Chân Ngôn Tông Nhật Bản ht thích Như Điển dịch o0o Nguồn


Chương Bảy VII.Những Tự, Viện của Chân Ngôn Tông



tải về 2.3 Mb.
trang8/15
Chuyển đổi dữ liệu10.01.2018
Kích2.3 Mb.
#35966
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   15

Chương Bảy




VII.Những Tự, Viện của Chân Ngôn Tông




VII.01.Nhiều chùa khác nhau

Những chùa chiền của Chân Ngôn Tông trên toàn quốc Nhật Bản có tất cả hơn 10.000 ngôi. Trong số đó gồm cả Tổng Bổn Sơn, Đại Bổn Sơn. Ở đây xin nêu lên một vài tự viện này để làm quen.


---o0o---
VII.1.1.Những chùa có liên quan trực tiếp đến Tông Tổ Hoằng Pháp Đại Sư.
Zentsuji (Thiện Thông Tự) chùa nằm ở phố Thiện Thông thuộc Huyện Hương Xuyên.

Đại Sư từ Trung Quốc về nước chẳng bao lâu thì Ngài cho xây dựng chùa này tại quê hương, nơi Ngài đã được sinh ra. Ngài mô phỏng theo cách kiến trúc Già Lam của chùa Thanh Long đời nhà Đường bên Trung Quốc của Ân sư Huệ Quả Hòa Thượng. Danh xưng chùa, lấy tên của thân phụ Ngài để đặt.

Giáo Vương Hộ Quốc Tự (Kyoooogokokuji) chùa nằm ở khu Nam thuộc phố Kyoto.

Nói thông thường Tooji (Chùa Đông), thời Kanmu (Hằng Vũ) Thiên Hoàng làm lễ cầu nguyện cho Kinh Đô bình an; nên cho xây một ngôi chùa ở phía Đông Tây của cửa La Thành. Còn chùa phía Đông là do Tha Nga Thiên Hoàng cúng cho Đại Sư. Đại Sư đã đổi tên và trở thành Đạo Tràng chính của Chân Ngôn Tông. Từ đó về sau những việc gì quan trọng đều cử hành ở chùa này.

Chùa Kim Cang Phong (Kongoobuji). Chùa nằm ở núi Cao Dã thuộc Huyện Hòa Ca Sơn.

Đại Sư được triều đình cấp cho đất đai, nên chùa được thành lập để làm Đạo Tràng cho việc tu thiền, quán pháp. Lại nữa đây cũng là nơi linh miếu khi Đại Sư nhập định vĩnh viễn tại núi này. Với nhân duyên như vậy, nên tại đây có chôn cả hằng vạn ngôi mộ lớn nhỏ. Ở đây được mọi người tôn sùng gọi là Tổng Bồ Đề sở trong thiên hạ.


---o0o---
VII.1.2.Những chùa có sự liên hệ mật thiết với Hoàng Thất
Chùa Đại Giác (Daikakuji) chùa nằm ở khu Tả Kinh thuộc thành phố Kyoto.

Khi Tha Nga Thiên Hoàng lìa cung; sau đó cho xây chùa này. Đến thời vị Hoàng Tử thứ 2 Kooyaku Shinno Hằng Thục Thân Vương: (825-885) con của Yuunna (Thục Hòa) Thiên Hoàng là khai tổ. Đây là ngôi tự viện qua sự kế thừa của lịch đợi pháp Thân Vương 99

Chùa Nhân Hòa Tự (Jinnaji) Chùa nằm ở Khu Tả Kinh thuộc phố Kyoto.

Qua Thánh chỉ của Quang Hiếu Thiên Hoàng, chùa này được xây dựng. Sau khi Vũ Đa Thiên Hoàng nhường ngôi, ông đã tu ở chùa này và tự thân là A Xà Lê của Chân Ngôn. Đây cũng còn gọi là: “Ngự thất ngự sở”. Nơi đây là dấu tích của Lịch đợi Hoàng Tộc.

Chùa Cần Tu (Kajuugi). Chùa nằm ở khu Sơn Khoa thuộc phố Kyoto.

Chùa này được xây dựng theo bổn nguyện của Đằng Nguyên Duân Tử tức là bà mẹ sanh ra Thiên Hoàng Đề Hồ và là Hoàng Hậu của Thiên Hoàng Vũ Đa. Đây chính là chùa do sắc lập của Đề Hồ Thiên Hoàng và là chùa trải qua nhiều triều đại của lịch sử.

Chùa Tuyền Dũng (Sennyuuji). Chùa nằm ở khu Đông Sơn thuộc thành phố Kyoto.

Từ Thiên Trí Thiên Hoàng cho đến Trinh Minh Hoàng Hậu chùa này dùng để thờ Long Vị của lịch đại Thiên Hoàng. Cho nên người dân gọi một cách tôn kính chùa là chùa Mitera (Ngự Tự)100


---o0o---
VII.1.3.Những ngôi chùa được xây dựng bởi những vị Cao Tăng.
Chùa Đề Hồ Tự (Daigoji). Chùa nằm ở khu Phục Kiến, thành phố Kyoto.

Lý Nguyên Đại Sư Thánh Bảo (832-909) kiến tạo chùa này làm đạo tràng qua sự thật tu thật chứng của Chân Ngôn Mật Giáo. Đặc biệt là Đề Hồ, Chu Tước và Thôn Thượng là 3 vị vua có niềm tin; nên đã cho kiến lập Già Lam trên núi, dưới núi. Đây là những tự viện lịch sử.

Tùy Tâm Viện (Zuishinin) chùa này nằm tại khu Sơn Khoa thuộc phố Kyoto.

Tăng Chánh Ameno còn tên gọi khác là Ninkai (Nhân Hải) (951-1046) khai sơn. Khi xây dựng đặt tên cho chùa là Mạn Trà La tự. Đây là di tích lịch sử tự viện.

Chùa Căn Lai (Negoroji) chùa nằm tại phố Nham Xuất, thuộc Huyện Hòa Ca Sơn.

Cũng còn gọi là Daidenhooin (Đại Truyền Pháp Viện) do Ngài Hưng Giáo Đại Sư Giác Lạp Thượng Nhơn (1095-1143) khai sơn. Đây là chùa có rất nhiều học Tăng sinh sống.

Chùa Tây Đại (Saidaiji) chùa ở phố Tây Đại Tự thuộc huyện Nại Lương.

Đây là chùa do Xứng Đức Thiên Hoàng vào thời Nara cho xây dựng. Sau đó mấy lần bị cháy và đến thời Liêm Thương có danh Tăng là Hưng Chánh Bồ Tát Duệ Tôn (12011290) trùng hưng lại. Đây là ngôi chùa được truyền lại theo tinh thần giới luật.


---o0o---
VII.1.4.Chùa có nhiều chi nhánh
Trí Tích Viện (Chishakuin) Chùa nằm tại khu Đông Sơn thuộc phố Kyoto.

Nguyên thỉ chùa này thuộc Học Đầu Tự Viện của Kỷ Châu Căn Lai Sơn. Kể từ thời Edo, chùa di chuyển đến địa chỉ hiện tại. Đây là nơi đã dưỡng thành rất nhiều học sinh. Có lẽ vì vậy mà trong hiện tại chùa có rất nhiều chi nhánh.

Chùa Trường Cốc (Hasedera). Chùa nằm ở phố Anh Tỉnh thuộc huyện Nara.

Chùa này được xây dựng từ thời Nara, nhưng bị cháy mấy lần, nên bị bỏ hoang và về sau này làm trường dạy học thuộc Kỷ Châu Căn Lai Sơn, nên rất nổi tiếng. Có nhiều người học tại nơi đây. Do vậy chùa sau này có nhiều chi nhánh.


---o0o---
VII.1.5.Những ngôi chùa có nhiều người đi lễ bái mỗi ngày.
Chùa Tu Ma (Sumadera) Chùa nằm ở khu Tu Ma thuộc phố Kobe (Thần Hộ)

Chùa này được gọi một cách thân thiết gần gũi là: “Chùa Tu Ma của Ngài Đại Sư”. Mỗi tháng vào ngày 20 và ngày 21 cả vườn chùa rộng rãi như thế mà số người đi tham lễ phải chen lấn với nhau.

Chùa Thanh Trừng (Seichooji): chùa nằm ở phố Bảo Trũng thuộc huyện Binh Khố.

Những người đi chùa này cầu nguyện được an ổn nơi Tam Bảo Hoang Thần Vương. Tên gọi thân thiết của người ở Kyoto và Osaka là “Thanh Hoang Thần”. Những người đến cầu nguyện ở đây liên hệ đến nước, lửa và tiền bạc…

Chùa Trung Sơn (Nakayamadera). Chùa nằm ở phố Bảo Trũng thuộc huyện Binh Khố.

Có Đức Quan Âm gia hộ cho việc sinh sản an toàn. Đầu tiên chỗ nầy là nơi sùng bái của Hoàng Thất. Tín giả đến từ khắp nơi trên đất Nhật. Ngày nay cả đến người ngoại quốc cũng đến đây cầu nguyện.

Chùa Bảo sơn (Hoosanji). Chùa nằm ở phố Sanh Câu thuộc huyện Nara.

Gọi một cách gần gũi thân thiết là “Ngài Thánh Thiên của Sanh Câu”101 . Chùa nầy có tín đồ khắp toàn quốc. Mỗi tháng vào không giờ ngày mùng một có rất nhiều tín đồ đến đây cầu nguyện.

Chùa Triêu Hộ Tôn Tử (Choogoosonshiji). Chùa nằm ở phố Bình Quần thuộc Huyện Nara.

Đây là ngôi chùa rất nổi tiếng có thờ Tỳ Sa Môn được mọi người tin tưởng. Thờ Thất Phước Thần và Tùy Nhứt Tì Sa Môn Thiên. Nhiều người trong nước thường tập trung đến đây để cầu nguyện, như việc buôn bán phát đạt, phước đức đầy đủ.

Chùa Tân Thắng (Shinshoogi) Chùa nằm ở phố Thành Điền thuộc Huyện Chiba.

Ở đây có thờ thần bảo hộ thân mệnh gọi là: Ngài Bất Động Narita. Đây cũng là nơi nỗi tiếng để cầu nguyện cho việc giao thông an toàn. Có nhiều biệt viện khắp nơi. Trên toàn cõi nước Nhật nhiều nơi có tổ chức giảng về nghĩa Bất Động.

Chùa Bình Gian (Heigenji) chùa nằm ở phố Xuyên Kỵ thuộc Huyện Thần Nại Xuyên.

Có nhiều tín giả từ các nơi như Tokyo và Yokohama gọi đây là: “Đại Sư của Xuyên Kỵ”. Đến ngày mồng 3 tháng giêng có rất nhiều người đến đây tham lễ. So ra các chùa tại Nhật, chùa này số người dự lễ đông nhất.

Dược Vương Viện (Yakuooin) chùa nằm ở phố Hachioji thuộc Tokyo.

Đây là ngôi chùa nổi tiếng nằm trên núi Takaozan. Những người ở vùng Kanto thường hay đến đây cầu nguyện. Họ tin rằng vị thần nầy cũng gia hộ cho việc đi núi, đi biển, cho nên xa gần đều có nhiều người đến sùng bái.

Chùa Hộ Quốc tự (Gokokuji) chùa nầy nằm ở khu Văn Kinh thuộc Tokyo .

Trong vườn chùa có nhiều ngôi mộ lịch sử gọi là Nguyên Huân Danh Sĩ; lại có nhiều mộ của Đàn Tín đồ được chôn nơi đây, nên thường có người đến đây tham lễ.

Ngoài những chùa nêu trên, còn có những chùa như: Biệt Cách Bổn Sơn, Chuẩn Biệt Cách Bổn Sơn v.v… Cũng có nhiều chùa không được gọi là Bổn Sơn; nhưng đứng về phương diện lịch sử là những chùa nổi tiếng; và cũng có nhiều chùa thuộc Quốc Bảo hay thuộc tài sản văn hóa quốc gia. Nhiều chùa vẫn tiếp tục hoạt động theo ý nghĩa Tông phái của mình, số nầy không thể kể hết được. Ngược lại cũng có nhiều chùa rất nhỏ, chỉ có tên gọi và duy nhất có một chánh điện mà thôi.
---o0o---

VII.02.Già Lam và Bổn Tôn

Những ngôi chùa to lớn nổi tiếng thường có cách kiến trúc như sau:



Kim Đường102 , Giảng Đường103 , Kinh Đường104 , Đại Tháp105 , Đa Bảo Tháp106 , Ngũ Trọng Tháp107 , Ngự Ảnh Đường108, Quán Đảnh Đường109 , Hộ Ma Đường110 , Đại Môn111 v.v… Nói cách khác những chùa được xây dựng theo theo thứ lớp như vậy gọi là Thất Đường Già Lam. Nhưng thật ra kiến thiết như thế chẳng phải là theo lối kiến trúc của Chân Ngôn Tông. Bằng chứng đó mà hầu như không chùa nào có hình thức giống với chùa nào cả. Ngay cả độ lớn, phương hướng, cách phối trí… gần như hoàn toàn khác nhau. Cho nên dù muốn xây dựng giống nhau, nhưng đất đai đòi hỏi phải bằng phẳng để dễ dàng xây cất cân xứng nhau. Nếu xây dựng trên sườn núi thì lại tùy địa hình mà xây dựng. Cho nên nếu nói điểm chung, thì việc kiến thiết trang trí thì có thể, chẳng hạn như bên trong Hondo (Bổn Đường).

Trung tâm quan trọng nhất trong mọi tòa nhà của ngôi chùa vẫn là Chánh điện. Có chùa còn gọi là Kim Đường. Gọi là Bổn Đường vì nơi đó là Điện Đường để cho mọi người tham bái Đức Bổn Tôn. Người vàng đến tham bái; nên gọi là Kim Đường. Chữ Kim Nhơn có nghĩa là Phật khai ngộ cho người; và đây là cách gọi theo ý nghĩa ấy. 18 Bổn Sơn thờ Bổn Tôn

Thờ Đức Đại Nhựt Như Lai 4 chùa

Thờ Đức Dược Sư Như Lai 3 chùa

Thờ Thập Nhứt Diện Quan Âm 2 chùa

Thờ A Di Đà Như Lai 1 chùa

Thờ Thích Ca Như Lai 1 chùa

Thờ Di Lặc, Thích Ca, Di Đà 1 chùa

Thờ Thánh Quan Âm Bồ Tát 1 chùa

Thờ Thiên Thủ Quan Âm 1 chùa

Thờ Như Ý Luân Quan Âm 1 chùa

Thờ Ngũ Đại Minh Vương 1 chùa

Thờ Tỳ Sa Môn Thiên 1 chùa

Thờ Hoan Hỉ Thiên 1 chùa

---------

18 chùa


Thường thì chánh điện có lập một đàn gọi là Đàn Tu Di: trên ấy thờ Bổn Tôn. Đối với tông phái nào cũng giống nhau về cách thờ như vậy. Nhưng tùy theo mỗi tông phái mà hình ảnh Bổn Tôn có khác nhau. Thí dụ như chùa thuộc về Thiền tông thì thờ Thích Ca Như Lai. Tịnh Độ Chân Tông thì thờ A Di Đà Như Lai. Đại khái thông thường là như vậy. Còn Chân Ngôn Tông hầu như không bắt buộc việc thờ nầy.

Riêng vùng Kansai Chân Ngôn Tông có 18 Tổng Đại Bổn Sơn (xem bên trên) và ở Sikokku có 88 linh Trường (xem phía dưới) nhưng mỗi nơi đều thờ vị Bổn Tôn khác nhau.

88 Linh trường Tự viện thờ vị Bổn Tôn ở Sikoku (Tứ Quốc)

Thờ Đức Dược Sư Như Lai 23 chùa

Thờ Đức Thiên Thủ Quan Âm 13 chùa

Thờ Thập Nhứt Diện Quan Âm 11 chùa

Thờ Đức A Di Đà Như Lai 10 chùa

Thờ Đức Đại Nhựt Như Lai 6 chùa

Thờ Đức Thích Ca Như Lai 5 chùa

Thờ Đức Địa Tạng Bồ Tát 5 chùa

Thờ Thánh Quan Âm Bồ Tát 4 chùa

Thờ Hư Không Tạng Bồ Tát 3 chùa

Thờ Bất Động Minh Vương 1 chùa

Thờ Đức Đại Thông Trí Thắng Phật 1 chùa

Thờ Đức Di Lặc Bồ Tát 1 chùa

Thờ Ngài Văn Thù Bồ Tát 1 chùa

Thờ Mã Đầu Quan Âm 1 chùa

Thờ Tỳ Sa Môn Thiên 1 chùa

--------

88 chùa


Bởi vì giáo chủ của Chân Ngôn Tông là Đức Đại Nhựt Như Lai, và khi thờ đương nhiên phải chọn Đức Đại Nhựt Như Lai làm Bổn Tôn; nhưng ở đây không nhứt thiết phải như vậy. Điều nầy đối với Đức Đại Nhựt Như Lai là bản thể của vũ trụ; nghĩa là thể đại của pháp thân. Thế nhưng đối với chúng ta nếu nhìn trực tiếp khi thân nầy giao tiếp với sinh hoạt hằng ngày trong thế giới hiện tượng, thì đây là thế giới của tướng đại, và cũng là thế giới của Mạn Trà La. Thế giới Mạn Trà La nghĩa là sự biến dạng hình tướng bằng nhiều cách khác nhau của Đức Đại Nhựt Như Lai, để tế độ chúng sanh trong thế giới nầy. Với trí tuệ ấy mang ra tế độ cũng giống như trí tuệ Phật, lại biểu hiện qua trí tuệ của Ngài Văn Thù Bồ Tát cũng vậy. Nói về lòng từ bi tế độ thì giống như từ bi của Phật qua sự hiện thân của đức Quan Thế Âm Bồ Tát. Nếu để hàng phục ác ma mà tế độ thì thị hiện ra Bất Động Minh Vương để hàng phục.

Đối với Đức Đại Nhựt Như Lai chúng ta sẽ không đủ lời để nói hết. Ngay cả như Ngài Văn Thù Bồ Tát, Quán Thế Âm Bồ Tát hay Ngài Bất Động v.v… là những vị mà chúng ta mỗi ngày trực tiếp nương nhờ sự che chở; nên có cảm giác rất gần gũi. Có thể so sánh điều nầy với giáo viên và học trò tại trường học. Ở trường, vị Hiệu Trưởng là vị thầy cao nhất; nhưng những đứa trẻ học sinh thường hay cho rằng vị thầy đảm đương cho lớp học của mình gần gũi và thân thiện hơn. Điều nầy cũng giống như trên vậy. Cho nên những Bổn Tôn của các chùa thuộc Chân Ngôn Tông ngoài Đức Đại Nhựt Như Lai ra còn thờ các Bồ Tát, Minh Vương, chư Thiên v.v… cũng là điều dễ hiểu.

Phía bên trái của Bổn Tôn (nhìn từ ngoài vào bên phải) có nhiều chùa thường hay thờ Ngài Hoằng Pháp Đại Sư, đây là thờ vị tổ sư của Tông mình. Nhằm nhớ nghĩ thâm ân của Ngài. Ngài Đại sư không những chỉ được thờ tại chánh điện, mà có nơi còn thờ riêng Đại Sư Đường hay Ngự Ảnh Đường nữa. Bây giờ xin giới thiệu bên trong của chánh điện.

Bên phải của Bổn Tôn (từ ngoài nhìn vào bên trái) thờ Bất Động Minh Vương, hay có chùa cũng thường thờ Ngài Hưng Giáo Đại Sư.

Bất Động Minh Vương, là hóa thân của Đức Đại Nhựt Như Lai. Lúc nào Ngài cũng gần gũi tín giả của Chân Ngôn Tông. Ngài giúp đỡ, gìn giữ; nên tín đồ phải thường cảm tạ tri ân chư Phật.

Ngài Hưng Giáo Đại Sư còn gọi là Giác Lạp (1095 – 1143). Ngài xuất thân ở Kuyshu Fujitsu (Cửa Châu Đằng Tân). Lúc 13 tuổi vào ở chùa Nhân Hòa tại Kyoto. Sau đó đến tu hành tại Kyoto và Nara cho đến năm 20 tuổi, tiếp đó Ngài vào núi Takaozan. Ngài vẫn tiếp tục tu hành tại đó, và đúng 280 năm sau khi Ngài Hoằng Pháp Đại sư nhập định, núi nầy trở thành hoang sơ chẳng còn gì cả.

Sau đó nhờ vào sự tin tưởng và giúp đỡ của Thượng Hoàng Toba (Điểu Vũ); nên Ngài Hưng Giáo đã phục hưng lại.

Ngài hành theo pháp của Đại Sư còn hiện thế, dùng pháp tọa thiền quán để hành trì, và đã giáo hóa được nhiều môn đệ. Đây là những người tiếp tục việc nối truyền Tổ nghiệp. Ngài được kính ngưỡng và gọi là vị Tổ của Chân Ngôn Tông thời Trung Hưng. Về sau Ngài lui về núi Căn Lai; đến năm 49 tuổi Ngài viên tịch. Sau nầy Thiên Hoàng Đông Sơn sắc phong cho Ngài là Hưng Giáo Đại Sư.

---o0o---

VII.03.Cách bài trí tại Bổn Đường (Chánh Điện)

Ở trên Đàn Tu Di đặt tượng Bổn Tôn, và ở trước đặt một bàn dài, cao; gọi là Maezukue (Tiền ngột). Trên bàn thường để Ngũ Cụ Túc112 . Lư hương đặt chính giữa, (từ ngoài nhìn vào) bên trái là chân đèn và bên phải là bình cắm hoa. Họp chung lại gồm 3 loại. Đây được gọi là Tam Cụ Túc. Thông thường ở nhà các Phật tử đa phần dùng lối Tam Cụ Túc nầy .

Nhang thường đốt một cây để cháy thật lâu, có tính cách tượng trưng cho sự “tinh tấn”. Còn hoa vào mùa đông thì cố giữ cho lâu, thành hoa của mùa xuân; còn mùa hạ lại cắm hoa mùa Thu. Đây được gọi là sự tượng trưng cho việc “nhẫn nại”. Còn đèn đối với người nghèo chỉ một ngọn; người giàu thì vạn ngọn; nhưng đây chỉ là tượng trưng cho việc “cúng dường”. Nếu tín giả đến chùa với tâm thành kính thì hương ấy đối với Bổn Tôn là “Đại Định”; hoa ấy có nghĩa là “Từ Bi” và đèn ấy có nghĩa là “trí huệ”. Đây là những công đức mà người tín thành có thể nhận ra được.

Việc thiết trí trên bàn thờ, phía trước gồm 5 Phật cụ hay

3 Phật cụ không phải chỉ giới hạn nơi các chùa của Chân Ngôn Tông mà đại để các tông phái khác cũng như vậy. Phía trước nữa là Đại Đàn, cũng gọi là Hộ Ma Đàn; hoặc giả Mật Đàn. Điều nầy chỉ có Chân Ngôn Tông và Thiên Thai Tông dùng đến. Có nghĩa là chỉ có những chùa theo hệ thống của Mật Giáo mà thôi. (Xin xem hình bên dưới).

Đại Đàn ấy thường là hình vuông. Ở giữa có bài trí một tháp. Đàn nầy tượng trưng sự kết nối Bồ Đề Tâm của chúng sanh và ngũ trí113 của Như Lai. Các vị tăng sĩ thực hành các pháp tu Tam Mật tại đây. Ở đó có thể quán về 3 loại bình đẳng, tượng trưng qua tăng lữ là tâm nầy. Phật chính là Bổn Tôn và chúng sanh tức là tín giả. Tập trung tâm thức ở Đàn nầy để quán về những bí mật của việc tức thân thành Phật.

Còn Đàn Hộ Ma cũng giống như Đại Đàn, hình vuông vức, nhưng chính giữa không để tháp; đốt ngọn lửa để trong lò, ở đó sẽ thiêu trừ 108 phiền não. Lúc ở Đại Đàn khi hành pháp, tâm nên nghĩ rằng: “Ta tức Bổn Tôn”114 ; nhưng đối với người chưa thành thục nên có tâm sám hối. Ở đó phiền não được đốt cháy, và ánh sáng giác ngộ sẽ soi tỏ vào tâm. Lại nữa hãy tập trung tư tưởng vào ý nghĩa của việc tức thân thành Phật, mà quán chiếu diệu lý mật pháp nầy chính là “phiền não tức Bồ Đề”. Đây chính là điều căn bản cần thiết khi hành trì Đàn Hộ Ma.

Đối với Chân Ngôn Tông và Thiên Thai Tông ở chánh điện thường hay có bài trí Đại Đàn hay Đàn Hộ Ma như vậy. Tuy nhiên nếu không có chỗ rộng rãi thì không thể thiết kế Đại Đàn và Đàn Hộ Ma được. Nếu trường hợp chánh điện chật thì dùng Mật Đàn thay thế. Mật Đàn tức làm giống hình thức một cạnh của Đại Đàn, có ý nói lên tính cách toàn thể của Đại Đàn.

Hai bên Đại Đàn nên để những bàn kinh cho các vị Tăng sĩ đọc tụng. Trường hợp ở chùa chỉ có một vị tăng thì nên để gần ở cửa ra vào cho tiện. Tốt hơn là nên làm như thế.

Ngay trước thang cấp bước lên chánh điện, nên để một bàn đốt nhang cho người đến lễ bái. Nơi đó cũng có thể để thùng phước sương . Ngoài ra trên trần và 4 phía trang hoàng Thiên Cái, Tràng Phan, Anh Lạc, Hoa Man, Lồng đèn, Chiên trống v.v… Tùy theo chùa lớn nhỏ mà trang trí. Cũng có nhiều chùa trưng bày rất trang nhã. Nếu không được vậy cũng không sao. Vì “bổn lai vô nhứt vật”. Tuy nhiên nếu trưng bày được cảnh trí Tịnh Độ thì đẹp biết dường nào!


---o0o---

VII.04.Những công việc Phật sự của chùa115

Sau đây xin giới thiệu một số công việc Phật sự tại các chùa thuộc Chân Ngôn Tông. Dù nói cách nào đi nữa thì mỗi chùa đều có những điểm đặc biệt riêng. Do vậy không thể nói chung hết được. Tuy nhiên ở đây cũng chỉ muốn giới thiệu đến những chùa có tổ chức những lễ chính mà thôi.

Những ngày lễ nầy, việc đầu tiên nói lên ý nghĩa báo tạ thâm ân chư Phật và chư Tổ; nên mới có những ngày lễ như thế.

Mùng 8 tháng 4116 (Hanamatsuri) Đức Thích Ca sinh tại Ấn Độ, để kỷ niệm ngày ấy nên trang hoàng hoa nơi chánh điện. Giữa bồn có để tượng Đản Sanh và có nước trà ngọt để tắm Phật. Đây là lễ nhằm cảm tạ thâm ân Đức Từ Phụ, và những lời dạy của Ngài, vì chơn lý vĩnh viễn sẽ không thay đổi. Và đó chính là ngày lễ kỷ niệm nhằm thâm tạ ơn sâu ấy của Phật.

Thành đạo hội (Yoodooe) (Mùng 8 tháng 12)

Sau khi Đức Thích Ca tọa thiền dưới cội Bồ Đề ở Bồ Đề Đạo Tràng, và được tỏ ngộ; nên gọi là Phật Đà. Đây là pháp hội nhằm để kỷ niệm ngày nầy. Với ngày ấy các chùa thuộc thiền tông thường hay tổ chức tọa thiền. Còn Tông phái Chân Ngôn tổ chức ngày quán sát chữ A để nhớ đến Đức Thích Tôn và nguyện noi theo giáo pháp của Ngài.

Thường lạc hội (Yoorakue) (15 tháng 2)

Là ngày Đức Thích Tôn nhập diệt, nhiều chùa gọi là Niết Bàn hội. Chùa dựng tượng Phật nhập Niết Bàn thật lớn. Cùng xướng lên công đức vĩ đại của Ngài; lễ nầy nhằm tôn sùng, cảm tạ, báo ân đối với Đức Phật. Đặc biệt trong ngày nầy thường tổ chức ngày niệm Phật. Có nhiều chùa nổi tiếng về việc tổ chức nầy.

Đây chính là ngày sanh của Hoằng Pháp Đại Sư vào ngày 15 tháng 6. Còn gọi là khí tiết của mùa lá xanh. Cũng cùng tháng ấy vào ngày 17 là ngày sanh của Hưng Giáo Đại Sư. Hai lễ nầy có nhiều chùa cử hành chung.

Hoằng Pháp Đại Sư được nhiều người ca tụng, Ngài chính là Tông Tổ của Chân Ngôn Tông. Còn ngài Hưng Giáo Đại Sư là vị Tổ thời Trung Hưng117 . Ở đây nhằm cảm tạ sự giáo hóa một cách rộng rãi về tư tưởng “tức thân thành Phật”. Lễ nầy để báo tạ ân đức chúc tụng các Ngài.

Ngự Ảnh cúng (Mieiku) (ngày 21 tháng 3)

Ngự Ảnh nghĩa là treo Tôn Ảnh của Ngài Hoằng Pháp Đại Sư khi Ngài nhập định vào ngày 21. Trước di ảnh ấy, tín đồ nghĩ Đại sư vẫn còn đang sống. Pháp hội nầy đặc biệt dâng cúng lễ vật như rau quả tươi. Đến ngày trăng tròn tháng 3 gọi là “chánh ngự ảnh cúng”. Còn những tháng khác gọi là “Nguyệt Tịnh Ảnh cúng”. Đại sư không phải chỉ được tôn sùng như là một nhà tôn giáo, mà đối với nền giáo dục quốc gia cũng như văn hóa, nghề nghiệp… trong xã hội Đại Sư đã để lại công nghiệp rất lớn; nên đây là ngày lễ nhằm xưng tán những công việc của Ngài đã làm.

Sau đây xin giới thiệu về nghi lễ cầu nguyện. Cầu và nguyện nghĩa là con người từ xưa, sinh ra trong cuộc đời nầy, chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định, mà cuộc đời thì không có giới hạn. Cho nên việc cầu nguyện là sự thệ nguyện cần thiết đối với chư Phật để được nhiếp thọ gia bị cho. Từ đây mới sinh ra phép Tam Mật gia trì.

Tu Chánh Hội (Shyushooe) ngày mồng một đến ngày mùng 7 tháng giêng)

Có những chùa cử hành lễ từ ngày Nguyên Triêu118 đến ngày Thất Thảo119 gồm 7 ngày liên tục. Nhưng cũng có những chùa chỉ cử hành lễ từ ngày mồng một đến ngày mồng ba. Ngày xưa theo mệnh lệnh của Quốc gia, việc cầu nguyện là việc an toàn cho nước nhà. Bây giờ không thuộc vào chính sách nhà nước, do đó Tôn giáo tách rời ra không còn cử hành nữa.

Riêng đối với các chùa những ngày đầu năm đều cử hành rộng rãi, cho hòa bình thế giới, và phước lợi vạn dân. Đồng thời cũng cầu cho Phật pháp được hưng long. Lại nữa hàng thiện nam tín nữ đầu năm thường tự mình đi tham bái cầu nguyện. Họ đến chùa lễ Phật, và đây cũng là cơ hội sửa đổi thân tâm đón mừng năm mới. Chỉ có cơ hội đầu năm người ta mới có thể quyết tâm làm được việc ấy. Đồng thời họ cũng cầu nguyện cho toàn thể gia đình được an ổn, thân thể được mạnh khoẻ. Với phong tục nầy các tín đồ hay đến chùa vào ngày đầu năm và cũng có người đi cả tháng giêng nữa. Đây cũng có thể nói là hình ảnh của những Tu Chánh Hội mới mẻ trong xã hội dân chủ chủ nghĩa ngày nay.

Tiết phân hội (Setsubunei) (ngày 3 hay ngày 4 tháng 2. Trước ngày lập xuân)

Lễ nầy thường cử hành trước ngày lập xuân với sự thay đổi thời tiết từ mùa Đông qua mùa Xuân. Người ta lấy đậu vải ra, nhằm mời phước vào nhà và đuổi đi những sự nguy khốn. Đây là sự cầu nguyện cho những công việc của mọi người được thành tựu. Đặc biệt không chỉ riêng từng cá nhân, mà điều cầu nguyện cũng hướng đến toàn xã hội, chuyển họa thành phước. Cầu nguyện Đức Như Lai hiển bày những điều chơn thật trong cuộc sống mà tự thân mình không rõ được. Từ đó tự thân hướng thượng, sửa đổi những sự sai trái của mình. Đây là cơ hội để chính mình trở thành con người chơn thật. Và đó là ý nghĩa sâu sắc chứa đựng trong lễ cầu nguyện. Đồng thời nam nữ già trẻ ai ai cũng muốn nhân lễ Tiết Phân Hội nầy cầu nguyện cho mọi người luôn luôn được sáng suốt, thân thiện gần gũi nhau hơn.

Đại Bát Nhã Hội (Daihannyae) (Tùy theo chùa định ngày tháng)

Tăng sĩ luân phiên tụng đọc 600 quyển Kinh Bát Nhã trong ngày Đại Bát Nhã Hội để cầu nguyện cho xã hội hòa bình, người người được thành tựu những nguyện ước. Kinh nầy nói về tư tưởng Không mà Đức Phật thuyết pháp trong 16 lần tại bốn nơi. Đối với chúng ta, dưới mắt phàm phu thấy cái gì cũng có, không thay đổi; nhưng thực tế sự thấy biết ấy là sự thấy biết lầm lẫn. Kinh nầy Phật dạy phải xả bỏ những sở hữu thuộc về chấp trước.

Thời điểm hành trì, tụng kinh Đại Bát Nhã đông người như vậy là để trừ dứt vô minh, vốn là cội gốc của tai hại. Lại nữa nếu có thể, thì đọc từng chữ một; nhưng phải mất khá nhiều thời gian. Khi đọc bằng âm chữ Hán, thật ra ít có người hiểu hết; nhưng khi cử hành những nghi lễ như vậy, từ xưa đến nay đều tụng theo lối luân phiên120 . Có người bảo rằng: “Quý Thầy dù tài giỏi đến đâu, cũng không thể đọc nhanh như vậy được”. Thật ra không phải là tụng hay đọc, mà giống như ngồi bắt ấn vậy. Có thể nói là một hạnh trong Tam Mật. Đồng thời trong khi tụng kinh Đại Bát Nhã, hai tay dùng để lật kinh, miệng xướng lên Chân Ngôn Bát Nhã Bồ Tát; và tâm thì trụ nơi lý KHÔNG của Bát Nhã.

Hộ Ma Cúng (Gomaku) (Tùy theo thời gian)

Về việc Hộ Ma, trước đã đề cập đến chính giữa Đàn để một lư hương; đây là biểu tượng cho việc đốt cháy những phiền não. Khi phiền não được đốt cháy cũng có nghĩa là ánh sáng giác ngộ phát ra. Đây có thể sánh với câu “Phiền não tức bồ đề”, và quán sát sâu xa việc “tức thân thành Phật”. Đồng thời lúc cử hành những nghi lễ nầy, cũng cầu nguyện cho các tín chủ sở nguyện được thành tựu. Cách tu “Hộ ma cúng” được các chùa thường cử hành vào những lúc như: Tu Chánh Hội hay Tiết Phân Hội v.v… Lại nữa cũng có chùa cử hành lễ nầy quanh năm. Nhưng có định những ngày đặc biệt trong năm; hoặc nhiều chùa tổ chức định kỳ hằng tháng. Mặt khác không phải chỉ cử hành lễ Hộ Ma ấy trong chánh điện, mà còn tổ chức trong vườn chùa nữa. Khi kiết giới một nơi nào; ở giữa Đàn ấy nên để ngọn lửa đốt thật cao để Hộ Ma. Điều nầy ngay từ xưa thời Ngài Rigen Daishi Shooboo (Lý Nguyên Đại Sư Thánh Bảo) (832 – 909) là một hành giả tu hành trong núi; để việc đề phòng rắn độc cũng như thú dữ làm hại; nên Ngài đã bắt đầu truyền lại từ đó. Đặc biệt khi đó Hộ Ma Đàn cũng không có, và dĩ nhiên là những pháp cụ cũng không; quả thật là sự can đảm thực hiện được việc “Hộ Ma ấy” vậy.

Giao Thông An Toàn kỳ nguyện – Xa thể gia trì (tùy theo thời gian)

Chiếc xe đối với thời đại văn minh vật chất trong xã hội hiện đại là một việc chính, nó cũng là một lợi khí cũng như phương tiện phong phú trong đời sống con người; nhưng đồng thời cũng là một hung khí nguy hiểm bất hạnh, phá hoại đời sống yên ổn của con người. Với bản chất nguy hiểm đó không cần bàn đến, chính nó gây ra cho con người, như vậy phải biết do nghiệp nhơn con người mà ra.

Nhìn hiện tại một cách sâu sắc, thì việc cầu nguyện giải trừ tai nạn, cầu nguyện phước đức đến với mỗi người là điều không thể thiếu được. Riêng việc cầu nguyện cho giao thông an toàn, có một lễ gọi là “xa thể gia trì”. Việc cầu nguyện nầy là tôn trọng sinh mạng chính mình và kẻ khác, đồng thời để cố gắng giữ gìn việc lái xe an toàn đúng theo luật lệ giao thông. Đây là việc làm căn bản và cần thiết vậy.

Khai quang cúng dường (Kaigan Kuyoo) (Tùy theo thời gian)

Khai quang nghĩa là những tượng Phật, hình Phật, đồ lễ, đồ đeo, bàn thờ Phật, Tháp, bài vị, bia đá v.v… khi còn mới hay lúc sửa sang lại; được chú nguyện theo nghi thức mật pháp của Tam Mật Gia Trì. Điều nầy có nghĩa là “khai hiển Bổn Thệ của Bổn Cụ”, đồng thời đây cũng là việc khai quang tất cả chơn thân của lục đại pháp thân; là biểu tượng nên sùng kính cúng dường. Vậy thì việc khai quang cúng dường là việc làm tự giác đối với tất cả pháp. Chính tự thân của mình cũng được sống trong sự khai nhãn ấy. Đây chính là những công việc nên làm vậy.

Tiếng chuông đêm giao thừa (Yooya no Kane) (vào giữa đêm ngày 31 tháng 12)

Trừ tịch là thời điểm hồi tưởng lại việc của một năm qua, và nguyện cầu cho một năm sắp tới. Trong đêm trừ tịch ấy được gióng lên 108 tiếng Đại Hồng chung. Trừ tịch có nghĩa là đúng 12 giờ khuya ngày 31 tháng 12, bước sang sáng sớm ngày mồng một tháng giêng năm mới . Với 108 tiếng chuông nhằm đánh thức Bồ Đề Tâm, là lúc thế giới còn đắm chìm trong vô minh vọng tưởng. 108 tiếng chuông cũng là những tiếng dứt trừ phiền não, tĩnh thức sau những nghiệt ngã của cuộc đời. Ý nghĩa là cầu nguyện cho thế giới đạt đến thể tánh tự nhiên của nó.


---o0o---

VII.05.Những Phật sự tại chùa121

Sau đây sẽ trình bày về những việc làm, liên quan đến sự hồi hướng và diệt tội. Đây là cách thực hành Tam Mật; hay nói cách khác khi ngồi tụng kinh, là kết quả tạo ra những căn lành. Đó là việc mà hành giả và thí chủ đương nhiên gặp được nhân quả báo ứng tốt đẹp. Với phước báo ấy nên hồi hướng đến những hương linh của người đã mất. Đây gọi là hồi hướng cho “tinh linh” và cầu nguyện cho họ khi còn sanh tiền, lỡ gây tội lỗi, sớm được siêu thoát. Đây gọi là “diệt tội” Bỉ Ngạn Hội (Higane) (Xuân Thu Bỉ Ngạn)

Tiếng dùng để gọi là “Bỉ Ngạn” thỉnh thoảng trong kinh cũng thấy xuất hiện. Dịch từ chữ Phạn là Paramita. Có nghĩa là “Đến bờ bên kia”, lại cũng có nghĩa: từ uế độ bờ bên nầy, qua Tịnh Độ bờ bên kia để được giải thoát. Về lý tưởng thế giới của Chân Ngôn mật giáo không có nghĩa cầu sinh Tịnh Độ, lìa bỏ thế giới phiền não hiện thật nầy; mà nguyện vọng chân chánh là thiết lập một Tịnh Độ nhiệm mật ở ngay thế giới nầy. Đồng thời với chúng ta “bờ nầy bờ kia” nghĩa là phải tỏ ngộ, ra khỏi bờ nầy để giải thoát đến bờ bên kia. Nhưng đối với Bồ Tát hạnh, ngay đây là “Lục Ba La Mật”, nghĩa là thực hành hạnh nầy, là thiết lập Tịnh Độ tại đây.

Tạo một đời sống Tịnh Độ tại đây qua việc thực hành pháp Ba La Mật là tạo cơ hội hồi hướng căn lành cho người đã mất.

Vào thời tiết của 2 mùa Xuân Thu, không nóng quá, cũng không lạnh quá. Ngày đêm thời gian bằng nhau. Theo Phật Giáo gọi đây là Trung Đạo. Những công việc làm trong lễ Bỉ Ngạn thuộc phạm vi Ba La Mật như sau:

Đàn Ba La Mật - bố thí, giúp đỡ người khác Giới Ba La Mật - quy tắc, lời hứa của mình Nhẫn Ba La Mật - chịu đựng nhẫn nại Tấn Ba La Mật - một lòng, siêng năng Thiền Ba La Mật - làm cho trở nên thanh tịnh Huệ Ba La Mật - nhìn, thấy một cách chính xác.

Hội Vu Lan Bồn (Urabone) (từ ngày 13 đến ngày 16 tháng 7) hoặc (ngày 13 đến 16 tháng 8).

Obon nói cho đủ là urabon (Vu Lan Bồn). Tiếng Phạn gọi là ulambana. Ý nghĩa nguyên thủy là: “cứu cái khổ bị treo ngược”. Ngày xưa một trong 10 đệ tử của Phật là Mục Liên tôn giả khi tìm đến nơi mẹ mất, thấy bà đang thọ khổ trong đường ngạ quỷ. Ngài liền tìm cách cứu mẹ. Bởi vì một mình thần lực của Ngài không kham nỗi, nên cầu cứu đến Phật. Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn dạy rằng: “Sau mùa an cư”122 , đến ngày lễ giải hạ (Tự Tứ nhằm đêm trăng tròn); nên thiết lễ cúng dường chư Tăng, và nhờ vào nguyện lực của đức chúng tăng, có thể cứu thoát được Mẹ”. Tiếp đến Ngài Mục Kiền Liên dùng 100 loại thức ăn uống dâng lên cúng dường Thánh chúng, tăng chúng vì bảy đời cha mẹ cầu nguyện cho Mẹ hướng đến Phật quả.

Bắt đầu từ đó truyền đến nay, gọi là ngày lễ Vu Lan Bồn. Mùa an cư không những cứu được mẫu thân, mà sau ngày ấy còn có nhiều tăng sĩ ở xa, có duyên đến thọ trai và thuyết giảng Phật pháp để được lợi lạc.

Nhân dịp lễ Vu Lan nầy con cái, cháu chắt làm ăn sinh sống ở xa cũng trở về lại cố hương. Họ đi chùa và thăm mộ thân nhân. Rồi tổ chức tham dự lễ hội Vu Lan múa hát, xướng ca v.v… Mãi cho đến bây giờ tục lệ ấy vẫn còn truyền lại. Hội Thí Ngạ Quỷ (Segakie) (Tùy theo thời gian).

Việc làm nầy căn cứ vào truyền thuyết khi Đức Phật còn tại thế. Đức Phật có 10 vị đại đệ tử, trong đó có một vị đệ tử Đa Văn đệ nhất gọi là A Nan Tôn Giả. Khi Ngài ngồi an tịnh một chỗ vào lúc giữa đêm, thì thấy lửa hiện ra nơi miệng của một người chết; người chết đó nói rằng: “Sau 3 ngày nữa thì ông sẽ chết và sẽ sanh ra làm bạn với tôi”. Ngài Anan hỏi lại . “Làm sao để thoát khỏi được nạn nầy?” Người chết đáp:

Vào ngày mai ông nên bố thí cho linh hồn của nhiều người chết, ban bố một ít thức ăn cho kẻ tu hành. Ngoài ra nếu ông vì tôi mà cúng dường Tam Bảo thì mạng sống của ông sẽ được kéo dài, tôi nhờ đó cũng thoát cái khổ của kẻ bị chết”.

Tuy vậy Ngài A Nan cũng không thể thực hiện việc cúng dường được; nên mới tìm đến Đức Thế Tôn. Đức Phật liền dạy Ngài A Nan thần chú Đà La Ni rằng: “Nếu con vừa tụng chú Đà La Ni nầy, và vừa thí thức ăn, thì linh hồn của người chết có đưọc thức ăn tăng lên gấp bảy lần. Ngoài ra phước đức của con và đời sống thọ mạng sẽ tăng thêm nữa.”.

Linh hồn của người chết ấy là một ngạ quỷ. Với tâm đại từ đại bi, chúng ta có thể bố thí cho vô số các ngạ quỷ khác nữa. Đây gọi là “Hội Thí Ngạ Quỷ” Đà La Ni mà Ngài A Nan đã học được từ Đức Phật, và ngày nay thực hành theo khi có hội thí ngạ quỷ Đà La Ni: “Vô lượng uy Đức Tự Tại Quang Minh Thù Thắng Diệu Lực Đà La Ni”.

Úy Linh Tế (Ireisai)

Đối với những người đã chết trong chiến tranh, thiên tai, tai nạn giao thông, thảm sát, mất tích v.v… Đối với chúng ta họ đã hy sinh một cách bất hạnh, cho nên những người còn sống phải tích cực cầu nguyện cho những linh hồn như vậy thọ nhận được phước đức sâu dày.

Phóng Sanh Hội (Hoogiooe) (Tùy theo thời gian)

Bảo vệ sanh mệnh của chính mình và tôn trọng sinh mạng của kẻ khác; nên cùng nhau cúng dường Mạn Trà La thế giới. Với việc lưu tâm đến thân mạng của chính mình thi nên cố gắng cúng dường phóng sanh để sám hối những lầm lỗi của chính mình. Điều đó chẳng ai là chẳng nghĩ tới. Việc phóng sanh chính là để sám hối và cảm tạ tất cả những sinh vật trong sự hạn giới; chúng ta sẽ cảm được lòng đại từ đại bi của pháp thân Như Lai vậy.

Các loại cúng dường (Shokuyoo) (Tùy theo thời gian)

Cúng dường “đồ chơi” Đây là cúng dường những loại đồ chơi cho trẻ con những thứ mà chúng ưa thích. Những đồ chơi đối với trẻ con cũng là một phần gần gũi của cuộc sống. Các đồ chơi nầy chẳng giới hạn là loại nào, miễn sao chúng được nhập vào trong thế giới vui chơi là được. Nghĩa là chúng ta có tâm nghĩ đến những trẻ con đã mất, mà mua những đồ chơi cho chúng. Đó chính là việc làm của Tôn Giáo khi có tâm nghĩ đến nhi đồng.

Cũng còn có các loại cúng dường khác như: cúng dường kim, cúng dường bút v.v… xét ra không khác đời sống sinh hoạt thường nhựt của người trưởng thành.

Ngoài ra nhiều chùa cũng có sinh hoạt khác như: Chép kinh hội, quán tưởng, pháp thoại ca vịnh, sinh hoạt luận đàm

v.v… Đồng thời cũng có những tổ chức hành trì ngắn hạn như: Lạc thành, nhập Phật pháp yếu, nghi tấn sơn v.v… Dĩ nhiên còn nhiều lễ lạc khác, nhưng xin được đại khái như vậy.

---o0o---





tải về 2.3 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương