Chân Ngôn Tông Nhật Bản ht thích Như Điển dịch o0o Nguồn


VIII.02.Gia đình và tôn giáo



tải về 2.3 Mb.
trang10/15
Chuyển đổi dữ liệu10.01.2018
Kích2.3 Mb.
#35966
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15

VIII.02.Gia đình và tôn giáo

Dù sao việc cầu nguyện chỉ giới hạn ở trước bàn thờ Phật tại nhà; tuy cũng có thể thực hành những nghi thức của các tôn giáo khác. Và việc cúng kiếng nầy trước hết cũng giới thiệu được việc thực hành Tôn Giáo có liên quan đến nhà cửa chỗ ở.

Nhựt Đãi (Himachi) (Tháng giêng hay tháng 5, tháng 9 trong những ngày đã định sẵn).

Những ngày trong tháng giêng đầu năm, hay những ngày trong tháng 5 hoặc tháng 9 là những ngày mà các vị Tăng sĩ từ các chùa Bồ Đề đến nhà Phật tử, họ cử hành những lễ nghi cầu nguyện để duy trì sinh hoạt tốt đẹp trong gia đình và đồng thời trừ khử những ô uế, chướng khí.

Cũng có nhà cúng trước bàn thờ; cũng có nhà cúng tại một cái miếu nhỏ trong vườn nhà127 . Cũng có nơi cúng các vị Thần và Phật trong nhà. Nhựt Đãi có nghĩa là những tập tục nhân gian bày ra để cúng các vị Thần của những ngày tháng ấy. Bởi vì sùng bái Thần Thái Dương (mặt trời) thì dân tộc nào cũng có, và việc nầy vẫn tiếp tục kể từ khi xã hội có từ thời nguyên thỉ đến nay. Dân tộc ta (Nhật Bản) cũng vậy, từ thời cổ đại xa xưa kia đã có đức tin nơi Thiên Chiếu Đại Thần (Amaterasu Oomikami)128 . Ấn Độ có đức tin nơi Nhựt Thiên. Còn ý nghĩa rộng hơn nữa là tin tưởng nơi Đức Đại Nhựt Như Lai. Việc nầy bắt nguồn phát triển từ những điều trên; là điều không phải là không có nguyên do. Đây là những công việc cầu nguyện, tạ ơn cho những ngày được ơn đức sống còn, cũng như tiếp tục sống trong sự hòa bình an lạc.

Địa Trấn Tế (Tichinsai) (Đây là lễ cho việc xây dựng hay làm ăn buôn bán)

Địa Trấn Tế là lễ cử hành khi xây dựng nhà cửa hay nơi để xe cộ v.v… Đây là công việc mà gia chủ thường hay mời các tăng lữ của chùa Bồ Đề đến nhà cúng bái. Thông thường người ta nghĩ đây là nghi lễ hướng về sự cầu nguyện. Nhưng ngày xưa trước ngày Nhựt Đãi thường hay cử hành lễ nghi Tam Mật của Chân Ngôn Tông. Ngày Nhựt Đãi ấy là pháp lạc đối với Nhựt Thiên, đồng thời cũng là ngày kỳ nguyện cúng dường Địa Thiên nữa. Đây có nghĩa là lễ bái những vị Thần của trời và đất. Trước tiên dựng một đàn ở giữa miếng đất sắp xây cất, vật lễ cúng được bày biện trên mặt đất nhằm cảm tạ đất đai, và đặc biệt là cầu nguyện cho công việc xây cất không xảy ra tai nạn cũng như công việc sớm hoàn thành. Đồng thời cũng cầu nguyện cho gia vận được trường cữu.

Nghi thức khởi công, lễ thượng lương129, lễ hoàn thành (Kikooshiki, Yootooshiki, Shyukooshiki)

Đa phần cử hành nghi lễ khởi công chung với lễ Địa Trấn, cũng có lễ cầu nguyện việc xây dựng được an toàn, cũng như cầu nguyện dự định xây cất sớm hoàn thành. Lễ Thượng Lương và lễ hoàn thành thường là cơ hội để báo cáo về những việc đã làm xong, và có ý cảm tạ đất trời vạn vật. Ở đây được biểu hiện qua pháp lạc bởi chư Tăng cử hành lễ.
---o0o---

VIII.03.Gia Tộc và Tôn Giáo

Sau đây xin đề cập đến những lễ của gia đình gần gũi với Tôn Giáo.



Sanh nhựt130

Nếu gia đình có đứa bé sinh ra, thì vào đêm thứ 7 (Nếu bé được sinh ra tại bệnh viện thì lấy ngày xuất viện về nhà) cả mẹ con và toàn thể gia tộc nên đến trước bàn thờ ở nhà hành lễ. Trước tiên như để trình báo việc sinh sảnh bình an, đó cũng là cơ hội cho cả gia đình suy nghĩ đặt tên bé. Tiếp theo cầu nguyện sức khoẻ và hạnh phúc cho đứa bé mới sanh trước Đức Như Lai. Nếu có thể nên đem đến chùa Bồ Đề để được cầu nguyện, gia trì và nhận đồ đeo hộ thân cho đứa bé.



Lễ Thành nhân lên 3, 5 và 7 tuổi ( Sichigosan – Seinin)

Mỗi năm vào ngày 15 tháng 11 là ngày lễ kỷ niệm cho các bé 7 tuổi, 5 tuổi và 3 tuổi. Đồng thời ngày 15 tháng giêng là ngày lễ Thành Nhân. Cả gia đình nên đến quỳ trước bàn Phật, nhằm để trình thưa lên Ông Bà Tiên Tổ cũng như tạ ơn là đứa bé nầy đã được lớn lên an toàn. Trong trường hợp ngày ấy chùa Bồ Đề131 cũng có tổ chức lễ sinh nhật cho các bé tuổi 7, 5, 3 và tổ chức lễ Thành Nhân; thì nên hỏi thăm giờ giấc để đến đó cùng tham gia cầu nguyện. Ở đó sẽ nhận được những đồ hộ thân và lễ vật nhân ngày kỷ niệm ấy.



Lễ thành hôn (Kekkonshiki) (Tùy theo thời gian)

Đa phần lễ kết hôn ngày nay cử hành tại chùa càng ngày càng tăng hơn.

Tại Chánh điện chùa hoặc giả tại nhà hay nơi lễ thành hôn của Thị xã, các vị trụ trì các chùa Bồ Đề được mời tới chứng minh hành lễ như là một giới sư.

Lễ kết hôn có nghĩa, từ con đường riêng lẽ, người con trai và người con gái trở lại nối kết với nhau, qua cái duyên tiền định có sẵn. Với nhân duyên như vậy Đức Như Lai với lòng từ bi cao cả chứng minh cho lễ nầy. Để thể hiện ân đức ấy cả hai người cùng thệ nguyện yêu thương nhau trước chư Phật; và đó là ý nghĩa trọng đại của lễ kết hôn.

Lại nữa theo tinh thần của pháp luật, việc kết hôn ấy phải đến trước các vị Thôn, Xã Trưởng để ký giấy tờ hợp lệ. Xin đừng quên điều nầy. Nhưng điều này hai người cũng có thể ký tên trước hai nhà trai và nhà gái tại chùa và sau nghi lễ ấy đem nộp lên chính quyền sở tại cũng được.

Phát tâm thức (Hotsushinshiki) (Tùy theo thời gian)

Phát tâm nói cho đủ là phát Bồ Đề tâm. Ở đây cũng có nghĩa là niềm tin tuyệt đối quy y với Đức Đại Nhựt Như Lai. Theo lời dạy của Chân Ngôn Tông, chúng ta đang được tắm gội trong ân huệ của trời đất; cho nên việc phát tâm nầy là điều thích hợp để quy y Tam Bảo và ủy thác đời sống vào Đức Như Lai; và đây là nghi thức cốt làm cho ta an tâm khi đã quyết định như vậy.

Nghi thức nầy có nhiều người cũng cử hành tại gia; nhưng nên cử hành trước Đức Bổn Tôn tại chùa Bồ Đề thì vẫn quý hơn. Trường hợp nầy nên thỉnh Ngài Trụ Trì chùa Bồ Đề làm vị A Xà Lê để chứng minh và nhận giới. Nếu một mình mình nhận giới cũng được. Trường hợp có nhiều người cùng nhận giới cũng không gì trở ngại. Lễ nghi nầy cũng là lễ chuẩn bị trở thành người xuất gia trong tương lai.

Lễ Quán Đảnh (Kechien Kanyoo) (Tùy theo thời gian)

Từ Cao Tổ thứ 8 trở đi, đây là nghi thức được truyền lại của Mật Giáo có tính cách đặc thù. Quán Đảnh đã nhiều lần trình bày và giới thiệu ở trên. Trong đó vị Tăng sĩ đã hứa thời gian lâu thế nào, việc truyền pháp quản đảnh phải được thực hiện xong.

Đây là một nghi thức tối cao của Chân Ngôn Mật Giáo, và lúc thực hành nghi lễ Ngôi vị Giáo Sư của tông nầy là vị A Xà Lê. Đồng thời nghi thức ấy ngày xưa ở Ấn Độ chính là nghi thức kế thừa của Hoàng Tử đối với Quốc Vương. Đây là lễ lập ngôi vị của Hoàng Thái Tử; và ở đây gọi là kết duyên quán đảnh.

Lễ Quán Đảnh chủ yếu thực hiện như vậy; nhưng người ta vẫn có thể dùng nghi lễ nhập đàn. Nghi thức trọng đại nầy không những các chùa địa phương thỉnh thoảng cử hành, mà đối với vị trụ trì, có thể suốt cả cuộc đời cử hành chỉ một lần. Vì thế đây là nghi thức rất hiếm có. Do vậy khi chùa Bồ Đề cử hành nghi thức quan trọng và cần thiết như vậy các đàn gia tín đồ đều tận lực tham gia. Còn đối với các Tổng Bổn Sơn mỗi năm hầu như đều có cử hành, vì thế Phật tử nhân cơ hội ấy được đi tham bái các Bổn Sơn, được nhập đàn Lễ Quán Đảnh và cúng dường chư Tôn của Mạn Trà La. Nhân đây, kết duyên với những vị Phật mà ta có nhân duyên. Đây là công việc khai mở tâm Bồ Đề cho chính mình và nhận sự gia trì của Đức Phật. Ấn kết duyên ấy là ấn của Mật Giáo và Chân Ngôn là huyết mạch ta được thọ nhận. Huyết mạch nầy được truyền dạy từ Đức Đại Nhựt Như Lai với ngôi vị chánh thống có chứng cứ truyền thừa. Nơi đó biểu thị qua tên và pháp danh của chính mình.


---o0o---

VIII.04.Pháp danh

Ở đây xin trình bày về pháp danh.Pháp danh được nhận lãnh khi làm lễ xuất gia, hoặc khi nhập đàn thọ nhận lễ Kết Duyên Quán Đảnh. Đây là tên khi trở thành đệ tử Phật. Trường hợp khi còn sống chưa nhận pháp danh thì sau khi chết đặt pháp danh để trở thành đệ tử Phật.

Pháp danh thông thường có:

O O Tín Sĩ

O O Tín Nữ

Đa phần được cho pháp danh theo như vậy. Tín Sĩ là đàn ông; Tín nữ là đàn bà. Đây có ý dùng để chỉ cho người tín đồ Phật Giáo. Trường hợp những đứa bé chưa đủ tuổi trưởng thành mà bị chết thì gọi là Đồng Tử, Đồng Nữ. Khoảng 4, 5 tuổi mà bị chết thì gọi là Hài Tử, Hài Nữ. Cho đứa trẻ mới thọ 1 tuổi thì gọi Anh tử, Anh Nữ . Trong trường hợp chết non hay sinh ra bị chết thì không phân biệt nam nữ; gọi đây là Thủy Tử, hay hữu vị vô danh.

Lại nữa, đối với những tín đồ lớn tuổi; tuy không xuất gia nhưng có niềm tin sâu sắc và hiểu rõ nghĩa lý đối với Phật Giáo, người nam gọi là Cư sĩ và người nữ gọi là Đại tỉ.

Sau 2 chữ pháp danh là tuổi tác hay địa vị. Đây còn gọi là vị Hiệu.

Còn 2 chữ trên được gọi là giới hiệu hay giới danh. Giới đây có nghĩa là tên đã thọ giới, lúc trở thành đệ tử Phật. Đây không phải tự nhiên mà có, giới không phải nhận lúc chết mà trong lúc còn sống đã nhận khi làm lễ xuất gia, hay lúc nhập đàn thọ lễ Kết Duyên Quán Đảnh. Giới đã thọ nhận trong những lúc ấy. Còn những vị lúc sống không thọ nhận được pháp danh thì ngay sau khi chết có thủ tục cho tên cho người chết. Chỗ quan trọng của pháp danh là nằm ở chỗ 2 chữ của giới danh. Điều nầy nói không quá lời.

Trên giới danh 2 chữ (o o) ấy là Đạo Hiệu. Đạo Hiệu nghĩa là đi vào Phật Đạo; là chính mình phát nguyện để trở thành và đây cũng là sự biểu hiện cảnh giới của chính mình có thể ngộ được. Đây chính là tên gọi thêm ngoài tên chánh của mình. Nhã hiệu của họa sĩ; nghệ danh của nghệ sĩ, bút hiệu của tiểu thuyết gia v.v… còn có thêm nhiều tên khác nữa. Đồng thời những trẻ vị thành niên đa phần ít có pháp danh đi kèm.



Trên đây là những điều cơ bản của pháp danh và cũng có những trường hợp pháp danh gồm 3 cột như sau:

Ở đây Viện hiệu được gọi là pháp danh. Viện hiệu nghĩa là từ xa xưa khi Thiên Hoàng thoái vị. Chỗ ở của Thiên Hoàng gọi là Viện. Sau đó Hoàng Hậu và các Thân Vương cũng dùng chữ Viện nầy để gọi. Đồng thời những tướng quân và những nhân vật tên tuổi lớn cũng dùng Viện hiệu nầy. Từ thời Edo (Giang Hộ) các võ sĩ sau khi chết được cho Viện hiệu. Đây chính là nguyên nhân căn bản để đặt pháp danh cho người khi chết. Từ xưa Viện hiệu cũng dành đặt cho những người lúc còn sống có địa vị cao cả trong xã hội; hoặc người đã cống hiến lợi ích cho xã hội và quốc gia.

Còn hiện tại, phạm vi nầy đã không giới hạn nữa mà trở nên rộng rãi hơn. Ngay cả các chùa Bồ Đề, cũng đã dùng Viện hiệu đặt cho tên132 .

Ngoài ra cũng có trường hợp pháp danh có 4 chữ Đạo hiệu như: Viện Điện Đại cư sĩ. Có thể nghĩ rằng đây là do việc tích công bồi phước mà có được. Lập trường về việc cho pháp danh có thể nói là Viện Hiệu chính là để báo đáp sự nghiệp lúc sanh tiền. Còn Đạo Hiệu chính là công lao của người ấy khi còn sống.

Giới hiệu chính là việc cầu nguyện cho người ấy được chứng thành Phật quả. Tiếp đến là vị Hiệu có nghĩa là tên nầy tương ưng với niềm tin và tuổi tác của người ấy. Như vậy tùy theo sự thích hợp mà chọn lựa tên. Nói một cách tổng quát là tên ấy phải giống với tên của các vị Phật.

Trường hợp mãi cho đến bây giờ cũng không nhận pháp danh khi làm lễ Đắc Độ; hoặc giả cũng chẳng Nhập Đàn thì dĩ nhiên là không nhận được pháp danh rồi. Nhưng nếu trong khi còn sống muốn nhận được pháp danh thì theo lời nguyện ước của những Đàn Gia như thế, các vị nên đem ý nguyện của mình đến các chùa Bồ Đề để xin nhận được nghịch tu pháp danh vậy.


---o0o---




tải về 2.3 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương