BÁo cáo tổng kếT 5 NĂm thi hành nghị ĐỊnh số 25/2009/NĐ-cp ngàY 06 tháng 03 NĂM 2009 CỦa chính phủ


Công tác quản lý điều tra cơ bản tài nguyên và môi trường biển, hải đảo, nghiên cứu khoa học biển



tải về 240.47 Kb.
trang7/7
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích240.47 Kb.
#29958
1   2   3   4   5   6   7

3. Công tác quản lý điều tra cơ bản tài nguyên và môi trường biển, hải đảo, nghiên cứu khoa học biển


Công tác quản lý điều tra cơ bản tài nguyên và môi trường biển, hải đảo còn bộc lộ nhiều hạn chế như đã trình bày ở phần trên. Các hoạt động điều tra đang được các bộ ngành cùng triển khai thực hiện, các hoạt động này có trùng lặp về nội dung hay trên vùng một khu vực biển có nhiều hoạt động điều tra cùng triển khai thực hiện hay không chưa có cơ quan kiểm soát. Điều này làm lãng phí nguồn kinh phí của Nhà nước, trong khi hiện nay nguồn chủ yếu thực hiện công tác này là từ nguồn ngân sách quốc gia. Do đó, quản lý các hoạt động điều tra thông qua các yêu cầu, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân và các công cụ quản lý hiệu quả sẽ giúp cho công tác định hướng, quản lý và đầu tư cho hoạt động điều tra cơ bản được hiệu quả và hợp lý.

Do vậy, đề xuất dự thảo Luật Tài nguyên, môi trường biển, hải đảo quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động điều tra cơ bản; quy định chi tiết yêu cầu đối với hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển, trách nhiệm giao nộp kết quả điều tra cơ bản để thống nhất quản lý các kết quả điều tra. Ngoài ra, đề xuất quy định việc lập và thực hiện Chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển trong dự thảo Luật để xác định những định hướng ưu tiên cho các mục tiêu phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường biển và hải đảo của nhà nước, phục vụ yêu cầu quản lý biển, hải đảo trong ngắn hạn và dài hạn.


Công tác nghiên cứu khoa học về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo tuy đã được chú trọng triển khai nhưng còn dàn trải, chưa đáp ứng yêu cầu theo định hướng trong từng giai đoạn để phục vụ cho công tác hoạch định chính sách phát triển bền vững kinh tế biển và quản lý tổng hợp, thống nhất tài nguyên, môi trường biển và hải đảo. Các hoạt động nghiên cứu khoa học về tài nguyên và môi trường biển vẫn được triển khai thực hiện nhưng chưa theo những định hướng nhất định phục vụ hiệu quả cho công tác xây dựng chính sách và pháp luật của các nhà quản lý và Nghị định số 25 đã chưa đáp ứng được yêu cầu này.

Do vậy, để giải quyết các bất cập nêu trên và tăng cường công tác quản lý tổng hợp và thống nhất tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo, đề xuất dự thảo Luật quy định về việc lập và thực hiện Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia về tài nguyên, môi trường biển, trong đó quy định rõ về trình tự, thẩm quyền và nội dung của Chương trình, yêu cầu cũng như trách nhiệm của các cơ quan chủ trì, phối hợp triển khai thực hiện.

Bên cạnh đó, hiện nay, công tác quản lý số liệu về hoạt động tài nguyên và môi trường biển được thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được giao của các bộ, ngành, địa phương, chưa có cơ quan đầu mối tổng hợp và theo dõi các dạng tài nguyên biển và hải đảo. Để xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên môi trường biển và cung cấp cơ sở cho công tác xây dựng các chiến lược, chính sách, các quy hoạch để quản lý tài nguyên và môi trường, công tác thống kê tài nguyên và hải đảo cần phải được thực hiện định kỳ hàng năm. Trong nhiều trường hợp, theo yêu cầu quản lý có những thay đổi về chính sách, định hướng hoặc trong trường hợp thiên tai, biến động lớn ảnh hưởng đến tài nguyên và môi trường cần phải thực hiện thống kê theo chuyên đề. Do vậy, đề xuất trong dự thảo Luật quy định về công tác thống kê tài nguyên biển và hải đảo.

4. Công tác bảo vệ môi trường biển và hải đảo


Để khắc phục những bất cập trong Nghị định số 25 và phù hợp với yêu cầu thực tiễn của công tác quản lý tổng hợp và thống nhất môi trường biển, đề nghị dự thảo Luật quy định rõ các nội dung bảo vệ môi trường biển, trong đó nên tập trung quy định các nội dung kiểm soát ô nhiễm môi trường biển như điều tra, thống kê, phân loại, đánh giá các nguồn thải từ đất liền và từ các hoạt động trên biển và hải đảo; tình trạng ô nhiễm môi trường biển, hải đảo; quan trắc và đánh giá hiện trạng chất lượng nước, trầm tích, các hệ sinh thái và đa dạng sinh học của các khu vực biển và hải đảo; điều tra, đánh giá sức chịu tải môi trường của các khu vực biển, hải đảo; công bố các khu vực biển, hải đảo không còn khả năng tiếp nhận chất thải; phòng ngừa, xử lý, khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường, các hệ sinh thái biển, hải đảo; cải thiện và phục hồi môi trường, các hệ sinh thái biển, hải đảo bị ô nhiễm và suy thoái; phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển; xác định cấp rủi ro ô nhiễm môi trường biển; lập bản đồ phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển.

Các quy định về ứng phó, khắc phục sự cố môi trường biển, cụ thể là sự cố ô nhiễm biển do dầu và các chất độc hại cũng cần được quy định chi tiết về trách nhiệm, thẩm quyền và cách thức thực hiện việc ứng phó và khắc phục sự số này.

Việc cấp phép và kiểm soát công tác quản lý việc nhận chìm, đổ thải ở biển cũng nên quy định cụ thể và chi tiết trong dự thảo Luật này, do đến nay chưa có quy định cụ thể nào điều chỉnh hoạt động này trong khi yêu cầu và thực tiễn việc nhận chìm của các tổ chức, cá nhân vẫn diễn ra.

5. Công tác quản lý tài nguyên hải đảo


Như đã đề cập ở trên về những hạn chế và bất cập trong công tác quản lý các hải đảo. Nghị định số 25 hầu như không có quy định cụ thể nào về nội dung này, trong khi yêu cầu thực tiễn về quản lý thống nhất các đảo là một yêu cầu khách quan. Do vậy, đề xuất dự thảo Luật quy định một chương riêng về quản lý các hải đảo. Chương này nên tập trung quy định về yêu cầu quản lý tài nguyên các hải đảo; phân loại các hải đảo; trách nhiệm lập, thẩm quyền phê duyệt, điều chỉnh phân loại hải đảo; lập, quản lý hồ sơ hải đảo; khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên các hải đảo; trách nhiệm của các cơ quan có liên quan; sử dụng đất trên các hải đảo.

6. Công tác hợp tác quốc tế về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo


Hợp tác quốc tế để tranh thủ những khoa học, công nghệ tiến bộ của các nước phát triển trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên, cũng như để bảo vệ môi trường biển, hải đảo là một trong những nội dung quan trọng đối với quốc gia đang phát triển như nước ta. Các quy định trong Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo cần có những quy định mang tính định hướng và cần quy định rõ vai trò đầu mối của cơ quan quản lý tổng hợp biển và hải đảo để tăng cường hiệu quả hợp tác quốc tế, đặc biệt là đối với các quốc gia xung quanh Biển Đông, nhằm phát triển kinh tế biển và bảo vệ môi trường biển và tăng cường khẳng định chủ quyền trên biển của Việt Nam.

Do vậy, đề xuất các nhóm nội dung trong dự thảo Luật về chính sách, nguyên tắc, nội dung hợp tác quốc tế về khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo; hợp tác quốc tế trong quản lý và phát triển tài nguyên biển và hải đảo, đặc biệt là hợp tác với các nước có chung Biển Đông.


7. Công tác tuyên truyền biển, hải đảo


Nghị định số 25 đã quy định các nội dung trong tuyên truyền về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo, đồng thời cũng đã quy định trách nhiệm chủ trì và phối hợp của các bộ ngành và cơ quan có liên quan trong việc triển khai thực hiện công tác này. Công tác tuyên truyền và phổ biến giáo dục pháp luật về tài nguyên và môi trường biển đã mang lại hiệu quả tích cực thông qua nhiều hoạt động, đặc biệt là việc triển khai Đề án số 373/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 23/3/2010 phê duyệt đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo. Hiện nay, Tuần lễ biển và hải đảo được tổ chức hàng năm với sự hưởng ứng và tham ra sâu rộng của các bộ, ngành và các tỉnh ven biển, các tổ chức và cá nhân đang tạo ra một bước chuyển biến mới trong nhận thức của nhân dân về vị trí và vai trò của biển và hải đảo.

Do vậy, dự thảo Luật nên kế thừa các quy định của Nghị định số 25, trong đó đề xuất quy định chi tiết hơn về Tuần lễ Biển và Hải đảo, quy định rõ trách nhiệm của các bộ ngành, cơ quan trong việc triển khai thực hiện công tác này và Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo được giao trách nhiệm chủ trì và các bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các tỉnh ven biển và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm phối hợp thực hiện.


8. Công tác phối hợp trong quản lý tổng hợp tài nguyên, môi trường biển và hải đảo


Quản lý tổng hợp tài nguyên, môi trường biển và hải đảo là sự điều phối, phối hợp giữa các ngành, các cấp nhằm hài hoà lợi ích trong khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo hướng tới việc khai khác, sử dụng hợp lý, hiệu quả và bền vững tài nguyên biển và hải đảo. Để triển khai thực hiện có hiệu quả công tác này thì sự phối hợp giữa các ngành, các cấp có liên quan là nhân tố then chốt quyết định sự thành công.

Một trong những hạn chế của Nghị định số 25 là phát huy được vai trò của cơ chế điều phối giữa các cơ quan có liên quan. Do vậy, để khắc phục những hạn chế này, dự thảo Luật nên quy định chi tiết về cơ chế phối hợp để làm rõ vai trò của cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp, nguyên tắc, nội dung phối hợp và phương thức phối hợp để đạt được mục tiêu phát triển bền vững tài nguyên biển và hải đảo.

Trên đây là Báo cáo tổng kết sau hơn 05 thi hành Nghị định số 25/2009/NĐ-CP của Chính phủ và một số đề xuất kiến nghị trong dự thảo Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo của Bộ Tài nguyên và Môi trường./.

Phụ lục 1. Các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành Nghị định số 25/2009/NĐ-CP


1. Thông tư số 33/2009/TT–BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2009 quy định về Định mức kinh tế - kỹ thuật tầu nghiên cứu biển;

2. Thông tư số 22/2010/TT-BTNMT ngày 26 tháng 10 năm 2010 quy định kỹ thuật khảo sát điều tra tổng hợp tài nguyên và môi trường biển bằng tàu biển;

3. Thông tư số 23/2010/TT-BTNMT ngày 26 tháng 10 năm 2010 quy định về điều tra khảo sát, đánh giá hệ sinh thái san hô, hệ sinh thái cỏ biển và đất ngập nước vùng ven biển và hải đảo;

4. Thông tư số 25/2010/TT-BTNMT ngày 27 tháng 10 năm 2010 quy định kỹ thuật cho 11 công tác điều tra địa chất khoáng sản biển và hải đảo;

5. Thông tư số 26/2010/TTLT-BTNMT-BNV ngày 05/11/2010 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của Chi cục Biển Hải đảo trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường (Thông tư này thay thế Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BTNMT-BNV);

6. Thông tư số 34/2010/TT-BTNMT ngày 14 tháng 12 năm 2010 quy định kỹ thuật điều tra, khảo sát hải văn, hóa học và môi trường vùng ven bờ và hải đảo;

7. Thông tư số 36/2010/TT-BTNMT ngày 14 tháng 12 năm 2010 quy định về Định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra khảo sát, đánh giá hệ sinh thái san hô, hệ sinh thái cỏ biển và đất ngập nước vùng ven biển và hải đảo;

8. Thông tư số 37/2010/TT-BTNMT ngày 14 tháng 12 năm 2010 ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật cho 10 công tác điều tra địa chất khoáng sản biển và hải đảo;

9. Thông tư số 38/2010/TT-BTNMTngày 14 tháng 12 năm 2010 quy định về Định mức kinh tế - kỹ thuật khảo sát điều tra tổng hợp tài nguyên và môi trường biển bằng tàu biển;

10. Thông tư số 40/2010/TT-BTNMT ngày 24 tháng 12 năm 2010 quy định về Định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra, khảo sát hải văn, hóa học và môi trường vùng ven bờ và hải đảo;

11. Thông số 19/2011/TT-BTNMT ngày 10 thán 6 năm 2011 quy định về Quy định kỹ thuật về lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo;

12. Thông tư số 41/2011/TT-BTNMT ngày 30/11/2011 quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.

13. Thông tư số 22/2012/TT-BTNMT ngày 26/12/2012 quy định việc lập và thực hiện Kế hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển;

14. Thông tư số 28/2012/TT-BTNMT ngày 28/12/2012 quy định về nội dung, chế độ báo cáo tình hình quản lý hoạt động điều tra cơ bản, khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.



15. Thông tư số 23/2013/TT-BTNMT ngày 26/4/2013 ban hành quy chế phối hợp quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.

Phụ lục 2. Các tỉnh đã thành lập cơ quan chuyên môn quản lý tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo (cập nhật số liệu đến tháng 4/2014)



STT

Tỉnh

Tên cơ quan được thành lập trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường

1

Sở TNMT Kiêng Giang

Thành lập Chi cục Biển và Hải đảo theo QĐ số 794/QĐ-UBND ngày 06/4/2011

2

Sở TNMT Trà Vinh

Thành lập Chi cục Biển và Hải đảo theo QĐ số 1590/QĐ-UBND ngày 04/10/2011

3

Sở TNMT Thừa Thiên Huế

Thành lập Chi cục Biển, Hải đảo và Đầm phá theo QĐ số 1980/QĐ-UBND ngày 21/10/2010

4

Sở TNMT Quảng Ninh

Thành lập Chi cục Biển và Hải đảo theo QĐ1752/QĐ-UBND ngày 02/6/2011

5

Sở TNMT Hải Phòng

Thành lập Chi cục Biển và Hải đảo theo QĐ số 968/QĐ-UBND ngày 27/6/2011

6

Sở TNMT Thái Bình

Thành lập Chi cục Biển và Hải đảo theo QĐ số 1647/QĐ-UBND ngày 17/8/2011

7

Sở TNMT Nam Định

Thành lập Chi cục Biển và Hải đảo theo QĐ số 649/QĐ-UBND ngày 04/3/2011

8

Sở TNMT Thanh Hoá

Thành lập Chi cục Biển và Hải đảo

9

Sở TNMT Hà Tĩnh

Thành lập Chi cục Biển và Hải đảo

10

Sở TNMT Quảng Bình

Thành lập Chi cục Biển và Hải đảo

11

Sở TNMT Đà Nẵng

Thành lập Chi cục Biển và Hải đảo theo QĐ số 3004/QĐ-UBND ngày 19/4/2012

12

Sở TNMT Quảng Nam

Thành lập Chi cục Biển và Hải đảo theo QĐ số 3289/QĐ-UBND ngày 12/10/2011

13

Sở TNMT Quảng Ngãi

Thành lập theo QĐ số 19/2011/QĐ-UBND ngày 04/9/2011

14

Sở TNMT Bình Định

Thành lập Chi cục Biển và Hải đảo theo QĐ số 2723/QĐ-UBND ngày 30/11/2011

15

Sở TNMT Phú Yên

Thành lập theo QĐ số 664/QĐ-UBND ngày 18/4/2011

16

Sở TNMT Khánh Hoà

Thành lập theo QĐ số 1375/QĐ-UBND ngày 27/5/2011

17

Sở TNMT Ninh Thuận

Thành lập Chi cục Biển và Hải đảo theo QĐ số 372/QĐ-UBND ngày 30/3/2011

18

Sở TNMT Bà Rịa - Vũng Tàu

Thành lập Chi cục Biển và Hải đảo theo QĐ số 2339/QĐ-NBND ngày 19/10/2011

19

Sở TNMT Bạc Liêu

Thành lập theo Quyết định số 685/QĐ-UBND ngày 28/3/2012

20

Sở TNMT Cà Mau

Thành lập Chi cục Biển và Hải đảo theo QĐ số 963/QĐ-UBND ngày 14/6/2011

21

Sở TNMT Bình Thuận

Thành lập Chi cục Biển và Hải đảo theo QĐ số 702/QĐ-UBND ngày 21/3/2011

22

Sở TNMT Ninh Bình

Thành lập Chi cục Biển và Hải đảo




1 (1) Tăng cường năng lực cho hệ thống quản lý Nhà nước về biển; (2) Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực điều tra, đánh giá tổn thương tài nguyên, môi trường biển Việt Nam và dự báo thiên tai, ô nhiễm môi trường biển đến 2020; (3) Hợp tác quốc tế trong điều tra, khảo sát khoa học trên thềm lục địa và hai khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VN; (4) Hợp tác quốc tế để thiết lập hệ thống hải đồ chính xác các khu vực biển, bản đồ các đảo và quần đảo chủ quyền của Việt Nam; (5) Hợp tác quốc tế trong xử lý chất, khí thải (trong đó có dầu loang) từ hoạt động kinh tế biển.

2 Theo số liệu nghiên cứu của Viện Tài nguyên thế giới, diện tích rừng ngập mặn ở nước ta năm 2008 đạt khoảng 172.000 ha, tức khoảng 42% so với năm 1943; 96% các rạn san hô bị các hoạt động của con người đe dọa, trong đó gần 75% ở mức cao hoặc rất cao. Theo UNEP, tính đến năm 2004, thảm cỏ biển bị mất khoảng 40%-50% diện tích so với trước đây. Chỉ tính trong vòng 10 năm trở lại đây, trữ lượng cá đáy gần bờ đã giảm trên 30% và có khoảng 85 loài hải sản có mức độ nguy cấp khác nhau.



Каталог: DuThao -> Lists -> DT TAILIEU COBAN -> Attachments
Attachments -> BỘ TƯ pháp số: 151 /bc-btp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Phần thứ nhất ĐÁnh giá TÌnh hình tổ chức thực hiện luật hợp tác xã NĂM 2003
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Danh mỤc LuẬt/NghỊ đỊnh thư cỦa các quỐc gia/khu vỰc đưỢc tham khẢo trong quá trình xây dỰng DỰ thẢo luật tài nguyên, môi trưỜng biỂn và hẢi đẢo
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 1- tình hình gia nhập công ước quốc tế về an toàn – vệ sinh lao động
Attachments -> BÁo cáo tổng hợp kinh nghiệm nưỚc ngoài a. Nhận xét chung

tải về 240.47 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương