BÁo cáo tổng kếT 5 NĂm thi hành nghị ĐỊnh số 25/2009/NĐ-cp ngàY 06 tháng 03 NĂM 2009 CỦa chính phủ


Công tác phòng ngừa, ngăn chặn, kiểm soát ô nhiễm môi trường biển, hải đảo; ứng phó, khắc phục sự cố môi trường và bảo vệ môi trường bờ biển



tải về 240.47 Kb.
trang5/7
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích240.47 Kb.
#29958
1   2   3   4   5   6   7

6. Công tác phòng ngừa, ngăn chặn, kiểm soát ô nhiễm môi trường biển, hải đảo; ứng phó, khắc phục sự cố môi trường và bảo vệ môi trường bờ biển


Cho đến nay, công tác phòng ngừa ngăn chặn, kiểm soát ô nhiễm môi trường biển, cũng như ứng phó, khắc phục sực ố môi trường và bảo vệ môi trường bờ biển theo quy định tại Nghị định số 25 còn nhiều hạn chế. Các quy định này trong Nghị định số 25 chưa làm rõ phạm vi quản lý tổng hợp và thống nhất trong công tác bảo vệ môi trường biển. Hầu hết các quy định trong Nghị định số 25 đã được đề cập đến trong các văn bản quy phạm pháp luật khác như Luật Bảo vệ môi trường, Bộ Luật hàng hải, Luật Thủy sản, Luật Dầu khí…và thuộc trách nhiệm của nhiều bộ, ngành khác nhau như Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Các quy định về ứng phó, khắc phục sự cố môi trường và thiên tai trên các vùng biển chưa có quy định rõ. Các quy định chung chung này có sự chồng chéo với nhiều luật khác như ứng phó và khắc phục sự cố môi trường nói chung đã được quy định trong Luật Môi trường, ứng phó khắc phục sự cố do thiên tai đã có Luật Phòng chống thiên tai. Ngoài ra, Nghị định số 25 cũng chưa quy định về việc quản lý đối với hoạt động nhận chìm, đổ thải trên biển để đáp ứng với yêu cầu thực tiễn về việc nhận chìm, đổ thải ở biển của các tổ chức, cá nhân và cũng để thực hiện nghĩa vụ trong công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Trách nhiệm giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường với các bộ, ngành và các cơ quan có liên quan cũng chưa được quy định thống nhất, đồng bộ trong Nghị định này. Cho đến nay, chưa có văn bản quy định chi tiết nào được ban hành để triển khai thực hiện công tác này.

Do đó, công tác quản lý phòng ngừa, ngăn chặn, kiểm soát ô nhiễm môi trường biển, hải đảo; ứng phó, khắc phục sự cố môi trường và bảo vệ môi trường bờ biển trong Nghị định số 25 chưa phù hợp với tình hình thực tiễn và chưa quy định được nội dung của công tác quản lý tổng hợp và thống nhất trong bảo vệ môi trường biển và hải đảo.


7. Công tác quản lý tài nguyên các hải đảo


Mặc dù Nghị định số 25 quy định về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo, nhưng không có quy định nào cụ thể về quản lý tài nguyên các hải đảo, trong khi Việt Nam có rất nhiều hải đảo, đặc biệt là các hải đảo ven bờ. Cho đến nay, các con số về các hải đảo, cũng như hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường hải đảo chưa có sự quản lý thống nhất, hầu hết được quản lý riêng lẻ theo các quy định của luật ngành ở những hải đảo thuộc phạm vi quản lý của ngành và chủ yếu tập trung quản lý những đảo có dân cư sinh sống.

Các hải đảo đang đóng một vai trò rất quan trọng để duy trì hệ sinh thái biển nói chung và hệ sinh thái vùng bờ nói riêng. Đặc biệt, các hải đảo còn là những điểm tiền tiêu cho công tác bảo đảm an ninh, an toàn trên biển, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, là cửa ngõ thông thương với biển. Trước đe doạ từ biến đổi khí hậu và nước biển dâng, các hải đảo, đặc biệt là các hải đảo không người ở đang có nguy cơ biến mất khỏi bản đồ. Tuy nhiên, đến nay, chưa có văn bản nào hay có cơ quan nào chịu trách nhiệm về việc điều tra, thống kê, phân loại phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về biển. Hầu hết các số liệu hiện hành trên cơ sở các dự án, chưa có bất cứ một công bố chính thức nào về số lượng, cũng như hiện trạng các hải đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam. Đây được xem như là nội dung quản lý bị bỏ ngỏ.


8. Hợp tác quốc tế về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo


Nghị định số 25 quy định Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối tổng hợp hoạt động hợp tác quốc tế về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo và các bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm định kỳ báo cáo. Tuy nhiên, cho đến nay, hầu hết các cơ quan hàng năm không gửi báo cáo cho Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Công tác này chưa được triển khai, một phần chưa có hướng dẫn cụ thể về các mẫu báo cáo cho các bộ, ngành và địa phương và các quy định này được quy định trong một văn bản là nghị định cũng đã làm giảm tính hiệu quả trong quá trình thực thi.

Việt Nam là một trong những quốc gia xung quanh Biển Đông, được hưởng lợi thế về điều kiện địa lý như là nơi có đường hàng hải quốc tế và có tiềm năng tài nguyên về sinh vật cũng như phi sinh vật. Tuy nhiên, Việt Nam cũng bị ảnh hưởng do việc khai thác, sử dụng tài nguyên biển của các quốc gia khác như ô nhiễm phát sinh từ hoạt động hàng hải, ô nhiễm do tràn dầu và các hoá chất độc hại, ô nhiễm do hoạt động khai thác tài nguyên đáy biển của các quốc gia khác. Ngoài ra, việc khai thác nguồn tài nguyên sinh vật của các quốc gia khác như khai thác các đàn cá di cư cũng ảnh hưởng đến việc khai thác, sử dụng tài nguyên bền vững của Việt Nam. Do vậy, việc hợp tác với các nước có chung Biển Đông là cần thiết nhưng cũng chưa được quy định trong Nghị định số 25.


9. Công tác quản lý nhà nước

9.1. Về tổ chức bộ máy


Mặc dù đã dần hoàn thiện bộ máy, cơ cấu tổ chức về quản lý tổng hợp và thống nhất về biển, hải đảo từ trung ương đến địa phương (đến nay đã có 22/28 tỉnh, thành phố ven biển thành lập chi cục biển và hải đảo), tuy nhiên việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước của các cơ quan này là chưa hiệu quả, một trong những nguyên nhân là do đội ngũ cán bộ công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về biển, đảo từ trung ương đến địa phương phần lớn không được đào tạo chuyên môn về quản lý biển, hải đảo, đặc biệt các kiến thức về quản lý tổng hợp tài nguyên, môi trường biển, hải đảo. Công tác bố trí biên chế gặp rất nhiều khó khăn do thiếu hụt nguồn nhân lực được đào tạo qua các chuyên ngành về biển, hải đảo, đồng thời lĩnh vực này cũng chưa thu hút được cán bộ, công chức so với các lĩnh vực chuyên ngành khác khác như môi trường, đất đai, khoáng sản...

Ngoài ra, công tác quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển mang tính đặc thù đối với cán bộ thực thi nhiệm vụ trên các vùng biển, trong môi trường làm việc khó khăn, phức tạp. Tuy nhiên, đến nay, việc đề xuất chế độ phụ cấp ưu đãi nghề, phụ cấp trách nhiệm công tác đối với cán bộ thực hiện nghiên cứu, điều tra, khảo sát tài nguyên, môi trường biển, hải đảo chưa được phê duyệt, do đó chưa khuyến khích, lôi kéo và giữ chân được lực lượng cán bộ có năng lực phục vụ cho lĩnh vực mới và khó khăn này.


9.2. Công tác tuyên truyền về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo


Hiện nay, công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về quản lý tổng hợp biển và hải đảo chủ yếu được thực hiện qua Đề án 373. Đây là đề án lớn, tuy nhiên, Đề án này hầu hết tập trung vào nội dung tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển biển, hải đảo nói chung, công tác tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý tổng hợp, thống nhất về biển, hải đảo chỉ được lồng ghép vào các nội dung khác mà chưa được tuyên truyền một cách đầy đủ, liên tục. Mặt khác, việc phối hợp giữa các cơ quan có liên quan đến biển và hải đảo chưa được quy định cụ thể trong Nghị định số 25, các hình thức tuyên truyền cũng chưa được quy định cụ thể. Do đó, việc thực hiện công tác tuyên truyền quản lý tổng hợp và thống nhất về khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển còn kém hiệu quả và chưa đồng bộ.

Каталог: DuThao -> Lists -> DT TAILIEU COBAN -> Attachments
Attachments -> BỘ TƯ pháp số: 151 /bc-btp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Phần thứ nhất ĐÁnh giá TÌnh hình tổ chức thực hiện luật hợp tác xã NĂM 2003
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Danh mỤc LuẬt/NghỊ đỊnh thư cỦa các quỐc gia/khu vỰc đưỢc tham khẢo trong quá trình xây dỰng DỰ thẢo luật tài nguyên, môi trưỜng biỂn và hẢi đẢo
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 1- tình hình gia nhập công ước quốc tế về an toàn – vệ sinh lao động
Attachments -> BÁo cáo tổng hợp kinh nghiệm nưỚc ngoài a. Nhận xét chung

tải về 240.47 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương