Chân Ngôn Tông Nhật Bản ht thích Như Điển dịch o0o Nguồn


Chương Sáu VI.Sự sinh hoạt của Tức Thân Thành Phật



tải về 2.3 Mb.
trang7/15
Chuyển đổi dữ liệu10.01.2018
Kích2.3 Mb.
#35966
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   15

Chương Sáu




VI.Sự sinh hoạt của Tức Thân Thành Phật




VI.01.Sự chuyên nghiệp hóa của việc gia trì

Với chúng ta như đã biết về “Lý cụ thành Phật”. Nghĩa là khi sinh ra đã là Phật. Đồng thời điều nầy có nghĩa là mục đích của sự tu hành để trở thành Phật không còn cần thiết nữa. Đúng ra là giữa ta và Phật có sự liên hệ, không hỗ thẹn trong sự sinh hoạt và ta phải sống như là một vị Phật. Do vậy mà việc học tập các hạnh của Tam Mật là vì để thích ứng với Đức Phật thường ngày đó ở nơi mỗi người của chúng ta.

Ở đây thể hiện các hạnh của Tam Mật như vậy, là sự cảm ứng qua sự gia trì và Tam Mật của chư Phật đối với chúng ta, để thực hiện ý nghĩa đạt được cảnh giới của Phật mau chóng hơn. Điều nầy gọi là sự gia trì thành Phật. Vậy thì với Tam Mật hạnh nầy, nếu mỗi ngày vẫn luôn tiếp tục, chẳng bao lâu thì diệu vị sẽ hiện ra. Trong trường hợp dừng lại giữa chừng thì tự nhiên hiệu quả ấy rất ít. Cho nên phải có tâm thực hiện liên tục như vậy.

Nếu làm được như thế thì cái thân bình thường có thể hiển thị qua cái Đức của chư Phật. Ánh sáng sẽ xuất hiện, chiếu dọi khắp nơi. Điều nầy gọi là “Hiển Đắc Thành Phật”. Vậy những tín giả của Chân Ngôn Tông, chẳng phải là điều vô lý khi thực hành phạm vi Tam Mật ấy. Sự sinh hoạt theo Tam Mật có thể gọi là tín điều vậy.

Ở đây có nhiều vị Tăng lữ và đặc biệt trong hàng Phật tử cũng có nhiều vị có khả năng đặc biệt, họ đã được huấn luyện để lực của Tam Mật nhập vào một cách mãnh liệt. Cũng chẳng phải là chỉ đơn thuần thực hành, mà tự thể, sự tu hành ấy phải được kỹ lưỡng và có thể thành tựu mau chóng đặc biệt.

Điều nầy từ xa xưa bên Ấn Độ và Trung Quốc đã có rất nhiều pháp hành (đó là những bản kinh chỉ phương pháp hành trì Tam Mật) đã được truyền lại. Đây chính là cái nhơn quan trọng, đồng thời cũng có nhiều bậc Tổ Sư tiên đức, đã thể hiện được việc hành trì mà chúng ta hầu như chẳng biết đến.

Những pháp hành như thế mục đích tối hậu vẫn là: tức thân thành Phật. Nhưng tóm lại như đã nói, có nhiều sự hổn hợp giữa nguyện vọng trước mắt và hiện thế lợi ích. Thế nhưng dù như vậy chăng nữa việc tức thân thành Phật là pháp hành của Tam Mật có thể thành tựu được. Do vậy có thể khẳng định rằng: việc nầy chẳng phải là việc không thể thực hiện được. Lại nữa đây cũng chẳng phải là vấn đề mong muốn riêng tư, là hạnh phúc riêng mình, mà nhằm trừ đi những nỗi khổ của chúng sanh. Lại nữa vì mọi người trong thiên hạ, là việc làm cho toàn thể cộng đồng trong xã hội. Dùng tâm đại bi của Như Lai làm cơ bản, có thể nói rằng: đây là cốt cán của toàn thể, mà cũng là sự tịnh nghiệp, hóa tha của Bồ Tát87 .

Trên thực tế Ngài Hoằng Pháp Đại Sư từ Trung Quốc về lại Nhật chẳng bao lâu, vào năm Hồng Nhân nguyên niên (810) đầu tiên Ngài vào núi Cao Hùng và tu pháp lớn để trấn hộ quốc gia qua Kinh Nhơn Vương. Lại nữa vào cuối đời, vào năm Thừa Hòa nguyên niên (834) ở trong cung nội Ngài đã cho kiến lập nên Chân Ngôn Viện và tại đó Ngài đã cho tu các pháp, nhằm làm an ổn quốc gia qua “hậu thất nhựt ngự tu pháp”88 .

Ngày xưa có các Ngài Kim Cang Trí Tam Tạng, Ngài Thiện Vô Úy Tam Tạng đã thực hiện pháp gia trì cho quốc gia Ấn Độ cũng như Trung Quốc; và tiếp theo lại thêm Bất Không Tam Tạng và Ngài Huệ Quả Hòa Thượng, thì gia trình và truyền lại vì quốc gia Trung Quốc.

Vậy thì sự dạy dỗ của Chân Ngôn Mật giáo qua các vị Tăng lữ là những sự nỗ lực biểu hiện qua các pháp nghiệm. Nếu trời hạn hán, họ cầu nguyện cho mưa qua “Thỉnh Vũ Kinh Pháp”. Nếu trời vẫn mưa liên tục, họ cầu mưa dứt qua pháp hành của “Đại Phật Đảnh pháp”. Khi tật bệnh xảy ra họ cầu đảo, khi cháy lớn xảy ra họ cầu nguyện cho ngừng lại. Ngay cả triều đại của mỗi triều đình cũng được truyền tu các pháp và khi thấy được các pháp linh nghiệm thì thọ nhận được những ân thưởng. Những bằng chứng hiển nhiên ấy thỉnh thoảng có ghi lại, họ nhận được những sự tán thưởng từ quốc gia và sự cảm tạ từ dân chúng.

Như vậy tấm lòng của các vị Tăng Lữ chẳng phải là chẳng cảm kích. Đó có phải là ý thức về công việc của mình làm hay đứng trên nhận thức là những người thuần thục? Đây chính là sự nỗ lực của thân một cách vượt quá năng lực giới hạn của vấn đề tu luyện và thực hành Tam Mật.

Người thực hành Tam Mật, không dùng đến tay mà dùng muỗng để xoắn lấy đồ ăn. Với niệm lực không thể tạo nên lửa được; nhưng trên thực tế những vận động viên thể thao có sức mạnh như cọp. Để trở thành một nỗ lực như vậy chắc chắn không phải là chúng ta không có khả năng. Nếu suy được như vậy thì có rất nhiều vị Tăng sĩ đã xuất hiện như thế. Họ cũng chẳng phải nhứt thiết phải là những người xuất gia, mà những người tại gia là những tín đồ cũng có thể đi trên con đường hành đạo. Có thể nói cả hai giới đều thực hiện được như nhau.

Các pháp hành đều được truyền lại từ những vị ở Ấn Độ và Trung Quốc, mà những vị cao Tăng tiền bối đã đắc được những bí truyền và bí pháp ấy và tạo thành một phong trào học tập.

Bây giờ xin tóm lược giới thiệu những hành pháp nầy. Dưới đây là những pháp hành. Từ xưa những pháp hành nầy lần lượt gọi chung là bốn loại hay gọi là: Tứ Chủng Pháp .

Tức Tai pháp: Đây là pháp cầu nguyện không gặp những sự tai họa trong hiện tại và về sau.

Tăng ích pháp: Đây là pháp cầu nguyện cho việc lành bịnh; kẻ yếu trở thành mạnh khoẻ, sự nghiệp trở nên hưng thịnh và tốt đẹp hơn hiện trạng bây giờ.

Điều phục pháp: Đây là pháp cầu nguyện cho bên trong tâm khỏi bị mê hoặc và bên ngoài tiêu trừ những chướng nạn…

Kỉnh ái pháp: Đây là pháp cầu nguyện để được yêu thương, tốt đẹp. Những tranh cãi được chấm dứt và trở thành bạn tốt.

Tăng lữ và những người có kinh nghiệm tu hành chỉ chuyên nhất tu hành với pháp nầy nhằm để làm thỏa mãn nguyện vọng của dân chúng. Khi đại chúng nhận được sự cầu đảo như vậy, cảm thấy không còn bất an nữa và tiếp tục sinh sống trong an ổn. Điều này cũng đã giới thiệu qua phong tục tập quán thường tình trong thế gian rồi. Nguyên thủy với việc Tức Thân Thành Phật không phân biệt là người xuất gia hay tại gia. Cho đến một lúc nào đó, sự phân biệt này không còn nữa.

Những phong tục như thế được truyền lại cho đến hiện tại. Khi đón mừng năm mới như chúng ta thường thấy ở Naritasan và Kawazaki Daishi là thí dụ. Rất nhiều tín đồ đi chùa đầu năm để cầu nguyện. Các vị Tăng sĩ đã thay thế cho tín đồ để cử hành Tam Mật Hộ Ma pháp. Cũng giống như vậy khi lễ hội mùa màng hay sinh nhựt khi tuổi lên 5, 9 và 7, 5, 3 v.v… theo đó mà kỳ đảo.

Lại nữa nhân cơ hội làm nhà mới, gia đình cũng mời Tăng lữ đến làm lễ trấn đất đai, lễ Thượng Đòn dông, lễ lạc thành v.v… cầu nguyện cho công việc được an toàn và tiến hành như dự tính. Nếu trong gia đình có người bịnh hoạn thì nhờ quý Thầy cầu nguyện người bịnh được bình an. Đúng hơn phải nói rằng: “khi cầu nguyện trừ tật bịnh của Chân Ngôn Mật Giáo là chẳng cần đến Bác sĩ và bệnh viện cũng lại không cần đến nữa”, tuy nhiên vẫn được dạy rằng: “Bên cạnh trị liệu bằng y học một mặt nên tin tưởng cầu nguyện” Đây chính là bảo thuật của việc an tâm diên thọ89 . Cả y học và kỳ nguyện cùng hỗ trợ cho nhau thì bịnh tật mới sớm lành. Đây là phương pháp tối cần thiết.
---o0o---

VI.02.Chế độ Đàn Gia90

Như trên đã trình bày về những phương diện tốt làm lợi ích cho cuộc đời. Về phương diện cầu nguyện để được an ổn cũng giống như vậy.

Đệ tử của Ngài Hoằng Pháp Đại sư là Ngài Chơn Tế (Shinzei) (800- 860) đã tập hợp những bài viết chủ yếu của Thầy mình trong tập “Tánh linh” gồm 10 quyển. Quyển sách có nói rằng:

“Tên gì? Tiên Tỉ (người mẹ đã mất) thiết lễ cầu nguyện cho thất thứ 3 (3x7)”

“Tên gì? Tiên Khảo (người cha đã mất) thiết lễ cầu nguyện cho tuần chung thất (7x7)”

“… Ngày kỵ (pháp sự của ngày mất) thiết lễ để cầu nguyện” v.v… có nhiều loại đã được biên chép thành như vậy. Khi cúng thay thế cho thí chủ đọc lên những câu văn cầu nguyện như vậy. Tu Tam Mật hành pháp, hồi hướng cho người mất. Lại nữa khi mất, gia đình có cúng dường tượng Phật vào các chùa Chân Ngôn tông thì ghi phía sau là: “Tạo lập Phật tượng nầy và vì sự giác ngộ của cha mẹ trong bảy đời”.

Cũng có nơi khắc thành lời minh trên bia cũng không phải là ít. Những công việc như vậy đối với chư Tăng phải thực hành Tam Mật để khai nhãn cúng dường91 các tượng Phật ấy và hồi hướng công đức ấy đến 7 đời cha me.

Đặc biệt vào trung kỳ thời Heian (Bình An) có tổ chức trấn giữ linh hồn biến thành quỉ và hồi hướng cho việc nầy gọi là “Oán linh tư tưởng”. Đến cuối thời Heian (Bình An) thì tín ngưỡng về Tịnh Độ rất thịnh hành để đối kháng lại với việc trên, và có tổ chức pháp tu gọi là “Truy Thiện đắc thoát”. Như 4 loại pháp đã trình bày phía trước thì pháp thường dùng được gọi là: “diệt tội pháp”. Điều nầy có nghĩa là pháp thực hành của Tam Mật nhằm kỳ nguyện cho tội chướng của người mất lúc sanh tiền được tiêu diệt.

Tuy nhiên việc “truy thiện cúng dường”92 hay hồi hướng lễ lạy hằng năm đã được phổ cập đến mọi gia đình trong xã hội.

Đây có thể nói là bắt đầu vào thời kỳ Edo (Giang Hộ) trở đi. Còn trước đó chỉ có nơi Hoàng tộc và những nhà giàu, và việc nầy không phổ cập trong quần chúng mấy. Ngay cả như nghi lễ ma chay cũng như vậy. Đại Sư Hoằng Pháp đã từng hướng dẫn nghi lễ ma chay; cũng chỉ dẫn cách làm như thế nào, nhưng qua văn bản thì chẳng thấy còn để lại gì cả.

Trên thực tế nghi lễ ma chay và pháp sự có thể hiểu một cách đơn giản là tùy thuộc vào nhau. Nhưng sự thật không phải vậy. Đại để về nghi lễ ma chay thì:

Làm lễ chia tay giữa người sống và người chết

Phải xử lý thi thể của người mất

Cầu nguyện phước đức ở chốn u minh

Đám ma hay nghi thức ma chay có người nói giống như là lễ chia tay. Nhưng cáo biệt thức chỉ có ý nghĩa phần (a) trong nghi lễ đám ma mà thôi.

Ở đây dẫu nói phần (a) là chia tay giữa người sống và người chết thì:

Bởi vì lâu nay mình nhờ cậy; nên phải thành tâm cảm tạ.

Vì tình nghĩa ân ái; nên rơi lệ sầu bi

Vì sự liên hệ đến nghề nghiệp và địa phương; nên chỉ tập trung những người quen biết trong tang lễ v.v… còn vấn đề b) trong việc xử lý tử thi thì:

Có nguyện vọng trong trường hợp có thể, thì bảo tồn thi thể đó càng lâu càng tốt. Vì mình là người thọ ân, khó quên được.

Nếu hư thối, bốc mùi v.v… phải nhanh chóng ngăn lại

Khi người mất còn gương mặt tròn trịa cũng không phải là ít; nhưng đa phần gương mặt biến sắc; gương mặt lo rầu, phiền muộn cũng chẳng phải là không có. Để bớt sự lo sợ (của người sống) phải mau đem đi xa.

Đó là mỗi người mỗi ý. Còn phần c) là cầu nguyện phước đức ở chốn u minh thì:

Mỗi ngày qua mau, cầu nguyện cho người mất được sanh về Cực Lạc hay cõi Trời.

Chôn tại khu đất thuận tiện để người thân dễ thăm viếng.

Những người mất đi còn để lại nhiều việc, nên cầu nguyện cho họ được nhẹ nhàng ra đi siêu thoát.

Ở đây có đầy đủ những loại hình như vậy.

Với nội dung ấy và để đối phó với những việc nầy các vị tôn giáo khác chắc chắn thực hiện không giống nhau. Từ xa xưa Nhật Bản đã có thần đạo93 về đạo nầy cũng là một tôn giáo, có làm lễ giỗ cho người mất. Phật giáo được truyền vào Nhật Bản sau đó; nên đối với Thần Đạo có nhiều điểm khác nhau. Về ma chay, Phật Giáo hiểu rõ ràng ý nghĩa cuộc sống, đặc biệt là quan niệm về cuộc đời và cơ hội để xác lập một cách tuyệt hảo về quan niệm sống chết. Đây cũng là một sự hiển nhiên đã gặt hái được. Tuy nhiên từ sau thời kỳ của Đức Phật, Phật Giáo không phải tất cả đều như vậy. Thời đại ở Ấn Độ, các vị Tăng sĩ chỉ đưa đám tang cha mẹ khi mất và các vị Tăng lữ huynh đệ; ngoài ra không được phép. Điều ấy có nghĩa chỉ để chuyên tâm tu hành tìm cầu giác ngộ. Ngoài ra đây là điều liên hệ với giới luật. Điều này ngay trong hiện tại ở Nhật Bản cũng có nhiều tông phái không làm nghi thức ma chay cho người tại gia. Đồng thời dù có làm nghi lễ ma chay đi nữa, nhưng có không ít tự viện không cho đem quan tài vào chùa. Trên thực tế với ví dụ nầy Chân Ngôn Tông không gặp phải.

Trong những năm gần đây có vị lão tăng đã than rằng: “Các vị Tăng của Chân Ngôn Tông khi làm lễ tống táng cho người tại gia còn mang cả giày cỏ vào hai chân cho người chết nữa”. Đây có phải là nhu cầu của xã hội chăng? Hay do sự thích hợp với thời đại? Nhưng đối với Chân Ngôn Tông dù sao đi nữa việc làm đám ma cho người tại gia của các chùa càng ngày càng nhiều.

Mọi người sống sau thời kỳ Edo (Giang Hộ) đã được xã hội hóa một cách rộng rãi, cấp thiết từ việc hướng dẫn làm đám ma cho đến việc truy thiện cúng dường. Điều nầy đã xảy ra trong thời gian Khoan Văn (1661 – 1673). Những ngày đầu tiên ấy cho đến bây giờ, những chùa viện và đàn gia kết hợp lại với nhau và trở thành một xã hội như vậy. Nguyên do là thời kỳ Edo, Mạc Phủ có chính sách cấm đạo Thiên Chúa, hầu như dân chúng bất kể già trẻ, trai gái, nghề nghiệp, không phân chia địa vị, gần như đều bắt buộc phải trực thuộc vào một ngôi chùa nào đó, đấy chính là sự sẵn sàng vậy. Từ đó có tên gọi là Đàn Na tự hay Bồ Đề tự. Nhà ấy được gọi là Đàn Gia hay cũng còn gọi là Đàn Trung.

Từ xưa đến nay chùa chiền và tín đồ đều có sự liên hệ với nhau. Bởi vì đây chính là do sự nối kết giữa tín ngưỡng với nhau. Cũng có người năm nay còn niềm tin, nhưng sang năm thì không còn tin tưởng nữa. Lại có nhiều người vừa tín đồ chùa nầy mà cũng vừa là tín đồ của chùa kia. Nhưng gọi là Đàn Gia không đơn giản như vậy, vì có khi dễ dàng bỏ đạo hay cùng một lúc đi hai chùa

Ở đây các nghi lễ ma chay hay những pháp sự v.v… tất cả đều phải cậy nhờ vào chùa Đàn Na. Hoặc khi chùa tái thiết, hoặc xây thêm v.v… thì phải có trách nhiệm đóng góp vào. Đây là sự nối kết không công bình lắm. Tuy nhiên việc ấy đã thường xảy ra. Vì người Nhật từ xưa đến nay đều mang tư tưởng sùng bái Tổ Tiên. Việc sùng bái Tổ Tiên chẳng phải là tư tưởng của Phật Giáo. Nhưng ở Đàn Na tự và Bồ Đề tự các hương linh Tiên Tổ vẫn được thờ cúng đàng hoàng. Từ đó xảy ra việc làm đám giỗ lần thứ 13, lần thứ 23 cho linh hồn những người mất trong gia tộc mình và có khi tiến đến việc lễ giỗ cho linh hồn của tiên tổ mình lần thứ 50, là một sự đồng hóa tự nhiên như thế94 . Đồng thời qua sự liên hệ giữa chùa và Đàn gia sự không công bằng ấy từ từ sẽ mất đi. Ngược lại còn đầm ấm hơn nữa. Vì đó là sự liên hệ máu huyết, mà cho đến nay tập tục vẫn còn tồn tại.

Ở đây dừng lại ở hành pháp của Tứ Chủng Pháp về phân định công việc giữa vị tăng và tín đồ. Nhưng về hành pháp của Diệt Tội Pháp thì giữa chùa và Đàn gia chắc chắn ngay từ đầu đã phân chia ra nhiệm vụ rõ ràng rồi. Bởi vì đối với chúng ta “đã thành Phật từ lâu”; cho nên việc chỉ dẫn đã trở nên không cần thiết nữa. Thế nhưng với Lý Cụ Thành Phật thì phải tiếp tục những việc thực hành của Tam Mật.

Để được hiểu rõ thực pháp nầy, trước hết phải nhờ những vị Tăng lữ ở chùa Bồ Đề hướng dẫn chỉ bày. Đồng thời sau đó sẽ thực hiện việc truy thiện cúng dường. Những việc nầy chẳng phải là vì những pháp hành để “thành Phật”, mà sau khi “thành Phật rồi”, phải huấn luyện bản thân của chính mình trong đời sống của vị Phật (trong tâm) ấy. Đây chính là một việc làm thể hiện tư cách Phật trong đời sống của mình. Trong hiện tại, hầu như khắp nơi cả nước Nhật mọi Đàn gia đều tiếp tục gìn giữ việc nầy. Đây là sự vui mừng về phong tục ấy.

Với Đàn gia nếu có người mất, phải có những việc như tụng kinh tẩn liệm, tụng qua đêm, nghi lễ tống táng và cúng tuần từ sơ thất đến chung thất, rồi đến 100 ngày, kỵ giỗ năm đầu, năm thứ 3 cùng húy kỵ cúng dường mỗi năm v.v… Những lễ nghi như vậy chắc chắn phải mời những Tăng lữ của chùa Bồ Đề đến cử hành các lễ thuộc về các pháp hành của Tam Mật và pháp diệt tội. Lúc bấy giờ người trong gia đình thấy được gương kiên nhẫn của người xưa, đã tích chứa nhiều căn lành và điều đó sẽ tiếp tục kéo dài đến hiện tại để trở thành phong tục xã hội chúng ta.

Lại nữa nhân cơ hội của các lễ (Bỉ Ngạn) Higan vào mùa Xuân, mùa Thu và lễ Vu Lan, đối với các chùa Bồ Đề cũng tổ chức những pháp đài căn bản có tính cách truyền thống của Phật Giáo từ xưa. Những lúc như thế các Đàn gia đều đi chùa tham dự lễ, và đồng thời để tưởng nhớ đến người đã mất, và hồi hướng đến Tổ tiên lâu đời quá vãng. Điều này lần nữa xác định là một phong tục chung của mọi người trên toàn quốc95 .


---o0o---

VI.03.Vô Tướng của Tam Mật

Với những tín giả Chân Ngôn Tông điều quan trọng là không thể quên được việc “Tức thân thành Phật”. Do vậy phải tích chứa những công việc làm của Tam Mật. Nhưng việc nầy thường thì chúng ta hay muốn nhờ cậy người khác làm cho. Kỳ thật mỗi người nên tự lo lấy cho bản thân mình. Như chương trước đã nói về cách quán chữ. Điều cũng rất dễ đối với chúng ta, là trong sinh hoạt hằng ngày nên thực hành Tam Mật. Nên cũng cần phải hiểu rõ như vậy. Do vậy nơi đây xin đưa ra phương cách thực hành về sự sinh hoạt của Tam Mật, chắc hẳn không có thừa.

Khi thực hành Tam Mật là: “Tay bắt ấn, miệng niệm Chân Ngôn và tâm trụ Tam Ma Địa”. Đây là phương pháp đơn giản nhất. Đầu tiên dùng hai tay kết ấn lại, rồi chắp hai tay. Cả 2 cánh tay trái và phải từ từ chấp lại. Đây là một ấn rất cần thiết. Còn vị nào đã thực tập pháp quán chữ A phía trước đã thành thục rồi thì đã rõ về cách kết ấn Kim Cang. Chỉ cần kết ấn như thế cũng đã quá tốt rồi.

Vì sao ấn này nói là vô cùng cần thiết?

- Đối với ấn này là sự tôn sùng về lời dạy bảo. Ấn này đầu tiên xem cánh tay trái của mình là Đức Phật (Bổn Tôn) và cánh tay phải của mình là tự thân; nên suy nghĩ như vậy. Khi làm như vậy rồi, chắp hai tay lại thì ta và Phật trở thành một và 10 ngón tay ấy mỗi mỗi đều có ý nghĩa sâu xa của nó. Bởi vì đây là lãnh vực chuyên môn, nên không đi sâu vào.

Ở đây với chúng ta khi ở chùa hay ở trước bàn thờ Phật tại nhà, lúc nào chúng ta cũng chắp hai tay lại để ngâm vịnh tán thán như:

Bên trái là Phật

Bên phải là ta

Tay ấy lễ bái Bên trong an ổn

Hai tiếng Nam Mô.

Trên đây là một bài hát vậy.

Khi lễ bái trước Đức Phật, chỉ chắp hai tay lại và nối kết với ấn hiệp chưởng. Nghĩa là giữa ta và Phật trở thành một thể. Tự nhiên tâm ta sẽ được chiếu sáng. Miệng xướng lên hai chữ Nam Mô. Đây là ý nghĩa của việc làm này.

Tụng đọc Chân Ngôn, có loại dài loại ngắn. Mỗi mỗi đều phải thuộc lòng, không phải là chuyện đơn giản. Nhưng nếu người chỉ đọc được hai chữ Nam Mô cũng tốt. Tuy rằng viết bằng chữ Hán, nhưng ngôn ngữ là tiếng Phạn. Đây cũng là một Chân Ngôn. Chân Ngôn ấy dịch ra là Namo. Nó không có nghĩa là “không có phía Nam”, mà có nghĩa là: “đem hết tín tâm cúi đầu đến trước Đức Phật”. Nếu gọi: Nam Mô A Di Đà Phật có nghĩa là: “Dùng tín tâm để đến trước Đức Phật A Di Đà”, hay nếu nói: “Nam Mô Diệu Pháp Liên Hoa Kinh” có nghĩa là: “Con đem tín tâm đến trước kinh Diệu Pháp Liên Hoa”.

Những vị thuộc Chân Ngôn Tông mỗi ngày đều xướng lên: “Nam mô Đại Sư Biến Chiếu Kim Cang”. Điều này có nghĩa là: “Con xin mang tín tâm đến trước bậc Đại Sư”96 . Còn biến chiếu có nghĩa là lòng từ bi của Đại Sư chiếu sáng khắp vũ trụ. Còn Kim Cang nghĩa là trí huệ của sự tỏ ngộ. Lực cứu giúp ấy có nghĩa là sức mạnh, cứng như Kim Cang vậy. Nên gọi chung bảo hiệu này là: “Nam mô Đại Sư Biến Chiếu Kim Cang”.

Như vậy đối với việc dùng miệng để đọc Chân Ngôn và riêng chữ Nam Mô này tuyệt đối chúng ta không được phép quên.

Còn tâm trụ tại Tam Ma Địa nghĩa là điều này giữa ta và Phật khi nào cũng cùng một thể. Ngài Đại Sư là đại biểu cho Đức Phật và Ngài Đại Sư đối với ta lúc nào cũng là một thực thể. Bất cứ khi nào giữa ta và Đại Sư vẫn là 2 người bên nhau.

Những vị đi hành hương ở bên đường tại đảo Sikoku (Tứ Quốc) đều biết rõ rằng khi đi bên lề đường những cây dù, những mái tranh, những cây gậy… chắc chắn trên đó đều có ghi là: Hai người đồng hành97. Ngay cả xe Bus hay xe Taxi chở cả 20, 30 người cùng đi; nhưng không ghi là đồng hành 20, 30 người mà chỉ ghi là “đồng hành nhị nhơn”. Điều này đối với những tín giả của Chân Ngôn Tông nghĩ rằng: lúc nào bên cạnh ta cũng có Đại Sư và niềm tin “hai người” ấy phát sanh một cách rất mạnh mẽ. Với tâm niệm như vậy, như bài ca phía trước đã rõ; ở đây xin chép thêm một đoạn nữa.

Bên trái là Phật

Bên phải là ta

Hai tay cầu nguyện

Bên trong an ổn

Hai chữ Nam Mô

Đối với bài ca ấy cả thân, khẩu, ý đều thực hành Tam Mật. Vừa giữ được Tam Mật hạnh và vừa tiếp tục sinh hoạt tín ngưỡng “đồng hành hai người” cùng đại sư thì chắc chắn việc tức thân thành Phật sẽ được xảy ra. Sức mạnh của sự sống lại thể hiện ở đây.

Với bổn lai Phật là sự thành Phật của Lý, đủ như bài ca bên trên rằng: “bên trái là Phật”. Đó chính là sự thực hành Tam Mật. Nói ngắn gọn, đó là kết quả của sự gia trì thành Phật. Ngoài ra, như bên trên, còn tiếp nối được sự sinh hoạt của “đồng hành nhị nhơn” nữa. Nếu làm được như vậy thì chẳng bao lâu những người nông dân vác trên vai nông cụ, những người làm việc ở công trường vác trên vai đồ nghề; những người làm việc văn phòng trên tay cầm cây bút; những người lái xe với hai tay cầm tay lái; kẻ buôn bán trên tay cầm máy tính tiền và người đàn bà trên tay cầm bao đinh v.v… tất cả đều để tâm làm những việc tương ứng, gọi là ấn khế98 . Lại nữa những người này bắt chuyện với nhau cả khi đối đáp trong điện thoại với nhau v.v… tất cả đều là những lời nói chân thật, bền lâu và sự phát triển của những việc như thế theo Chân Ngôn Tông.

Như thế ở đây đã vượt qua hình tướng của Tam Mật rồi và gọi đây là Vô Tướng Tam Mật vậy. Mỗi một ấn được bắt, mỗi một câu Chân Ngôn được tụng lên, ở đây gọi là Hữu Tướng Tam Mật. Đối với kẻ sơ tâm dĩ nhiên là cần giữ gìn một cách trung thật về Hữu Tướng Tam Mật. Nhưng những vị đã thành thục rồi thì tự do tự tại qua lại nơi cảnh giới của Vô Tướng. Vậy thì từ xưa đến nay cái ý nghĩa sâu thẳm của việc tức thân thành Phật được truyền tụng qua bài “Thiết Văn” như sau:

Cất tay động chân

Đều thành mật ấn

Mở miệng ra tiếng

Tất cả Chân Ngôn

Khởi tâm động niệm

Đều thành diệu quán.

Khi vào được cảnh giới này, gọi là Hiển Đắc Thành Phật.

việc có thể nhập được vào cảnh giới này để sinh sống thì ai là Tông đồ của Chân Ngôn Tông mà lại chẳng hoan hỷ.
---o0o---



tải về 2.3 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương