BÁo cáo tổng kếT 5 NĂm thi hành nghị ĐỊnh số 25/2009/NĐ-cp ngàY 06 tháng 03 NĂM 2009 CỦa chính phủ


Công tác lập quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo



tải về 240.47 Kb.
trang3/7
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích240.47 Kb.
#29958
1   2   3   4   5   6   7

2. Công tác lập quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo


Đến nay, sau hơn 5 năm Nghị định số 25 có hiệu lực thi hành, tuy nhiên việc xây dựng Quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo vẫn đang triển khai xây dựng, chưa trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Quy hoạch này được xem là công cụ trọng yếu trong công tác quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo nhằm định hướng và hài hoà lợi ích giữa các ngành, các cấp trong khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển hải đảo. Do đó, Quy hoạch này chưa được phê duyệt đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc triển khai thực hiện công tác quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo và chưa có căn cứ để triển khai nhiều nội dung khác quy định trong Nghị định số 25, ví dụ như căn cứ để lập Chương trình, kế hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo.

Ngoài ra, các quy định trong việc lập Quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo còn chung chung, đã quy định đơn vị chủ trì nhưng chưa phân định rõ trách nhiệm cụ thể của các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông số 19 /2011/TT-BTNMT ngày 10 thán 6 năm 2011 quy định về Quy định kỹ thuật về lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo và Thông tư số 41/2011/TT-BTNMT ngày 30/11/2011 quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo. Trong đó, các Thông tư đã quy định các bước và các nội dung trong lập và điều chỉnh Quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo. Tuy nhiên, các quy định này hầu hết lấy theo kinh nghiệm của nước ngoài, các nội dung mang nặng tính định tính do chưa có kinh nghiệm triển khai trong nước. Do vậy, công tác lập Quy hoạch còn nhiều khó khăn, vướng mắc.

Quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo về bản chất là quy hoạch phân vùng sử dụng biển. Về mặt lý thuyết, đây là quy hoạch tổng thể, là cơ sở để các ngành xây dựng quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên biển, hải đảo của ngành và là cơ sở để xây dựng kế hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển. Tuy nhiên, Quy hoạch này đang được quy định ở văn bản quy phạm pháp luật là nghị định, trong khi các quy hoạch của các ngành trong khai thác, sử dụng tài nguyên biển được quy định trong các luật. Do đó, trong Nghị định 25/2009/NĐ-CP chưa quy định được vị trí pháp lý của Quy hoạch này với quy hoạch các ngành và chỉ có một cấp có thẩm quyền ban hành là Chính phủ, trong khi hầu hết quy hoạch của các ngành cũng do Chính phủ và cấp cao hơn ban hành. Do vậy, cả trong trường hợp Quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo được ban hành thì cũng khó phát huy được vai trò của nó là quy hoạch tổng thể.

Quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo cũng còn hạn chế quan trọng về phạm vi không gian. Phạm vi của Quy hoạch này không bao gồm vùng đất ven biển, trong khi các hoạt động ở vùng ven biển có tác động qua lại và ảnh hưởng sâu sắc đến các vùng biển, đặc biệt là vùng biển ven bờ nơi có hệ sinh thái đa dạng và dễ bị tổn thương do hoạt động khai thác, sử dụng thiếu tính định hướng bền vững của các ngành, do nguồn gây ô nhiễm từ đất liền. Hậu quả là hệ sinh thái vùng bờ bị suy thoái và ô nhiễm nghiêm trọng, xói lở bờ biển diễn biến phức tạp và giảm khả năng chống chịu trước tình trạng ấm lên của nước biển, nước biển dâng và thảm hoạ thiên tai từ biển (các rừng ngập mặn bị tàn phá không có khả năng phục hồi, các rạn san hô bị khai thác cạn kiệt2, đã làm giảm khả năng chống chịu với triều cường, bão tố từ biển).


3. Công tác lập và thực hiện chương trình, kế hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo


Một trong những căn cứ để lập Chương trình, kế hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo là Quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ biển, hải đảo, nhưng Quy hoạch này lại chưa được ban hành. Điều này đã gây khó khăn cho việc triển khai xây dựng Chương trình và kế hoạch. Mặt khác, việc xây dựng Chương trình, kế hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo là nội dung mới, đây vừa là nội dung lần đầu tiên được quy định trong hệ thống pháp luật của Việt Nam, vừa bao hàm những khái niệm mới đối với đội ngũ cán bộ từ trung ương đến địa phương, những người chưa có kinh nghiệm, chưa được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực này. Việc chưa có cơ sở dữ liệu điều tra cơ bản trên vùng biển rộng lớn cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác này. Hiện nay, các dữ liệu về tài nguyên và môi trường biển của nước ta chủ yếu mới điều tra, nghiên cứu ở vùng ven biển. Do vậy, để đáp ứng yêu cầu thực tiễn Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 22/2012/TT-BTMT ngày 26/12/2012 quy định việc lập và thực hiện Kế hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển. Thông tư này ban hành nhằm hướng dẫn triển khai thực hiện xây dựng Kế hoạch quản lý tổng hợp tài ngyên và môi trường vùng ven biển của các tỉnh và phạm vi được điều chỉnh hẹp trong vùng ven biển với ranh giới phía biển là 6 hải lý từ bờ và phía đất liền bao gồm ranh giới các huyện ven biển. Đến nay, nhiều tỉnh đang triển khai xây dựng theo Kế hoạch này.

Tuy nhiên, giữa thực tiễn triển khai công tác quản lý tổng hợp vùng ven biển được thực hiện theo các dự án tài trợ của nước ngoài và theo Chương trình quản lý tổng hợp dải ven biển vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 được ban hành theo Quyết định 158/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ từ năm 2007 (trước khi ban hành Nghị định số 25) với các quy định trong Nghị định số 25 còn có sự khác biệt. Một số nhiệm vụ được triển khai trong Chương trình này, ví dụ như Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xây dựng dự thảo Chiến lược và kế hoạch hành động quản lý tổng hợp đới bờ quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ, hoặc nhiều tỉnh đã triển khai xây dựng Chiến lược và kế hoạch hành động quản lý tổng hợp đới bờ như tỉnh Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế, không thống nhất với nội dung của chương trình, kế hoạch quản lý tổng hợp biển, hải đảo đã được quy định trong Nghị định số 25. Do vậy, việc triển khai xây dựng chương trình, kế hoạch quản lý tổng hợp vùng ven biển nói riêng và Kế hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường biển, hải đảo nói chung được quy định trong Nghị định số 25 càng khó được tiếp cận và được triển khai hiệu quả trong thực tế.

Các quy định trong Nghị định số 25 chưa được đầy đủ và thống nhất cũng làm hạn chế công tác triển khai thực hiện. Nghị định số 25 quy định về căn cứ lập, nội dung Chương trình, kế hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo nhưng không quy định về việc lập và trình phê duyệt cũng như cấp có thẩm quyền phê duyệt Chương trình, kế hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.

Mặc khác, Ban Chỉ đạo liên ngành theo quy định trong Nghị định số 25 có trách nhiệm điều phối thực hiện Chương trình, kế hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo, đến nay chưa được thành lập, trong khi đây lại là cơ quan có sự tham gia của các bộ, ngành có liên quan. Đây cũng được xem là một trong những hạn chế quan trọng trong việc điều phối và phối hợp giữa các bộ, ngành và địa phương để triển khai và thực hiện công tác này.



Каталог: DuThao -> Lists -> DT TAILIEU COBAN -> Attachments
Attachments -> BỘ TƯ pháp số: 151 /bc-btp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Phần thứ nhất ĐÁnh giá TÌnh hình tổ chức thực hiện luật hợp tác xã NĂM 2003
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Danh mỤc LuẬt/NghỊ đỊnh thư cỦa các quỐc gia/khu vỰc đưỢc tham khẢo trong quá trình xây dỰng DỰ thẢo luật tài nguyên, môi trưỜng biỂn và hẢi đẢo
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 1- tình hình gia nhập công ước quốc tế về an toàn – vệ sinh lao động
Attachments -> BÁo cáo tổng hợp kinh nghiệm nưỚc ngoài a. Nhận xét chung

tải về 240.47 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương