BÁo cáo tổng kếT 5 NĂm thi hành nghị ĐỊnh số 25/2009/NĐ-cp ngàY 06 tháng 03 NĂM 2009 CỦa chính phủ


III. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ QUY ĐỊNH TRONG DỰ THẢO LUẬT TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI ĐẢO



tải về 240.47 Kb.
trang6/7
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích240.47 Kb.
#29958
1   2   3   4   5   6   7

III. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ QUY ĐỊNH TRONG DỰ THẢO LUẬT TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI ĐẢO

1. Công tác lập quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ


Trong khi Quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo quy định tại Nghị định số 25 chưa được thực thi hiệu quả do những bất cập nêu trên, Luật Biển Việt Nam ra đời năm 2012, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2013 đã quy định về Quy hoạch và kế hoạch sử dụng biển. Quốc hội có thẩm quyền phê duyệt Quy hoạch và kế hoạch trên cơ sở các phương án trình của Chính phủ. Quy hoạch này được phê duyệt sẽ giải quyết được một số bất cập của Quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo quy định trong Nghị định số 25 để phân vùng sử dụng biển nhằm hài hoà lợi ích giữa các ngành trong khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển.

Tuy nhiên, cũng như Quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo, phạm vi không gian của Quy hoạch và kế hoạch sử dụng biển là các vùng biển bao gồm nội thuỷ, lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Phạm vi này không bao gồm vùng đất ven biển, trong khi các hoạt động trên vùng đất ven biển có tác động rất lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và các hoạt động khác trên các vùng biển, đặc biệt là vùng biển ven bờ.

Vùng bờ bao gồm vùng đất ven biển và vùng biển ven bờ được xem là vùng chuyển tiếp giữa lục địa và biển, là nơi tập trung nhiều hệ sinh thái quan trọng. Đồng thời đây cũng là vùng dễ bị tổn thương do thiên tai, xói lở, xâm ngập mặn, nước biển dâng. Hầu hết tất cả các ngành liên quan đến biển như du lịch, thuỷ sản, dầu khí, hàng hải đều quản lý trên phạm vi không gian này và đều hoạch định các chính sách và quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên bao gồm cả vùng bờ. Các ngành thực hiện công tác quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo chủ yếu dựa trên yêu cầu và mục tiêu của ngành do đó dễ phát sinh các xung đột mâu thuẫn. Ví dụ, hoạt động phát triển cảng biển có thể phá vỡ cảnh quang thiên nhiên phục vụ cho phát triển du lịch hoặc hoạt động phát triển các khu công nghiệp ở vùng đất ven biển có thể đe doạ nghiêm trọng đến môi trường vùng biển ven bờ. Điều này đặt ra yêu cầu khách quan phải có quy hoạch trong vùng bờ. Quy hoạch này phải đóng vai trò lòng cốt trong việc định hướng chiến lược của nhà nước về khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường nhằm giải quyết các mâu thuẫn, xung đột và hài hoà lợi ích các ngành, các cấp và các tổ chức, cá nhân trong khai thác, sử dụng với bảo vệ môi trường vùng bờ; xác định và thực hiện các giải pháp để hướng tới việc sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ về phương diện hệ sinh thái. Quy hoạch này được xây dựng dựa trên cách tiếp cận hệ sinh thái nhằm hài hoà lợi ích giữa các ngành, bảo đảm khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ và góp phần thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

Do vậy, đề nghị dự thảo Luật quy định về Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ, trong đó chi tiết các các quy định về: nguyên tắc, căn cứ lập quy hoạch; nội dung, kỳ quy hoạch; các trường hợp điều chỉnh quy hoạch cũng như trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương trong việc lập, thẩm quyền phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch; sự tham gia của cộng đồng địa phương trong việc lập và triển khai thực hiện Quy hoạch.


2. Về Chương trình quản lý tổng hợp vùng bờ


Nghị định số 25 đã đặt nền móng quy định về Chương trình, kế hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên biển và hải đảo. Cho đến nay, từ trung ương đến địa phương đã triển khai thực hiện và đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm. Để phù hợp với thực tiễn và đáp ứng yêu cầu khách quan, dự thảo Luật Tài nguyên và môi trường biển, hải đảo nên quy định cụ thể và chi tiết việc xây dựng và thực hiện Chương trình quản lý tổng hợp vùng bờ.

Dự thảo Luật nên quy định cụ thể các trường hợp cần phải lập Chương trình quản lý tổng hợp vùng bờ như khu vực biển tập trung nhiều hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên và có sự mâu thuẫn, xung đột về lợi ích trong khai thác, sử dụng tài nguyên cần sự phối hợp tham gia của nhiều cấp, nhiều ngành và cộng đồng để giải quyết; hoặc khu vực biển chứa đựng tài nguyên, giá trị các hệ sinh thái của khu vực vùng bờ có nguy cơ bị suy giảm nghiêm trọng do hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên; là vùng rủi ro ô nhiễm cao hoặc rất cao; hoặc khu vực biển có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo tồn các giá trị lịch sử, văn hóa, bảo vệ môi trường, hệ sinh thái và dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

Tuỳ vào tính chất và yêu cầu trong vùng bờ, Chương trình quản lý tổng hợp vùng bờ cần được xây dựng ở hai cấp trung ương và địa phương. Những khu vực yêu cầu phải xây dựng Chương trình quản lý tổng hợp vùng bờ có phạm vi liên tỉnh quy định trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan quản lý tổng hợp và thống nhất khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo, chủ trì việc lập và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt. Trong trường hợp khu vực yêu cầu phải lập Chương trình quản lý tổng hợp trong phạm vi một tỉnh thì Uỷ ban nhân dân tỉnh đó có trách nhiệm tổ chức việc lập Chương trình quản lý tổng hợp vùng bờ. Như vậy, không phải bất cứ tỉnh nào cũng phải xây dựng Chương trình quản lý tổng hợp vùng bờ của tỉnh mà tuỳ thuộc vào điều kiện thực tế của tỉnh theo yêu cầu quản lý nêu trên.

Ngoài ra, trong vùng bờ, biến đổi khí hậu và nước biển dâng đang trực tiếp đe doạ đến vùng ven biển. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì con người không thể dừng hiểm hoạ này cho dù ngay lập tức cả thế giới ngừng xả thải các chất gây hiệu ứng nhà kính, các chất được xem như một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự biến đổi khí hậu và nước biển dâng, do kết quả này là sự tích tụ và diễn biến của khí nhà nước qua hàng trăm năm. Do vậy, ngoài việc bảo vệ môi trường, giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, thích ứng với biến đổi khí hậu là một yêu cầu sống còn với các quốc gia, đặc biệt là quốc gia có biển. Vùng ven biển một cách tự nhiên luôn chịu tác động rất lớn từ biển, đặc biệt là thiên tai, thuỷ triều ngay cả khi chưa tính đến tác động của con người như tàn phá rừng ngập mặn, nơi được xem là tấm phòng hộ cho sự sống ở vùng ven biển, xói lở bờ biển, đang đe doạ đến cư dân vùng ven biển. Để góp phần bảo vệ vùng ven biển, bảo vệ hệ sinh thái vùng bờ, duy trì giá trị dịch vụ của hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên tăng cường khả năng thích ứng và chống chịu của hệ sinh thái, đề xuất dự thảo Luật quy định về việc thiết lập và bảo vệ hành lang bảo vệ bờ biển.



Каталог: DuThao -> Lists -> DT TAILIEU COBAN -> Attachments
Attachments -> BỘ TƯ pháp số: 151 /bc-btp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Phần thứ nhất ĐÁnh giá TÌnh hình tổ chức thực hiện luật hợp tác xã NĂM 2003
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Danh mỤc LuẬt/NghỊ đỊnh thư cỦa các quỐc gia/khu vỰc đưỢc tham khẢo trong quá trình xây dỰng DỰ thẢo luật tài nguyên, môi trưỜng biỂn và hẢi đẢo
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 1- tình hình gia nhập công ước quốc tế về an toàn – vệ sinh lao động
Attachments -> BÁo cáo tổng hợp kinh nghiệm nưỚc ngoài a. Nhận xét chung

tải về 240.47 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương