ĐỨc tin của ngưỜi công giáo imprimatur sài Gòn, ngày 25-9-1992 +Phaolô Nguyễn Văn Bình



tải về 1.13 Mb.
trang9/11
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích1.13 Mb.
#38028
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

KẾT LUẬN: GIÁO HỘI CÔNG GIÁO ROMA, GIÁO HỘI CỦA CHÚA GIÊSU KITÔ
Theo dòng lịch sử mình, Giáo hội Roma đã hai lần nhìn thấy một số con cái ly khai vì vấn đề tín ngưỡng hay quyền hành:
Giáo hội Đông phương thế kỷ 10 và Giáo hội Tin lành vào thế kỷ 16.
Sự kiện cắt đứt lịch sử này làm cho hai cộng đồng Kitô lìa bỏ Giáo hoàng đấng kế vị Phêrô, không thể cho mình là “tông truyền”.
Về sự thánh thiện, các Giáo hội ly khai có thể có những tấm gương sáng không chối cãi được. Nhưng chúng ta xin lưu ý hai điểm sau đây:
1) Nếu sự thánh thiện có thật trong Giáo hội ly khai, sự ấy là do tất cả những gì các Giáo hội còn giữ lại chung với Giáo hội Roma.
2) Nếu các Giáo hội Đông phương còn giữ các bí tích thì các Giáo hội Tin lành lại đã bỏ các phương thế đó, những phương thế mà Chúa lập ra để làm cho thánh thiện. Nhưng vậy chính các Giáo hội ấy mất đi nguồn mạch sự thánh thiện Kitô thật.
Chúng ta tóm kết: Chỉ có mình Giáo hội Công giáo Roma là có đầy đủ những dấu hiệu mà Chúa Kitô đã muốn như là những đặc tính của Giáo hội mà Ngài đã sáng lập để lưu truyền và phổ biến đời sống Chúa.
Giáo hội Công giáo Roma là Giáo hội của Chúa Giêsu Kitô.

…../././.\.\.\.\....



CHƯƠNG IV
GIÁO HỘI

NHIỆM THẾ CHÚA KITÔ”



MỞ ĐẦU
Bốn đặc điểm của Giáo hội mà chúng ta vừa học không đưa chúng ta đi vào bản chất sâu xa của Giáo hội .
Nếu chúng ta muốn biết Giáo hội là gì, bây giờ chúng ta phải mở lại Phúc Âm và các Thánh Thư của thánh Phaolô: dưới nhiều hình thức, chúng ta gặp một định nghĩa đưa chúng ta đi vào lòng của mầu nhiệm Giáo hội: Giáo hội là một thân thể sống động có đời sống siêu nhiên, một thân xác mà Chúa Kitô là đầu và chúng ta là chi thể, gọi tắt là Nhiệm thể.
I. HỌC THUYẾT VỀ NHIỆM THỂ
I) GIÁO HUẤN CỦA CHÚA KITÔ
“ Thầy là cây nho thật, cũng như cành không thể có trái nếu nó không ở trên cây, chúng con cũng vậy, nếu chúng con không ở trong Thầy. Thầy là cây nho, chúng con là cành nho. Ai ở trong Thầy thì sẽ có nhiều hoa trái, vì không có Thầy chúng con chẳng làm gì được” (Ga 15,1-6). Chúng ta nhận thấy:
Trong cây Nho
1. Gốc nho hút trong đất những yếu tố dinh dưỡng cần thiết cho cây nho và lưu truyền nhựa cho các cành.

Trong Giáo hội
- Chúa Kitô có sự sống Thiên Chúa tràn trề và lưu truyền cho nhân loại.
2. Các cành không thể có trái nếu không kết hợp với gốc, gốc lưu truyền nhựa.
- Loài người không thể có sự sống đời đời nếu không kết hợp với Chúa Kitô , Chúa Kitô lưu truyền sự sống
3.Cành nào lìa gốc thì chết và không thể có hoa trái.
- Những người cố tình xa lìa Chúa Kitô sẽ mất sự sống Thiên Chúa
4. Nhựa là nguồn gốc trọng yếu cần cho sự sống của cây và của mỗi cành.
- Đời sống ơn sủng là nguồn gốc trọng yếu cần cho sự sống của toà Giáo hội và của mỗi phần tử.
5. Tất cả các cành cùng nhau sống nhờ cùng một nhựa và giúp vào sự sống của cả cây nho.
- Tất cả mọi phần tử Giáo hội kết hợp chung nhờ cùng một đời sống Thiên Chúa.
II) GIÁO HUẤN CỦA THÁNH PHAOLÔ
Trong các thư ngài, thánh Phaolô so sánh Giáo hội như một thân thể. Ngài nói: “Anh em là thân thể Chúa Kitô và là chi thể của Ngài” (1Cr 12,27). Sự so sánh này cũng như sự so sánh với cây nho:

Trong cây nho


Chúa Kitô : gốc

nhân loại: cành

Ơn thánh: nhựa
Trong thân thể
Chúa Kitô : đầu

nhân loại: chi thể

Ơn thánh: máu
III) GIÁO HỘI “NHIỆM THỂ CHÚA KITÔ”
Chúng ta có thể kết luận:
1. Giáo hội là một thân thể, nghĩa là một cộng đồng hữu hình.
2. Giáo hội là một thân thể sống động, sống nhờ đời sống Thiên Chúa do các bí tích đem lại.
3. Giáo hội là thân thể sống động của Chúa Kitô và của các tín hữu: Phép rửa tội đã làm cho chúng ta trở nên chi thể của thân thể Ngài , kết hợp mật thiết chúng ta với Chúa Kitô , đấng ban cho chúng ta sự sống Thiên Chúa và kết hợp chúng ta với nhau (Thông điệp Nhiệm thể).
II. NHỮNG LUẬT LỚN CỦA NHIỆM THỂ:
Tất cả những kẻ đã chịu phép rửa tội và tuyên xưng đức tin Công giáo là những chi thể sống động với Chúa Kitô là Đầu, cấu thành nhiệm thể này và có đời sống siêu nhiên, đều lệ thuộc ba điều luật lớn mà thánh Phaolô luôn luôn nhắn nhủ những người kitô hữu đầu tiên.


  1. Luật hợp nhất.

  2. Luật tương trợ.

  3. Luật phân công.

I) LUẬT HỢP NHẤT, TRONG NHIỆM THỂ


Trong nhiệm thể cũng như trong thân thể người ta, tất cả đều được hướng về một mục đích độc nhất: Sự sống và sự phát triển của toàn thân thể. “Cũng như thân thể của thân thể, mặc dầu có nhiều chi thể và tất cả các chi thể của thân thể, mặc dầu nhiều, nhưng chỉ làm thành một thân thể, Chúa Kitô cũng thế. Phải, chúng ta được rửa trong cùng một Thánh Thần để thành một thân thể, tất cả, Do thái và lương dân, nô lệ và tự do”(1Cr 12,12-13).
“Một thân thể và một thần khí, một hy vọng. Một Chúa, một đức tin, một phép Rửa, một Thiên Chúa và Cha chung, đấng ở trên hết, hoạt động nơi mọi người và ở trong mọi người” (Ep 4,4).
Cái làm hợp nhất tất cả, chính là Đức Kitô , đầu Nhiệm thể.

Ngài phán: “Xin cho tất cả môn đệ được nên “một” (ga 17,20).



Sự kết hợp với Chúa Kitô, nguồn sống của sự hợp nhất, là phương thế cần thiết cho chúng ta thụ hưởng đời sống ơn thánh và được nên một chi thể sống động của cộng đồng nhân loại của Nhiệm thể.
II) LUẬT TƯƠNG TRỢ, TRONG NHIỆM THỂ
Trong Nhiệm thể cũng như trong thân thể người ta, tất cả mọi chi thể đều liên đới với nhau, sự sống của một phần tử sinh ích cho tất cả chi thể khác: “Nếu chân nói vì tôi không phải là tay, tôi không thuộc về thân xác” thật sự chân hết còn thuộc thân xác không? Nếu toàn thân đều mắt, thì thính quan ở đâu?... Vậy mắt không thể nói với tay: tôi không cần mày… “ Một chi thể đau, tất cả các chi thể khác cũng đau” (1Cr 11,15).
Ngày nay người ta nói nhiều về tình liên đới nhân loại.
Tình liên đới chân thực của chúng ta sâu xa hơn là tình liên đới thuần tuý nhân loại, vì là sự liên đới trong một sự sống thần linh.
Tất cả mọi người đối với chúng ta, là chi thể của Chúa Kitô trong nguyên tắc hay thật sự.
III) LUẬT PHÂN CÔNG, TRONG NHIỆM THỂ
Trong Nhiệm thể cũng như trong thân thể người ta, mỗi phần tử phải làm một vai trò riêng tuỳ thuộc đoàn thể (1Cr 12,4-8-11) “Các ân tứ dẫu khác nhau, tuy nhiên cũng cùng Thánh Thần, phục vụ có nhiều hình thức nhưng cũng chỉ có một Chúa. Công tác có nhiều hình thức, nhưng cũng là một Thiên Chúa hoạt động. Ơn Thánh Thần phát biểu ra nơi mỗi người một khác tuỳ ích chung”.
Điều quan trọng đối với mỗi phần tử là đóng vai trò Thiên Chúa đã chỉ định. Nghĩa là trung thành với ơn kêu gọi của mình. Trong Nhiệm thể vai trò của linh mục chẳng hạn, không phải là vai trò của giáo dân, vai trò của bệnh nhân trong nhà thương không phải vai trò cô y tá, vai trò nữ tu sĩ dòng kín không phải là vai trò của bà mẹ gia đình, vai trò cậu sinh viên không phải vai trò của anh thợ trong nhà máy: Mỗi một người đừng so sánh với kẻ khác, nhưng phải ý thức chức vụ riêng của mình và cố gắng thực hiện cho hết sức để sinh ích cho toàn Nhiệm thể.
KẾT LUẬN
Chúng ta hiểu rằng giáo lý về Nhiệm thể ngày càng hợp thời. Ngày nay, vào một thời đại mà trên kế hoạch tập hợp, trong lãnh vực quốc tế cũng như trong lãnh vực xã hội hay chính trị, chúng ta chứng kiến một sự nỗ lực hợp đoàn thành từng khối, nghiệp đoàn, đảng phái, công tự do, v.v…
Nhất là trên phạm vi thiêng liêng, không có những cá thể biệt lập.
Không ai có thể lo phần rỗi mình mà lại sao lãng phần rỗi kẻ khác.
Mỗi người ở địa vị mình, phải, nhưng phải cho toàn thể được hưởng.
III. CÁC PHẦN TỬ CỦA NHIỆM THỂ KẾT HỢP VỚI CHÚA KITÔ LÀ ĐẦU
I. CHÚA KITÔ TOÀN THỂ
Một trong những đòi hỏi thực tế của nhiệm thể ấy là sự kết hợp trọng yếu cần thiết giữa đầu và chi thể, nghĩa là giữa Chúa Kitô và chúng ta .
Sự kết hợp này đã được thực hiện bởi phép rửa tội chúng ta đã chịu. Phép rửa tội “ghép chúng ta vào Chúa Kitô” (Rm 11,23-24), làm cho chúng ta sống đời sống Ngài, như trong cây nho các cành nho sống đời sống gốc cây, như trong thân thể người ta các chi thể sống đời sống của đầu.
Nhờ sự kết hợp trọng yếu này giữa Chúa Kitô và chúng ta, người ta có thể nói được rằng chúng ta với Chúa Kitô cấu tạo thành một “Ngôi vị mầu nhiệm” hay là như thánh Augustinô nói, Chúa Kitô toàn thể (Thông điệp Nhiệm thể , trang 38).
II. ĐẾN MỘT SỰ KẾT HỢP CHẶT CHẼ HƠN
Nhưng sự kết hợp này, mà phép rửa tội đã thực hiện và ơn Thánh gìn giữ trong chúng ta, phải được mỗi một người chúng ta bành trướng thêm cho đến cùng, nếu chúng ta muốn trở nên những chi thể sống động của Nhiệm thể. “Như cành không thể mang trái nếu không kết hợp với cây nho, cũng vậy, nếu chúng con không ở trong Thầy” (Ga 15,4).
Ở đây không chỉ là một “trạng thái” nhưng là một đời sống, mà đời sống phải được dưỡng nuôi và lớn lên.
Chúng ta bành trướng sự kết hợp chúng ta với Chúa Kitô bằng cách:
a. Phát triển những nhân đức đối thần trong chúng ta . Đức tin kết hợp chặt chẽ chúng ta với Chúa Kitô như mguồn mạch chân lý : “Kẻ nào xưng ra Chúa Kitô là Con Thiên Chúa, Thiên Chúa ở trong kẻ ấy và kẻ áy ở trong Chúa” (1 Ga 5,15).
Đức cậy làm chúng ta hướng về Ngài càng ngày càng hơn như hướng về nguồn hạnh phúc chân thực.
Đức ái gắn bó chúng ta với Chúa bằng một giây chắc chắn của tình yêu: “Thiên Chúa là tình yêu, kẻ nào ở trong tình yêu là ở trong Chúa và Chúa ở trong kẻ ấy” (1Ga 4,16) (Ga 14,23 và 15,9).
b. Vâng giữ các điều răn của Ngài
“Nếu các con giữ các điều răn của Thầy, các con sẽ ở trong tình yêu Thầy, như Thầy giữ các điều răn của Cha Thầy và Thầy ở trong tình yêu của Người” (Ga 15,18).
Chúng ta yêu Chúa Kitô, tình yêu chúng ta phải được chứng tỏ ra bằng việc làm. “Các con nhỏ, đừng yêu bằng lời nói và bằng miệng, nhưng bằng hành động và thực sự (1 Ga 3,18).
c. Yêu kẻ khác
Vì “làm sao mà chúng ta quả quyết rằng chúng ta yêu Chúa nếu chúng ta ghét những chi thể của Nhiệm thể Ngài” (Thông điệp Nhiệm thể, trang 41).
“Kẻ nào nói yêu Chúa mà ghét anh em mình, kẻ ấy nói dối vì kẻ không yêu anh em thấy không thể yêu Thiên Chúa mà kẻ ấy chẳng thấy” (1 Ga 4,20-21).
d. Tham dự Thánh thể
Thánh thể kết hợp chúng ta với Chúa Kitô trong lễ dâng toàn Nhiệm thể Ngài cho Đức Chúa Cha .
Sự chịu lễ cho linh hồn chúng ta được dưỡng nuôi mình bằng chính Chúa Kitô và thực hiện với Ngài sự kết hợp mật thiết nhất.
IV. CÁC PHẦN TỬ CỦA NHIỆM THỂ KẾT HỢP VỚI NHAU

I. BA BÌNH DIỆN CỦA NHIỆM THỂ


Tất cả những kẻ được “ghép” vào Chúa cấu thành một thân thể sống động mà Chúa Kitô là đầu và họ là chi thể.
Ở đâu có những linh hồn sống đời sống Chúa, ở đâu ơn thánh chảy, ở đấy là Nhiệm thể.
Nhiệm thể vượt qua giới hạn trần gian, và nhìn nhận như thuộc gia đình, tất cả những kẻ sau cuộc đời trần gian, đã đạt tới đời sống Thiên Chúa trên trời hoặc còn phải tinh luyện dưới luyện ngục.
Vậy có ba bình diện của Nhiệm thể:
1, Giáo hội chiến đấu (trên trần gian)

2, Giáo hội đau thương (trong luyện ngục)



3, Giáo hội khải hoàn (trên trời)
II. CÁC THÁNH THÔNG CÔNG:
Cũng đời sống chảy từ Đức Kitô qua mọi chi thể của Giáo hội . Một mối giây liên lạc trọng yếu chung thắt chặt họ: đó là điều mà người ta gọi là “các Thánh thông công”.
Các Thánh thông công là gì?
Các “Thánh” ở đây có nghĩa rộng gồm “tất cả các linh hồn sống ơn thánh sủng”.
Các Thánh thông công là sự kết hợp tất cả những kẻ sống đời sống siêu nhiên trên trần gian, trong luyện ngục hay trên trời và bởi thế phải duy trì với nhau những mối liên lạc huynh đệ của những phần tử của Nhiệm thể.

CHÚ Ý:
a. Những kẻ phạm tội trọng tự mình cắt đứt khỏi đời sống thông công của các Thánh; nhưng họ vẫn luôn luôn thuộc về Nhiệm thể: họ là những “chi thể tàn tật” của thân thể. “Họ mất đức ái và ơn thánh sủng, nhưng họ còn giữ đức tin và đức cậy Kitô và nhờ ơn Chúa soi sáng dưới sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần, họ biết sợ và ăn năn hối cải (Thông điệp “Nhiệm thể” trang 14).
b. Những kẻ mắc vạ tuyệt thông bị tẩy ra khỏi Giáo hội của Nhiệm thể, vì họ hành động như những phần tử bất xứng, có thể làm hư hỏng các phần tử khác bằng lý thuyết hay gương xấu của họ.
Nếu họ ăn năn họ sẽ được trở về với Nhiệm thể.
c. Những kẻ vô tín ngưỡng hoặc những kẻ rói đạo hoặc ly khai, một cách cong khai họ đứng ngoài Nhiệm thể.
III. LIÊN LẠC TRỌNG YẾU GIỮA CÁC THÁNH TRÊN TRẦN GIAN VỚI NHAU
Tất cả những kẻ trên trần gian tham dự vào đời sống Thiên Chúa của Chúa Kitô và của Giáo hội Ngài được kết hợp bằng những mối liên lạc tương trợ trọng yếu: như vậy họ liên quan đến kho thiêng liêng của toàn Nhiệm thể , họ có quỹ bù trừ cho phép họ đổi nhau, công đức người này làm giàu sang cho người khác.
Mỗi một phần tử cuae Nhiệm thể có thể vừa là:
a. Một nhà sản xuất: mọi cố gắng, mọi hy sinh, mọi kinh nguyện, mọi công đức, mọi việc bác ái của một linh hồn sống trong ơn nghĩa Chúa được chảy tràn vào kho chung, gồm có công đức của Chúa Kitô , của Đức Mẹ và các thánh.
“Mọi linh hồn lên cao đều nâng thế giới lên” (Elisabeth Leseur).
b. Một nhà tiêu thụ:
Mỗi một người trong chúng ta hưởng thụ các việc lành phúc đức của kẻ khác và chân lý này dạy chúng ta vừa biết tin cậy và khiêm tốn: lúc chúng ta được mọt thắng lợi, khi chúng ta quảng đại, biết đâu chúng ta nhờ một “người vô danh” đã giúp chúng ta .
CHÚ Ý:
1. Sự liên hệ thiêng liêng của tất cả những phần tử của Nhiệm thể, dựa trên sự các công đức người này có thể chuyển qua người khác là một trong những tín điều phong phú nhất của Đức tin Kitô: điều đó đòi chúng ta phải hiểu rằng việc chúng ta làm, trước mắt Thiên Chúa, không đo lường với hào nhoáng bề ngoài, nhưng ở mức độ tình yêu ở trong các việc ấy. Như vậy những kẻ hèn mọn đau khổ, những bệnh nhân và tất cả những ai cảm thấy mình bất lực theo mắt người đời, ngược lại, sẽ có thể nuôi dưỡng các phần tử khác của Nhiệm thể bằng các công đức của mình.
2. Tín điều này sẽ giải thích và sẽ là lẽ sống của những dòng kín là những dòng giữ một vai trò cần thiết trong thế giới, vì các phần tử cầu nguyện và hy sinh cho kẻ khác.
IV. LIÊN LẠC TRỌNG YẾU GIỮA CÁC “THÁNH” TRẦN GIAN VÀ CÁC THÁNH TRONG LUYỆN TỘI.
Các anh em chúng ta trong luyện tội chưa sống đời sống Thiên Chúa đủ để được vào Thiên đàng. Họ sung sướng biết mình được rỗi linh hồn nhưng họ cần phải đền tội: họ có thể chịu đau khổ để đền tội nhưng không cò lập được công đức. Vì vậy các “Thánh” trần gian có thể dâng lời cầu nguyện và lập công đức dâng cho những kẻ đau khổ trong luyện tội và giúp họ sớm được “giải thoát”. Chúng ta có thể múc trong kho chung, những ân xá cho họ và nhất là xin lễ cho họ.
V. LIÊN LẠC TRỌNG YẾU GIỮA CÁC “THÁNH” TRẦN GIAN VỚI CÁC “THÁNH” TRÊN TRỜI
Các anh chị em chúng ta trên trời đã tới nơi hạnh phúc vĩnh cửu. Họ hoàn toàn hưởng đời sống Thiên Chúa. Chúng ta không còn phải cầu nguyện cho họ. Nhưng chúng ta có thể xin họ cầu nguyện cho chúng ta và cho các phần tử khác của Nhiệm thể đang còn ở trần thế hoặc ở luyện tội. Thánh Têrêxa nói ngài về trời để giúp ích cho thế gian.
--------------“+”--------------

C. GIÁO HỘI: VAI TRÒ CỦA GIÁO HỘI
CHƯƠNG V
PHƯƠNG DIỆN KHÁC NHAU

CỦA SỨ MỆNH CỦA GIÁO HỘI

I. HAI NHIỆM VỤ CỐT YẾU CỦA GIÁO HỘI


Bởi vì Giáo hội là sự nhập thể thường trực của Con Thiên Chúa, Giáo hội vừa là thần linh vừa là nhân loại, như Đức Kitô đấng sáng lập, mà Giáo hội lưu tồn sự hiện diện giữa con người.
Vì danh tước ấy, Giáo hội có hai nhiệm vụ phải thi hành trong thế giới là:


  • Ban Thiên Chúa cho loài người.

  • Dẫn dắt loài người đến Thiên Chúa.

II. PHƯƠNG DIỆN KHÁC NHAU CỦA HAI NHIỆM VỤ CỐT YẾU NÀY


a. Ban Thiên Chúa cho loài người: Nghĩa là một đàng lưu truyền cho loài người chân lý Thiên Chúa mà Chúa Kitô đã mang lại cho họ, một đàng lưu truyền cho loài người sự sống Thiên Chúa mà Chúa Kitô đã trả lại cho họ.
b. Dẫn loài người đến Thiên Chúa: Nghĩa là một đàng dẫn dắt các tín hữu để họ ở trong đường ngay của chân lý Chúa và giúp họ sống đầy đủ đời sống Chúa.
Một đàng lôi kéo những kẻ ở ngoài chân lý và sự sống Thiên Chúa để họ có thể biết chân lý và sống đời sống này.
Hai nhiệm vụ chính yếu của Giáo hội đưa chúng ta đến khảo sát trong các chi tiết 4 phương diện thực tế cấu thành sứ mệnh của Giáo hội.

  1. Sứ mệnh giảng dạy chân lý Chúa.

  2. Sứ mệnh lưu truyền sự sống Chúa.

  3. Sứ mệnh cai trị các tín hữu.

  4. Sứ mệnh làm cho dân ngoại trở lại.


A. GIÁO HỘI CÓ SỨ MỆNH GIẢNG DẠY CHÂN LÝ CHÚA
I/ CHÚA GIÊSU ĐÃ BAN CHO CÁC TÔNG ĐỒ VÀ CÁC ĐẤNG KẾ TIẾP SỨ MỆNH GIẢNG DẠY CHÂN LÝ THIÊN CHÚA
“ Tất cả quyền phép trên trời dưới đất đều được ban cho Ta.
“Hãy đi giảng dạy mọi dân tộc. Hãy dạy họ giữ các điều răn Thầy…Thầy ở cùng chúng con mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,18).
Chúa Giêsu đã ban quyền giảng dạy chẳng những cho các tông đồ Ngài mà lại cho các đấng kế vị các tông đồ . Các tông đồ làm sao mà giảng dạy tất cả mọi dân tộc, vì các đấng ấy đâu có sống mãi đến tận thế.
II/ CÁC TÔNG ĐỒ ĐÃ CHU TOÀN SỨ MỆNH GIẢNG DẠY CHÂN LÝ THIÊN CHÚA
a. Các ngài đã ý thức sứ mệnh này:
Thánh Phaolô nói: Đức tin thì do sự giảng dạy mà đến, và sự giảng dạy chính Chúa Kitô cho lệnh (Rm 10,18).
“Tôi đã nhận sứ mệnh Chúa Giêsu giao phó là rao truyền Phúc âm. “Vô phúc cho tôi nếu tôi không giảng Phúc âm”… (1 Cr 9,16).
Các tông đồ chọn các thầy phó tế thay thế các ngài trong việc tiếp tế vật chất: “Chúng tôi không nên bỏ lời Chúa để lo phục vụ cơm nước. Để chúng tôi chuyên đọc kinh cầu nguyện và rao giảng lời Chúa”. (Cv 6,2-5).
b. Các ngài đã thi hành sứ mệnh ấy.
Từ khi các ngài đã lãnh nhận Chúa Thánh Thần, các ngài giảng dạy (Cv 2).
“Hãy đi giảng công khai cho dân những lời hằng sống” (Cv 5,20) (1Cr 15,33; Gl 1,6; 1Ga 2,18…).
III/ NGÀY NAY GIÁO HỘI GIẢNG DẠY CHÂN LÝ THIÊN CHÚA NHƯ THẾ NÀO?
A. Ai có sứ mệnh giảng dạy?
Đức Giáo hoàng và các Giám mục: các đấng là những vị kế tiếp các tông đồ vì thế hưởng thụ những lời Chúa Kitô hứa giúp đỡ. Vì lẽ ấy, các đấng làm thành Giáo hội giảng dạy (chủ huấn).
B. Giáo hội giảng dạy đưa ra những bảo chứng nào cho giáo dân?
Trước hết và quan trọng là bảo chứng quyền hợp pháp: quyền này do Chúa Kitô ban cho và tự nó là một bảo chứng sự thật: vì Giáo hội có quyền giảng dạy mà giáo dân tin cậy và trung thành với Giáo hội.
Thứ đến, bảo chứng sự không sai lầm được, đặc ân gìn giữ Giáo hội khỏi bị sai lầm.
Chúa Giêsu đã hứa cho tông đồ Ngài sẽ “ở với các đấng cho đến tận thế” và phái Chúa Thánh Thần đến các đấng và ở với các đấng luôn mãi cùng dẫn đưa các đấng trong chân lý toàn diện (Mt 28,20; Ga 14,16 và 16,13).
“Các lực lượng hoả ngục không thể làm lay chuyển Giáo hội” (Mt 16,18) và Ngài hứa gìn giữ Giáo hội cách riêng:
“Thầy cầu cho con để đức tin con không suy vong và con, khi con đã được vững mạnh, con hãy củng cố anh em con” (Lc 22,32).
Đặc ân không thể sai lầm về giáo lý được ba cho:
a. Các Giám mục rải rác khắp năm châu kể chung và kết hợp với Đức Giáo hoàng. Sự các đấng ấy đồng ý hoàn toàn về những điểm giáo lý đó là đức tin của toàn Giáo hội giảng dạy.
b. Các Giám mục hợp thành công đồng chung mà Đức Giáo hoàng triệu tập, chủ toạ hay cho đại diện chủ toạ và chấp thuận. Những chân lý được công đồng chung xác định đều không thể sai lầm được. Tín điều Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa được cộng đồng Ephesô năm 431 xác định. Đã có 31 công đồng chung.
c. Đức Giáo hoàng, với tính cách các nhân.
Đặc ân này được Chúa Kitô ban cho Phêrô và các vị kế tiếp.Giáo hội phải truyền đạt nguyên vẹn chân lý Chúa, thủ lãnh hữu hình của Ngài phải được Chúa Thánh Thần giúp đỡ cách riêng và gìn giữ ngài khỏi bị sai lầm khi ngài giảng dạy giáo dân.
Công đồng Vaticanô nói rõ những điều kiện trong đó Đức Giáo hoàng được bảo đảm không sai lầm là “Lúc Ngài nói với tư cách là một chủ chăn tối cao và thầy dạy mọi tín hữu, Ngài xác định một điểm giáo lý về đức tin và luân lý (phong tục) và Ngài có ý buộc toàn Giáo hội phải tin”.
C. Trong thực tế, Giáo hội thi hành sứ mệnh giảng dạy như thế nào?
1) Một số giáo huấn được Giáo hội trình bày trong những hoàn cảnh đặc biệt.
- Đức Giáo hoàng long trọng xác định những tín điều phải tin.

- Các công đồng long trọng xác định.
- Những thông điệp hay là thư luân lưu trong khắp thế giới trong đó Đức Thánh cha xác định điểm nọ điểm kia về tín lý hay luân lý (Thông điệp Rerum Novarum (1891) của Đức Lêô XIII về thợ truyền)…
2) Nhưng chung chung, các giáo huấn của Giáo hội được giảng dạy cách thông thường:
- giáo lý dạy trong họ đạo

- thư các Giám mục



-diễn văn của Đức Thánh cha.
D. Bổn phận các tín hữu đối với các thủ lĩnh của Giáo hội là thế nào?
Các tín hữu phải kính trọg và vâng phục hoàn toàn Giáo hội giảng dạy, vì Giáo hội đại diện quyền Chúa Kitô, đấng xưa đã phán cùng các tông đồ : “Ai nghe các con là nghe Ta, ai khinh bỉ các con là là khinh bỉ Ta” (Lc 10,16).
B. GIÁO HỘI CÓ SỨ MỆNH TRUYỀN ĐẠT SỰ SỐNG THIÊN CHÚA
I/ CHÚA GIÊU KITÔ ĐÃ BAN CHO CÁC TÔNG ĐỒ VÀ CÁC ĐẤNG KẾ TIẾP CÁC TÔNG ĐỒ SỨ MỆNH TRUYỀN ĐẠT SỰ SỐNG THIÊN CHÚA
Chúa Kitô đã đến thế gian để trả lại sự sống Thiên Chúa cho chúng ta. Ngài phán: “Ta đến để chúng có sự sống và sự sống dồi dào (Ga 10,10).
Nhưng Ngài đã muốn rằng sau Ngài, Giáo hội Ngài lưu truyền sự sống ấy cho tất cả mọi người. Bởi thế Ngài ban các quyền linh mục cho các tông đồ Ngài và đồng thời ch các vị kế tiếp, vì đó là sứ mệnh làm cho mọi người mọi thời đại cho đến tận thế được hưởng sự sống Thiên Chúa.
Phúc âm ghi lại một số lời Chúa rõ ràng về điểm ấy:
“Hãy rửa tội cho mọi dân tộc nhân danh Cha và Con và Thánh Thần” (Ga 26,19).
“Hãy nhận Chúa Thánh Thần, các tội sẽ được tha cho những kẻ các con tha và tội sẽ bị cầm buộc cho những kẻ mà chúng con cầm buộc (Ga 20,23).
“Hãy làm sự này mà nhớ đến Ta” (Lc 22).
II/ CÁC TÔNG ĐỒ ĐÃ CHU TOÀN SỨ MỆNH TRUYỀN ĐẠT SỰ SỐNG THIÊN CHÚA
1) Chính ngày lễ Hiện Xuống, các tông đồ đã rửa tội lối 3.000 người (Cv 2,41). Thánh Phêrô rửa tội ông Corneille và cả gia đình (Cv 10,48; 6,33,19,6).
2) Các tông đồ đặt tay trên những tín hữu đã chịu phép rửa tội và các tín hữu ấy đã nhận Chúa Thánh Thần (Bí tích Thêm Sức) (Cv 8,15-17 và 19,6).
3) Các tông đồ tái hành trước các tín hữu sự bẻ bánh (Bí tích Thánh Thể) (Cv 2,42 và 20,7).
4) Các tông đồ đặt tay trên các vị kế tiếp các Ngài và truyền lại cho họ các quyền chức linh mục và Giám mục (Cv 13,3 và 1 Tin Mừng 5,22).
5) Các tông đồ làm phép Bí tích Xức dầu (Jac 5,14-15).
N.B. Công vụ Tông đồ không nói đến bí tích giải tội và hôn nhân. Công vụ Tông đồ chỉ nói về thời sự lịch sử. Nhưng chúng ta biết Phúc Âm nói rõ về các vấn đề ấy.
III/ NGÀY NAY GIÁO HỘI TRUYỀN ĐẠT SỰ SỐNG THIÊN CHÚA THẾ NÀO?
- Cũng bằng các Bí tích mà Chúa Kitô đã lập và các tông đồ đã ban nhân danh Chúa.
a. Bí tích là gì?
Bí tích là “dấu bề ngoài chuyển thông ơn bề trong”.
Dấu tích bề ngoài là hoặc một sự vật chất có thể xem, sờ mó, ngửi nếm hoặc là một lời nói, có thể nghe được hay là một cử chỉ có thể quan sát được. Sẽ thành bí tích khi một dấu bề ngoài, nhờ quyền phép toàn năng của Chúa Kitô và những điều kịên Ngài muốn, có những hiệu quả siêu nhiên như nước rửa tội: xoá tội tổ tông; dầu Thêm sức tăng thêm ơn thánh.
b. Bí tích để làm gì?
Các bí tích mà Chúa Giêsu sáng lập Giáo hội ban hành để cho sự sống, không phải là những biểu hiệu hay là những dấu suông. Các Bí tích một khi được ban hành hợp lệ đều sinh sản ơn thánh. Chúng ta lại gặp quan niệm về Nhập thể . Chúa Kitô nhập thể để trả lại sự sống Thiên Chúa cho loài người, Ngài đã muốn chẳng những lập một Giáo hội hữu hình tiếp tục sự nhập thể của Ngài , mà lại còn dùng những phương thế hữu hình để truyền đạt cho loài người sự sống Thiên Chúa, để đem lại cho các linh hồn ơn thánh vô hình. Sau sự nhập thể của Chúa Kitô và nhờ sự nhập thể của sự siêu nhiên trong Giáo hội, bây giờ sự sống Thiên Chúa phải được nhập thể trong đời sống của mỗi người: các bí tích, dấu bề ngoài sinh ơn bề trong, là sự biểu lộ sống động của sự nhập thể này.
c. Các bí tích và đời sống Thiên Chúa của chúng ta .
Nhờ những phần tử của Giáo hội được “phong chức” để làm sứ mệnh ấy, nhờ những quyền phép linh mục mà các tông đồ truyền lại. Bí tích Thêm sức và Truyền chức là những bí tích dành riêng cho các Giám mục ban, Bí tích Rửa tội, Giải tội, Thánh thể và Xức dầu thánh thì do Giám mục và linh mục ban.
Bí tích Hôn nhân do chính hai đôi bạn ban cho nhau. Linh mục chỉ chứng kiến.
d. Các bí tích và đời sống Thiên Chúa của chúng ta .
Bảy bí tích đáp lại những nhu cầu của đời chúng ta .
Đời sống Thiên Chúa trong chúng ta trước hết bắt đầu một sự “tái sanh” (Ga 3,3-5) đó là bí tích Rửa tội, đoạn tiếp đời sống ấy “lớn lên”, đó là bí tích Thêm sức kế đến đời sống ấy đòi khử trừ những “thuốc độc” và một sự “vệ sinh” thiêng liêng: đó là bí tích Giải tội; Đời sống ấy cần “của ăn” để cho được tồn tại: đó là bí tích Thánh thể; đời sống ấy cần được trực tiếp lưu truyền cho kẻ khác: đó là bí tích “Truyền chức thánh” và đời sống ấy được gián tiếp lưu truyền cho kẻ khác, bí tích Hôn nhân (qua đời sống tự nhiên). Và trước khi được nảy nở đời đời, đời sống ấy cần được rửa sạch lần cuối cùng: đó là bí tích “Xức dầu thánh”.
C. GIÁO HỘI CÓ SỨ MỆNH CAI TRỊ CÁC TÍN HỮU
I/ CHÚA GIÊSU ĐÃ BAN CHO CÁC TÔNG ĐỒ VÀ CÁC VỊ KẾ TIẾP SỨ MỆNH CAI TRỊ CÁC TÍN HỮU
Giáo hội nối tiếp Chúa Kitô : giảng dạy chân lý và thông ban sự sống. Như thế thật hợp lý nếu Giáo hội thi hành quyền của Chúa Kitô trên những người Giáo hội truyền đạt chân lý và sự sống. Chúa Kitô đã ban cho các tông đồ và các vị kế tiếp quyền cai trị, khi Ngài nói: “Ai nghe các con là nghe Ta” (Lc 10,17). Đồng thời Ngài cũng ban cho các tông đồ quyền phán xét và nếu cần quyền sửa phạt những kẻ có tội. Nếu em con phạm tội hãy đi sửa dạy nó, riêng con và nó mà thôi. Nếu nó không nghe, hãy đem một hay hai người nữa… Nếu nó không nghe, hãy trình với Giáo hội; nếu nó không nghe Giáo hội, con hãy kể nó như người ngoại” và Chúa thêm: “Tất cả những điều các con cầm buộc ở dưới đất thì trên trời cũng cầm buộc, và tất cả những điều các con tha, thì trên trời cũng tha… (Mt 18,15-19).
Chúa không hạn chế quyền cai trị mà Ngài đã ban cho các thủ lãnh của Giáo hội Ngài .
II/ CÁC TÔNG ĐỒ ĐÃ SỬ DỤNG QUYỀN CAI TRỊ


  1. Các Ngài đặt các qui luật:

Công vụ Tông đồ thuật lại rằng: “Giáo hội, các tông đồ và các kỳ cựu, cùng nhau hội lại để xét vấn đề có phải bắt người ngoại chịu cắt bì không? Sau một cuộc tranh luận, Giáo hội tuyên bố: “Thánh Thần và chúng tôi quyết định không chất thêm gánh nặng nào cho anh em, trừ một vài điều cần kíp này: kiêng tránh đồ cúng, ăn tiết, ăn thịt loài vật không cắt tiết và dâm bôn” (Cv 15,28-29) (1Cr 7,12).




  1. Các Ngài đã phân xử các tín hữu:

Thánh Phaolô giải quyết những vấn đề lương tâm (1Cr 8 và 10,25-30), Ngài khuyên bảo, khiển trách các giáo hữu thành Corinthe (1Cr 11,17) (Cor 6,1-8, II Ga 10 và11).




  1. Các Ngài đã phạt những người có tội:

“Phần tôi, tuy phần xác vắng mặt nhưng hiện diện cách thiêng liêng, tôi đã tuyên án rồi…

Trong buổi hội này, nhân danh Chúa Giêsu, cậy vào quyền năng của Ngài , tôi đã quyết định nộp con người như thế cho Satan”(…1 Cr 5,4-13, 1 Tin Mừng 1,20).


III/ NGÀY NAY GIÁO HỘI CAI TRỊ CÁC TÍN HỮU NHƯ THẾ NÀO:
a. Giáo hội cử ai cai trị giáo hữu? Toàn thể Giáo hội được điều khiển do một lãnh tụ độc nhất là Đức Thánh cha hay Giáo hoàng, đấng kế vị thánh Phêrô và cầm quyền bính tói cao lập pháp, tư pháp và cưỡng chế.
Các Giám mục trên thế giới kết hợp với Đức Giáo hoàng và hội thành công đồng chung, cũng có quyền lập những quy chế cho toàn Giáo hội.
Trong thực tế, Đức Thánh cha, để cai trị Giáo hội, thường có triều đình Roma gồm có một số thánh bộ, cầm đầu là Đức Hồng y. Mỗi địa phận có Giám mục mình, kế vị các tông đồ và có quyền trên khu vực đã được uỷ thác.
Trong thực tế Giám mục được các linh mục giúp.
b. Thường thường Giáo hội cai trị các tín hữu như thế nào?
Giáo hội trung thành với sư mệnh Chúa Kitô giao phó, cai trị tín hữu dưới quyền mình:


    1. Bằng cách lập các qui luật,

    2. Ban bố những huấn lệnh,

    3. Tuyên bố những án phạt,

    4. Tổ chức việc thờ phượng chung.

D. GIÁO HỘI CÓ SỨ MỆNH LÀM CHO NHỮNG NGƯỜI VÔ TÍN NGƯỠNG TRỞ LẠI
I/ CHÚA KITÔ UỶ THÁC CHO GIÁO HỘI SỨ MỆNH LÀM CHO CÁC NGƯỜI VÔ TÍN NGƯỠNG TRỞ LẠI
Đó là lý do khiến Chúa sáng lập Giáo hội.
Chân lý mà Giáo hội rao truyền là chân lý Thiên Chúa, sự sống mà Giáo hội truyền đạt là sự sống Thiên Chúa , tất cả mọi người không trừ ai có quyền được thụ hưởng: vì thế Giáo hội cần phải rao truyền chân lý và lưu truyền sự sống cho tất cả mọi người.
Sứ mệnh truyền giáo được uỷ thác cho tất cả mọi phần tử Giáo hội, giáo dân, Giám mục và linh mục, tất cả phải hiệp lực “để soi sáng những kẻ còn ngồi trong bóng tối tăm và trong bóng sự chết” (Lc1,76).


  1. Chúa Giêsu phán cùng các tông đồ :

“Hãy theo Ta, Ta sẽ cho các ngươi trở thành những kẻ đánh lưới người” (Mt 19). “Hãy đi, hãy dạy mọi dân tộc; các ngươi sẽ làm chững cho Ta ở Giêrusalem và khắp mọi nơi” (Cv 1-8) (Ga 15,16, Mt 28,19).




  1. Chúa phán cùng các tín hữu:

“Chúng con là muối đất… chúng con là ánh sáng thế gian… Sự sáng các con phải soi trước mắt người ta để họ xem thấy việc lành của các con mà ngợi khen Cha các con ở trên trời” (Mt 5,12-17) (1 Pr 2,9; Phil 2,15).


Dĩ nhiên sứ mệnh giao phó cho giáo dân không cùng cấp bậc với sứ mệnh giao phó cho các tông đồ và các vị kế tiếp. Nhưng tất cả mọi phần tử của Nhiệm thể không trừ ai, mỗi người ở địa vị mình, và tuỳ khả năng của mình, phải làm cho nhiều linh hồn được thụ hưởng chân lý và đời sống Thiên Chúa.
II/ TRONG DĨ VÃNG CÁC TÔNG ĐỒ VÀ CÁC KITÔ HỮU ĐÃ THỰC HIỆN SỨ MỆNH NÀY
Kitô giáo lan tràn mau chóng khắp đế quốc Roma từ những thế kỷ đầu của Giáo hội chứng minh điều đó.
a. Từ Giáo hội, chúng ta thấy các tông đồ hăng hái đi rao giảng Phúc âm khắp thế giới ngoại giáo. “Vô phúc cho tôi, thánh Phaolô la lên, nếu tôi không rao giảng Phúc Âm” (1 Cr 9,16; II Cr 3,16 và 46; (II Cr 11,24-18).
Các đấng đã đổ máu ra để làm chứng chân lý Kitô.
b. Từ đầu Giáo hội, chúng ta cũng thấy các tín hữu làm tông đồ giảng dạy cho anh em mình.
Hai mươi thế kỷ đã qua từ ngày Chúa Kitô ra đời, Giáo hội trung thành với mệnh lệnh của Chúa Kitô đã cố gắng nhiều để lan tràn khắp thế giới.
III/ NGÀY NAY GIÁO HỘI CHU TOÀN SỨ MỆNH NÀY THẾ NÀO
Ngày nay Chúa Kitô cũng vẫn nhắc nhở Giáo hội: “Hãy đi, hãy dạy mọi dân tộc… chúng con là ánh sáng thế gian”. Công việc tông đồ chẳng những không ngừng, mà còn phải bành trướng thêm, chẳng những trong các nước xa xăm, mà còn trong các nước văn minh, trong đó một phong trào bỏ đạo đang xâm nhập.

-----------------@----------------




tải về 1.13 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương