngục và ngạ quỷ.

Một trăm ngày: Bình Đẳng Vương thẩm tra người chết vào ngày thứ 100.

Kỵ lần thứ nhứt147 : Đô Thị Vương thẩm tra người chết vào ngày giáp năm

Kỵ lần thứ ba148 : Chuyển Luân Vương thẩm tra người chết vào ngày giáp 3 năm.

Trên đây là thuyết “Thập Vương” có tính cách xa xưa được truyền sang từ Trung Quốc. Tiếp theo còn có: Kỵ lần thứ 7: Huê Hoa Vương

Kỵ lần thứ 13: Kỳ Viên Vương

Kỵ lần thứ 33: Pháp Giới Vương

Sở dĩ có thêm 3 vị vua nầy nữa để trở thành 13 vua là căn cứ vào tư tưởng 13 vị Phật theo thuyết “Bổn Địa Thùy Tích”. Lại nữa đứng trên quan niệm của Phật Giáo về 13 vị Phật nầy ở dưới cõi u minh hiện thân 13 vị Vua là phương tiện để cứu độ chúng sanh. Đây có thể nói dưới hình tướng của các vị vua ấy các ngài thay thế “Tích Thùy” của chư Phật để hiện ra như vậy. Đồng thời 13 vị Phật của Bản Địa không phải chỉ đơn thuần đối với người chết mà lãnh đạm và đối xử tàn khốc như thế, tùy theo từng lúc các Ngài vừa biện hộ giúp đỡ dùm người chết, dưới danh nghĩa phán quyết của các Đức Phật. Niềm tin từ đó mà được sửa đổi. 13 vị Phật ấy là:

Thất thứ nhất: Bất Động Minh Vương

Thất thứ hai: Thích Ca Như Lai

Thất thứ ba: Văn Thù Bồ Tát

Thất thứ tư: Phổ Hiền Bồ Tát

Thất thứ năm: Địa Tạng Bồ Tát

Thất thứ sáu: Di Lặc Bồ Tát

Thất thứ bảy: Dược Sư Như Lai

Một trăm ngày: Quan Âm Bồ Tát

Kỵ một năm: Thế Chí Bồ Tát

Kỵ ba năm: A Di Đà Như Lai

Kỵ bảy năm: A Súc Như Lai

Kỵ 13 năm: Đại Nhựt Như Lai

Kỵ 33 năm: Hư Không Tạng Bồ Tát.

Niềm tin đối với 13 vị Phật ấy không biết thuộc về Tông nào, không rõ; nhưng có thể hiểu rằng việc nầy bắt đầu từ thời Kamakura (Liêm Thuơng). Rồi đúng ngày mất của người thân vào năm đó gia đình bạn bè tập trung lại để cử hành pháp sự và phong tục từ đó phát sanh. Nguồn gốc của lễ tống táng thật ra còn rất mới mẻ; nhưng nguồn gốc của các pháp sự thì đã có từ lâu đời.

Rồi đến lần kỵ thứ 17, thứ 23, thứ 27 trong khoảng thời gian ấy đều kỵ để hồi hướng cho người mất. Cũng có nơi lược bớt lần kỵ thứ 23 và thứ 27; chỉ cử hành lần kỵ thứ 25 mà thôi.

Dù thế nào chăng nữa sau khi chết gia tộc và người thân trước sau đều tập họp lại để buồn nhớ và cầu nguyện cho người mất nơi cõi u minh được phước báu. Đối với những người không quen thì làm việc nầy ít được quan tâm. Từ khi qua khỏi thời gian trung ấm thân đến 100 ngày, rồi kỵ lần thứ nhất, kỵ lần thứ ba đã thấy thời gian ấy trôi qua một cách thật dài và cứ tiếp tục vào những năm sau cũng trôi qua như vậy. Chỉ nhớ lại người xưa ở những lần kỵ thứ 33 hay lần thứ 50 và sau đó là cúng chung với Tổ Tiên. Ngoài ra cũng còn có những người đặc biệt làm lễ giỗ “Viễn kỵ” giỗ xa lần thứ 50 năm hay 100 năm cho người thân mình đã mất nữa.

IX.9 Mộ Bia và Tháp Bà (Toba)

Khi dựng bia đá nơi mộ thông thường là sau 49 ngày hay đến lễ kỵ một năm mới khởi công. Dĩ nhiên là còn tùy theo sự bận rộn và hoàn cảnh có thể sau đó cũng được.

Bia đá ấy tượng trưng cho linh hồn của người mất, cũng còn gọi là nơi chốn ở mới tại Tịnh Độ.

Nếu bia đá làm mộ bia thì ở ngay chính giữa khắc pháp danh, phía cạnh và phía mặt sau khắc tục danh, ngày tháng năm mất, đồng thời cũng khắc thêm về nghề nghiệp lúc sanh tiền nữa. Nếu mộ bia mà muốn khắc tên của cả vợ chồng thì nên chừa chỗ lại cho người sau. Còn nếu có khắc cùng một lúc thì tên người còn sống nên sơn mực màu đỏ. Trong trường hợp cả gia đình ấy cùng chung một tấm bia thì khắc là: “O..O.. gia chi mộ” hay “o.o.. Tiên Tổ Đại Đại chi mộ”. Cũng có nơi khắc là “câu hội nhứt xứ” theo như ý nghĩa nơi cõi Tịnh Độ.

Với bia đá như vậy có nhiều hình thức khác nhau. Ví dụ như hình góc cạnh hình trứng gà, hình tháp tròn, hình tháp 5 vòng v.v… đủ loại, đủ kiểu. Ngày xưa việc xây mộ phải cần hội ý của người thân, nhưng bây giờ hầu như thí chủ tự do xây dựng theo ý muốn của mình. Nhiều mộ bia cũng điêu khắc theo kiểu Âu Mỹ có cách chạm trỗ đẹp và lạ.

Ngôi mộ tượng trưng cho sự “tôn sùng Tổ Tiên” hay “Phạt quở” v.v… đây thật là một sự mê tín không ít. Nguyên thỉ không thấy kinh điển nào hướng dẫn cho cách làm mộ bia này cả.

Toba (Bài vị) là hình thức gửi thư cho người mất. Nếu nhận được thư từ người thân của mình, người mình ưa thích, không lẽ không vui sao?

Phía trước Bài vị viết tên tuổi; còn chỗ ở ghi bằng chữ Phạn ở thế giới của Phật. Tên ấy dĩ nhiên là ghi pháp danh của người mất. Còn phía sau ghi địa chỉ người gởi bằng chữ Phạn. Sau đó ghi tên tuổi của thí chủ và ngày tháng gởi đi.

Tháp Bà chẳng phải chỉ có ý nghĩa là viết chữ vào đó, nếu như không thành tâm thì không được. Cũng giống như sau khi đã dán tem rồi đem bỏ thư vào thùng thư vậy. Điều cần thiết là quý Thầy chùa Bồ Đề đọc kinh để khai nhãn (cho tánh căn nhập vào đó).

Người mất và tổ tiên của trong thân tộc còn sống đều nhớ nghĩ đến tấm thiệp này. Dĩ nhiên họ sẽ là những người vui mừng nhất. Nhưng ngược lại cũng có người hỏi rằng: “Dẫu cho có gởi đi bao nhiêu lá thư (Toba); nhưng không lẽ không có sự trả lời sao?”. Dĩ nhiên là sự trả lời ấy với mắt thường của chúng ta không thể thấy được. Thế nhưng khi có pháp sự cho người thân thì thấy lòng mình nhẹ nhỏm và đôi khi có cảm giác “quá đẹp phải không?”. Rồi tâm mình sẽ an lạc. Đây chẳng phải là bằng chứng sao? Đó có lẽ là sự trả lời xác thực từ một thế giới khác gởi trả lại cho ta đó.
---o0o---




tải về 2.3 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương