BÁo cáo tổng hợp kinh nghiệm nưỚc ngoài a. Nhận xét chung


Một số chế định cơ bản của BLDS Pháp



tải về 0.51 Mb.
trang6/7
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích0.51 Mb.
#12935
1   2   3   4   5   6   7

2. Một số chế định cơ bản của BLDS Pháp

a) Các quy định liên quan đến sở hữu (SH) và tài sản

- Quyền sở hữu, Điều 544 BLDS Pháp quy định quyền SH là quyền hưởng dụng và định đoạt tài sản một cách tuyệt đối nhất, miễn là không sử dụng tài sản vào những việc pháp luật cấm. Đây là quyền quan trọng được quy định trong hiến pháp (Điều 2 và Điều 7), xác định đây là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Theo Công ước Châu âu thì tất cả thể nhân và pháp nhân đều có quyền SH và quyền này được tôn trọng. Quyền hưởng dụng là hưởng dụng lợi tức, hoa màu. Quyền định đoạt bao gồm quyền bán, cho, phá hủy… Tuy nhiên, chủ SH phải sử dụng tài sản theo quy định của hiến pháp và tôn trọng cộng đồng.

- Cách thức có được quyền SH thông qua việc đăng ký mà có quyền SH (không phải thông qua HĐ):

Một người đã SH nhưng không có giấy tờ nào chứng minh thì nếu anh ta đã chiếm hữu 30 năm đối với bất động sản hoặc 10 năm đối với động sản thì có thể đăng ký. Anh ta phải có vật đó  một cách liên tục, hòa bình, không tranh chấp. Ví dụ nếu anh ta đã sử dụng, khai thác mảnh đất trong một thời gian dài thì có thể đăng ký để có được quyền SH.

Ở Pháp không có chứng cứ chứng minh SH, không có sổ địa bạ như ở Đức. Pháp có công bố về SH đất đai nhưng chỉ có tác dụng đối kháng với người thứ 3 chứ không phải là giấy chứng nhận SH có giá trị chứng minh. Theo hệ thống của Pháp thì không có giấy chứng nhận đó vì nếu muốn có thì phải chứng minh được rằng những người trước đó mà đã trao cho mình mảnh đất cũng phải có quyền SH. Một người đến sống và khai khác mảnh đất không có nghĩa vụ phải chứng minh mà chỉ cần không có ai tranh chấp, đòi lại. Việc xem xét quyền SH thường chỉ xảy ra khi có tranh chấp, thông thường là các tranh chấp về ranh giới của 2 mảnh đất. Việc này sẽ do tòa sơ thẩm giải quyết.

Khi thực hiện quyền địa dịch mà bên được quyền địa dịch gây thiệt hại cho bên kia thì anh ta phải trả một khoản tiền và tiền đó do 2 bên thỏa thuận, nếu không thống nhất được thì thẩm phán sẽ mời thẩm định viên thẩm định giá trị và thẩm phán sẽ quyết định. Việc thực hiện quyền địa dịch phải hạn chế tối thiểu quyền của bên nhường địa dịch.

- Cơ quan đăng ký và trình tự, thủ tục đăng ký đối với trường hợp chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai đối với BĐS trên 30 năm

Pháp không có giấy chứng nhận quyền SH. Khi người nào muốn đăng ký thì họ chỉ cần đến phòng công chứng để làm thủ tục, tuy nhiên, việc công chứng không có giá trị như giấy chứng nhận (sổ đỏ) của VN hay của Đức. Sau khi có đăng ký mà có người đến tranh chấp thì sẽ phát sinh một vụ việc và tòa án sẽ giải quyết.



- Thời điểm chuyển giao quyền SH: Khi HĐ đã được ký và đã được công chứng thì người bán không còn quyền đối với TS nữa. Từ thời điểm HĐ được ký và công chứng thì người mua có quyền SH đối với TS đó, có quyền mang đi thế chấp hoặc bán TS.

b) Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, hợp đồng uỷ thác quản lý tài sản và bảo đảm bằng bất động sản

Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong BLDS Pháp gồm có 2 loại: bảo đảm đối nhân và bảo đảm đối vật.

+ Bảo đảm đối nhân gồm có bảo lãnh (một người đứng ra cam kết trả nợ cho người khác), bảo lãnh độc lập hay còn gọi là bảo đảm tự chủ (tự bỏ tiền ra để bảo đảm) và thư bảo trợ hay còn gọi là thư bày tỏ ý định bảo đảm (thư của công ty mẹ đứng ra bảo đảm cho các công ty con).

+ Bảo đảm đối vật gồm có bảo đảm bằng động sản (các quyền ưu tiên đối với động sản, cầm cố động sản hữu hình, cầm cố động sản vô hình, quyền sở hữu được bảo lưu hoặc chuyển giao để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ) và bảo đảm bằng bất động sản (các quyền ưu tiên đối với bất động sản, cầm cố bất động sản, thế chấp, quyền sở hữu được chuyển giao để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hay còn gọi là hợp đồng uỷ thác quản lý tài sản).



HĐ ủy thác quản lý TS

Khi soạn thảo các quy định về HĐ uỷ thác quản lý TS, Pháp đã rất chú trọng đến tính hiệu quả và tính cân bằng của các điều luật, cụ thể đó là:

- Về tính hiệu quả: để bảo đảm tính tự chủ, không thể thay đổi thì HĐ có bảo đảm tự chủ không được tuyên vô hiệu, người được bảo đảm luôn được hưởng khoản tiền bảo đảm. Về giao dịch đối vật: trước kia người mang vật ra bảo đảm không được giữ vật đó, ngày nay điểm mới là người đó vẫn được giữ để sử dụng vật. Danh sách vật bảo đảm được mở rộng, kể cả vật được hình thành trong tương lai, ví dụ tổng các xe hơi sẽ được sản xuất trong thời gian tới. Hình thức ủy thác quản lý TS như là hình thức bảo đảm được sử dụng nhiều, có thể là ĐS hoặc BĐS, có thể là toàn bộ TS, tương ứng với chế định Trust trong hệ thống luật án lệ (common law). Ngày nay danh sách này được mở rộng, có thể bảo đảm cho cả TS hình thành trong tương lai. Từ năm 2006-009 pháp luật Pháp đã có những điểm mới là: TS không cần phải giữ, TS ủy thác được lăp lại để bảo đảm cho nghĩa vụ trong một thời hạn. Trước đây những vật bảo đảm phải được bán đấu giá nếu con nợ không trả được nợ nhưng ngày nay thẩm phán có thể tuyên luôn đó là TS thuộc về chủ nợ mà không cần phải bán đấu giá.

- Về tính cân bằng: để cân bằng quyền lợi của chủ nợ và con nợ thì chính thức tự người bảo lãnh phải viết ra "… tôi đứng ra bảo lãnh trả nợ thay cho… trong thời hạn bao lâu, số tiền... trong thời gian bao lâu…" để trình bày chính thức ý chí của mình sẽ bảo lãnh cho người khác. Điều này là để bảo vệ chủ nợ. Để bảo vệ người đi vay thì chủ nợ có trách nhiệm trả lại tiền chênh giữa tiền bán TS và tiền vay.



Bảo đảm bằng bất động sản

Đối với bảo đảm bằng bất động sản, người nhận bảo đảm không có quyền sử dụng vật được mang đi bảo đảm mà chỉ có quyền thu hồi nếu người vay không trả được nợ. Người vay tiền mang vật ra để bảo đảm cho khoản vay của mình thì người cho vay có quyền ưu tiên đối với vật bảo đảm so với người khác. Một vật bảo đảm có thể bảo đảm cho nhiều khoản vay. Luật đưa ra thứ tự ưu tiên. Tùy từng trường hợp cụ thể, ví dụ ở Pháp người làm công ăn lương được ưu tiên hoặc con cái được ưu tiên trong việc lấy tiền cấp dưỡng hoặc Nhà nước được ưu tiên lấy tiền thuế. Vật bảo đảm là ĐS hoặc BĐS (thường được làm dưới hình thức thế chấp). Người cho vay thường đi đăng ký thế chấp, văn bản này phải được công chứng. Tất cả vật bảo đảm thường được nhận thế chấp thông qua văn bản công chứng. Ngày giao dịch được công nhận là ngày đăng ký tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm.

Nếu tài sản được thế chấp theo luật định thì ngày có giá trị không phải ngày đi đăng ký mà là ngày có văn bản công chứng. Ưu tiên thanh toán thuộc về bên cho vay tiền. Nếu thế chấp là thế chấp tư pháp thì khi có quyết định bồi thường về tiền, người có quyết định đó có thể mang đi thế chấp. Một tài sản có thể bảo đảm cho nhiều khoản vay khác nhau ở các ngân hàng khác nhau vì hệ thống đăng ký là hệ thống chung cho nên ai cũng có thể truy cập, tìm hiểu thông tin về tài sản đó. Cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm là cơ quan của Bộ Kinh tế- tài chính. Những người thực hiện thế chấp làm giấy tờ tại văn phòng công chứng và công chứng viên là người phải làm thủ tục đăng ký.

c) Pháp luật về hợp đồng (HĐ)

Trước đây BLDS Pháp có một số điều về HĐ nhưng hiện nay nhiều loại HĐ này đã được phát triển và quy định trong một số luật riêng ví dụ như Luật lao động, Luật tiêu dùng... Pháp luật Pháp có sự phân biệt giữa HĐ dân sự và HĐ thương mại, tiêu dùng… Những HĐ về tiêu dùng là HĐ đặc biệt giữa cá nhân và những nhà chuyên môn - người cung cấp sản phẩm. Chính vì vậy, doanh nghiệp phải có 2 loại HĐ: HĐ với các đối tác khác và HĐ đối với người tiêu dùng.

Để bảo vệ người tiêu dùng – người yếu thế, pháp luật quy định doanh nghiệp phải thông báo đầy đủ về sản phẩm, điều nên làm và không nên làm. Pháp luật cấm không được quy định trong HĐ là không nên lựa chọn tòa án để giải quyết tranh chấp. Vấn đề bảo hành cũng phải được quy định cụ thể. Nhà nước kiểm tra chặt chẽ các HĐ mẫu và có một ủy ban luôn xem xét các HĐ mẫu.

- Về giao kết hợp đồng

Việc giao kết HĐ thường được chia làm các giai đoạn như:

+ Giai đoạn tiền HĐ: là giai đoạn khó, gọi là giai đoạn "màu xám". Luật không tạo điều kiện thuận lợi nhiều cho giai đoạn này nên luật sư phải dựa vào các tài liệu mà hệ thống luật án lệ thường sử dụng để xác định sự thống nhất của 2 bên. Ở giai đoạn này người ta thường chuẩn bị các tài liệu, công việc để đàm phán HĐ.

HĐ chính là văn bản tạo ra các quy định cho hai bên, nó là sự sáng tạo, tổ chức, sắp xếp công việc cho hai bên, bày tỏ ý chí của hai bên nhưng vẫn phải tính đến quyền lực của bên thứ 3 đó là ý chí của người làm luật.

Ý chí của các bên trong HĐ không được đi ngược lại với trật tự công, ví dụ HĐ không được vi phạm luật cạnh tranh của cả Pháp và cộng đồng châu âu.

+ Giai đoạn giao kết HĐ: việc bày tỏ ý chí của các bên phải kèm theo việc muốn làm và có khả năng làm được. Ví dụ: pháp nhân (PN) ký HĐ nhưng không phải PN đó ký mà phải có người có thẩm quyền ký và người đó phải có trách nhiệm thực hiện HĐ. Khi có giao kết HĐ giữa PN công và PN tư, HĐ thường thực hiện lâu, kéo dài, phải tính đến tính giá trị của người thay mặt PN công đứng ra ký HĐ.

Tất cả HĐ phải tuân theo quy định về việc xác lập HĐ. Khi HĐ đã được giao kết thì bước tiếp theo là hai bên phải thực hiện các cam kết mà mình đã đưa ra. HĐ là văn bản tạo ra luật cho hai bên nên phải thực hiện nghiêm túc, nếu không thì là vi phạm và phải chịu chế tài xử phạt. Chế tài xử phạt trong HĐ có hai loại: khiếu kiện ra tòa án để bắt bên kia bồi thường hoặc là trong HĐ đã đề ra chế tài xử phạt khi cam kết không được thực hiện.

Những hợp đồng có công chứng bặt buộc: thường là những HĐ quan trọng như bất động sản, HĐ về nhận con nuôi, hôn nhân, cho tặng TS hoặc cha mẹ chuyển giao tài sản cho con, các văn bản liên quan đến địa dịch cũng luôn phải được công chứng.

d) Trách nhiệm dân sự và trách nhiệm chứng minh lỗi, trách nhiệm bảo trợ, trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Trách nhiệm chứng minh lỗi

Theo pháp luật Pháp thì nguyên đơn có nghĩa vụ chứng minh là mình bị gây thiệt hại.



Trách nhiệm bảo trợ

Điều 1384 BLDS Pháp quy định trách nhiệm đối với người mà mình phải bảo trợ, ví dụ: trách nhiệm của bố mẹ với con, người chủ với người làm, giáo viên đối với học viên... Những người này chỉ được miễn trách nhiệm nếu chứng minh được việc gây ra thiệt hại là do nguyên nhân bất khả kháng.

Bộ luật pháp cũng quy định chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm trong trường hợp tài sản gây thiệt hại, theo Điều 1385: con vật gây hại thì chủ phải chịu trách nhiệm, Điều 1386: tòa nhà gây thiệt hại thì chủ nhà cũng phải chịu trách nhiệm.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Pháp luật thường quy định trách nhiệm cho người gây thiệt hại hoặc trách nhiệm của công ty bảo hiểm… Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi của con người gây ra và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra.

Nguyên tắc bồi thường toàn bộ thiệt hại và chỉ bồi thường các thiệt hại mà không phải chịu các khoản phạt khác, trong khi đó, luật Anh – Mỹ quy định ngoài bồi thường thiệt hại, bên gây thiệt hại còn có thể phải chịu một khoản phạt. Pháp đang xem xét xem có nên đưa điều đó vào luật không.

VI. PHÁP LUẬT DÂN SỰ TRUNG QUỐC

1. Một số thành tựu cơ bản của pháp luật dân sự Trung Quốc

Luật dân sự Trung Quốc được phát triển từ năm 1950, trong đó tính đến năm 1980 đã có ba lần tiến hành cải cách, nhưng nhìn chung, các lần cải cách này đều không đáp ứng được yêu cầu phát triển của các quan hệ kinh tế -xã hội thời kỳ đó. Phải tới những năm 1980, luật dân sự Trung Quốc mới thật sự có sự phát triển chính thức. Cho đến nay thành tựu phát triển của lĩnh vực pháp lý này là rất to lớn. Cụ thể, có thể nhắc tới một số thành tựu tiêu biểu như:

- Lý luận để soi đường cho các chính sách và quy định pháp luật dân sự đã trở nên ngày càng sáng tỏ;

- Các văn bản pháp luật dân sự ngày càng đầy đủ và hoàn thiện. Sự sửa đổi luật dân sự cơ bản và mang lại kết quả cao nhất diễn ra trong năm 1986 với sự tập trung nhấn mạnh chủ thể quyền dân sự, các nguyên tắc cơ bản trong việc thực hiện quyền dân sự. Trên cơ sở đó, trong năm 1986 này, Nhà nước Trung Quốc đã ban hành được một văn bản pháp luật dân sự rất quan trọng, đó là Luật về Những nguyên tắc cơ bản của luật dân sự Trung Quốc (gọi tắt là Thông tắc của luật dân sự) và Luật hợp đồng 1999. Hai văn bản này không chỉ được đánh giá rất cao ở Trung Quốc mà còn ở nhiều nước khác. Vai trò của các học giả trong quá trình xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật dân sự cũng được đánh giá cao;

- Nhiều ý kiến, quan điểm xác đáng của các học giả trong quá trình xây dựng các văn bản luật đều được chuyển hóa thành các quy phạm pháp luật. Các quy định pháp luật dân sự nhìn chung là khá tương thích với các quan hệ xã hội được điều chỉnh, đặc biệt là các quan hệ giao dịch và kinh doanh. Bởi vì song song với tiến trình cải cách kinh tế, việc tạo lập một hành lang pháp lý an toàn để bảo vệ các quan hệ xã hội là hết sức quan trọng và cần thiết.

2. Bất cập, hạn chế của pháp luật dân sự Trung Quốc

Tuy nhiên, hệ thống pháp luật dân sự Trung Quốc, cũng có một số bất cập và hạn chế:

- Chưa xây dựng được một hệ thống các quy phạm pháp luật đầy đủ và toàn diện cho các quan hệ dân sự nói chung, trong đó có quan hệ vật quyền. Thực tế, ngay từ năm 1999, cùng với việc ban hành luật hợp đồng, Trung Quốc cũng đã có sự tập trung rất lớn để soạn thảo luật vật quyền. Nhưng kế hoạch này đã phải kéo dài đến tận năm 2004 do một vài khó khăn rất lớn trong việc đưa ra các qui định về chế độ và hình thức sở hữu, đây là những vấn đề liên quan trực tiếp tới chế độ chính trị của quốc gia;

- Nhiều văn bản luật dân sự đã ban hành còn có những mâu thuẫn, những điểm không thống nhất, chồng chéo với nhau. Yêu cầu soạn thảo Bộ luật dân sự thống nhất cũng đã trở nên rất bức xúc, nhưng trước mắt cũng chưa thể pháp điển hóa ngay được bộ luật dân sự mà phải lập kế hoạch ban hành luật vật quyền trước tiên, sau đó lần lượt là các luật khác, rồi kết hợp với các luật đã được ban hành trước đó để thống nhất thành bộ luật dân sự khi các điều kiện đã chín muồi;

- Trong việc xây dựng luật vật quyền nhiều khó khăn phát sinh bởi quá trình thay đổi, chuyển đổi nền kinh tế . Nhiều học giả cho rằng Trung Quốc vẫn cần thay đổi trong nhận thức về vấn đề bảo vệ quyền sở hữu cá nhân ( bao gồm cả pháp nhân – trong lĩnh vực tư). Sự chuẩn bị ban hành luật vật quyền cũng nhằm khẳng định rõ ràng về mặt pháp lý sự bảo vệ quyền dân sự từ phía Nhà nước, tránh sự xâm phạm trái pháp luật của các cơ quan công quyền tới tư quyền của người dân. Trong tương lai, khi ban hành Bộ luật dân sự, phải công nhận sự bình đẳng giữa các chủ thể trong quan hệ dân sự, tôn trọng hoàn toàn quyền tự quyết của họ, khẳng định bảo vệ bằng pháp luật các quyền cá nhân, đặc biệt là quyền đối với tài sản hợp pháp. Thực tế là nếu không đảm bảo sự bình đẳng giữa các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế trong giao dịch, trong hoạt động kinh tế thì không thể đảm bảo cho nền kinh tế thị trường phát triển. Sự xóa bỏ ngành luật kinh tế trong hệ thống pháp luật và tòa kinh tế trong hệ thống tòa án là một vấn đề thực tiễn sinh động phản ánh trung thực quá trình phát triển kinh tế thị trường của Trung quốc.

3. Một số nội dung cơ bản của pháp luật dân sự Trung Quốc

a) Khái quát về phát luật dân sự Trung Quốc

Cho đến tháng 12/2002, một khung pháp luật (Bộ luật Dân sự trong tương lai) đã được xây dựng với cơ cấu gồm 9 phần lớn. Mỗi phần này là một luật điều chỉnh một loại quan hệ dân sự như luật tài sản, luật hợp đồng, luật hôn nhân, luật thừa kế… Tại dự thảo này, tinh thần của các nguyên tắc cơ bản từ Thông tắc 1986 hầu như vẫn được giữ nguyên. Ban soạn thảo đang rất cố gắng để đến cuối năm nay có thể trình Quốc hội thông qua phần về luật vật quyền ( hoặc là luật tài sản) là phần quan trọng nhất. Các phần khác sẽ lần lượt được tính đến trong những năm tiếp theo.

Về dự thảo luật vật quyền (luật tài sản). Một số nội dung của Thông tắc 1986 đã được thu hút vào luật này. Theo dự thảo, nội dung quyền sở hữu bao gồm chiếm hữu, sử dụng, hưởng lợi và định đoạt. Định nghĩa chung về quyền sở hữu, dù đã được thể hiện phần nào từ khi ban hành Thông tắc 1986, nhưng cho đến nay thực sự vẫn rất khó khăn để có một khái niệm chuẩn xác về nó. Về các doanh nghiệp mhà nước, dự thảo xây dựng khái niệm quyền tài sản doanh nghiệp. Qui định về quyền sử dụng đất chiếm một vị trí quan trọng trong dự thảo, bởi ở Trung Quốc, cũng giống như ở Việt Nam, chế độ sở hữu toàn dân về đất đai đã được qui định trong Hiến pháp.

Trong 9 phần lớn của toàn bộ dự thảo văn bản luật dân sự, cũng đã có sự cân nhắc rất nhiều về việc có nên qui định quyền sở hữu trí tuệ trong văn bản này như một vài nước khác đã làm hay không. Hiện nay, vấn đề này được giải quyết theo hướng: do tính chất của tài sản trí tuệ rất khác so với tài sản vật chất thông thường, nên chúng cần được qui định riêng. Song những nguyên tắc chung về quyền sở hữu trí tuệ với tư cách là một quyền dân sự vẫn được quy định trong luật dân sự. Từ nhiều năm nay, Trung Quốc đã lần lượt ban hành từng đạo luật trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ này như Luật bản quyền, Luật sáng chế, Luật nhãn hiệu thương mại…

Trong quá trình xây dựng và phát triển pháp luật dân sự, Trung Quốc rất chú ý tham khảo, học hỏi kinh nghiệm từ nhiều nước trên thế giới, đặc biệt những nước có hệ thống pháp luật phát triển như Pháp, Đức, Nhật Bản, Mỹ, Thụy Điển và cả Việt Nam… Bài học quan trọng rút ra trong quá trình học hỏi này là phải vận dụng kinh nghiệm nước ngoài phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh riêng của đất nước Trung quốc. Các cuộc trưng cầu ý kiến từ phía các học giả, các cơ quan, đoàn thể, hiệp hội cũng được coi trọng tổ chức. Năm 1992, Hiến pháp Trung Quốc được sửa đổi lần đầu tiên đã khẳng định tầm quan trọng sống còn của việc tiếp tục xây dựng và phát triển kinh tế thị trường. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của luật dân sự để khẳng định vai trò, vị thế vô cùng quan trọng của luật dân sự trong hệ thống pháp luật Trung Quốc. Một trong những vấn đề được quan tâm nhất hiện nay trong giới học giả Trung Quốc, đặc biệt là tại Viện Luật, là việc xác định vị thế của luật dân sự trong hệ thống pháp luật Trung Quốc đương đại. Trung Quốc đã chuyển sang phát triển kinh tế thị trường từ nhiều năm nay, quan điểm và thực tế xây dựng pháp luật đã có nhiều thay đổi rất rõ nét so với trước kia. Theo đó, hệ thống pháp luật được phân biệt thành luật công và luật tư. Luật dân sự được xác định là luật tư gốc. Đây là vấn đề vô cùng cơ bản để xác định không gian phát triển riêng của luật dân sự.

Một vấn đề nổi cộm khác cũng đang được tranh luận rất nhiều tại Trung Quốc hiện nay liên quan tới việc xây dựng hệ thống các chương, điều trong cơ cấu của dự thảo bộ luật dân sự. Có hai khía cạnh được quan tâm nhất ở đây. Khía cạnh thứ nhất gắn với quan điểm xác định nguyên tắc xây dựng và ban hành văn bản pháp luật phải phù hợp với đặc điểm của quan hệ xã hội mà luật điều chỉnh. Trên cơ sở đó, cần phải tìm ra và sử dụng một kỹ thuật lập pháp phù hợp, ghi nhận rõ ràng về mặt pháp lý luật dân sự thuộc ngành luật tư và là luật tư gốc; cũng như cần có quy định phù hợp nhằm giải quyết đúng đắn mối xung đột lợi ích giữa công quyền và tư quyền trong nhiều quan hệ dân sự. Điều này sẽ trả lời câu hỏi luật dân sự có công nhận triệt để các quyền của cá nhân hay không, lợi ích của cá nhân và các vấn đề thuộc về tư quyền cần được mở rộng đến mức độ nào? Khía cạnh thứ hai là việc xác định chủ thể của luật dân sự. Chủ thể này bao gồm cá nhân và pháp nhân. Về lý luận và thực tiễn, cần phải xuất phát từ quyền lợi tự nhiên cần được bảo vệ của chủ thể để qui định về vấn đề chủ thể .

Bên cạnh các vấn đề nêu trên, vấn đề nhận thức cũng ảnh hưởng rất nhiều đến lập pháp dân sự. Trước kia, nhiều qui định pháp luật dân sự chủ yếu phản ánh và tuyên truyền cho quan điểm chính trị, bỏ qua hoặc không quan tâm nhiều đến một khía cạnh rất quan trọng khác là qui định pháp luật, đặc biệt là pháp luật dân sự, phải phù hợp với đặc điểm của các quan hệ xã hội mà luật điều chỉnh.Sự chuyển biến rõ nét và quan trọng nhất, đặc biệt là gắn với sự chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường ở Trung Quốc, trước hết bắt đầu từ nhận thức. Nhận thức đúng đắn sẽ dẫn đến xác lập, hoạch định chính sách phù hợp với thực tế xã hội. Do nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung đã tồn tại trong một thời gian khá dài ở Trung Quốc, nên hiện tại, nhận thức của người dân về tự do cá nhân ( tất nhiên phải trong khuôn khổ pháp luật) cũng chưa hoàn toàn đầy đủ và đúng mức. Trước kia, hầu như chỉ quốc gia mới có quyền sở hữu tài sản ( là tư liệu sản xuất) với phạm vi rất rộng, theo quan niệm diện tài sản công hữu càng rộng thì càng thể hiện triệt để tính chất của chế độ XHCN. Người dân khi đó có thể nói chẳng có tài sản gì đáng kể. Đến nay, trong điều kiện mới, tài sản và sở hữu cá nhân được quan tâm hơn bao giờ hết phù hợp với sự đổi mới về nhận thức: không có tài sản, cá nhân không thể tiến hành các giao dịch ( về tài sản); xã hội xã hội chủ nghĩa không thể là sự xoá bỏ hoặc hạn chế sở hữu cá nhân.

Về việc giải quyết vấn đề chủ thể của luật dân sự, các học giả Trung Quốc cho rằng trước hết phải giải quyết các vấn đề liên quan tới sở hữu nói chung, sở hữu cá nhân nói riêng. Vì vậy, hệ thống pháp luật dân sự của Trung Quốc đã thực sự ghi nhận về quyền sở hữu cá nhân trước hết với tính chất là một quyền khách quan. Theo học thuyết của Mác thì sở hữu cá nhân, sở hữu tập thể và các hình thức sở hữu khác cùng tồn tại trong một xã hội, khi xã hội phát triển đến chế độ công sản chủ nghĩa thì các hình thái sở hữu này sẽ tự tiêu vong. Tuy nhiên, sự tiêu vong đó phải dựa trên cơ sở tài sản xã hội và tài sản cá nhân hết sức dồi dào, phong phú, con người sống trong xã hội không còn nhu cầu sở hữu riêng, sở hữu cá nhân bị xóa nhòa trong sở hữu chung của xã hội. Trong điều kiện hiện tại ở Trung Quốc, sở hữu cá nhân được xác định là vấn đề mang tính nền tảng xã hội. Ngay từ những ngày đầu của công cuộc đổi mới, mở cửa nền kinh tế, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã đưa ra mục tiêu phải giải quyết sở hữu cá nhân gắn với thực hiện công bằng xã hội. Bản chất của kinh tế thị trường gắn với tính hiệu quả trong công việc, trong hoạt động kinh tế. Đồng thời, kinh tế thị trường phải kết hợp được tính hiệu quả với tính công bằng. Quan điểm trên đã dẫn tới một sự chuyển biến rất quan trọng trong quá trình lập pháp dân sự. Đó là làm thế nào để có những qui định phù hợp về sở hữu mà vẫn giữ nguyên được tính chất của sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể nhưng lại có sự chuyển đổi tài sản từ hai loại hình sở hữu này sang sở hữu cá nhân ở những mức độ, phạm vi nhất định?. Quan điểm đó cũng được thể hiện ngay cả trong việc sử dụng thuật ngữ “luật vật quyền” để nhấn mạnh quyền của cá nhân đối với tài sản. Trung Quốc ngày nay đang cố gắng để chuyển rất nhiều loại tài sản chỉ thuộc sở hữu toàn dân trước kia sang tay người dân để họ thực hiện quyền làm chủ đích thực. Trong sự phân biệt hệ thống pháp luật thành công pháp và tư pháp, các học giả Trung Quốc có sự thống nhất quan điểm sâu sắc. Ngay từ năm 1996, Quốc hội Trung Quốc đã chính thức bắt đầu sử dụng các thuật ngữ này trong một số văn bản pháp luật. Thực tế, trong cơ cấu của hệ thống tòa án, trước kia có tòa kinh tế, hiện nay toà này đã bị xóa bỏ và chức năng của tòa dân sự được mở rộng rất nhiều. Điều này phù hợp với quan điểm phân biệt luật công và luật tư .



b. Một số nội dung cụ thể trong pháp luật dân sự Trung Quốc

Về chế độ sở hữu, quản lý đối với tài sản nhà nước, có học giả cho rằng đây là vấn đề thuộc về công pháp. Do đó, nó nên được qui định trong văn bản khác, không phải trong các văn bản dân sự. Điều này thể hiện mối quan hệ phức tạp trong luật dân sự, nhiều khi phải có những qui định ưu tiên bảo hộ lợi ích nhà nước mà bỏ qua hoặc xem nhẹ lợi ích cá nhân. Ví dụ rất rõ để chứng minh luận điểm này xuất hiện nhiều trong quá trình quản lý, sử dụng đất đai thuộc sở hữu toàn dân, nhà nước cần thu lại đất (có bồi hoàn) từ phía người dân đang sử dụng và người dân hoàn toàn có thể bị thiệt thòi. Trong mối quan hệ này, nhiều khi làm xuất hiện mâu thuẫn giữa quyền lợi nhà nước, tập thể và cá nhân. Trong khi mâu thuẫn này hầu như lại không xuất hiện ở những nước tồn tại chế độ sở hữu tư nhân về đất đai. Chúng thường chỉ tồn tại ở những nước công hữu đất đai như Trung Quốc, Việt Nam - đặc biệt là ở Trung Quốc với một diện tích đất đai rất rộng lớn.

Bên cạnh đó, cũng có những vấn đề phức tạp khác phát sinh trong việc xác định các hình thức sở hữu. Chẳng hạn, trong một doanh nghiệp có sự tham gia góp vốn đa dạng của cả cá nhân, cả nhà tư bản nước ngoài và cả công ty của nhà nước thì việc xác định loại hình sở hữu của doanh nghiệp đó là rất khó khăn.

Dự thảo luật vật quyền Trung Quốc bao gồm 4 phần:



Каталог: DuThao -> Lists -> DT TAILIEU COBAN -> Attachments
Attachments -> BỘ TƯ pháp số: 151 /bc-btp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Phần thứ nhất ĐÁnh giá TÌnh hình tổ chức thực hiện luật hợp tác xã NĂM 2003
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Danh mỤc LuẬt/NghỊ đỊnh thư cỦa các quỐc gia/khu vỰc đưỢc tham khẢo trong quá trình xây dỰng DỰ thẢo luật tài nguyên, môi trưỜng biỂn và hẢi đẢo
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 1- tình hình gia nhập công ước quốc tế về an toàn – vệ sinh lao động
Attachments -> BỘ TƯ pháp số: 104/bc-btp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 0.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương