ĐỨc tin của ngưỜi công giáo imprimatur sài Gòn, ngày 25-9-1992 +Phaolô Nguyễn Văn Bình



tải về 1.13 Mb.
trang4/11
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích1.13 Mb.
#38028
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

PHẦN THỨ HAI
CHÚA BAN SỰ SỐNG

Khai đề: ĐỨC GIÊSU VÀ KHOA HỌC
Chương I: SÁNG TẠO VŨ TRỤ
Chương II: SÁNG TẠO CON NGƯỜI
Chương III: SÁNG TẠO CÁC THIÊN THẦN
Chương IV: CHÚA TIẾP TỤC SÁNG TẠO VÀ CHÚA QUAN PHÒNG

Chúa chúng ta ở trên trời: Người hoàn tất mọi điều Người muốn” (Ca vịnh 115,3).


CHƯƠNG KHAI ĐỀ
ĐỨC TIN VÀ KHOA HỌC

I. TÀI LIỆU VỀ NGUỒN GỐC VŨ TRỤ VÀ CON NGƯỜI


Để giái quyết vấn đề nguồn gốc của con người trong mức độ có thể được, chúng ta có hai thứ tài liêu: mạc khải của Thiên Chúa và khoa học của nhân loại:
a/ Mạc khải: - Qua trung gian tác giả của Kinh Thánh, Thiên Chúa đã tuyên bố chân lý của căn bản nầy: Chính Người là Đấng đã sáng tạo nên vũ trụ và con người. Dựa trên mạc khải, kiến thức của chúng ta bắt đầu từ trên xuống: từ Thiên Chúa rồi đến vũ trụ và đến nhân loài.
b/ Khoa học: - Nhờ những phương pháp riêng của mình, khoa học cũng tìm cách trả lời những câu hỏi trí óc con người đặt ra và cũng đem lại những ánh sáng qúi hoá cho vấn đề. Con đường khoa học theo thì ngược chiều với mạc khải, nghĩa là bắt đầu từ dưới lên. Nhờ khoa địa chất học (Géologie), khoa sinh vật (Biologie) và khoa cổ sinh vật (Paléontologie) các nhà bác học tìm những định luật điều khiển cuộc biến hoá của các sinh vật và khám phá ra cả bí mật của nguồn gốc sự sống.
Người Kitô hữu lợi dụng hai nguồn liệu nầy, chúng có tính cách bổ túc cho nhau và phải được duy trì trong phạm vi riêng biệt của mình.
II. KINH THÁNH THUẬT LẠI NGUỒN GỐC CỦA VŨ TRỤ VÀ CỦA CON NGƯỜI

Kinh Thánh có hai đoạn thuật lại công trình sáng tạo. Hai đoạn văn này khác nhau về lối văn, về ngày tháng đã viết. Đoạn thứ nhất (St I.II) thuật lại công trình sáng tạo toàn thế giới. Đoạn thứ hai (St 2,4-25) đặc biệt kể lại việc dựng nên con người.


Hai bản văn này cùng kể lại những sự việc như nhau, song theo thứ tự khác nhau. Các tác giả Kinh Thánh không coi trọng thứ tự của các biến cố; các ngài chỉ có mục đích là trình bày những chân lý căn bản của tôn giáo.
III. PHẢI HIỂU ĐOẠN VĂN THÁNH KINH NHƯ THẾ NÀO?
Đức Léon XIII trong Thông điệp Providentissimus, đã nhắc lại rằng không nên tìm trong Kinh Thánh những bài học thuộc phạm vi khoa học, mà là những bài học tôn giáo diễn tả bằng một từ ngữ đơn sơ, có hình ảnh và thích hợp với tâm lý của người Do Thái thời Maisen. Uỷ ban chuyên về Kinh Thánh do Đức Thánh Cha làm chủ tịch đã tuyên bố như sau liên quan đến sách Sáng thế: “ Khi thuật đoạn nầy tác giả không có chủ đích dạy một cách khoa học cách thức cấu tạo nên những vật hữu hình và thứ tự toàn diện của công trình sáng thế; tác giả chỉ muốn đem lại cho dân một kiến thức bình dân theo như người ta hiểu biết thời ấy” (30-6-1909).
Do đó cần phân biệt những gì Chúa mạc khải với lối diễn tả bằng hình ảnh. Lối diễn tả bằng hình ảnh là phương thức để trình bày chân lý mạc khải thôi.
IV. BÀI HỌC TÔN GIÁO

TRONG ĐOẠN TƯỜNG THUẬT CỦA KINH THÁNH


Bởi vì tác giá Kinh Thánh chủ trương dạy người đồng hương về mặt tôn giáo, chúng ta trước tiên phải tìm hiểu những chân lý tôn giáo chứa chất trong ấy.
1/ Thiên Chúa là Đấng Tạo hoá mọi sự
Chân lý nầy cần được đặc biệt nhấn mạnh vì dân Do Thái sống giữa bao nhiêu dân ngoại chuyên thờ nhiều thần và thờ cả những thụ tạo nữa. Khi kê khai tất cả những gì người ta biết được trên trần gian nầy, Kinh Thánh tuyên xưng tất cả đều do Thiên Chúa đã làm ra.
2/ Thiên Chúa đã ấn định nghĩ việc ngày thứ 7
Sau sáu ngày làm lụng, tuần lễ được kết liễu bằng một ngày nghỉ để lo việc thánh hoá linh hồn và để cho thân xác được rảnh rang. Để luật nghỉ nầy co hựu nghiệm, tác giả lấy Thiên Chúa làm mẫu: Thiên Chúa đã sáng tạo vũ trụ và con người trong sau ngày và Người nghỉ việc ngày thứ bảy.
3/ Con người cao cả hơn mọi loài
Thiên Chúa đặc biệt ưu đãi con người có linh hồn giống Chúa: “ Ta hãy dựng con người giống hình ảnh Ta”
4/ Người nữ là bạn đường của người nam và cùng bản tính và đồng địa vị
Tư tưởng nầy đã được ghi lại thoáng qua trong đoạn nhất rồi. Trong đoạn nhì nó được nổi bật hơn bằng một hình ảnh rất đánh động: người nữ được dựng nên do một xương sườn của người nam. Chân lý nầy rất cần được nhắc đi nhắc lại, nhất là tại Á Đông người ta toàn hạ giá người nữ xuống địa vị người tôi tớ.

V. NGƯỜI KITÔ HỮU

TRƯỚC PHÁT MINH CỦA KHOA HỌC
a/ Với một tâm trạng chống đối không đâu khi tìm hiểu nguồn gốc của vũ trụ, có người tưởng Kinh Thánh phản lại khoa học.
Một số bác học vô thần tưởng rằng phải phủ nhận Kinh Thánh vì khoa học.
Một số người công giáo hẹp hòi tưởng rằng phải nghi ngờ giá trị của khoa học để trung thành với Kinh Thánh.
b/ Giải pháp: Tâm trạng chống đối nầy gây nên do sự lầm lẫn hai phạm vi: tôn giáo và khoa học. Bởi vì khi chúng ta tìm hiểu thể giới vật chất với những nguyên tắc của nó, khi đó chúng ta ở trong phạm vi khoa học. Những phát minh của khoa học có thể không hợp với cách thức diễn tả của Kinh Thánh. Nhưng từ những chỗ khác nhau đó mà nêu lên kết luận về mặt tôn giáo thì người ta ra khỏi phạm vi khoa học.
Đàng khác khi chúng ta đọc Kinh Thánh, chúng ta phải tìm ra những bài học tôn giáo để nuôi dưỡng đời sống thiêng liêng. Nếu đòi hỏi nơi Kinh Thánh bài học của khoa học thì chúng ta lại ra khỏi phạm vi tôn giáo.
Kết luận: Những người vô thần liều lĩnh và những tín đồ nhát đảm đều sai lầm như nhau. Sai lầm của họ là muốn đối chiếu trực tiếp Kinh Thánh và khoa học, vì họ không nhận thấy Kinh Thánh và khoa học không cùng bình diện và không đồng loại… Kinh Thánh theo đuổi một mục đích khác mục đích của khoa học…Không khoa nào phủ nhân khoa nào (Card. Liénart).
“Không thể nào có mâu thuẫn giữa chân lý chắc chắn của đức tin và sự việc rõ ràng của khoa học. Thiên Chúa không thể tự mâu thuẫn” (Piô 12).

--------------~~~~~~-------------




CHƯƠNG I
SÁNG TẠO VŨ TRỤ

I. TÍN ĐIỀU VỀ SỰ KIỆN SÁNG TẠO


“ Từ thuở ban đầu Thiên Chúa sáng tạo Trời và Đất…”. Đây là lời mở đầu của cuốn sách Sáng thế và cũng là lời nói đầu của toàn bộ Kinh Thánh.
Chân lý tuyên khởi này cũng được tuyên xưng trong Kinh Tin Kính của Cộng đồng Nicée như sau đây: “ Tôi tin kính một Thiên Chúa là, là Cha toàn năng, Đấng tạo thành trời đất, muôn vật hữu hình và vô hình…”
Để diễn tả hành động của Thiên Chúa, chúng ta dùng động từ sáng tạo (créer). Sáng tạo chính nghĩa là làm cho một vật tự không mà có. Chỉ có Thiên Chúa mới có thế sáng tạo theo nghĩa này vì Người toàn năng.
Còn chúng ta, nếu chúng ta có sáng tạo ra được cái gì mới là từ một vật chất đã có, từ một năng lực đã có: “ Trong vũ trụ không có gì tự tạo nên mình; không có gì tự mình mà ra không”. Trái lại, trước khi Thiên Chúa sáng tạo thì không có gì ngoài Thiên Chúa. Sau công trình sáng tạo, mọi vật chất, mọi sinh lực đều do Thiên Chúa. Những vật chất thiêng liêng cũng do Người mà có.
Trên đây là lời tuyên xưng đức tin của chúng ta.
II. TẠI SAO CHÚA SÁNG TẠO ?
a/ Thiên Chúa là yêu thương: Người đã sáng tạo vì tình yêu.
Thiên Chúa hoàn toàn hạnh phúc trong sự hoà hợp của Ba Ngôi và không cần đến một ai để thêm thánh thiện; Người đã muốn dựng nên loại khác để thông cho họ hạnh phúc của Người.
b/ Thiên Chúa sáng tạo để Người được vinh quang. khi con người tìm vinh danh cho mình, là họ đi lạc huớng; vì con người là một thụ tạo có giới hạn, nhưng không toàn thiện. Trái lại, Thiên Chúa chỉ có thể tìm vinh quang cho mình thôi vì sự toàn thiện của Người đòi hỏi như thế. Đó là mục đích cáo quí nhất của việc sáng tạo vũ trụ.
Cũng nên thêm rằng vinh quang Thiên Chúa là sự toàn thắng của sự thiện. Sự thiện toàn thắng tức là hạnh phúc cho thụ tạo. Đối với Thiên Chúa tìm vinh quang cho mình cũng là minh chứng tình yêu.
III. SÁNG THẾ THẾ THUẬT
Chẳng những tuyên xưng Thiên Chúa sáng tạo vũ trụ, tác giả còn thuật lại trong chi tiết công việc sáng tạo ấy.
Tác giả trình bày công việc sáng thế như một vở kịch có bảy màn. Mỗi màn là một giai đoạn công việc tạo dựng.

  • Ngày thứ nhất Thiên Chúa dựng nên ánh sáng.

  • Ngày thứ hai Thiên Chúa dựng nên không gian.

  • Ngày thứ ba Người dựng nên đất và thảo mộc.

  • Ngày thứ tư Người dựng nên mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao.

  • Ngày thứ năm Người dựng nên chim cá.

  • Ngày thứ sáu Ngài dựng nên súc vật và con người.

  • Ngày thứ bảy Thiên Chúa nghỉ việc.

IV. PHẢI HIỂU BÀI TƯỜNG THUẬT TRÊN ĐÂY NHƯ THẾ NÀO?
Trước tiên phải công nhận bài tường thuật này có vài ba điểm nghịch lý và tác giả thế nào cũng phải nhận thấy khi viết. Chẳng hạn, ánh sáng đã có ngày thứ nhất trong khi mặt trời chỉ hiện ra ngày thứ tư; trước khi có mặt trời đã có buổi mai và buổi chiều, thảo mộc đã có ngày thứ ba trước khi có mặt trời. Sau khi Thiên Chúa nghỉ việc như thể Người cũng cần nghỉ như chúng ta.
Đây là dịp tốt để chúng ta nhớ lại một nguyên tắc đã học rồi. Nghĩa là tác giả của Kinh Thánh không để tâm đến kỹ thuật trình bày bằng đến những chân lý tôn giáo cần phải dạy dân chúng. Tác giả vì thế mà không theo một thứ tự của thời gian hay của khoa học. Tác giả đã tìm ra một thứ tự hợp với mục đích theo đuổi. Và mục đích của tác giả là dạy dân Do thái chân lý căn bản nầy: Thiên Chúa là Đấng Tạo hoá và Chúa của vạn vật. Do đó mà tác giả kể lể kỹ lưỡng những vật bất động và những vật có sự sống, có giác quan… để đi đến kết luận: tất cả đều do Thiên Chúa.
Sau đó tác giả lợi dụng dịp tốt để nhắc nhở dân bổn phận nghỉ việc ngày thứ bảy. Chia ra làm bảy ngày với dụng ý là dành ngày thứ bảy cho Thiên Chúa, để làm việc lành tôn thờ Thiên Chúa.
KẾT LUẬN:
Thiên Chúa sáng tạo mọi sự. Người là chủ của mọi vật. Bởi vì Thiên Chúa đã sáng tạo vũ trụ cho vinh quang của Người, thế giới phải tiến tới theo hướng đi Thiên Chúa đã ấn định.
Nhưng bây giờ con người đã mất liên lạc với Thiên Chúa và cả gan phủ nhận Thiên Chúa là nguồn gốc của vũ trụ. Kết quả của thái độ nầy ai cũng rõ: con người đi về hư không, và chỉ gây tai ương cho mình một khi từ chối Thiên Chúa.
Người Kitô, thay vì hoang mang trước tình thế đen tối của sự dữ, phải can đảm ý thức đức tin của mình và căn cứ trên đức tin ấy để sống làm sao hầu đưa thế giới về ánh sáng đời đời.
---------------------i+i--------------------

CHƯƠNG II
THIÊN CHÚA

SÁNG TẠO CON NGƯỜI

A. SỰ VIỆC SÁNG TẠO
I. THỂ XÁC CỦA CON NGƯỜI
1) Sách Sáng thế thuật: “Thiên Chúa tạo nên con người từ bụi đất.” (St 2,7). Giáo hội không nói phải hiểu như thế nào chất liệu Thiên Chúa đã dùng để dựng nên thể xác con người. Giáo hội chỉ tuyên xưng Thiên Chúa đã tạo dựng nên nó thật, và dành cho khoa học công việc tìm hiểu Thiên Chúa đã tạo dựng làm sao theo như có thể biết được.
2) Các giả thuyết khoa học. - Từ mấy chục năm nay các nhà bác học tìm hiểu rất nhiều về nguồn gốc của thể xác con người. Các ông đang còn rất xa nhau trong ý kiến. Nhờ khoa học cổ sinh vật cứ đem lại phát minh mới nên các giả thuyết cũng cứ theo nhau mà về bóng tối.
Giả thuyết biến hoá chủ trương rằng con người là điểm tới của một cuộc diễn tiến của các sinh vật. Hiện giờ trên mặt khoa học giả thuyết nầy đang vấp phải một số khó khăn rất lớn, những khó khăn mà các thuyết gia tiên khởi không thấy. Thành ra vẫn còn chỉ là một giả thuyết, chưa có gì xác đáng.
Thuyết biến hoá phân ra làm hai thứ:
- Biến hoá toàn bộ - Lập trường nầy không nhìn nhận một sự can thiệp nào bên ngoài do Thiên Chúa .

- Biến hoá ôn hoà - Lập trường này nhìn nhận phải có sự can thiệp của Thiên Chúa ngoài các định luật tự nhiên.
3) Lập trường Công giáo. – “Giáo hội buộc chúng ta tin rằng Thiên Chúa đã trực tiếp dựng nên linh hồn. Nhưng Giáo hội không cấm đoán các nhà bác học và thần học tranh luận về thuyết biến hoá, miễn là tất cả mọi người sẵn sàng tùng phục tiếng nói của Giáo hội; bởi vì Giáo hội đã được Chúa Kitô uỷ thác nhiệm vụ xác định nghĩa của Kinh Thánh và bảo vệ đức tin. Công việc tìm hiểu thể xác con người đã thành hình do một sinh vật đã có rồi hay không…chưa có gì vững chắc, nên các đối phương cần thận trọng và khôn ngoan trong khi tranh luận. Cũng có một số đi quá mức và xem lập trường của mình như là chắc chắn khi nó chỉ dựa trên một ít dấu tích đó. Họ đoán chắc rằng thể xác con người đã thành hình do một sinh vật đã có trước như thế là trong nguồn mạc khải không có một tí gì về phương diện này có thể buộc họ dè dặt và khôn ngoan hơn” (Piô 12: Humani generis).

II. LINH HỒN CỦA CON NGƯỜI


Trong đoạn hai Kinh Thánh trình bày công việc sáng tạo Adong như thế nầy: “Thiên Chúa sáng tạo con người từ bụi đất và hà vào lỗ mũi một hơi sống và con người trở nên một sinh vật” (St 2,7).
Khi dùng hình ảnh để diễn tả, tác giả Kinh Thánh muốn tuyên bố chân lý căn bản này: Thiên Chúa đã trực tiếp dựng nên linh hồn và kết hợp nó với một cơ thể để thành một thụ tạo mới. Tinh thần và vật chất kết hợp với nhau trong con người.
Không thể lấy thuyết biến hoá mà giải thích sự hiện diện của linh hồn. Sự hiện diện của linh hồn là một sự kiện đặc biệt, cần phải có Thiên Chúa can thiệp trực tiếp. Tư tưởng kế tiếp sự sống, song phải vượt qua một khoảng cách, chỉ có Thiên Chúa mới làm cho tư tưởng qua được khoảng cách đó.
Trong đoạn nhất Kinh Thánh thuật lại sau đây: “Chúa nói: Chúng ta hãy dựng nên con người giống hình ảnh Ta… Và Thiên Chúa dựng nên con người giống hình ảnh Người; Người dựng nên con người giống hình ảnh Thiên Chúa . Người dựng nên người nam và người nữ, Thiên Chúa chúc lành cho họ và truyền dạy: Hãy sinh sản nhiều con cái, hãy chiếm đoạt toàn trái đất và hãy điều khiển nó” (St 1,26-28).
Khi nhắc đi nhắc lại điểm con người giống Thiên Chúa, Kinh Thánh muốn tuyên bố rằng giữa các thụ tạo chỉ có người là loài được cấu tạo nên do hai yếu tố: tinh thần và vật chất.
Khi thuật lại Thiên Chúa dựng nên người nam và người nữ và truyền cho họ sinh sản con cái, Kinh Thánh muốn dạy rằng:
a) Phép hôn phốimột định chế do Thiên Chúa và nó không thể phân ly được. Kinh Thánh còn nói thêm: “Người nam sẽ bỏ cha mẹ và ở với vợ mình, hai người sẽ thành một xương một thịt” (St 1-24).
b) Người đàn bà là bạn của người đàn ông, đồng địa vị với người chồng. Đây là một chân lý mà Giáo hội ngay từ thuở sơ khai, đã tuyên xưng để chống lại quan niệm lương dân cho rằng nữ giới thua kém nam giới.
c) Tất cả mọi người đều bắt nguồn do cặp vợ chồng này.
B. CHÚA ĐÃ SÁNG TẠO CON NGƯỜI TRONG TÌNH TRẠNG NÀO?

Adong và Evà là những tuyệt tác của công trình sáng tạo.
Thiên Chúa đã làm cho ông bà những điều mà không một thụ tạo nào khác dựng nên trước được hưởng.
a) Người ban cho họ một linh hồn thiêng liêng giống hình ảnh của Người. Khoa thần học gọi là Ơn tự nhiên.
b) Người nâng họ lên địa vị con Thiên Chúa và cho họ sống đời đời của Người: Ơn thánh hoá. Ơn thánh này chuẩn bị họ sau nầy hưởng nhan Người đời đời trên Thiên Đàng. Đó là những Ơn siêu nhiên.
c) Người còn ban cho họ những đặc ân phụ để bổ khuyết những thiếu sót của nhân tính. Đó là những Ơn trừ nhiên.
I. ƠN HUỆ TỰ NHIÊN LÀ NHỮNG THỨ NÀO?
Adong và Evà có bản tính nhân loại đầy đủ, nghĩa là một thể xác và một linh hồn. Thể xác của họ cũng có cảm giác như của thú vật. Linh hồn của họ giống hình ảnh của Chúa nhờ bản tính linh thiếng có những khả năng mà thú vật không có: trí khôn có thể hiểu biết và ý chí tự do có thể hành động.
Con người móc nối thụ tạo với Đấng Tạo Hoá:
Bởi vì con người là một thể xác, con người là thành phần của thế giới vật chất; thành ra cũng lệ thuộc các định luật của vật chất; ăn, mặc, ở, cả kinh nguyện và tư tưởng cũng tuỳ thuộc của các định luật ấy nữa. Nhưng trái lại con người thông cảm những kỳ công của vũ trụ , con người còn có thể hành động trên vật chất và đóng ấn vào vật chất dấu vết của tinh thần.
Bởi vì con người là một linh hồn, con người còn là thành phần của thế giới linh thiêng; con người hiểu biết và tự do. Sinh hoạt của con người một phần không lệ thuộc các định luật của vật chất; con người làm chủ vật chất và đang tiếp tục công việc của Thiên Chúa khi họ hoạt động trong thế giới vật chất. Hướng về đời đời, con người dựng nên để tìm kiếm và yêu mến những giá trị đời đời, chân , thiện, mỹ. Tư tưởng và những khát vọng của con người không bị hạn chế trong thời gian và không gian: con người được dựng nên để sống vĩnh cửu. Sự kiện này nâng cao giá trị và địa vị của con người: vua của vũ trụ.
II. ƠN HUỆ SIÊU NHIÊN LÀ NHỮNG THỨ NÀO?
Thiên Chúa ban cho các thụ tạo khác một sự sống xứng hợp với bản tính của chúng; còn con người được Người ban cho vinh dự chia phần chính sự sống của Người.
Một lần nữa chúng ta nói đến chân lý căn bản của đạo Kitô. Trong kế hoạch của Thiên Chúa, con người không cùng số phận với các loài khác; con người được nâng lên làm “con nuôi” của Thiên Chúa để sống vĩnh cửu trong gia đình của Người. Sống đời đời có nghĩa là ngắm nhìn nhan thánh Người.
Ngay dưới thế nầy con người đã hưởng thụ một phần nào mối tình và sự sống của Thiên Chúa, tức là Ơn thánh hoá, đời sống của ơn thánh. Nhờ ơn thánh nầy mà linh hồn con người được thần hoá và dọn đường cho nó để mai sau bước vào sự sống vinh hiển.
III. ƠN TRỪ NHIÊN LÀ NHỮNG THỨ NÀO?
Đáng ra con người phải chịu một số khuyết điểm do bản tính của mình. Nhưng Chúa cũng muốn giải thoát họ khỏi những khuyết điểm ấy.
a) Phần thể xác - Lẽ ra Adong và Eva cũng phải lệ thuộc định luật đau khổ và chết. Thiên Chúa đã ban cho họ đặc ân làm việc mà không biết mệt nhọc và sống mà không bệnh tật. Thiên Chúa cũng chuẩn cho họ khỏi chết và có thể bước thẳng sang sự sống đời đời trên Thiên Đàng.
b) Phần linh hồn – Đáng ra Adong và Eva không thể biết một số chân lý và phải tuỳ thuộc một số xu hướng của giác quan. Nhưng Thiên Chúa đã cho họ biết những chân lý cần thiết và ban cho họ làm chủ tình dục. Giác quan tuỳ thuộc lý trí và lý trí tuỳ thuộc Thiên Chúa.
Tất cả các ơn huệ ban cho Adong và Eva phải được cha truyền con nối và truyền lại cho cả nhân loại. Adong và Eva là cặp vợ chồng tiên khởi của nhân loại và cũng là thủ lãnh có trách nhiệm đối với toàn thể nhân loại.
--------------/|\--------------

CHƯƠNG III
TẠO DỰNG CÁC THIÊN THẦN

Các thụ tạo có sự sống không đồng giá trị như nhau. Giữa, chúng ta có một cái thang giá trị:


- Ở nấc chót là thảo mộc: chúng sinh nở lớn lên, thở kín, tự nuôi mình và rồi chết, nhưng không ý thức gì cả về những việc đó.
- Ở nấc thứ hai là thú vật, chúng hơn thảo mộc ở chỗ có giác quan và có một thứ hiểu biết; nhưng chúng không biết suy nghĩ và không có tự do khi hành động. Chúng bị bản năng tự nhiên điều khiển.
- Ở nấc thứ ba là con người, có thể xác và linh hồn linh thiêng bất tử, có trí hiểu và ý chí tự do.
- Trên hết là các Thiên Thần. Thiên Thần không có thể xác; chỉ có bản tính linh thiêng mà thôi.

Như thế nghĩa là Thiên Thần là thụ tạo hoàn hảo nhất của Thiên Chúa. Khi bàn đến các Thiên Thần chúng ta sẽ có dịp ngắm nhìn kỳ công tốt đẹp nhất của chương trình tạo dựng.


Đàng khác các Thiên Thần có những mối liên quan với loài người. Học hỏi với các Thiên Thần chúng ta đương nhiên học hỏi một vấn đề liên hệ đến mỗi người trong chúng ta, và sẽ tìm hiểu chúng ta phải đối xử với các ngài như thế nào.
A. BẢN TÍNH, VAI TRÒ CÁC THIÊN THẦN
I. CÁC THIÊN THẦN VÀ KINH THÁNH
Kinh Thánh không nói gì về việc sáng tạo các Thiên Thần; nhưng nhiều lần nói đến các Ngài. Có khi gọi các ngài bằng tên chung: các Thiên Thần; có khi khai rõ các thứ hạng của các Ngài; có khi đặc biệt nói đến từng vị với những tên riêng.
a) Kinh Thánh nói về các Thiên Thần cách chung:
- Một Thiên Thần cầm tay Abraham lại khi ông định giết Issaac để lễ tế (St 22,11).
- Các Thiên thần hiện đến với Jacop lúc ông ngủ (St 28,12).
- Một Thiên Thần mạc khải cho Giuse biết mầu nhiệm Nhập Thể (Mt 1,20).
- Một Thiên Thần báo tin Chúa Giáng Sinh cho các mục tử (Lc 11,9).
- Các Thiên Thần ca hát trên hang đá Bêlem (Lc 11,13).
- Một Thiên Thần đưa lệnh cho Giuse bảo phải sang Ai Cập (Mt 11,13).
- Các Thiên Thần tới gần Chúa Giêsu sau khi Ngài bị cám dỗ và hầu hạ Ngài (Mt 4,11).
- Một Thiên Thần từ trời xuống an ủi Chúa Giêsu trong giờ hấp hối (Lc 22,43).
- Một Thiên Thần báo tin cho các bà Chúa đã sống lại (Mt 28,2-6).
- Những Thiên Thần hiện đến với các tông đồ sau khi Chúa lên trời (Cv 1,10).
- Một Thiên Thần cứu Phêrô ra khỏi tù (Cv 12,7).
Cũng nên biết rằng đôi khi Chúa Giêsu có nói đến các Thiên Thần :
- Trong dụ ngôn cỏ lùng: “Các thợ gặt, tức là các Thiên Thần … (Mt 13,39).
- Trong dụ ngôn đồng bạc mất: “Thiên Thần rất vui mừng mỗi khi một người có tội trở lại” (Lc 15,10).
- Nhân cuộc phán xét chung: Khi Con Người sẽ đến trong vinh quang và tất cả các Thiên Thần với Ngài…” (Mt 25,31).
- Khi bị bắt, Chúa nói đến 12 đạo quân Thiên Thần Chúa Cha có thể gởi đến (Mt 26,53).
b) Kinh Thánh nói rõ một vài thứ hạng:
- Thiên Thần loại Cherubim được Thiên Chúa đặt trước cửa vườn Địa Đàng (St 3,24).
- Các Thiên Thần Cherubim hiện đến với tiên tri Ezéchiel (10,3).
- Các Thiên Thần loại Seraphim hiện đến với tiên tri Isaia (Is 6,5).
c) Kinh Thánh có nói đặc biệt đến một số Thánh Thần riêng biệt:
- Tổng lãnh Thánh Thần Raphael đã dẫn đường cho Tôbia con (Tb 12,15)..
- Tổng lãnh Thiên Thần Gabriel báo tin cho Zacharia biết vợ ông sẽ sinh Gioan Tẩy giả (Lc 1,11) và truyền tin cho Đức Maria biết Ngôi Hai nhập thể (Lc 1,26).
- Tổng lãnh Thiên Thần Micae, theo sách Khải huyền, là tướng lãnh các Thiên Thần lành (Kh 12,7).
II. CÁC THIÊN THẦN VÀ PHỤNG VỤ
Trong sách Nhật tụng, một vài kinh kêu cầu đến các Thiên Thần, chẳng hạn trong kinh giờ tối.
Trong thánh lễ cũng nhắc nhở đến các Thiên Thần :
- Đầu kinh Vinh Danh Thiên Chúa, là kinh của các Thiên Thần .
- Kinh Tiền Tụng.
- Kinh Sanctus: Thánh, Thánh, Thánh, do các Seraphim hát.- Kinh: Lạy Chúa toàn năng, chúng con nài xin Chúa truyền cho sứ thần…
Thánh Micae trong kinh:
- Khi làm phép hương.
Sau hết Giáo hội mừng lễ thánh Raphael, thánh Gabriel và thánh Micae 29/9.
III. BẢN TÍNH CÁC THIÊN THẦN

Qua hầu hết các câu văn của Kinh Thánh, chúng ta nhận thấy các Thiên Thần ra với hình vóc của thể xác. Nhưng bản chất của các Ngài thì hoàn toàn thiêng liêng và do đó mà các Ngài có trí thông minh và ý chí vượt hẳn trình độ con người. Đàng khác các Ngài còn được thông phần đời sống của Thiên Chúa.


IV. VAI TRÒ CỦA CÁC THIÊN THẦN
Các Thiên Thần có hai nhiệm vụ:
1) Thi hành các lệnh của Thiên Chúa. Các Ngài là những sứ giả của Chúa.
2) Nhiệm vụ thứ hai là ca ngợi Thiên Chúa. Các Ngài nhìn ngắm và thờ lạy Thiên Chúa .
B. CÁC THIÊN THẦN BỊ THỬ THÁCH
I. CUỘC THỬ THÁCH
Thiên Chúa ban cho các Thiên Thần ơn thánh hoá và sống trong tình nghĩa với Người. nhưng các Ngài cần phải qua một cuộc thử thách để có thể đáng hưởng tình yêu của Thiên Chúa. Các Ngài cần dùng tự do của mình mà chấp nhận hay từ chối Chúa.
Chúng ta không thể biết cuộc thử thách đó là như thế nào song có thể qủa quyết được là nó không quá sức các Ngài .
II. HẬU QUẢ CỦA CUỘC THỬ THÁCH
Những vị nào đã nhìn nhận quyền bính của Thiên Chúa, tức là thắng cuộc và được thưởng cách vĩnh viễn, tức là nhìn ngắm nhan Thiên Chúa mà không bao giờ có thể mất.
Các vị nào vì kiêu ngạo đã thua trận thì bị phạt, nghĩa là không thể hưởng nhan Chúa trên Thiên Đàng, và phải trầm luân đời đời trong hoả ngục. Thánh Phêrô trong bài thơ thứ hai (11,4) nói: “Thiên Chúa đã không tha thứ các Thiên Thần phạm tội; nhưng đã giam họ trong vực đầy tối tăm”.
Phần thưởng hay hình phạt của các Thiên Thần thì sẽ không bao giờ thay đổi; bởi vì các Ngài được tạo dựng nên trong tình trạng hoàn hảo.
C) CÁC THIÊN THẦN VÀ CHÚNG TA
I. CÁC THIÊN THẦN LÀNH VÀ CHÚNG
Có nhiều nơi trong Kinh Thánh nói đến vai trò trung gian của các Thiên Thần lành giữa Chúa và chúng ta .
1) Các Ngài yểm trợ chúng ta sống dưới thế. Theo Thánh Phaolô: ‘ Các Ngài được cử đến phục vụ những ai đang tranh đấu để được cứu rỗi” (Dt 1-14).
2) Các Ngài dâng lên Thiên Chúa kinh nguyện của chúng ta. Thánh Thần Raphael nói: “khi ngươi kinh nguyện, ta dâng kinh ấy cho Thiên Chúa” (Tb 12-12).
3) Các Ngài dẫn chứng ta về trời, nếu chúng ta đã thắng trận. Dụ ngôn người giàu có và anh ăn mày có câu: “Rồi khi chết anh ăn mày được các Thiên Thần rước về trời” (Lc 16,22).
4) Mỗi người trong chúng ta đều có một Thiên Thần giữ mình. Khi nói về các trẻ em, Chúa phán: “Đừng kinh thường các trẻ em; Ta nói thật với các ngươi, bởi vì các Thiên Thần của chúng hằng nhìn ngắm mặt Cha Ta trên trời” (Mt 18,10).
Trong Tông đồ Công vụ, khi Phêrô đã được cứu thoát khỏi tù, và về gõ cửa thì các giáo hữu tưởng là chính Thiên Thần của ông gõ cửa (Cv 12-15).
Giáo hội mừng lễ các Thiên Thần bản mệnh ngày 2 tháng 10. Chúng ta cần tỏ lòng tin vào các Ngài nhất là bằng sự kính nể các Ngài hiện diện bên chúng ta và bằng sự kêu cầu các Ngài khi gặp khó khăn.
II. CÁC THIÊN THẦN DỮ VÀ CHÚNG TA
a) Có ma quỉ
Kinh Thánh, nhất là Phúc âm, rất minh xác về điểm này. Thường nói đến quỉ với nhiều tên: quỉ sứ, quỉ satan, quỉ dữ, thần dữ.
- Chúa Giêsu để cho ma quỉ cám dỗ.

- Chúa Giêsu trừ quỉ ra khỏi nhiều người.


Khi giảng thuyết Ngài cũng xác nhận ma quỉ hoạt động trong thế gian. Chẳng hạn khi giải nghĩa dụ ngôn người gieo giống. Ngài nói: “Những hạt rơi trên lề đường, tức là những ai chỉ nghe qua. Đoạn ma quỉ đến và cướp Lời Chúa ra khỏi lòng họ để họ hết tin và không được cứu rỗi” (Lc 8-12).
Dụ ngôn cỏ lùng: “Người gieo giống tức là Con Người. Đám ruộng ám chỉ thế gian. Giống tốt tức là con cái của nước trời. Cỏ lùng tức là con cái của thần dữ. Kẻ thù gieo cỏ lùng tức là ma quỉ” (Mt 13-37-39).
Khi Giuđa bán Chúa: “Satan nhập Giuđa Iscariote, là một trong số 12” (Lc 23-3).
Chúa Giêsu ban cho các tông đồ quyền đuổi ma quỉ (Mt 10-1 và Mc 16-17).
Trong phụng vụ Giáo hội cũng có nhiều kinh xin Thiên Chúa ban sức mạnh để chống với ma quỉ: khi chịu phép Thánh Tẩy; khi dọn mình rước lễ trọng thể; khi làm phép nước và có nhiều lời nguyện trừ quỉ…
b) Ma quỉ nhiễu hại
Ma quỉ cũng có quyền, quyền hạn chế, để làm sự dữ. Bao giờ quyền của chúng cũng lệ thuộc vào quyền năng của Chúa.
1) Ma quỉ có thể hành hạ thể xác chúng ta. Phúc âm nói ma quỉ nhập vào nhiều người và nhiễu hại thân xác của họ bằng đủ cách.
Thời nay tại các xứ truyền giáo, cả tại các nước văn minh nữa, đôi khi cũng xảy ra những vụ quỉ ám.
Chuyện các thánh thường cũng gặp những vụ ma quỉ tìm cách phá phách các Ngài; chẳng hạn thánh Gioan Vianney, Cha sở họ Ars.
2) Ma quỉ làm hại các linh hồn. Nhờ sự cám dỗ, ma quỉ hằng cố sức đưa người ta đến sự dữ, nghĩa là phạm tội. Thánh Phêrô khuyên chúng ta giữ mình như thế nầy: “Anh em hãy tỉnh thức và ăn ở tiết độ. Vì ma quỉ, kẻ thù của anh em hằng rình chực và gầm thét như sư tử quanh anh em để tìm mồi nuốt sống. Hãy chống lại với chúng bằng một đức tin vững chắc” (1 Ep 5,8-9).
Để nhận thức rõ về việc ma quỉ cám dỗ cần phải biết ba điểm sau đây:
a) Khi bị cám dỗ, đừng tưởng rằng Chúa bỏ rơi chúng ta. Trái lại bị cám dỗ có thể là một bằng chứng Người yêu chúng ta cách đặc bịêt. Vì nhờ đó chúng ta có thể thêm công trạng. Thiên Thần Raphael bày tỏ như thế này với ông Tôbia: “Bởi vì người đẹp lòng Chúa; người cần được thử thách”(Tb 12,13). Các vị thánh lớn thường bị thử thách nhiều.
b) Bị cám dỗ không phải là một tội. Không được lộn cảm thấy và ưng thuận. Có tội là từ khi chúng ta chấp thuận sự dữ mà trí khôn đưa đến. Trong kinh Lạy Cha, chúng ta xin cho khỏi sa chước cám dỗ; chứ không xin cho khỏi bị cám dỗ. Chúa Giêsu mà cũng bị cám dỗ.
c) Không bao giờ bị cám dỗ hết sức mình.
Thánh Phaolô tuyên bố: “Sự thử thách đang xâm chiếm anh em không quá sức loài người. Thiên Chúa trung thành không để anh bị cám dỗ ngoài sức chống cự của anh em, và Người sẽ sắp đặt làm sao cho anh em có thể chịu được” (1Cr 10,13).
Có những giờ chúng ta thốt ra: “Thật là quá sức tôi”. Khi đó cần dựa vào sức của Chúa trong kinh nguyện và các bí tích.
III. MỘT VÀI THỨ THÔNG GIAO VỚI MA QUỈ.
- Bói khoa là nhờ ma quỉ người ta biết được một số sự kiện mật (Divination).

- Ma thuật (hay quỉ thuật) nhờ ma quỉ người ta thực hiện một việc kỳ lạ.
- Khoa thần linh (Spiritisme) nhờ sự can thiệp của quỉ ma người ta liên lạc với thế giới thần linh.
Để phán đoán cho ngay thẳng trong những trường hợp này cần phân biệt:
a) Một số hành động do ảo thuật.
b) Một số sự kiện hoàn toàn tự nhiên hay do khoa học tạo nên.

c) Một sự kiện thật là do ma quỉ.


Trong đời sống hằng ngày, Giáo hội lấy thái độ khôn ngoan mà cấm nhặt các tín hữu tham gia vào các trò của khoa thần linh mặc dầu với lý do tọc mạch hay nghiên cứu. Giáo hội cũng cấm bói khoa, và quỉ thuật nếu rõ là có sự can thiệp của quỉ.

-----------------o+o-----------------





tải về 1.13 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương