BÁo cáo tổng kếT 5 NĂm thi hành nghị ĐỊnh số 25/2009/NĐ-cp ngàY 06 tháng 03 NĂM 2009 CỦa chính phủ


Công tác quản lý điều tra cơ bản tài nguyên và môi trường biển, hải đảo



tải về 240.47 Kb.
trang4/7
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích240.47 Kb.
#29958
1   2   3   4   5   6   7

4. Công tác quản lý điều tra cơ bản tài nguyên và môi trường biển, hải đảo


Các quy định về quản lý điều tra cơ bản tài nguyên môi trường biển, hải đảo trong Nghị định số 25 còn chung chung, chủ yếu quy định trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trách nhiệm của các bộ, ban, ngành chưa rõ ràng, chưa quy định được cơ chế phối hợp trong việc quản lý hoạt động điều tra cơ bản. Vai trò và trách nhiệm của cơ quan đầu mối để quản lý hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên và bảo vệ môi trường biển theo phương thức tổng hợp và thống nhất chưa được quy định chi tiết.

Quy định tại khoản 1, Điều 15 Nghị định số 25 “Mọi hoạt động điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học biển, hải đảo và đại dương phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép theo quy định của pháp luật”. Ngoài nội dung này, Nghị định số 25 không quy định chi tiết về việc cấp phép cho hoạt động điều tra cơ bản và nghiên cứu khoa học biển, trong khi các văn bản quy phạm pháp luật khác hiện hành cũng không có quy định về việc này. Do vậy, nội dung này được quy định như khẩu hiệu và cho đến nay chưa được triển khai trong thực tiễn.

Các quy định khác về trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường như thẩm định, tham gia thẩm định các chương trình, kế hoạch điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học biển, hải đảo và đại dương của các Bộ, ngành và địa phương theo quy định của pháp luật; phối hợp với các cơ quan có liên quan theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện chương trình, kế hoạch điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học biển, hải đảo và đại dương của các Bộ, ngành và địa phương; đề xuất điều chỉnh chương trình, kế hoạch điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học biển, hải đảo và đại dương cũng gặp những bế tắc trong triển khai thực hiện. Để triển khai công tác này, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quy chế phối hợp về quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường biển, hải đảo theo Quyết định số 23/2013/QĐ-TTg, trong đó có nội dung quy định về trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành trong công tác quản lý thống nhất điều tra tài nguyên và môi trường biển, hải đảo. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 28/2012/TT-BTNMT ngày 28 tháng 12 năm 2012 quy định nội dung, chế độ báo cáo tình hình quản lý hoạt động điều tra cơ bản, khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo. Tuy nhiên, trong bối cảnh công tác điều tra cơ bản của các ngành được quy định trong các luật như Luật khoáng sản, Luật tài nguyên nước... thì công tác thẩm định và phối hợp với các cơ quan có liên quan theo dõi đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện chương trình, kế hoạch điều tra cơ bản là khó khả thi.

Thực hiện hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo yêu cầu sự đầu tư rất lớn về trang thiết bị và khoa học công nghệ hiện đại, trong khi nguồn tài chính của nước ta còn hạn hẹp. Điều này đòi hỏi sự định hướng ưu tiên trước nhu cầu lớn về điều tra cơ bản của các ngành và sự lồng ghép hoạt động điều tra cơ bản của các ngành trên cùng một vùng biển sẽ tiết kiệm nguồn tài chính và đáp ứng những nhu cầu theo định hướng ưu tiên của phát triển kinh tế biển của đất nước kết hợp với bảo vệ an ninh, chủ quyền biển, hải đảo của nước ta. Tuy nhiên, Nghị định số 25 chưa có quy định để đảm bảo yêu cầu này.

Mặt khác, hiện nay tất cả các ngành, các lĩnh vực, địa phương đều thực hiện công tác điều tra cơ bản về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo để phục vụ cho yêu cầu quản lý của ngành nhưng chưa có cơ quan thống nhất quản lý các thông tin liên quan công tác điều tra. Các kết quả điều tra phục vụ cho việc xây dựng và khai thác sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường biển cũng chưa được quy định trong Nghị định số 25, chưa quy định trách nhiệm giao nộp kết quả điều tra cho cơ quan quản lý tổng hợp, do đó hiện nay mỗi ngành đều có các thông tin, dữ liệu về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo nhưng chúng nằm tản mát trong hệ thống dữ liệu của mỗi bộ, ngành, địa phương.

Nghiên cứu khoa học biển cũng là một trong những hoạt động quan trọng cung cấp cơ sở số liệu, dữ liệu khoa học về tài nguyên và môi trường biển, tạo cơ sở khoa học cho quá trình ra các chính sách và quyết định quản lý của cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, tại Nghị định số 25 quy định về nội dung này còn mờ nhạt, chưa có quy định về cơ quan quản lý và thu thập các dữ liệu nghiên cứu khoa học biển, chưa có cơ quan định hướng cho hoạt động này.

Do những hạn chế và bất cập nêu trên, trong thời gian công tác quản lý hoạt động điều tra cơ bản và nghiên cứu khoa học biển được quy định trong Nghị định số 25 chưa được thực hiện hiệu quả.

5. Công tác quản lý việc khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo


Tại khoản 1, Điều 16 Nghị định số 25 quy định tổ chức, cá nhân có nhu cầu và khả năng khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật. Quy định này quá chung chung và không có quy định nào chi tiết nội dung này. Nếu theo quy định này thì việc cấp phép cho khai thác, sử dụng tài nguyên biển vẫn triển khai theo ngành, chưa có nội hàm của công tác quản lý tổng hợp. Ngay cả trong trường hợp Nghị định số 25 quy định thống nhất quản lý việc cấp phép thông qua cơ quan quản lý tổng hợp và thống nhất thì việc này cũng không khả thi do các quy định cấp phép của các ngành được triển khai theo các luật.

Nghị định số 25 quy định việc cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo phải căn cứ vào Quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo. Quy hoạch này đến nay chưa được phê duyệt, mặt khác Quy hoạch này cũng được quy định trong Nghị định trong khi việc cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên biển của các ngành căn cứ vào quy hoạch khai thác của ngành và được quy định trong các Luật. Do đó, đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho công tác quản lý việc khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo chưa được triển khai trong thực tiễn.

Ngoài ra, các quy định về công tác quản lý việc khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo trong Nghị định số 25 còn quá chung chung, mới chỉ quy định trong một điều với hai khoản, chưa quy định trách nhiệm của các cơ quan, cũng như cơ chế phối hợp để quản lý hoạt động này. Với vai trò là văn bản quy phạm pháp luật quy định về quản lý tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo thì các quy định trong Nghị định số 25 về quản lý việc khai thác sử dụng tài nguyên biển và hải đảo là chưa cụ thể, chưa rõ ràng và để triển khai thực hiện được công tác này các quy định cần quy định trong một văn bản luật.

Năm 2012, Quốc hội đã thông qua Luật Biển Việt Nam trong đó có quy định về giao khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng biển và Chính phủ đang xem xét ban hành dự thảo Nghị định quy định chi tiết nội dung này. Quy định này được triển khai sẽ khắc phục những bất cập nêu trên của Nghị định số 25.



Каталог: DuThao -> Lists -> DT TAILIEU COBAN -> Attachments
Attachments -> BỘ TƯ pháp số: 151 /bc-btp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Phần thứ nhất ĐÁnh giá TÌnh hình tổ chức thực hiện luật hợp tác xã NĂM 2003
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Danh mỤc LuẬt/NghỊ đỊnh thư cỦa các quỐc gia/khu vỰc đưỢc tham khẢo trong quá trình xây dỰng DỰ thẢo luật tài nguyên, môi trưỜng biỂn và hẢi đẢo
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 1- tình hình gia nhập công ước quốc tế về an toàn – vệ sinh lao động
Attachments -> BÁo cáo tổng hợp kinh nghiệm nưỚc ngoài a. Nhận xét chung

tải về 240.47 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương