BÁo cáo tổng hợp kinh nghiệm nưỚc ngoài a. Nhận xét chung


Phần 1. Những nguyên tắc chung : trong đó có các quy định về đăng ký vật quyền là bộ phận rất quan trọng. Phần 2



tải về 0.51 Mb.
trang7/7
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích0.51 Mb.
#12935
1   2   3   4   5   6   7

Phần 1. Những nguyên tắc chung : trong đó có các quy định về đăng ký vật quyền là bộ phận rất quan trọng.

Phần 2. Quyền sở hữu: trong đó bao gồm cả các loại hình sở hữu (nhà nước, tập thể ( tập thể được hiểu là cộng đồng dân cư ở thôn, làng, ấp, bản ở nông thôn), cá nhân).

Phần 3. Các vật quyền khác: dụng ích vật quyền, vật quyền bảo đảm.

Phần 4. Chiếm hữu.

Những nội dung này rất khác so với hình thức sở hữu trước kia trong nền kinh tế kế hoạch hoá: hầu như chỉ có sở hữu nhà nước và tập thể . Ngày nay, trong sự phát triển kinh tế thị trường ở Trung Quốc, tài sản thuộc sở hữu cá nhân phát triển và mở rộng rất nhanh, với số lượng và giá trị nhiều khi rất lớn. Do vậy, luật phải được xây dựng phù hợp nhằm bảo vệ tài sản cá nhân cũng giống như bảo vệ tài sản thuộc các hình thức sở hữu khác. Điều đó không chỉ khuyến khích cá nhân tiếp tục mở rộng đầu tư kinh doanh mà còn tránh tình trạng họ có thể lo bảo vệ tài sản riêng thông qua việc mở tài khoản ở ngân hàng nước ngoài. Điều này đặc biệt quan trọng trong trường hợp xuất hiện mâu thuẫn giữa lợi ích nhà nước và lợi ích cá nhân, như khi nhà nước trưng mua nhà cửa của cá nhân để lấy đất xây dựng nhà chung cư ở đô thị, thì cũng cần bảo vệ triệt để lợi ích của người dân đó.



Phần dự thảo luật vật quyền quy định những vật quyền khác bao gồm các nội dung:

- Quyền quản lý, sử dụng đất ở thành phố, đô thị;

- Quyền bao thầu kinh doanh gắn với sử dụng đất đai ở nông thôn;

- Quyền địa dịch;

- Điểm quyền ( Quyền ưu tiên - đặt cọc);

- Quyền được ở trong căn hộ (được ở suốt đời, có đăng ký);

- Quyền sử dụng tài nguyên nước;

- Quyền sử dụng nguồn lợi ở biển;

- Thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản.

Các vấn đề dân sự quan trọng nhất ở Trung Quốc hiện nay luôn gắn với đất đai. Đất đai ở Trung Quốc vẫn được qui định thuộc sở hữu toàn dân và một phần thuộc sở hữu tập thể nhưng Nhà nước rất cố gắng để thừa nhận và bảo đảm thực hiện quyền thổ nhưỡng của người dân đối với đất đai. Theo đó, ở nông thôn người dân có quyền bao thầu đất đai để canh tác; ở thành phố các chủ thầu xây dựng có thể bao thầu đất đai đã được qui hoạch để xây dựng nhà cửa, các khu chung cư. Thời hạn bao thầu đối với đất canh tác trước kia được qui định chỉ là từ 3 đến 5 năm, nay được qui định mới là 30 năm. Chủ bao thầu có toàn quyền chi phối mảnh đất đó, có quyền để lại thừa kế. Một số học giả còn đưa ra nhiều luận điểm cho rằng thời hạn này nên được kéo dài tới 100 năm với mục đích để 4 đời trong gia đình một người nông dân đều có thể làm chủ, khai thác, hưởng lợi trên mảnh đất đó, để đảm bảo vật quyền của người nông đân đối với đất canh tác là thực sự toàn diện và triệt để. Vấn đề nổi cộm nhất hiện nay ở Trung quốc liên quan đến đất đai là việc Nhà nước tiến hành thu lại đất từ người dân (tất nhiên là có bồi hoàn) để bán lại cho các nhà thầu xây dựng nhà cửa, các công trình khác. Nhiều học giả cho rằng, trong quan hệ này, người dân vừa mất đất đai, lại vừa mất công việc làm ăn của họ; nhà thầu là người kinh doanh kiếm lợi; còn Nhà nước chỉ là người trung gian nhưng lại hưởng rất nhiều lợi ích từ việc thu tiền bán đất cho các nhà thầu. Vậy cần có qui định như thế nào để đảm bảo người dân cũng có quyền bình đẳng tham gia vào quá trình thương lượng này vì quyền lợi của họ? Cũng liên quan đến vấn đề này, ở một số địa phương, chính quyền còn lợi dụng để bán nhiều hơn đất thuộc sở hữu tập thể của các cộng đồng dân cư nông thôn cho các nhà thầu. Kết quả là đã gây ra một số hậu quả nghiêm trọng về mặt kinh tế - xã hội. Chính quyền trung ương thậm chí đã phải ra lệnh ngừng và hủy bỏ nhiều trường hợp bán đất dạng này ở các địa phương. Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, lập pháp về sở hữu của Trung Quốc cũng có nhiều biến đổi rất quan trọng. Quyền sở hữu cá nhân được mở rộng rất nhiều. Điều này rất khác với trước kia, bên cạnh quyền sở hữu các tư liệu sinh hoạt rất nghèo nàn theo bối cảnh xã hội, luật chỉ cho phép họ sở hữu một số công cụ sản xuất nhất định. Hiện tại, có nhiều chủ doanh nghiệp Trung Quốc giàu lên rất nhanh với giá trị tài sản nhiều khi là vô cùng lớn. Họ lại góp phần tạo ra rất nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Nếu luật không có những qui định thích ứng bảo hộ tài sản của họ, họ có thể tìm cách di dời tài sản ra nước ngoài. Điều này càng quan trọng hơn khi Trung Quốc đang đồng thời thực hiện chính sách thu hút đầu tư nước ngoài. Bởi vì, suy cho cùng thì mục đích tối cao của luật pháp về sở hữu là dành cho người sở hữu quyền lựa chọn cách thức sử dụng tài sản gắn với quyền tự do kinh doanh. Điều này lại có quan hệ chặt chẽ với việc thiết lập và thực hiện hợp đồng. Do đó, tôn chỉ của Trung Quốc khi xây dựng Luật hợp đồng 1999 là phải đảm bảo cao nhất quyền tự do hợp đồng. Không ai được phép can dự vào quan hệ hợp đồng giữa các bên. Người Trung Quốc có quyền tự hào về sự tiến bộ của luật hợp đồng này. Nó được đánh giá rất cao từ nhiều nước khác. Thực tế Luật hợp đồng Trung Quốc thu hút nhiều thành quả lập pháp từ nhiều nước tiên tiến trên thế giới.

Các kiến nghị từ phía các học giả về vấn đề lập pháp quyền sở hữu phải bảo vệ công bằng mọi loại hình sở hữu cũng đang được xem xét từ phía cơ quan lập pháp. Nhiều ý kiến cho rằng, trong thời đại hiện nay, ở bất kỳ quốc gia nào cũng cần thừa nhận tính thiêng liêng của mọi hình thức sở hữu, chúng đều cần được bảo vệ như nhau trước pháp luật. Tất nhiên, điều đó không có nghĩa là quyền sở hữu cá nhân là bất khả xâm phạm trong tất cả các trường hợp (ví dụ trong những trường hợp khẩn cấp vì lợi ích chung của cả xã hội).

Về luật hợp đồng năm 1999, khi soạn thỏa văn bản này, tư tưởng chủ đạo là phải bảo hộ việc xúc tiến các quan hệ giao dịch. Do đó, vấn đề được chú trọng nhất trong văn bản này thuộc về nội dung của hợp đồng, không phải về hình thức hợp đồng. Không có một điều khoản nào của luật này hàm chứa quy định mang tính bắt buộc về hình thức hợp đồng. Nghĩa là vấn đề hình thức hợp đồng nhìn chung được nhìn nhận dưới góc độ không làm ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng. Thậm chí ngay cả trong trường hợp hình thức hợp đồng không phù hợp với quy định pháp luật hoặc với ý định ban đầu của hai bên, nhưng một bên đã tiến hành thực hiện hợp đồng, thì hợp đồng vẫn có hiệu lực. Luật hợp đồng cũng không có quy định bắt buộc các bên phải công chứng văn bản hợp đồng. Những qui định đó đều xuất phát từ sự tuân thủ nguyên tắc tự do hợp đồng. Con người có quyền không chỉ tự do thỏa thuận về nội dung hợp đồng mà còn tự do lựa chọn hình thức của hợp đồng nữa. Bên cạnh đó, các bên xác lập hợp đồng cũng có quyền tự do thỏa thuận về việc có công chứng hợp đồng hay không.

Về vấn đề đăng ký vật quyền: ở Trung Quốc, chỉ đăng ký quyền sử dụng đất, nhà ở, các vật kiến trúc khác và do hai cơ quan khác nhau (cơ quan quản lý nhà nước về đất đai và cơ quan quản lý nhà ở từ cấp quận huyện trở lên) thực hiện. Mục đích chính của việc đăng ký này là nhằm công khai hóa các thông tin về bất động sản và các tài sản khác phải đăng ký. Do chúng thường là những tài sản có giá trị lớn và có ý nghĩa hết sức lớn lao trong đời sống của người dân. Các thông tin về tài sản đã được đăng ký có thể được tra cứu tương đối dễ dàng. Tuy nhiên, không phải với bất kỳ lý do nào cũng có thể được phép tra cứu các thông tin này. Ví dụ, nếu một người không tiến hành các giao dịch về bất động sản thì không thể có lý do chính đáng để yêu cầu tra cứu thông tin về bất động sản của một người nào đó. Như vậy, cho thấy việc cung cấp thông tin chưa được rộng rãi. Ý nghĩa của đăng ký vật quyền: hoặc đăng ký là điều kiện để việc chuyển dịch vật quyền có hiệu lực , theo quan điểm của luật dân sự Đức; hoặc đăng ký là điều kiện để đối kháng với người thứ ba theo quan điểm của luật dân sự Pháp, Nhật Bản. Đa số các ý kiến ở Trung quốc đều nghiêng về quan điểm của luật dân sự Đức, đặc biệt khi tài sản đăng ký là bất động sản. Về cơ bản, các học giả Trung Quốc nhận xét rằng qui định của luật Đức có độ bảo đảm an toàn rất cao trong các giao dịch, do vậy luật Trung Quốc nên học hỏi nhiều từ luật Đức.

Về thẩm quyền giải thích luật, ở Trung Quốc thẩm quyền này chỉ thuộc về Quốc hội. Tòa án tối cao không có thẩm quyền này. Sự giải thích, hướng dẫn trong các văn bản của Tòa án tối cao chỉ nhằm áp dụng, vận dụng luật sao cho thống nhất. Tòa án tối cao Trung Quốc cũng không có thẩm quyền ban hành văn bản qui phạm pháp luật. Bên cạnh việc ban hành văn bản hướng dẫn xét xử, Tòa án tối cao cũng ban hành một số loại văn bản khác, chủ yếu mang tính chất hành chính, tổ chức nội bộ. Trong quá trình xét xử ở tòa án, nói chung các thẩm phán không cảm thấy khó khăn với các vấn đề mà luật có qui định. Với các khía cạnh mà luật chưa đề cập tới thì các thẩm phán có những lúng túng nhất định.

Liên quan tới thủ tục tố tụng cần áp dụng để giải quyết các vụ án, Trung Quốc đã ban hành được ba bộ luật tố tụng áp dụng cho ba loại vụ án khác nhau là Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật tố tụng dân sự và Bộ luật tố tụng hành chính.

Về việc xác định án lệ có phải là nguồn của luật dân sự hay không, nhìn chung, do Trung Quốc theo hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa, không phải luật án lệ như các nước Anh, Mỹ nên án lệ không được coi là nguồn để các thẩm phán áp dụng khi xét xử. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa cũng có những khiếm khuyết nhất định. Nhiều khi luật chưa có qui định điều chỉnh trực tiếp những quan hệ xã hội nào đó, nên trong một số trường hợp, một số phán quyết mang tính điển hình trong những vụ việc cụ thể trước đó có thể được xem là mẫu cho những vụ việc tương tự về sau. Thực chất thì điều này cũng mang tính chất án lệ, nhưng chúng có điểm khác biệt rất cơ bản so với án lệ. Vụ việc nào làm mẫu phải được Tòa án tối cao lựa chọn rất cẩn thận và phải được đăng tải ở công báo của ngành tòa án. Các thẩm phán xét xử các vụ kiện sau này cũng không được phép trích dẫn các vụ án mẫu như một tiền lệ trong bản án hoặc phán quyết của họ.

Về vai trò của Tòa án tối cao Trung Quốc trong hoạt động xây đựng và ban hành văn bản qui phạm pháp luật, do kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình áp dụng luật từ tòa án là hết sức phong phú, nên trong quá trình soạn thảo văn bản, Quốc hội Trung Quốc hết sức chú trọng sự đóng góp ý kiến từ phía Tòa án tối cao. Ngược lại, khi ban hành văn bản hướng dẫn áp dụng luật, Tòa án tối cao cũng thường tranh thủ ý kiến từ phía cơ quan lập pháp. Mối quan hệ giữa hai bên là rất mật thiết. Trong quá trình soạn thảo dự thảo bộ luậtt dân sự, nhiều thẩm phán của Tòa án tối cao cũng có trách nhiệm tham gia khởi thảo.

Về vấn đề bồi thường thiệt hại tinh thần, thực tiễn xét xử ở các tòa án Trung Quốc cũng gặp nhiều nan giải, đặc biệt liên quan tới việc xác định tiêu chí, phạm vi, căn cứ giải quyết bồi thường. Mặc dù Tòa án tối cao Trung Quốc cũng đã ra một văn bản hướng dẫn riêng về vấn đề này, nhưng vẫn còn khá chung chung. Một số vấn đề nảy sinh trong thực tiễn chưa được đề cập tới như sự xâm phạm quyền nhân cách giữa các bên có quan hệ hợp đồng có giải quyết bồi thường thiệt hại về tinh thần hay không; bồi thường thiệt hại về tinh thần như thế nào là thỏa đáng trong các vụ xâm phạm tính mạng, sức khỏe...

Hiện tại, Chính phủ Trung Quốc đề ra Chương trình xây dựng pháp luật cho đến năm 2010. Chương trình này bao gồm việc xây dựng và hoàn tất công tác soạn thảo nhiều văn bản pháp luật quan trọng. Kế hoạch thông qua Luật tài sản ( Luật Vật quyền) trong Bộ luật dân sự trong năm 2004 cũng nằm trong quá trình thực hiện mục tiêu đó, với xu hướng ban hành dần các văn bản đơn hành trước khi pháp điển hóa trong một Bộ luật thống nhất. Xây dựng Bộ luật Dân sự thống nhất là nhiệm vụ lớn của Trung quốc. Toàn bộ tiến trình này là một thách thức rất lớn với hoạt động và công tác lập pháp của Trung Quốc.

Về vấn đề bảo hộ tài sản của người nước ngoài có trên lãnh thổ Trung Quốc thì nói chung, khi người nước ngoài tuân thủ pháp luật Trung Quốc, có tài sản hợp pháp phù hợp với pháp luật Trung Quốc, thì tài sản của họ phải được bảo hộ theo pháp luật Trung Quốc. Người nước ngoài cũng được bảo hộ quyền sở hữu, quyền thừa kế đối với bất động sản họ có ở Trung Quốc, trừ đất đai, bởi theo qui định của Hiến pháp, đất đai là loại tài sản thuộc sở hữu toàn dân. Hoa kiều ở nước ngoài cũng được bảo hộ quyền sở hữu đối với tài sản hợp pháp họ có trong nước ( bao gồm cả bất động sản). Điều này không có sự phân biệt giữa công dân Trung Quốc và Hoa kiều.

3. Đánh giá chung

Chiến lượt lập pháp ở Trung Quốc là rất rõ ràng, tuy có những phần được thực hiện tương đối dè dặt, thận trọng, thường xuất phát từ một số nguyên nhân quan trọng có liên quan nhiều đến thể chế chính trị. Cụ thể, những lĩnh vực ít liên quan đến thể chế họ làm trước (luật hợp đồng). Những gì liên quan nhiều đến thể chế họ làm cẩn trọng, dần dần (như trường hợp soạn thảo luật vật quyền, luật xâm phạm quyền cá nhân).

Hệ thống luật dân sự Trung Quốc nhìn chung rất tiến bộ, phù hợp với đặc điểm của các quan hệ xã hội đang diễn ra ở Trung quốc, nên hiệu quả điều chỉnh của chúng khá cao, ví dụ như trường hợp luật hợp đồng. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật này cũng có những hạn chế nhất định. Chẳng hạn, nhiều quy định còn mang tính chất chung chung, nhiều quan hệ xã hội mới phát sinh còn chưa được kịp thời điều chỉnh trong luật. Những thành quả và hạn chế này là những kinh nghiệm quý báu cần được nghiên cứu kỹ hơn để có thể chọn lọc, tham khảo trong quá trình sửa đổi Bộ luật dân sự của Việt Nam , đặc biệt là đối với phần quy định về tài sản và quyền sở hữu, nghĩa vụ và hợp đồng.

Một kinh nghiệm khác của Trung quốc trong quá trình soạn thảo văn bản pháp luật dân sự là, trước hết phải thống nhất về nhận thức, sau đó thể hiện thành hành động cụ thể, kết hợp với sự tham khảo, học tập kinh nghiệm lập pháp của một số nước khác. Thực tế Trung Quốc đã rất mạnh dạn trong việc nghiên cứu, tham khảo các văn bản luật của nước ngoài, phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của họ. Đồng thời, trong quá trình soạn thảo và ban hành văn bản, điểm quan trọng xuyên suốt, bao trùm là phải đảm bảo nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, tự do ý chí, công bằng giữa các chủ thể, hạn chế đến mức thấp nhất sự can thiệp của Nhà nước vào các quan hệ dân sự, ghi nhận cao nhất quyền tự quyết của các chủ thể trong các quan hệ dân sự .




Каталог: DuThao -> Lists -> DT TAILIEU COBAN -> Attachments
Attachments -> BỘ TƯ pháp số: 151 /bc-btp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Phần thứ nhất ĐÁnh giá TÌnh hình tổ chức thực hiện luật hợp tác xã NĂM 2003
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Danh mỤc LuẬt/NghỊ đỊnh thư cỦa các quỐc gia/khu vỰc đưỢc tham khẢo trong quá trình xây dỰng DỰ thẢo luật tài nguyên, môi trưỜng biỂn và hẢi đẢo
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 1- tình hình gia nhập công ước quốc tế về an toàn – vệ sinh lao động
Attachments -> BỘ TƯ pháp số: 104/bc-btp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 0.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương