Chân Ngôn Tông Nhật Bản ht thích Như Điển dịch o0o Nguồn



tải về 2.3 Mb.
trang2/15
Chuyển đổi dữ liệu10.01.2018
Kích2.3 Mb.
#35966
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15

Lời Nói Đầu


Người ta thường hay phê phán niềm tin tôn giáo của người Nhật, họ đàm tiếu rằng: “Đêm 24 tháng 12 dự lễ Giáng Sinh. Tối Giao Thừa đi chùa gần nhà gióng chuông; rồi sáng mồng một Tết lại đến ngôi Thần Xã tham bái cầu nguyện”.

Thật sự khi người ngoại quốc chứng kiến những gì xảy ra như thế; đánh giá đây là sinh hoạt thực tiễn của tôn giáo chăng. Thật ra đây không phải là sự sai lầm của người Nhật. Vậy câu hỏi được đặt ra: niềm tin Tôn Giáo của người Nhật Bản như thế nào?

Chuyện “khó nghĩ bàn” này thật đáng suy nghĩ!

Trước hết, không thiếu những chuyện xưa như vậy xảy ra vào thời chiến tranh. Bản thân tôi (tác giả) cũng có nhiều Đàn Gia khi ra trận bị tử vong. Lúc ấy chẳng kể Tông phái, đều đi điếu bằng những Pháp Danh cũng như Viện Hiệu. Tôi cũng không để ý đến địa vị của họ trong xã hội, chỉ mong chu toàn việc mai táng công cộng cho mọi người (gần chấm dứt chiến tranh, sự thật không còn thực hiện được nữa).

Vì chôn cất tập thể, nên Thôn Trưởng, Xã Trưởng là những vị đứng đầu lo việc chôn cất. Lúc đó, phòng thể thao của trường học và nơi công cộng được dùng làm nơi cúng kính. Các đoàn thể đều có đại biểu tham dự. Hơn phân nữa chi phí là do những đoàn thể công cộng ấy lo liệu. Nhưng trực tiếp vẫn là những vị Trụ Trì các chùa viện làm chủ sám cho tang lễ. Đồng thời chư Tăng và Phật Tử tông phái khác cũng cử hành theo nghi thức tông phái mình.

Tuy nhiên nhiều gia đình theo truyền thống lâu đời vẫn còn lo lắng, nên sau đó muốn đem những anh linh ấy vào thờ thêm nơi Thần Xã. Trong tinh thần Phật Giáo, ý nghĩa buổi lễ cầu siêu là cầu nguyện cho người mất được siêu sanh, sớm thành Phật; lúc bấy giờ thật không cần đưa hương linh nương tựa các vị Thần nữa. Nhưng đối với một số gia đình có người thân vừa mất, tâm lý lúc đó thật không đơn giản. Phật cũng muốn thành, mà Thần cũng không thể bỏ! Đây là nguyện vọng của họ. Ngay trong lễ cầu siêu Thần và Phật đã khác nhau; nhưng dù giải thích cách nào cũng rất khó trong những lúc như thế. Đây chính là tâm tình, niềm tin phức tạp của Tôn Giáo. (Thậm chí đôi khi một số người Nhật còn nghĩ rằng: Thần Đạo mới là quốc giáo từ xưa đến nay. Còn Phật Giáo là tư tưởng ngoại lai).

Những năm gần đây, nhiều đoàn thể tín đồ địa phương hay về chùa Tổ (Bổn Sơn) tại Kyoto tham bái. Thật cảm kích trước niệm chân thành của mỗi cá nhân như vậy; nhân cơ hội đó thăm viếng thành phố luôn thể. Đây quả là một việc làm tốt đẹp. Dĩ nhiên đi thăm Kyoto là thăm những Chùa viện, Thần xã. Tín đồ không chỉ thăm các chùa thuộc tông Chân Ngôn mà còn đến tham bái các chùa Kyomizudera (Thanh Thủy tự); Tam Thập Tam Gian Đường; Kim Các Tự; Ngân Các Tự, vv... và cả Đông-Tây Bổn Nguyện Tự, Tri Ân Viện, Bách Vạn Biên, Tam Thiên Viện, Tịch Quang Viện. Ngay cả 5 núi của Thiền Tông. Thay vì đi bộ họ dùng xe hơi đi tham bái. Chẳng những thế mà còn đến cúng viếng, mua lễ vật và đồ hộ thân ở các Thần Cung như: Heianjinguu (Bình An Thần Cung); Yasakajinguu (Bát Phản Thần Cung); Kitano Tenmanguu (Bắc Giả Thiên Mãn Cung); Fukumi Inari (Phục Kiến Đạo Hà). Họ không những cúng một số tiền tương đối vào chùa Tổ, mà còn chi phí vào những nơi khác, số tiền ấy cũng không phải nhỏ. Trên thực tế việc tham bái chùa Tổ với mục đích như thế nào, chúng ta thử tìm hiểu xem.

Nếu là hội viên của Sáng Giá Học Hội (Sooka Gakkai) thì tín đồ tuyệt đối không đóng góp cúng dường xây dựng tôn giáo nào khác ngoài Nhật Liên Chánh Tông (Nichiren Shooshuu). Đây có phải một loại bệnh nghiện thuần túy chăng? Nhưng nếu suy xét cho cùng thì ta có cảm tưởng đây không phải một đức tính tốt vậy.

Có nhiều người cho rằng, đem tâm tính toán, phân biệt với Tôn Giáo như thế là điều không thích hợp với niềm tin trong sáng của con người. Ở đây không cố ý đề cập riêng những việc như vậy.

Xin kể lại một chuyện từ những năm xưa. Việc xảy ra tại phố Trường Giả (Nagano), có số người đi tham bái Chùa Thiện Quang. Đầu tiên họ đến chánh điện đốt nhang, sau đó vào thăm chỗ Giới Đàn. Muốn đến chỗ Giới Đàn phải đi theo lối hành lang nằm dưới chánh điện. Con đường ấy không có đèn điện, cũng chẳng có đèn dầu nên rất tối. Người sau cứ lần mò theo người trước mà tiến lên. Ngay dưới tượng Phật chính của chánh điện là một cây sắt chống đỡ, có cửa thông qua. Nơi đó có để một cái chóe, ở góc cửa phía kia có để mật tạng của Đức A Di Đà Như Lai được truyền đến từ thời Tam Quốc. Khi đụng vào cái chóe ấy cũng có nghĩa là được bàn tay của Như Lai cứu giúp. Cứ thế rất nhiều thiện nam tín nữ đi vào con đường tối om ấy để được Phật đưa tay cứu khổ.

Trước đây và thậm chí đến tận sau này, vẫn còn rất nhiều người đến đó tham bái. Lúc đầu họ ồn ào la lối khi bước đi như thế. Cứ từng bước từng bước theo phía trước, tuy chẳng thấy gì; nhưng tâm không lo lắng. Rồi bỗng nhiên tiếng ồn ào ấy mất hẳn. Tiếng niệm Phật bắt đầu, cả đoàn người đều niệm lớn bảo hiệu: Namu Daishi Henjoo Kongoo (Nam Mô Đại Sư Biến Chiếu Kim Cang).

Trong nháy mắt; người khác lại có cảm giác ngược lại. Đấy nguyên thủy là Đức A Di Đà và đương nhiên họ niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”. Điều này chẳng phải sai; nhưng những tín đồ ấy dẫu có lòng niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”; nhưng tận sâu trong tâm có lẽ vẫn còn câu “Nam Mô Đại Sư Biến Chiếu Kim Cang”.

Khi hỏi họ là ai đến đây tham bái, thì được cho biết rằng: họ là những tín đồ của Chân Ngôn Tông. Mới nhìn thì thấy như người không tín ngưỡng; cũng có thể như người không tiết tháo, lập trường đối với Tôn Giáo mình; nhưng bởi là tín đồ của Chân Ngôn Tông, cuối cùng họ vẫn thành kính niệm bảo hiệu: “Nam Mô Đại Sư Biến Chiếu Kim Cang”. Đây chính là điều mà tác giả đã thấy nghe tại chỗ vậy.

Tín đồ của Chân Ngôn Tông, thân tâm lúc nào cũng mang niềm tin mạnh mẽ vào câu “Nam mô Đại Sư Biến Chiếu Kim Cang”. Thế nhưng đối với tông phái khác vẫn sẵn sàng độ lượng, khoan dung thậm chí lễ bái, cầu nguyện. Đây là điều tại sao gọi họ không có lập trường như ta đã thấy.

Việc mang tính cách rộng lượng đối với Tôn Giáo khác, chẳng phải chỉ giới hạn nơi tín đồ của Chân Ngôn Tông; nhưng phải nhìn nhận rằng, đây là đức tin chung của người Nhật Bản. Như trên đã nói về phong tục từ cuối năm cho đến đầu năm là vậy. Còn bây giờ ngay cả việc đi tham bái những nơi linh thiêng gồm 88 chỗ tại Tứ Quốc (Sikoku) họ cũng thừa nhận như vậy. Vì những người đi tham bái tại Tứ Quốc, tuyệt nhiên không phải chỉ là Đàn Gia của Chân Ngôn Tông, mà đa phần thuộc tông phái khác.

Như vậy tính khoan dung của Tôn Giáo, chúng ta có thể cảm nhận được phần lớn nơi người Nhật Bản, họ đã góp phần vào việc thay đổi thái độ ấy. Vậy thì phải suy nghĩ thế nào về tính cách đặc thù này? Đó chẳng phải là một phần của sự liên quan về tính chất căn bản của Chân Ngôn Tông sao?

Như vậy việc tu hành không gì hơn là nhắm đến viên mãn thành Phật, mà thành Phật là do tích lũy những việc thiện theo tôn chỉ đã dạy, áp dụng vào cuộc sống hằng ngày. Hơn thế nữa, tư tưởng Mạn Đà La (Mandara) cũng như tinh thần của Ngài Hoằng Pháp Đại Sư đâu gì khác hơn ngoài tấm lòng từ bi, quảng đại và khoan dung. Tinh thần này không giới hạn nơi tín đồ của Chân Ngôn Tông, mà nó còn thấm nhuần rộng rãi nơi mọi người Nhật Bản. Và có thể đây là cơ bản cho sự hình thành quan niệm Tôn Giáo có tính cách đặc thù ấy.

Như vậy, sự tinh tấn trì niệm “Nam mô Đại Sư Biến Chiếu Kim Cang” không chỉ là một bảo hiệu đối với Chân Ngôn Tông, mà còn mang tính cách khoan dung đối với những Tôn Giáo khác. Ở đây Chân Ngôn Tông của chúng ta cần phải nhìn lại vấn đề này. Nơi đó có rất nhiều người Nhật Bản đã có định hình về cái nhìn đặc thù đối với Tôn Giáo khác. Nếu thấy được tiềm lực sâu xa quan trọng ấy thì tác giả chẳng còn niềm vui nào khác hơn như trên đã trình bày.

---o0o---

Chương Một




I.Tông Phái Phật Giáo




I.01.Sự Hình Thành Phật Giáo

Tác giả sinh ra và được giáo dục trong một gia đình theo Chân Ngôn Tông. Trước tiên có thể nói tôn giáo là vấn đề của mỗi cá nhân, và trước khi là thành viên của tôn giáo ấy, cá nhân đó được dưỡng thành trong gia đình có tôn giáo. Và nhờ hoàn cảnh ấy mới thấm nhuần được.

Nếu quan sát gần hơn thì còn nhiều tông phái khác của Phật Giáo như: Thiên Thai Tông (Tendaishyuu), Tịnh Độ Tông (Yoodoshyuu), Tịnh Độ Chơn Tông (Yodoshinshuu ), Thiền Tông (Zenshuu), Nhật Liên Tông (Nichirenshyu)… Ngoài ra còn có Thần Đạo (Shintoo), Thiên Chúa Giáo… Ở đây trước tiên tôi muốn trình bày về những tông phái của Phật Giáo.

Phật giáo là danh từ phổ thông chỉ cho giáo pháp của Phật Đà (người nghe và được tỏ ngộ). Bình thường đây là cách dùng một số danh từ có sẵn, để chỉ lời dạy của Đức Thích Ca Mâu Ni (566 - 486 năm trước TC).

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sinh cách đây 2550 năm (2007) tại thành Ca Tỳ La Vệ, thuộc miền Trung Ấn Độ. Ngài là Thái tử, con vua Tịnh Phạn và Ma Da phu nhơn, thuộc hàng Thánh giả của tộc họ Thích Ca. Gọi ngắn gọn là Thích Ca hay cũng gọi là Thích Tôn. Theo cách thân thiện hơn gọi Ngài là Đức Thích Ca. Đến bây giờ năm sanh của Ngài vẫn chưa rõ ràng, nhưng được truyền lại là vào ngày mồng 8 tháng 41 .

Lúc Ngài còn nhỏ tên là Kiều Đáp Ma, cũng gọi Tất Đạt Đa. Ngài được sinh ra trong giòng dõi quý phái. Nhưng chẳng may, sau khi sanh được 7 ngày, thì mẫu thân Ngài qua đời. Sau đó người Dì ruột là bà Ba Xà Ba Đề nuôi nấng. Từ tuổi thiếu niên, Ngài đã ham say con đường học vấn, đồng thời còn thuần thục về môn võ nghệ. Đây là sự thành tựu nhờ được giáo dục từ khi Ngài còn trẻ. Lúc 19 tuổi kết hôn với công chúa Da Du Đà La và hạ sanh La Hầu La.

Tuy lúc thiếu thời đã mất Mẹ, nhưng không vì thế Ngài thiếu vắng tình thương và sự chăm sóc, giáo dưỡng từ cuộc sống hoàng gia. 20 tuổi có con nối dõi. Ngài cảm nhận cuộc đời thật sự không có ý nghĩa.

Căn cứ theo truyền thuyết, có một ngày khi dạo chơi qua bốn cửa thành, theo hướng Đông, Tây, Nam, Bắc. Lúc ở cửa Đông, Ngài trông thấy một người già. Cửa Nam, thấy một người bệnh khổ. Cửa Tây, thấy một xác chết được khiêng ngang qua. Ở cửa Bắc, trông thấy một người xuất gia tu hành. Sau khi chứng kiến như thế, Ngài liền tự nhủ, một ngày nào đó ta sẽ xuất gia. Đây chính là những câu chuyện được kể lại.


---o0o---

I.02.Đức Thích Ca Xuất Gia.

Ở đây tưởng cần nói qua về ý nghĩa hai chữ xuất gia. Hiện tại nói xuất gia là rời khỏi gia đình, xuống tóc trở thành một người tu Phật. Thế nhưng sự xuất gia của Đức Phật là việc đã xảy ra trước khi Phật Giáo có mặt. Đồng thời nhận thấy ý nghĩa xuất gia ít nhiều được hiểu ngược lại. Vì trên thực tế đối với xã hội Ấn Độ thời ấy, trước khi Phật giáo hình thành, nói chung kẻ tu hành là người rời bỏ gia đình, sống đời nan hành khổ hạnh.

Những người như vậy được gọi là Sa Môn. Họ không có một nghề nghiệp cụ thể nào. Mỗi ngày họ đi ăn xin để sống, hoặc giả vào rừng sâu một mình, hay tìm đến nơi bờ biển tu hành cầu mong giác ngộ. Thế nhưng ngày nay ý nghĩa hai chữ Sa Môn đã trở thành là đại danh từ chỉ cho những vị Tăng lữ Phật Giáo.

Đức Thích Tôn khi còn trẻ, Ngài cũng lập gia đình và có con. Lại vừa làm theo ý Vua cha, tiếp tục cai trị vương thành Ca Tỳ La Vệ. Thế nhưng đối với địa vị, quyền thế, ái ân như vậy, Ngài vẫn quyết tâm từ bỏ tất cả, trốn khỏi cung thành, một mình vạn dặm ra đi vào chốn rừng sâu, lúc đó Ngài 29 tuổi2 .

Nghe và tìm đến những bậc Sa Môn đi trước, đồng thời để giải bày nỗi khổ với những Sa Môn kia. Có lúc Ngài ngồi một mình trên tảng đá suy tư: Cuộc đời là gì?, Tại sao con người có quá nhiều phiền muộn, khổ đau như thế? v.v… Ngài dùng trái cây và rau rừng để ăn cho qua ngày. Trãi lót những y áo đã rách nát dưới gốc cây, hang động để ngủ nghỉ. Sinh hoạt như vậy kéo dài mãi cho đến 6 năm. Cũng có thuyết cho rằng khoảng 12 năm3 .

Ngược lại thì chẳng thu hoạch được một kết quả nào, mà còn cảm thấy việc tu hành khổ hạnh như thế vô nghĩa, nên Ngài đã xuống núi.

Hành xác và khổ hạnh như vậy, Đức Thích Tôn biết chắc một điều, sẽ không bao giờ tỏ ngộ được chân lý, cuối cùng một thân một mình rời khỏi núi. Ngài tìm đến Bồ Đề Đạo Tràng, nhận bát cháo nấu bằng sữa của một người con gái dâng cúng, và rồi sinh khí trở lại bình thường. Tiếp đó Ngài xuống gội mình nơi sông Ni Liên Thiền, rồi tiến đến dưới gốc cây Bồ Đề, ngồi yên lặng, nhập vào Minh Tưởng. Tại đây, Ngài phải trải qua bao nhiêu phiền não mê hoặc cả trong và ngoài. Thế nhưng qua nhiều ngày chiến đấu, cuối cùng vào buổi sáng ngày 8 tháng 12 khi sao mai vừa ló dạng trên bầu trời ở hướng Đông, đột nhiên như phá được màn hôn ám; linh cảm ấy thật là vĩ đại, hay nói khác đi Ngài đã khai mở con đường giải thoát. Đối với người đời, đây là lúc “Hàng Ma Thành Đạo”4 và bấy giờ Đức Thích Tôn đúng vào 35 tuổi.
---o0o---

I.03.Sự truyền đạo của Đức Phật

Sự linh cảm ấy trở thành vĩ đại, và tận thâm sâu, xa thẳm là sự giác ngộ. Dù nói thế nào đi nữa, bản thân Ngài là một sự giác ngộ tuyệt đối. Điều này có nói cho người khác nghe, giải thích thế nào cũng không đơn giản để hiểu được. Đây chẳng phải là điều mà thế gian có thể hiểu được một cách dễ dàng. Chỉ Đức Thích Tôn một mình với tâm hoan hỷ tròn đầy, và đã trải qua những ngày pháp hỷ viên mãn như vậy. Việc này không thể nào giải thích giải bày cho người khác hiểu được. Sau đó Ngài liền nghĩ đến năm người bạn Sa Môn đồng tu khổ hạnh, để đến thăm họ. Ngài đem giáo pháp chứng ngộ ấy chỉ bày cho họ. Vì Ngài nghĩ rằng, giữ kín việc chứng ngộ, chẳng giúp gì cho thế gian. Ngay lập tức Ngài thẩm định lại lòng của mình, rồi đến ngay vườn Lộc Uyển, nói về nội dung chỗ Satori (Ngộ) của mình. Và đó cũng là lần đầu tiên, người đời gọi đây là Sơ chuyển pháp luân.

Từ đó được xem là đầu tiên Đức Thích Tôn thuyết pháp; và tiếp tục trong suốt đời sống của Ngài.

Như vậy lúc bấy giờ năm vị Sa Môn này là trung tâm của giáo đoàn Phật Giáo đầu tiên và tại đây Tăng Già5 đã được hình thành . Sau đó Đức Thích Tôn chọn nước Ma Kiệt Đà và nước Kosabi làm trung tâm, để du hóa, thuyết pháp độ sanh khắp nơi trong nước Ấn Độ. Tiếp đó Ngài thâu nhận 10 vị Đại Đệ Tử, và lần lượt nhiều đệ tử khác cũng đến xuất gia với Ngài. Càng ngày Tăng đoàn càng đông thêm, lại nữa ngoài vấn đề Tăng già ra, ngài cũng đã giúp đỡ cho nhiều tín đồ tại gia. Rồi đã mấy lần Ngài trở lại quê nhà, thuyết pháp cho cả tộc họ mình nghe. La Hầu La và một số người trong thân tộc cũng được Ngài độ cho xuất gia làm đệ tử.

Cứ như thế trong suốt 45 năm6 Ngài đã tiếp tục truyền đạo khắp nơi cho đến tuổi 80, Ngài đến thành Câu Thi Na cạnh sông Bạt Đề. Rồi nằm nghỉ dưới hai cây Sa La song thọ và nhập Niết Bàn tại đây. Giả thuyết về ngày tháng khác nhau, nhưng đó là lúc nửa đêm của ngày 15 tháng 2 lúc ngài 80 tuổi.

Sự nhập diệt của Đức Thế Tôn người đời sau gọi đây là nhập Niết Bàn.

Những sự kiện trọng đại trong cuộc đời của Đức Phật như là: Đản Sanh, thành đạo, sơ chuyển pháp luân và nhập Niết Bàn. Đây gọi là 4 sự kiện quan trọng to lớn. Trong hiện tại 4 di tích này vẫn còn tồn tại ở xứ Ấn Độ. Đối với các tông phái của Phật Giáo Nhật Bản đã tổ chức các lễ kỷ niệm như sau:

Phật Sanh hội, nhằm ngày 8 tháng 4 dương lịch (cách gọi khác là Hana Matsuri; lễ hoa Anh Đào. Đây là pháp hội chúc mừng ngày Đản Sanh của Đức Thích Tôn ).

Thành Đạo hội, nhằm ngày 8 tháng 12 dương lịch (còn gọi là Lạp Bách Hội. Ngày tưởng nhớ Đức Thích Tôn đã chứng ngộ, đây là pháp hội cho những người phát lời thệ nguyện để tu hành).

Niết Bàn hội, nhằm ngày 15 tháng 2 dương lịch (các chùa hay gọi là Thường lạc hội; đúng vào ngày nhập diệt của Đức Thích tôn. Đây cũng là pháp hội nhằm báo tạ thâm ân của người xưa ).

Trên đây là 3 ngày Đại Lễ được cử hành; còn Sơ chuyển Pháp luân không có ngày lễ kỷ niệm. Người ta hay gọi là: Thường chuyển Pháp luân. Có những ngôi chùa lớn thường hay tổ chức vào những ngày bố giáo truyền đạo7
---o0o---

I.04.Nội dung của việc truyền đạo

Ở đây chúng ta có thể suy nghĩ về 45 năm bố giáo truyền đạo ấy, và trên thực tế thì Ngài đã nói những gì? Đây là những sự kiện.

Tất cả kinh điển lưu truyền lại đều có chữ: Như thị ngã văn (ta nghe như vầy). Đây chính là những điều mà nhiều Đệ Tử của Ngài nghe được. Trong đó còn lại mấy ngàn quyển kinh cũng đều như thế. Nói chung là “Tất cả kinh”8 hay “Đại Tạng kinh”. Những kinh điển ấy vẫn còn chữ gốc , rồi được dịch sang chữ Hán; chữ Pali; hoặc giả cũng có cả tiếng Tây Tạng nữa.

Đã có rất nhiều Kinh với các ngôn ngữ được xuất bản. Nói chung những Kinh ấy cũng giống như những điều lý luận tất yếu, không ra ngoài giới hạn. Có loại nói về triết lý cao xa; nhưng không nhất thiết hoàn toàn là như vậy; cũng có những Kinh thuyết giảng rất gần gũi cuộc sống thường nhật, cũng được đưa vào Tạng Kinh điển. Đức Phật thuyết giảng liên tục trong 45 năm cuộc đời Ngài; nội dung của các lời dạy, tất cả đều là những tinh hoa chân lý trong cuộc sống. Nhưng đối với tác giả, điều tâm đắc nhất là hạnh xuất gia của Đức Phật. Khi chứng kiến bốn cảnh: sanh, già, bệnh, chết, Ngài tự tỏ ngộ và hiểu được đâu là nghi vấn lớn nhất trong cuộc đời.

Khi mà truyền thuyết ghi lại việc ngài ra khỏi 4 cửa thành. Việc nầy phải giải quyết sao đây? Đó chính là những điều cần được sự chỉ dạy hướng dẫn rõ ràng.

Thường bên trong nội dung của các Kinh ít đề cập trực tiếp để giải quyết những vấn đề trên. Đại khái những chuyện ít liên hệ với việc nầy lại có rất nhiều trong các Kinh; nhưng ở đây chúng ta cũng có thể nói khác là trong mấy ngàn quyển kinh còn truyền đã giải đáp được nghi vấn nầy rồi. Tuy nhiên, nếu phải đọc tụng hết tất cả những kinh điển để tìm ra lý lẽ thì chỉ có những học giả chuyên môn mới có thể làm được điều đó; còn phần lớn những người khác chẳng thể thực hiện được điều nầy.

Cuối cùng của việc nầy nghĩa là việc truyền đạo của Đức Thích Tôn. Vì khi Ngài thành Phật Ngài không thể giải thích rõ cảnh giới giác ngộ ấy cho người khác nghe được và Ngài cũng khó làm sao cho người khác hiểu được điều này. Vậy thì kết quả chúng ta phải hiểu như thế nào đây?

Cũng chính từ điểm nầy mà các đệ tử của Ngài ở vào những thời kỳ sau đó khi truyền đạo bố giáo đều lấy những kinh điển làm trọng tâm để thuyết giảng; nhưng tùy theo sự cảm nhận của mỗi người và mỗi thời đại. Từ đó đối với nguyên thủy, nhiều Tôn phái mới của Phật Giáo được phát sanh.


---o0o---

I.05.Lịch sử Phật Giáo Ấn Độ

Ở đây thử đặt lại một vấn đề khác để suy nghĩ. Đó là trong hiện tại, đầu tiên là những tu sĩ của mỗi Tông phái chúng ta mỗi ngày đều tụng đọc kinh với mọi người; nhưng kết quả là kinh ấy có phải chính do nơi kim khẩu của Đức Phật trực tiếp nói ra? Hay Kinh ấy như thế nào? Đây là vấn đề cần nói đến.

Bản thân tác giả lúc mới học kinh, dĩ nhiên là tôi tin tất cả kinh ấy đều do Đức Thế Tôn nói ra và chính những vị Thầy dạy cũng tin như vậy. Nghĩa là cả một đời thuyết pháp của Đức Phật; theo sự giải thích có tính cách truyền thống thì chia ra làm 5 thời. Từ đó cứ tin như vậy. Thực tế thì đây là một học thuyết của Trung Quốc được thành hình vào thế kỷ thứ sáu. Đầu tiên là do vị khai Tổ của Thiên Thai Tông Trung Quốc là Ngài Trí Khải (Giả) (538-597) đã lập nên “ngũ thời giáo” và chia cuộc đời thuyết pháp của Đức Phật ra làm 5 giai đoạn.

Thời Hoa Nghiêm sau khi thành đạo. Thời gian nói kinh Hoa Nghiêm trong 21 ngày.

Thời A Hàm, sau đó; nói về các kinh điển nguyên thỉ trong thời gian 12 năm (Nói một cách tổng quát đây là những kinh điển của Tiểu Thừa).

Thời Phương Đẳng; sau đó nữa; nói về kinh điển Đại Thừa trong vòng 8 năm như kinh Duy Ma Cật, kinh Thắng Man v.v...

Thời Bát Nhã, sau đó; nói về các loại kinh Bát Nhã trong thời gian 22 năm.

Thời Pháp Hoa, Niết Bàn; nói trong vòng 8 năm. Gồm có nói kinh Pháp Hoa và cuối cùng trong một ngày một đêm, Ngài đã nói kinh Niết Bàn.

Như vậy thì tính chung lại là 50 năm. Thế nhưng sau đó thuyết nầy được tin dùng trong một thời gian dài.

Tuy nhiên thời gian gần đây các vị học giả của thế giới đã nghiên cứu trực tiếp những sử liệu của Ấn Độ thì cái nhìn của Phật Giáo sử đại thể như sau:




---o0o---



I.06.Kinh điển được truyền sang Nhật Bản

Phật Giáo được truyền sang đất nước ta9 bắt đầu từ thế kỷ thứ 6. Thưở ấy những người đến đây chỉ truyền niềm tin cho một số người; nhưng dần dần lại trở nên rộng rãi hơn. Chính thức là vào năm Khâm Minh Thiên Hoàng thứ 13 (552) do nhà vua Thánh Minh Bách Tế đầu tiên đã hiến dâng lên triều đình những kinh điển và tượng Phật. Kinh thưở ấy là kinh gì; không ai được biết rõ ràng.

Về sau nghiên cứu những kinh điển qua văn hiến có tính cách lịch sử thì thấy lần đầu tiên Thánh Đức Thái Tử (574-622) đã đọc tụng; giảng rộng ra, đồng thời biên chép thành sách để giảng giải là kinh: “Tam giáo nghĩa sớ” và những Kinh như: Thắng Man, Diệu Pháp Liên Hoa (gọi tắt là Pháp Hoa) và kinh Duy Ma Cật.

Thời đại Nara10 là thời đại được cho rằng: ở Trung Quốc có những kinh điển gì, đều được truyền vào Nhật Bản hết. Đặc biệt đứng về phương diện văn hiến thì những chùa nổi tiếng của nhà nước (bên Tăng) thì đọc tụng kinh: “Kim Quang Minh Tối Thắng Vương”. Còn những chùa nổi tiếng bên Ni thì tụng: “Kinh Diệu Pháp Liên Hoa”. Còn những chùa của Quan và Xã lập nên thì đọc tụng cũng như giải nói những kinh như: Nhơn Vương và Đại Bát Nhã. Chùa Đông Đại11 được xây dựng thì kinh điển chính ở đây hay tụng đọc là Hoa Nghiêm.

Đến thời Bình An12 đầu tiên khi Mật Giáo được truyền qua thì kinh điển căn bản là: Đại Nhựt và Kim Cang Đảnh. Lại nữa kể từ thời Bình An đến thời Liêm Thương, Tịnh Độ Tông rất thịnh hành và kinh điển chính để đọc tụng là: Vô Lượng Thọ, Kinh Quán Vô Lượng Thọ và A Di Đà.

Thiền Tông nguyên thỉ nói là “chẳng lập văn tự”; dùng tâm truyền tâm (từ tâm nầy truyền qua tâm kia), do vậy chẳng lấy kinh nào làm chính. Tuy nhiên những kinh thường tụng vẫn là: Lăng Già, Kim Cang, Bát Nhã v.v... còn Tông Thiên Thai và Nhật Liên họ vẫn lấy kinh Pháp Hoa làm trọng tâm để đọc tụng.

Đại bộ phận đã được nhìn thấy đều là những kinh điển của Đại Thừa. Nếu nhìn lại bản lịch sử của Ấn Độ ở trước thì thấy những kinh nầy xuất hiện bắt đầu từ thế kỷ thứ nhất trước Dương lịch. Nghĩa là sau khi Đức Thích Tôn diệt độ chừng bốn, năm trăm năm thì những bộ kinh này mới xuất hiện.

Như vậy thì đây chẳng phải là những kinh điển mà chính kim khẩu của Đức Thích Tôn nói ra. Sau Đức Phật bao nhiêu đời, và tiếp theo vị Thầy truyền xuống cho đệ tử qua những câu chuyện để viết thành. Nói cách thế nào đi nữa thì đến những năm đầu tiên của Dương lịch, và những tiến bộ thay đổi của thời đại, mà tư tưởng của Thế Tôn được sửa đổi lại để thích hợp với cái nhìn mới vào thưở bấy giờ.


---o0o---

I.07.Ý nghĩa chữ Phật Đà

Một điều cần đề cập đến trong thời buổi hiện tại là “Phật thân quan”. Đây là một vấn đề cần được nêu ra.

Cho đến bây giờ Phật Đà ai cũng nghĩ đến một con người giòng họ Thích Ca sinh ra tại Ấn Độ. Tuy nhiên nghĩa Phật Đà từ xưa là một vị Phật đã thực sự giác ngộ. Không phải như con người còn phải sanh ra và chết đi, mà đã vượt qua khỏi sự sanh tử. Nói cách khác phải hiểu rằng: Cuộc đời là vĩnh viễn với trời đất, cùng một thể với đất trời. Đây chính là thể tánh của đời sống, hay là thể linh v.v… nên gọi là Phật Đà. Như vậy chữ Phật Đà nên hiểu là vị Phật của bản thể. Còn con người khi sinh ra mà thành Phật thì đây gọi là Tích Phật (cái vết tích của bản thể Phật)13 .

Như vậy chúng ta có thể suy nghĩ rằng: những kinh điển đã được tự thân của vị ấy nói ra, là những vị hoàn toàn được tôn kính và sự kính quý ấy với những lời nói ra được gọi là Kinh. Nội dung của những kinh đó là nội dung của chân lý. Đối với chân lý nầy, Phật giáo gọi chung là Pháp. Pháp ấy tượng trưng cho việc nhân cách hóa đối với Pháp Thân. Thực tế thì đây là sự quý kính Phật Đà. Ai ai cũng đều có suy nghĩ như vậy. Nhưng trong trường hợp nầy, khi Đức Phật sinh ra là thân con người (con người ấy trở thành Phật). Từ đó những tư tưởng khác xuất hiện và cho rằng: Ở nơi sâu thẳm của Tích Phật là Bổn Phật và với bản thể của sanh thân ấy là Pháp Thân. Cách suy nghĩ như vậy thật ra lúc Phật diệt độ cũng có một bộ phận suy nghĩ như thế. Việc nầy trở thành phổ thông vào khoảng thế kỷ thứ nhất trước Dương lịch.

Những tư tưởng như trên đã được nêu ra từ những kinh điển Đại Thừa. Một trong những kinh có tính cách đại biểu là kinh Pháp Hoa. Được sinh tại Ấn Độ và suốt trong cuộc đời 80 năm bố giáo truyền đạo ấy, con người mang họ Thích Ca ấy đã tế độ chúng sanh và với sanh thân ấy đã trở thành Tích Phật. Thế nhưng Phật có đời sống không hạn định và nếu nói rằng: đời sống ấy vĩnh viễn ở nơi nầy đối với con người, thì người nghe sẽ dần dần trở thành quen thuộc. Đến một lúc nào đó trở thành sự cứu độ một cách dễ dàng. Đồng thời ta cũng hiểu đây là việc thị hiện của tướng nhập diệt làm phương tiện mà thôi. Còn Bổn Phật ấy lúc nào cũng vẫn còn tiếp tục thuyết pháp nơi núi Linh Thứu. Đây là đời sống vô cùng và gọi là Pháp Thân.

Những tư tưởng như vậy được lan rộng mãi, từ đó những kinh điển mới xuất hiện và từ đó những Tông phái mới dựa vào những kinh điển căn bản nầy lần lượt được sản sinh và phát triển.


---o0o---

I.08.Cộng thông lý niệm của Phật Giáo14

Như trên là những lý do và tuy cùng là Phật Giáo, nhưng đã chia ra nhiều Tông phái khác nhau. Dẫu sao đi nữa, mỗi ngày ta thường tụng đọc kinh điển dù ít chăng nữa thì cũng là danh dự Phật Giáo như đã được nêu trên; và tất nhiên phải lấy đó là lý niệm có tính cách căn bản. Điều nầy dựa vào 3 sự kiện cơ bản, gọi là Tam Pháp ấn (3 dấu ấn chỉ dạy của Đức Phật). Nếu một trong 3 pháp nầy thiếu đi thì không thể gọi là lời Phật dạy. Phải nói rằng, đấy là Tôn Giáo bên ngoài Phật Giáo.

Bây giờ lần lượt trình bày một cách đơn giản về 3 pháp ấn ấy, để kết thúc phần này:

Chư hành vô thường: Nghĩa là tất cả mọi việc đều thay đổi.

Chư pháp vô ngã: Tuy là thay đổi; nhưng lại không có ngã. Niết Bàn tịch tịnh: Từ vô ngã, dẫn đến chỗ tịch mặc.

Thứ nhứt – Chư hành vô thường nghĩa là tất cả các vật thể và những hiện tượng của tâm đều bị sanh diệt biến đổi. Chẳng có một vật gì gọi là thường hằng bất biến cả. Đây chính là cách nhìn và cách suy nghĩ; và điều suy nghĩ này không thể khác đi được. Nhưng ở đây lại sanh ra hiểu lầm; vì cái gì có biến hóa thay đổi thì theo đó có sự hoảng sợ, phiền não, khổ sở, buồn rầu... Nếu nhìn vào những việc nầy, và thường thấy nó biến hóa thay đổi, rồi nhìn ngay vào đó ở hiện tại, thì chính đó cũng chẳng phải là điều tất yếu. Đó là một cách nhìn vậy.

Tiếp theo là: Chư pháp vô ngã. Cũng như sự biến hóa của chư hành vô thường ở trước. Chẳng có ai có thể thay đổi biến hóa chúng ta được cả. Dầu cho vị đó là Thần, trời sáng tạo ra vạn vật hay ngay cả Phạm Thiên, hay kẻ độc tài v.v... mà tất cả đều do nhơn và duyên tạo ra. Đây là một cách nhìn. Tất cả đều do nhơn duyên sanh ra (nghĩa là nguyên nhơn và cơ duyên sanh ra). Lại nữa thiếu duyên thì chẳng sanh (duyên không có thì không sanh) khi nhơn duyên nối kết lại với nhau thì được sanh ra. Nếu duyên thiếu thì tự nhiên điều ấy sẽ biến đổi. Điều nầy có nghĩa là người thứ ba là trung gian như các vị Thần và Phạm Thiên không còn cần thiết nữa. Với ý nghĩa như vậy, ngay từ đầu Phật Giáo được gọi là Vô Thần luận.

Điều thứ ba là Niết Bàn tịch tịnh. Nghĩa là Thần cũng như Phạm Thiên trên thực tế đều là những ý tưởng không rõ ràng. Trong khi đó mọi người đều tưởng tượng và vẽ nên sự tồn tại của ngã, mà trên thực tế với nhục thân cao không đầy 2 mét nầy chẳng có cái ngã ấy. Bởi chính vì ý thức của tự ngã không linh thiêng; cho nên mọi người mới phát sanh phiền não và sự mê loạn lại sinh ra. Đồng thời vị trời sáng tạo và Phạm Thiên cũng như kẻ độc tài không có, thì thực tế của những tự ngã như vậy chẳng tồn tại được. Từ đó sanh ra một thế giới tịch tịnh là điều mà ai cũng có thể suy nghĩ được.

Trên đây giải thích sơ lược về Tam Pháp ấn. Còn ai là người đã nói những việc nầy thì cho đến nay vẫn chưa rõ. Nhưng tất cả ai trong chúng ta cũng đều biết, những việc trên đều được truyền sang từ Ấn Độ là một sự thật. Những việc nầy được hình thành từ lúc nào cũng chẳng ai hiểu thật rõ ràng.

Tuy nhiên ba điều dạy ấy là thể hiện những tư tưởng căn bản trong suốt cả một cuộc đời của Đức Thích Tôn. Đây chính là một chân lý mà từ xưa đến nay cả Đông Tây đều không thể hiểu sai lệch, mà còn có tính phổ quát để làm thỏa đáng cho mọi người nữa. Lại nữa hầu như các Tông phái của Phật Giáo đều tôn trọng tin kính như là một chơn lý. Nên gọi đây là Tam Pháp ấn.


---o0o---



tải về 2.3 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương