BÁo cáo nghiên cứu khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nông sản chính của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập afta



tải về 1.25 Mb.
trang3/10
Chuyển đổi dữ liệu20.07.2016
Kích1.25 Mb.
#2098
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

Nguồn: Vụ Kế hoạch, Bộ Nông nghiệp&PTNT. 2005
Chất lượng của các nông sản xuất khẩu cũng được cải thiện đáng kể. Chênh lệch giá giữa hàng xuất khẩu của Việt Nam và giá xuất khẩu của các nước khác được thu hẹp dần. Nhiều năm trước, giá xuất khẩu gạo của Việt Nam thấp hơn giá xuất khẩu gạo tương ứng của Thái lan tới 80-100 USD/tấn, tuy nhiên mức chênh lệch giá giảm xuống còn 10-20 USD/tấn.
Việc tham gia ngày càng sâu rộng kinh tế khu vực và quốc tế sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam, và qua đó ảnh sâu rộng dến đời sống kinh tế của toàn xã hội. Một mặt, gia nhập các tổ chức kinh tế và tham gia các hiệp định thương mại song phương và đa phương sẽ tạo cơ hội cho Việt Nam phát huy lợi thế so sánh, giải quyết được trở ngại lớn nhất đang cản trở sức phát triển của sản xuất nông nghiệp là sự hạn chế về thị trường xuất khẩu, mặt khác hội nhập đồng nghĩa với mở cửa, trong hoàn cảnh trình độ sản xuất nông nghiệp còn thấp kém, công nghiệp chế biến còn non trẻ, phải chấp nhận cạnh tranh trên nhiều lĩnh vực chưa đủ mạnh là một thách thức to lớn cho nông nghiệp Việt Nam.

Hình 3.2. Tỷ trọng thị trường xuất khẩu nông sản của Việt Nam năm 2003 (%)



Nguồn: Tổng cục Hải quan, 2005
Nông lâm sản của Việt Nam được xuất khẩu tới hơn 80 nước trên thế giới. Một số nông sản đã có bạn hàng dài hạn và nhiều thị trường lớn. Thị trường lớn nhất của nông sản Việt Nam là Châu á, tuy nhiên tỷ trọng của thị trường châu Âu và Bắc Mỹ cũng tăng đáng kể. Hiện nay, gạo Việt Nam được bán tới trên 30 nước trên toàn thế giới trong đó hơn nửa là tới các nước ASEAN (khoảng trên 50%). Các nước châu á khác chiếm khoảng 15%, châu Âu chiếm 20%, Mỹ chiếm 4%. Đối với mặt hàng cà phê, thị trường lớn nhất của cà phê Việt Nam là châu Âu, chiếm trên 50% lượng xuất khẩu. Các thị trường đáng kể khác là ASEAN khoảng 20%, Mỹ với trên 14%. Đối với hạt điều, thị trường xuất khẩu lớn nhất là Trung quốc với 50%, rồi đến Ôxtrâylia với 16,1%, Mỹ với 15,4% và châu Âu với 9,7%. Trung quốc cũng là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam chiếm tới gần 50. Châu Âu nhập 27,7% lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam, các nước ASEAN chiếm 15,2%. Hai thị trường xuất khẩu chè chủ yếu của Việt Nam là Đài loan (37,2%) và Irac (37,1%). Đối với hồ tiêu, các nước ASEAN nhập tới 61% tổng lượng xuất khẩu, trong khi châu Âu chiếm 15,2%, các nước châu Á khác với 12,7%. Đối với các nông sản khác như rau quả và lâm sản, các nước ở châu á cũng là thị trường xuất khẩu chính.


    1. Tổng quan nông nghiệp và thương mại nông sản các nước ASEAN




      1. Nông nghiệp các nước ASEAN

Cho đến nay, bất chấp những tổn thất to lớn do cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực 1997 gây ra, ASEAN vẫn tiếp tục khẳng định được thế và lực kinh tế đã xác lập được sau khoảng 2 thập niên tăng trưởng "thần kỳ". Mặc dù thế và lực này chủ yếu là kết quả của sự nỗ lực quốc gia riêng lẻ, trước hết và chủ yếu là nhờ các nước ASEAN - 6, song sự tồn tại của ASEAN lại giúp tạo dựng hình ảnh của một khu vực kinh tế tăng trưởng nhanh, quy mô thị trường lớn (đồ thị 1, 2 và 3) và nhờ đó, có sức hấp dẫn cao đối với toàn thế giới. So với nhiều khu vực khác, nhất là khu vực các nước đang phát triển, sự kết hợp của hai yếu tố đó: thực lực quốc gia + hình ảnh khối liên kết thực sự là một lợi thế phát triển to lớn của ASEAN. Trên thực tế, ASEAN đã tận dụng lợi thế này khá có kết quả để củng cố vai trò của mình trong các quan hệ chính trị, ngoại giao quốc tế; còn trong lĩnh vực kinh tế, kết quả không thể hiện rõ như vậy.


Các số liệu tổng quát trên đều chứng tỏ quy mô kinh tế của ASEAN là khá lớn. Số dân đông (hơn 520 triệu người), sản xuất ra khối lượng GDP không nhỏ 542,9 tỷ , thị trường tiêu dùng có dung lượng lên tới 320 tỷ USD năm 2000 và tốc độ tăng trưởng bình quân khu vực thuộc loại cao trên thế giới là những chỉ số chứng tỏ ASEAN có tiềm năng phát triển và sức hấp dẫn đầu tư - thương mại lớn đến mức khó có thể nghi ngờ.



Hộp 3.1. Những lợi thế của ASEAN

  • ASEAN có tiềm năng và lợi thế phát triển tự nhiên không nhỏ. Khu vực này có các nguồn lực cơ bản dồi dào, bao gồm dầu mỏ, gỗ, cây công nghiệp, cây lương thực và thuỷ sản. Đây là cơ sở để các thành viên ASEAN trở thành những nhà sản xuất có vị thế toàn cầu.

  • 7 thành viên ASEAN có các nguồn dầu và khí đốt dồi dào. Indonesia, Brunei nằm trong số 5 nước sản xuất dẫn đầu thế giới về khí đốt hoá lỏng. Tính tổng cộng, ASEAN kiểm soát 40% tổng nguồn cung dầu lửa và khí đốt trong khu vực châu á - Thái Bình dương. Riêng hai loại sản phẩm này hàng năm mang lại cho khu vực 45-50 tỷ USD.

  • Nhờ có các cánh rừng nhiệt đới, ASEAN cũng là nhà cung cấp gỗ và các sản phẩm gỗ lớn bậc nhất thế giới. ASEAN chiếm 19% thị phần thế giới về gỗ tròn; 10% về đồ gỗ nội thất; 12% về gỗ xẻ và 10% về gỗ vật liệu xây dựng.

  • ASEAN cũng nằm trong số những nhà cung cấp hàng đầu thế giới về dầu cọ, cà phê, cao su tự nhiên, gạo, bột sắn. ASEAN cũng là đối tác lớn hàng đầu về hàng thuỷ sản (đóng góp 10% sản lượng cá thế giới). Các sản phẩm thuỷ sản của ASEAN như tôm, cá có vị thế cạnh tranh rất lớn trên thị trường thế giới.




Đối với ngành nông nghiệp, trong nhiều năm qua sản xuất nông nghiệp của các nước ASEAN đã có những bước phát triển vượt bậc. Mặc dù chỉ chiếm có chiếm 8,3 % dân số thế giới nhưng các nước ASEAN cung cấp tới 38% tổng lượng gạo xuất khẩu thế giới trong khi vẫn đảm bảo mức cung cấp lương thực ngày càng cao cho nhu cầu tiêu thụ trong nước. Không những thế, các nước này còn chiếm tỷ lệ 84% cọ dầu, 89% cao su tự nhiên và nhiều nông lâm sản xuất khẩu khác trên thị trường thế giới.



Sở dĩ các nước ASEAN có được khả năng cung cấp lớn về nông lâm sản là vì các nước này có nhiều lợi thế về tài nguyên và xã hội. Lao động trong vùng nhiều và có trình độ văn hóa cao và có kinh nghiệm, tập quán sản xuất nông lâm ngư nghiệp từ lâu đời. Nhiều nước có giá ngày công lao động rẻ so với mức bình quân thế giới như Việt Nam, Indonesia, Lào. Mặc dù mật độ dân số bình quân các nước khá cao nhưng nhiều nước vẫn có quĩ đất canh tác khá dồi dào; ví dụ Thái lan có 0,64 ha nông nghiệp /đầu người, Malaysia có 1,76 ha nông nghiệp /đầu người. Các nước ASEAN có một đội ngũ cán bộ khoa học và mạng lưới viện nghiên cứu, trường đại học nông lâm nghiệp khá mạnh, có Viện nghiên cứu lúa Quốc tế đóng tại Philipin, bởi vậy tiềm năng về khoa học kỹ thuật trong vùng là rất lớn.
Toàn vùng nằm trong vùng nhiệt đới, trừ miền Bắc Việt Nam, hầu hết các nước khác không chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh. Với nhiệt lượng dồi dào sản xuất nông nghiệp có thể tiến hành quanh năm. Đất đai trong vùng phì nhiêu với nhiều đồng bằng như Đồng Bằng sông Mê kông, đồng bằng sông Chaopraya phù hợp cho việc sản xuất lúa và nuôi trồng thủy sản và các cao nguyên rộng lớn thích hợp phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả. Bên cạnh các thế mạnh sẵn có về tự nhiên, xã hội nêu trên, các nước ASEAN đều đầu tư cho nông nghiệp theo hai mục tiêu chính: tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu và đảm bảo an ninh lương thực.

Bảng 3.5. Một số số liệu các nước ASEAN năm 2003




GDP (triệu USD)

GDP Nông nghiệp (triệu USD)

Tỷ trọng nông nghiệp trong nền kinh tế (%)

Tỷ trọng lao động nông nghiệp (%)

Singapore

91341

94

0,1

0,2

Malaixia

103161

9767

9,5

13,8

Thái Lan

143179

13970

9,8

44,1

Inđônêxia

191890

31816

16,6

41,9

Việt Nam

39047

8524

21,8

55,1

Campuchia

3969

1500

37,2

65,7

Lào

2110

1025

48,6

88,0

Nguồn: ADB, 2004

Giữa các nước ASEAN có sự chênh lệch về trình độ phát triển khá lớn. Singapore đã là nước phát triển, các nước như Malaixia, Thái Lan hay Inđônêxia đang tăng trưởng nhanh theo hướng công nghiệp hoá, tỷ trọng nông nghiệp và lao động nông nghiệp trong nền kinh tế còn nhỏ. So sánh với các nước trong khu vực, Việt Nam có tỷ trọng nông nghiệp trong nền kinh tế khá cao 22% và tỷ lệ lao động nông nghiệp vẫn ở trên 50%.


Đối với ASEAN, tiềm năng phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và lương thực nói riêng còn rất cao. Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp có tưới còn thấp (4,5% ở Malaysia, 15% ở Indonesia, 17% ở Lào và Philipin) nếu tỷ lệ này được mở rộng, qui mô và chất lượng sản xuất nông nghiệp sẽ tăng đáng kể. Theo số liệu GDP nông nghiệp và xuất khẩu nông sản thì trong khối ASEAN các nước như Malaixia, Thái Lan, Inđônêxia và Việt Nam có nền nông nghiệp hướng về xuất khẩu khá mạnh. Những nước này có thế mạnh tương đồng ở một số mặt hàng nông sản như gạo đối với Thái Lan, Việt Nam, hạt tiêu đối với Việt Nam và Inđônêxia, cà phê của Việt Nam và Inđônêxia, cao su của Việt Nam, Thái Lan, Inđônêxia, Malaixia…
Bảng 3.6. Sản lượng một số cây trồng chính của một số nước Đông Nam Á năm 2003 (nghìn tấn)

 

Gạo

Hạt tiêu

Điều

Cà phê

Cao su

Dầu cọ

Mía đường

Malaixia

2258

22

13

40

986

13355

41

Thái Lan

27241

9

23

60

2506




81488

Inđônêxia

52078

67

90

702




4225

2078

Việt Nam

34518

70

637

810

565




14500

Nguồn: FAO và Tổng cục Thống kê
Đối với mặt hàng gạo, hiện tại, tổng sản lượng gạo trong vùng khoảng trên 100 triệu tấn năm trong khi nhu cầu toàn vùng khoảng 80 triệu tấn. Khả năng mở rộng sản xuất của Việt Nam và Mianmar còn khá đáng kể. Sau nguy cơ thiếu lương thực do khủng hoảng kinh tế năm 1997, các nước trong vùng đều chăm lo hơn đến việc phát triển sản xuất nông nghiệp và cố gắng đảm bảo an ninh lương thực cho từng nước và cho cả vùng. Nếu có định hướng đầu tư đúng, có sự phối hợp nhịp nhàng, nhất định các nước ASEAN sẽ trở thành nhóm nước có thế mạnh rõ rệt về nông lâm sản trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong các quốc gia ASEAN, Thái Lan là nước có nền nông nghiệp mạnh nhất. Hiện nay Thái Lan đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo, sản xuất và xuất khẩu cao su, tôm sú, đứng thứ ba về xuất khẩu đường. Đối với Inđônêxia, khi khủng hoảng bắt đầu xảy ra, Inđônêxia cũng loại bỏ các quy định thương mại đối với một số hàng nông sản chính, trừ mặt hàng gạo vì lý do xã hội, loại bỏ độc quyền buôn bán và giảm thuế xuất khẩu đối với gỗ. Tuy nhiên do đồng Rupiah của Inđônêxia giảm giá làm cho giá hàng nhập khẩu tăng lên nên Inđônêxia vẫn phải tiến hành trợ cấp để ổn định giá trong nước, đặc biệt đối với một số thực phẩm chủ yếu như gạo và dầu ăn.
Sau khủng hoảng, đồng Rupiah giảm giá, tăng mạnh giá nhập khẩu. Thay đổi này làm một số mặt hàng nông sản của Inđônêxia chuyển từ không có lợi thế thành có lợi thế cạnh tranh, dẫn đến nông dân tăng sản xuất. Kết quả là Inđônêxia có thể tự túc một số mặt hàng nông sản như lúa mì, bột mì, dầu và có dư để xuất khẩu. Tình trạng trên dẫn đến thiếu hụt trong nước và làm tăng lạm phát nếu các nhà kinh doanh xuất khẩu các mặt hàng trên ra nước ngoài. Để khắc phục khó khăn này, Chính phủ Inđônêxia tạm thời ban hành quy định cấm xuất khẩu các mặt hàng gạo, lúa mì, bột mì, dầu cọ và các hàng hoá thiết yếu khác. Kể từ tháng 12 năm 1998 Inđônêxia đã chuyển những quy định này thành thuế xuất khẩu.


      1. Thương mại nông sản của các nước ASEAN

Theo WTO, hiện nay xuất khẩu nội khối của ASEAn là 105 tỷ USD, chiếm khoảng chừng 1,4% trong tổng xuất khẩu toàn cầu. Giai đoạn 1995-2003, mặc dù về mặt tuyệt đối giá trị xuất khẩu trong nội khối của các nước ASEAN tăng lên, song tỷ trọng của nó so với tổng kim ngạch xuất khẩu của khối ra thị trường toàn cầu lại có xu hướng giảm, từ 25% xuống còn 23%.


Hình 3.3. Một số số liệu về thương mại của ASEAN



Nguồn: www.wto.org
Trong những năm qua, thương mại giữa Việt Nam và các nước trong khu vực tăng. Giai đoạn 1995-2004, xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường ASEAN tăng từ 1,1 lên 3,8 tỷ USD, và nhập khẩu tăng từ 2,3 lên 7,7 tỷ USD. Tuy nhiên xét về tỷ trọng lại có xu hướng giảm xuống. Giai đoạn 1995-2004, tỷ trọng thị trường xuất khẩu sang ASEAN giảm từ 20 xuống còn 14% và nhập khẩu giảm từ 29 xuống 24%.
Bảng 3.7. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với ASEAN

Năm

Xuất khẩu

(tỷ US$)


Nhập khẩu

(Tỷ US$)


(1)

(2)

(3)

(4)

(5)




Kim ng¹ch

Tû träng

Kim ng¹ch

Tû träng

1995

1,112

20,4%

2,378

29,1%

1996

1,364

18,8%

2,788

24%

1997

1,911

20,8%

3,166

27,3

1998

2,372

25,3%

3,749

32,6

1999

2,463

21,3%

3,288

28%

2000

2,612

18%

4,519

29%

2001

2,551

17%

4,226

26,1%

2002

2,426

14,5%

4,770

24,2%

2003

2,958

14,7%

5,957

24%

2004

3,874

14,6%

7,766

24,7%

Nguồn: Bộ Thương mại
Vì nằm trên cùng một khu vực nhiệt đới nên các nước ASEAN có thế mạnh tương tự nhau về các mặt hàng nông sản xuất khẩu. Những nước có sản xuất nông nghiệp mạnh như Thái Lan, Inđônêxia, Malaixia, Việt Nam đều xuất khẩu mạnh một trong các sản phẩm như hạt tiêu, điều, cà phê, cao su. Ngoài ra Inđônêxia và Malaixia lại mạnh về xuất khẩu dầu cọ. Nếu nhìn vào kim ngạch xuất khẩu thì Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu của một số nông sản thuộc diện cao trong khu vực và có mặt ở hầu hết các mặt hàng nông sản quan trọng, chỉ trừ đối với mặt hàng dầu cọ.
Bảng 3.8. Kim ngạch xuất khẩu một số nông sản chính của các nước ASEAN năm 2003 (nghìn USD)

 

Gạo

Hạt tiêu

Điều

Cà phê

Cao su

Malaixia

1673

33097

5

1977

3581000

Thái Lan

1828480

1293

24

4200




Inđônêxia




93445

36968

259107

840000

Việt Nam

947000

1480000

425000

616000

565000

Campuchia

1456

53




32




Lào










10973




Nguồn: FAO

Hình 3.4. Kim ngạch xuất khẩu nông sản và kim ngạch xuất khẩu nông sản của 1 người dân nông thôn của một số nước Đông Nam Á năm 2002



Nguồn: Tính toán từ số liệu của ADB, 2004
Tuy nhiên, nếu nhìn vào xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong tương quan của khu vực thì có thể thấy rằng kim ngạch còn kém so với các nước có nền nông nghiệp mạnh. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam khoảng chừng 4 tỷ USD/năm chỉ tương đương với Philippin, trong khi đó Inđônêxia là 10 tỷ USD, Malaixia là 13 tỷ USD và Thái Lan là 15 tỷ USD. Số liệu vĩ mô cho thấy nông nghiệp Việt Nam là một nền nông nghiệp hướng về xuất khẩu tuy nhiên hiệu quả còn chưa cao. Kim ngạch xuất khẩu nông sản trên 1 đầu dân nông thôn thì của Việt Nam chỉ có chừng 46 USD/năm, còn kém hơn cả Phillipin một nước không phải có lợi thế trong sản xuất nông nghiệp là 67 USD/năm, và Inđônêxia 78 USD/năm, còn kém xa Thái Lan 300 USD/năm và Malaixia 1000 USD/năm.

Hình 3.5. Tỷ trọng thị trường xuất khẩu nông sản của Việt Nam (%)





Каталог: images -> 2006
2006 -> Lúa gạo Việt Nam Giới thiệu
2006 -> Nghiªn cøu triÓn väng quan hÖ kinh tÕ th­¬ng m¹i viÖt nam – trung quèc ViÖn nghiªn cøu th­¬ng m¹i 2000 Lêi nãi ®Çu
2006 -> B¸o c¸o tæng kÕt ®Ò Tµi
2006 -> NGÀnh lúa gạo việt nam nguyễn Ngọc Quế Trần Đình Thao Hà Nội, 5-2004 MỤc lụC
2006 -> Hµ Néi, th¸ng 10 n¨m 2006
2006 -> §inh Xun Tïng Vò träng B×nh TrÇn c ng Th¾ng Hµ NéI, th¸ng 12 N¡M 2003
2006 -> Nhãm nghiªn cøu: Hoµng Thuý b ng (M. Sc) NguyÔn V¨n NghÖ (mba) Lª Hoµng Tïng
2006 -> PHÁt triển hệ thống tín dụng nông thôN Ở việt nam1
2006 -> ¶nh h­ëng cña viÖc Trung Quèc vµo wto vµ mét sè bµi häc cho ViÖt Nam1
2006 -> Bé n ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n ng th n B¸o c¸o tæng quan ngµnh chÌ viÖt Nam

tải về 1.25 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương