BÁo cáo nghiên cứu khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nông sản chính của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập afta


Khả năng cạnh tranh trung bình theo DRC



tải về 1.25 Mb.
trang10/10
Chuyển đổi dữ liệu20.07.2016
Kích1.25 Mb.
#2098
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Khả năng cạnh tranh trung bình theo DRC

Nghiên cứu khả năng cạnh tranh theochỉ số DRC với số liệu năm 2004 cho thấy với DRC =0.9, cho thấy Việt Nam vẫn có lợi và có khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu tuy nhiên khả năng cạnh tranh của dứa là thấp hơn so với các mặt hàng khác.

Hình 5.44. DRC của một số mặt hàng năm 2003



Thiếu thương hiệu mạnh


Hiện nay, khoảng 90% nông sản Việt Nam xuất khẩu dưới thương hiệu nước ngoài. Điều này làm Việt Nam mỗi năm mất đi hàng trăm triệu USD11.

Sự phụ thuộc thương hiệu vào khách hàng làm cho các doanh nghiệp phải bán giá thấp, nhiều khi bị ép giá. Tình trạng này không chỉ đối với rau qủa mà còn đối với nhiều nông sản khác. Chính sự không có thương hiệu làm cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của chúng ta hàng năm mất đi hàng triệu USD.



Hộp 5.2. Việt nam mất hàng trăm triệu USD mỗi năm vì không thương hiệu

90% nông sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường nước ngoài phải qua trung gian dưới những thương hiệu của các nước khác nên người tiêu dùng thế giới vẫn chưa biết nhiều về những nét đặc thù của nông sản Việt Nam.

 

Xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt Nam đang là vấn đề cấp bách nhằm giảm thiệt hại cho nông dân, doanh nghiệp và nâng cao vị thế của của nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.



 

Hiện nay, Việt Nam là quốc gia đứng đầu thế giới về xuất khẩu hạt tiêu, thứ hai về cà phê và các sản phẩm khác như điều, chè và xuất khẩu thủy sản đều ở mức cao trên thế giới. Tuy nhiên, theo Bộ NN - PTNT, hầu hết các mặt hàng nông sản, thực phẩm của Việt Nam xuất ra nước ngoài đều được bán dưới dạng thô hoặc sơ chế nên chưa tạo giá trị cao để tăng lợi nhuận cho nông dân. Thêm vào đó, trên 90% nông sản Việt Nam xuất ra thị trường nước ngoài là chưa có thương hiệu. Theo tiến sĩ Võ Mai, Chủ tịch Hiệp hội trái cây Việt Nam, điều này khiến nước ta thất thu hàng trăm triệu USD mỗi năm.




Hầu hết rau quả xuất khẩu của ta còn chưa có nhãn hiệu.

Nguyên nhân của tình trạng trên, theo Bộ NN - PTNN và Cục Sở hữu trí tuệ, là do các doanh nghiệp chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của thương hiệu, vẫn còn quan niệm “hữu xạ tự nhiên hương”, thiếu thông tin thị trường cũng như không rõ về thủ tục, chi phí đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ và thương hiệu.

Phát biểu tại hội thảo, các đại biểu cho rằng việc xây dựng thương hiệu nông sản phải đầu tư toàn diện, có chiến lược phát triển lâu dài và sự kết hợp đồng bộ của tất cả các khâu từ việc chọn lựa giống, trồng trọt, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch. Việc này đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà nông, nhà khoa học, nhà truyền thông, doanh nghiệp và Nhà nước. Điều quan trọng khác là những sản phẩm nông sản phải tạo được một “linh hồn” gắn liền với lịch sử và truyền thống văn hóa của địa phương. Thêm vào đó, Việt Nam cần xác định được ưu thế của những nông sản mũi nhọn ở từng khu vực, từng loại hàng hóa để phát huy thế mạnh và tạo sự độc quyền trên thị trường quốc tế (VietNamNet 22/11/2003)


Chính vì không có thương hiệu và thương hiệu chưa mạnh nên hàng Việt Nam có khả năng cạnh tranh rất yếu. Chính vì vậy, bài toán lâu dài thì các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam phải từng bước xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình.

Hộp 5.3. Hàng VN kém cạnh tranh tại Mỹ vì thương hiệu chưa mạnh

"Mỹ luôn là thị trường tiềm năng và thực tế đang là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên phần lớn hàng hóa của nước ta vào đây đều phải qua trung gian hoặc dưới dạng gia công cho các đối tác nước ngoài do chưa có thương hiệu hoặc thương hiệu chưa đủ mạnh".

Phó cục trưởng Cục Xúc tiến (Bộ Thương mại) Đỗ Thắng Hải đã khẳng định với VnExpress như vậy bên lề hội thảo "Xuất khẩu sang Mỹ, vấn đề thương hiệu và an toàn thực phẩm" sáng nay, tại Hà Nội. Cũng theo ông Hải, do chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về xây dựng và bảo hộ thương hiệu, các doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt tại nhiều nước chứ không chỉ thị trường Mỹ.

Luật sư Cash Hamrick (Công ty trading Corporation) khuyên các doanh nghiệp Việt Nam nên đăng ký thương hiệu khi có ý định làm ăn tại thị trường Mỹ. Bởi theo ông, việc hợp thức hóa thương hiệu tại đây sẽ mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi thế cạnh tranh, thậm chí còn giúp thu hút đầu tư dễ dàng hơn. Ngay cả việc chỉ đăng ký thương hiệu (dù chưa được công nhận) cũng mang lại quyền ưu tiên cho doanh nghiệp đối với thương hiệu đó.

Bên cạnh thương hiệu, vấn đề được doanh nghiệp quan tâm nhiều nhất tại hội thảo là những yêu cầu nghiêm ngặt của Mỹ liên quan tới an toàn vệ sinh thực phẩm. Theo các luật sư của trading Corporation, ngoài những quy định chung, doanh nghiệp chế biến thực phẩm xuất khẩu Việt Nam phải hết sức chú ý tới Đạo luật An toàn Y tế công cộng và Chuẩn bị phản ứng Khủng bố Sinh học mà quốc hội Mỹ vừa thông qua. Dù phải đến 13/12/2003, đạo luật này mới có hiệu lực, nhưng Washington yêu cầu tất cả các cơ sở sản xuất, chế biến, đóng gói, phân phối, tiếp nhận và bảo quản thực phẩm cho người tiêu dùng hoặc thú vật ở Mỹ đều phải tiến hành đăng ký với Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) trước ngày 12/12. Việc đăng ký phải đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan tới tên, địa chỉ hoạt động của mỗi cơ sở (và các thương hiệu) mà người đăng ký điều hành kinh doanh, cũng như các loại thực phẩm mà cơ sở xử lý. Riêng các doanh nghiệp nước ngoài còn phải đăng ký tên người đại diện tại Mỹ...



Thiếu các hiệp định thương mại

Hiệp định thương mại Việt Mỹ đã thúc đẩy mạnh buôn bán giữa hai nước. Kể từ khi ký hiệp định, xuất khẩu nông sản nói chung và dứa nói riêng sang Mỹ đã tăng lên nhanh chóng. Điều này cho thấy những lợi thế từ việc ký kết cac hiệp định thương mại tạo hành lang thông thoáng cho sản phẩm Việt Nam xâm nhập vào các thị trường nước ngoài. Việc Thái Lan và Trung Quốc ký hiệp định buôn bán rau quả đã làm cho xuất khẩu của Việt nam sang Trung Quốc giảm mạnh, ảnh hưởng rất lớn tới tình hình xuất khẩu quả chung của Việt Nam do Trung Quốc là thị trường chính của Việt Nam.



Sau khi ký hiệp định với Trung Quốc, thuế nhập khẩu quả từ Thái Lan chỉ còn 5% năm 2003 và là 0% năm 2004, trong khi đó thuế nhập khẩu quả của Việt Nam sang Trung Quốc trung bình từ 12% đến 24%. Sự chênh lệch này mang lại khó khăn không it cho các nhà xuất khẩu Việt Nam

      1. Phân tích SWOT

Điểm mạnh

  • Đặc điểm khí hậu đa dạng và thích hợp cho sản xuất rau quả

  • Sản phẩm phong phú

  • Hỗ trợ từ Chính phủ

  • Thu được nhiều lợi nhuận hơn sản xuất cây lương thực

  • Cầu trong nước lớn, đặc biệt đối với rau quả tươi

Điểm yếu

  • Thiếu các hiệp định thương mại song phương

  • Thiếu SPS với các nước nhập khẩu lớn như Trung Quốc

  • Chất lượng thấp và không đồng đều

  • Thiếu nguyên liệu cho chế biến

  • Chưa có thương hiệu mạnh

  • Phương tiện cất trữ và dịch vụ thương mại kém

  • Thiếu kỹ năng thương mại và quảng cáo

  • Cơ sở hạ tầng kém

  • Các hộ chế biến lạc hậu và nhỏ

  • Chưa có giám sát kỹ thuật và hệ thống kiểm duyệt

  • Không có khu vực tập trung chuyên canh

  • Bệnh tật

Cơ hội

  • Cầu thị trường trong nước và thế giới tăng

  • Chương trình hỗ trợ từ Chính phủ

  • Gần các thị trường lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Singapore

  • Đất thích hợp cho sản xuất hoa quả còn có thể mở rộng

  • Năng suất chế biến còn lớn

  • Tăng đầu tư cho khoa học kỹ thuật của Chính phủ

Thách thức

  • Cạnh tranh từ các nước xuất khẩu khác (Thái Lan) trên cả thị trường trong và ngoài nước

  • Xuất khẩu sang thị trường chính (Trung Quốc) giảm

  • Thiên tai (hạn hán, lũ lụt)

  • Sử dụng quá mức thuốc trừ sâu và phân bón

  • Cơ sở hạ tầng nghèo nàn



    1. Kết luận

Nghiên cứu khả năng cạnh tranh của một số mặt hàng nông sản Việt Nam trong bối cảnh hội nhập có thể rút ra một số kết luận sau:

  • Việt Nam có lợi thế mạnh trong xuất khẩu gạo, nhất là ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay, Việt Nam có lợi thế năng suất cao, giá thành sản xuất thấp. Hơn nữa, lúa gạo là nông sản mũi nhọn và được sự quan tâm rất lớn của Nhà nước và cố gắng giữ ổn định diện tích. Xuất khẩu gạo của Việt Nam ngày càng chiếm lĩnh thị trường thế giới. Tuy nhiên, Việt Nam cịu sự cạnh tranh rất mạnh từ nước xuất khẩu hàng đầu thế giới là Thái Lan.

Nhìn chung việc thực hiện CEPT sẽ có ảnh hưởng ít nhiều trong thị trường nội địa, nhập khẩu gạo chất lượng cao từ Thái Lan sẽ tăng lên tuy nhiên sẽ không có ảnh hưởng nhiều đến cung cầu trong nước. Sự cạnh tranh mạnh đối với Thái Lan là ở thị trường xuất khẩu.

Bên cạn đó, có hai nước có tiềm năng xuất khẩu mạnh là Myanmar và Camphuchia. Hai nước này có thể sẽ là những đối thủ cạnh tranh mạnh về xuất khẩu gạo của Việt Nam và cả Thái Lan trong tương lại.

Một vấn đề nữa còn tồn tại đối với sản phẩm lúa gạo là hiện nay tỷ lệ hao hụt quá cao và điều này mang lại tổn thất rất lớn. Hơn nữa nhìn chung thương hiệu gạo của Việt Nam chưa có, ảnh hưởng ít nhiều đến gía trị xuất khẩu.

Một khó khăn nữa đối với ngành lúa gạo Việt Nam là dù đang là nước xuất khẩu gạo nhất nhì thế giới nhưng Việt Nam không chủ động được giống lúa, hàng năm phải nhập một lượng giống khá lớn từ nước ngoài, chủ yếu là Trung Quốc. Đây thực sự là những thách thức lớn và ảnh hưởng không nhỏ tới mức cung gạo.



  • Nhìn chung khi thực hiện việc cắt giảm thuế quan trong AFTA, ngành chăn nuôi lợn không chịu sự ảnh hưởng mạnh. Mặc dù hiện nay Việt Nam không có lợi thế trong xuất khẩu thịt lợn nhưng sự cạnh tranh cũng sẽ không mạnh do có một số nguyên nhân sau:

  • Sự phát triển chăn nuôi trong nước cũng đang phát triển khá mạnh, sự tăng trưởng nhanh này ngày càng đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước. Với mức thu nhập dân cư đang tăng lên, việc tập trung vào thị trường nội địa là hướng phát triển tốt. Trong khi đó các nước trong khối ASEAN không phát triển mạnh chăn nuôi lợn, vì thế áp lực cạnh tranh trên sân nhà không nhiều. Tuy nhiên để có thể đẩy mạnh xuất khẩu sang các nước này cũng không hẳn dễ dàng do sản phẩm thịt lợn của Việt Nam còn nhiều hạn chế (giá thành cao, chất lượng chưa đáp ứng nhu cầu) và do thói quen tiêu dùng của các nước trong khu vực không tiêu thụ sản phẩm thịt lợn nhiều.

  • Do thói quen tiêu dùng thịt tươi của người dân Việt Nam. Hiện nay có một số sản phẩm nhập ngoại phân phối qua siêu thị (đóng gói sẵn, đông lạnh) nhưng cũng không đươc người tiêu dùng ưa thích. Việc tiêu thụ các sản phẩm tươi là thói quen của người Việt Nam vì thế những snả phẩm đông lạnh nhập khẩu khó cạnh tranh. Hơn nữa việc mua bán qua sieu thị chưa phải là thói quen của người Việt Nam vì thế lượng hàng tiêu thụ qua kênh này còn rất hạn chế.



  • Đối với sản phẩm thịt gà sẽ chịu sự cạnh tranh mạnh từ Thái Lan. Hiện nay, hiệu quả sản xuất gà của Việt Nam thấp hơn nhiều so với Thái LaN, giá thành của Việt Nam cao hơn. Tuy nhiên trong ngắn hạn chưa phải là vấn đề lớn do thói quen tiêu dùng gà giống nội và sản phẩm tươi sống (không qua đông lạnh). Nhưng nếu trong dài hạn khi giá thành của thịt gà Việt Nam đắt hơn, chất lượng lại không đảm bảo (nhất là xảy ra bệnh dịch), người tiêu dùng mất lòng tin sẽ chuyển sang sản phẩm nhập ngoại. Chính vì thế việc chăn nuôi những sản phẩm an toàn, xây dựng vùng chăn nuôi sạch bệnh là vấn đề rất cần thiết. Để thực hiện điều này thì vai trong của kiểm dịch là rất cần thiết.

  • Sản phẩm chè là sản phẩm ít chịu cạnh tranh nhất khi thực hiện cắt giảm thuế quan CEPT. Hiện nay, mức độ cạnh tranh của sản phẩm chè trong xuất khẩu ở mức trung bình. Vấn đề hiện nay là làm sao tăng cường khả năng cạnh tranh của sản phẩm chè trong những năm tới.

Khó khăn của ngành chè hiện nay còn rất nhiều từ khâu nguyên liệu (vườn chè giống cũ, năng suất thấp, chất lượng không đồng đều, dư lượng thuốc), đến chế biến (công nghệ thấp, môi trường bảo quản kém), và xuất khẩu (chủ yếu xuất thô, phụ thuộc mạnh vào Tổng công ty chè, thị trường bất ổn do phụ thuộc vào một số thị trường chính như I rắc, thương hiệu chưa mạnh, năng lực tiếp thị của các doanh nghiệp nhà nước còn yếu …)

  • Đối với sản phẩm tiêu: Việt Nam là nước có lợi mạnh trong xuất khẩu tiêu.Việt Nam chịu sự cạnh tranh mạnh trong xuất khẩu tiêu từ Indonesia và Malaysia. Tuy nhiên, sự cạnh tranh chủ yếu diễn ra trên thị trường xuất khẩu. Để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, duy trì và phát triển xuất khẩu cần tập trung mạnh vào khâu nguyên liệu và chế biến hơn nữa. Trong đó, việc phát triển vùng nguyên liệu tập trung không bị sâu bệnh, và phát triển tiêu chế biến theo công nghệ cao (ASTA) là rất cần thiết.



  • Đối với sản phẩm dứa: đây là sản phẩm chịu sự cạnh tranh mạnh với các nước trong khối ASEAN. Tuy nhiên sự cạnh tranh này diễn ra mạnh ở bên thị trường xuất khẩu. Giá thành xuất khẩu của Việt Nam còn cao, thương hiệu yếu, chủ yếu vẫn xuất qua trung gian… Hiện nay, Việt Nam không có lợi thế mạnh trong xuất khẩu mặt hàng này. Tuy nhiên việc mở rộng ra các thị trường là thuận lợi giúp Việt Nam có thể phát triển, mở rộng sản xuất và xuât khẩu. Để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm dứa xuất khẩu Việt Nam cần chú ý cải thiện một số vấn đề sau:

  • Nâng cao áp dụng giống mới năng suất cao nhằm giảm giá thành nguyên liệu, tăng cường đầu tư cho áp dụng giống mới CAYEN.

  • Hỗ trợ tăng cường công tác xúc tiến thương mại, ký kết các hiệp định thương mại

  • Cải tiến hệ thống công nghệ chê biến, nâng cao chất lượng

  • Hỗ trợ nâng cao năng lực của các doanh nghiệp, nhất là các kiến thức hộ nhập.



1 Trong một cuộc phỏng vấn, Tham tán thương mại Thái Lan Somkia Saranapanichkul đã phát biểu:"Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn so với các nước ASEAN 6 khi thực sự bước vào AFTA. Xin đơn cử một ví dụ, chúng tôi nhập nhiều nhất từ Việt Nam những mặt hàng dầu thô, hải sản, vi tính, hàng điện tử. Còn những thứ mà Việt Nam có lợi thế xuất khẩu như hàng dệt may, giày dép, gạo, cà phê, hoa quả... thì chỉ vào Thái với số lượng vô cùng nhỏ. Lý do là Thái Lan hoàn toàn đứng vững trong các lĩnh vực này. Ngược lại Việt Nam lại nhập từ Thái Lan số lượng lớn linh kiện xe máy, máy móc công nghiệp nhẹ, nhựa, thép, vải, tân dược... 9 tháng đầu năm nay, Việt Nam nhập siêu của Thái Lan gần 480 triệu USD. Như vậy, sau khi hàng rào thuế quan được dỡ bỏ trong khuôn khổ AFTA, các nhà sản xuất Việt Nam chắc chắn bị ảnh hưởng rất lớn. Tuy nhiên, tác động chỉ thực sự mạnh mẽ từ năm 2004 và là bước ngoặt với Việt Nam vào 2006".Nguồn www.vnexpress.net 27/12/2002.

2 Danh mục hàng nông sản nhạy cảm của Việt Nam hiện có 89 dòng thuế (theo AHTN: biểu thuế quan hài hoà ASEAN). Dựa vào Nghị định thư trên, Bộ Tài chính dự kiến chuyển các mặt hàng nhạy cảm vào thực hiện CEPT trong 2 năm 2005 (46 mặt hàng) và 2006 (những mặt hàng còn lại).

3 FAO

4 Nguyễn Sinh Cúc, 2003

5 Bộ NN&PTNT, "Báo cáo Hội thảo Phát triển chăn nuôi và khoa học đến năm 2010", 1996.

6 Nguyễn Văn Cát, "báo cáo: Điều tra tình hình chủ trương Phát triển chăn nuôi", 2000 p.17

7 IAE

8 Báo cáo của MARD về dịch cúm gia cầm.

9 Trần Khắc Thi “Đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm dứa và cà chua trong hội nhập”, 2000.

10 Dứa khúc 20.0Z là loại hộp có trong lượng tinh là 565g, khác với loại hộp 30.0Z có trọng lượng 830g. Thường đơn vị xuất khẩu tính theo carton, gồm 24 hộp. Với loại 20.0Z, một tấn khoảng 74 carton, 1776 hộp.

11 VietNamNet 21 May 2005


Каталог: images -> 2006
2006 -> Lúa gạo Việt Nam Giới thiệu
2006 -> Nghiªn cøu triÓn väng quan hÖ kinh tÕ th­¬ng m¹i viÖt nam – trung quèc ViÖn nghiªn cøu th­¬ng m¹i 2000 Lêi nãi ®Çu
2006 -> B¸o c¸o tæng kÕt ®Ò Tµi
2006 -> NGÀnh lúa gạo việt nam nguyễn Ngọc Quế Trần Đình Thao Hà Nội, 5-2004 MỤc lụC
2006 -> Hµ Néi, th¸ng 10 n¨m 2006
2006 -> §inh Xun Tïng Vò träng B×nh TrÇn c ng Th¾ng Hµ NéI, th¸ng 12 N¡M 2003
2006 -> Nhãm nghiªn cøu: Hoµng Thuý b ng (M. Sc) NguyÔn V¨n NghÖ (mba) Lª Hoµng Tïng
2006 -> PHÁt triển hệ thống tín dụng nông thôN Ở việt nam1
2006 -> ¶nh h­ëng cña viÖc Trung Quèc vµo wto vµ mét sè bµi häc cho ViÖt Nam1
2006 -> Bé n ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n ng th n B¸o c¸o tæng quan ngµnh chÌ viÖt Nam

tải về 1.25 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương