BÁo cáo nghiên cứu khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nông sản chính của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập afta



tải về 1.25 Mb.
trang8/10
Chuyển đổi dữ liệu20.07.2016
Kích1.25 Mb.
#2098
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

Trong những năm qua, tăng trưởng trâu có xu hướng giảm xuống khi tốc độ cơ khí hóa nông nghiệp tăng lên. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng đàn bò của Việt Nam có xu hướng giảm dần. Tốc độ tăng trưởng đầu bò bình quân giaia đoạn 2001-2003 chỉ đạt 2.3%/năm; so với giai đoạn 1996-2003 là 2.6%/năm và giai đoạn 1991-1995 là 3.2%/năm.

Một sự thay đổi nữa trong xu hướng phát triển chăn nuôi của Việt Nam là sự tăng lên một số gia súc mới như dê cừu. Trong hơn 10 năm lại đây (1991-2002), tăng trưởng dê cừu khá cao đạt bình quân 4.4%/năm, cao hơn nhiều so với giai đoạn trước.

Bên cạnh phát triển chăn nuôi lấy thịt, trong những năm gần đây chăn nuôi lấy sữa cũng được quan tâm và đầu tư phát triển cung cấp sữa tươi cho tiêu dùng của nhân dân, nguyên liệu cho các nhà máy chế biến. Xu hướng phát triển bò sữa là một trong hướng chuyển đổi mới của ngành chăn nuôi. Hiện nay một số tỉnh như Đông nai, Thành Phố HCM, Sơn la, Lâm Đồng Hà Nội, Hà Tây đã tập trung phát triển được đàn bò sữa phục vụ nhu cầu tiêu thụ của người dân trong thành phố và thị xã.

Tuy nhiên, lượng sữa nhập khẩu vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nhu cầu sữa của Việt Nam, trên 90%. Chăn nuôi bò sữa trong dân hiện nay có lãi. Việt Nam đặt kế hoạch đến năm 2010, sản lượng sữa sản xuất trong nước sẽ đạt khoảng 500 ngàn tấn, chiếm 38% tiêu thụ cả nước. Khả năng phát triển bò sữa của Việt Nam thuận lợi, khó khăn chính hiện nay là thiếu giống tốt, thiếu vốn để đầu tư.

Mặc dù có nhiều đầu tư, quan tâm của Nhà nước nhưng chăn nuôi Việt Nam chưa trở thành ngành mạnh trong sản xuất nông nghiệp. Hơn 10 năm qua, giá trị sản phẩm chăn nuôi chỉ chiếm 17-20% trong tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp, chăn nuôi chưa có bước đột phá, phát triển một cách hiệu quả và toàn diện.

Sự phát triển mạnh sảnt xuất chăn nuôi trong thời gian qua nhờ sự tăng trưởng mạnh của thị trường trong nước.

Hình 5.7. Lượng thịt tiêu thụ bình quân (kg hơi/năm)

Hiện nay mức tiêu thụ chăn nuôi thịt của Việt Nam còn có sự chênh lêch giữa nông thôn và thành thị, giữa các nhóm thu nhập. Nhìn chung, mức tiêu thụ của các hộ thành thị gấp 1.5 lần so với các hộ nông thôn. Chênh lệch nhóm có thu nhập cao nhất và thấp nhất là khá cao (trên 3 lần)

Hình 5.8. Mức tiêu thụ thịt (kg/người/năm 2002)


Thành thị và nông thôn

Nhóm thu nhập





Nguồn: Trần Công Thắng, 2004

      1. Đánh giá khả năng cạnh tranh sản phẩm chăn nuôi



Năng suất chăn nuôi thấp

Nhìn chung năng suất chăn nuôi của Việt Nam rất thấp so với các nước trên thế giới. Đây là kết quả của mô hình chăn nuôi nhỏ, tận dụng, mức độ áp dụng các giống lai và ngoại kém thấp, kỹ thuật chăn nuôi chưa tốt. Mặc dù công tác giống của Việt Nam đã có nhiều sự hỗ trợ và được khá quan tâm, đặc biệt là việc lai tạo các giống lai, ngoại cho năng suất, chất lượng thịt cao nhưng đàn gia súc gia cầm Việt Nam vẫn cho năng suất thịt rất thấp.

Hiện nay, trọng lượng xuất chuồng trung bình của lợn chăn nuôi ở Việt Nam chỉ đạt trên 70 kg hơi (trong thời gian nuôi 6-8 tháng), nhưng của thế giới đã lên tới 100-120kg hơi (trong thời gian nuôi chỉ 5-6 tháng); trong lượng giết mổ trung bình của bò ở Việt Nam chỉ khoảng 300 kg hơi (trong thời gian nuôi 27 tháng), trong khi đó của thế giới là 500 kg hơi (trong thời gian nuôi 15 tháng)5.

Trong 10 năm qua sản lượng thịt chăn nuôi ở Việt Nam tăng khá nhanh nhưng chủ yếu là do tăng quy mô đàn chứ không phải do tăng năng suất. Sản lượng thịt bình quân/con/năm còn rất nhỏ. Những năm gần đây năng suất thịt có tăng lên so với giai đoạn trước nhưng đến năm 2002, sản lượng thịt lợn hơi bình quân/con chỉ đạt 71.4 kg, của gia cầm là 1.5 kg, của bò là 22,3 kg, và của trâu là 16.6 kg.





Bảng 5.7. Sản lượng thịt hơi ở Việt Nam (1990-2002)

Vùng

Sản lượng thịt bình quân/con (kg)

Tăng trưởng bình quân sản lượng thịt/con(%/năm)

1990

2002




1990-1995

1996-2002

1990-2002

Tây Bắc

26,4

26,9




1,36




0,27

0,72

Đông Bắc

46,2

56,0




-0,17




2,97

1,66

Đồng Bằng Sông Hồng

63,9

80,9




2,63




1,58

2,02

Bắc Trung Bộ

47,8

52,9




1,57




0,45

0,91

Duyên Hải Nam Trung Bộ

50,3

59,5




2,36




0,86

1,49

Tây Nguyên

45,5

53,8




2,54




1,07

1,68

Đông Nam Bộ

85,7

96,5




-1,25




2,89

1,17

Đồng Bằng Sông Cửu Long

92,9

110,8




-0,97




3,61

1,70

Cả nước

58,9

71,4




0,96




2,10

1,63

Nguồn: ICARD

Với phương thức chăn nuôi quy mô nhỏ, tỷ lệ áp dụng giống lai/ngoại còn thấp nên năng suất sinh sản gia súc gia cầm không cao. Sản lượng thịt bình quân/nái ở Việt Nam còn rất thấp so với mức bình quân trên thế giới. Một con lợn nái bình quân của Việt Nam mỗi năm chỉ cho 500 kg thịt hơi, trong khi bình quân trên thế giới đạt trên 1 tấn, có nước đạt 1.56 tấn thịt hơi/nái/năm6. Đông Nam bộ và ĐBSCL là những vùng có năng suất nái cao nhất, sản lượng thịt/nái ở Đông Nam bộ và ĐBSCL đạt 722 kg/năm và 744 kg/năm. Tây Bắc là vùng có năng suất nái thấp nhất, với sản lượng thịt hơi/nái chỉ đạt 158 kg/năm

Chi phí cao, hiệu quả chăn nuôi thấp

Nhìn chung chi phí sản xuất chăn nuôi của Việt Nam cao. Số liệu ước tính dưới đây cho thấy chi phí sản xuất gà và trứng của Việt Nam là khá cao so với các nước khác nhất là Thái Lan, Malaysia. Chi phí sản xuất một giỏ trứng của Việt Nam cao gấp 1.4 lần so với Thái Lan, Malaysia và lợi nhuận chỉ bằng một nửa so với Thái Lan.

Bảng 5.8. Chi phí sản xuất 1 giỏ trứng 18 kg (USD)




Giá 1 giỏ

Chi phí thức ăn

Tổng chi phí

Lợi nhuận

Indonesia

20.5

7.2

9.9

10.7

Malaysia

15.4

7.4

9.5

5.9

Philippin

19.7

10.9

14.9

4.9

Thái Lan

13.9

7.0

9.6

4.3

Việt Nam

15.9

9.2

13.7

2.2

Nguồn: World Poultry, No 1 Volume 16 2000

Bên cạnh đó chi phí trên 1 kg gà thịt ở Việt Nam cao gần gấp 2 lần so với Thái lan, gấp 1,5 lần so với Malaysia.

Bảng 5.9. Chi phí sản xuất gà con, gà thịt và thức ăn một số nước, năm 2002 (USD/kg)




Việt Nam

Thái Lan

Indonesia

Malaysia

Philippin

Gà con (usd/con)

0.46

0.16

0.38

0.21

0.27

Thức ăn gà con (usd/kg)

0.23

0.22

0.24

0.21

0.28

Thức ăn gà choai(usd/kg)

0.22

0.21

0.23

0.20

0.25

Thức ăn gà thịt (usd/kg)

0.21

0.20

-

-

0.20

chi phí/kg gà thịt

0.9

0.5

0.8

0.63

0.62

Giá thị trường/kg gà thịt

1.0

-

0.91

0.71

0.75

Nguồn: ASA Indonesia, 3/2003

Chi phí sản xuất của Việt Nam cao chủ yếu do giá thức ăn cao, giá nguyên liệu thức ăn cao. Thường giá nguyên liệu thức ăn gia súc của Việt Nam (ngô, đậu tương) cao hơn giá thế giới từ 30-40%. Tính trung bình trong giai đoạn 5 năm lại đây, giá ngô trong nước của Việt Nam cao hơn giá ngô thế giới 66USD/tấn7.



Hình 5.9. Giá ngô của Việt Nam và thế giới 1998-2003(USD/tấn)



Nguồn: ICARD

Tương tự, giá đậu tương của Việt Nam cũng khá cao so với giá đậu tương trên thị trường thế giới. Năm 2003, giá đậu tương trung bình của thế giới chỉ có 218 USD/tấn, trong khi đó giá trên thị trường trong nước của Việt Nam lên tới trên 400USD/tấn.

Sự thiếu hụt đậu tương, ngô cùng mức giá quá cao khiến hàng năm các nhà máy chế biến thức ăn phải nhập khẩu hàng ngàn tấn. Bên cạnh đó, theo đánh giá của các nhà máy chế biến thì chất lượng nguyên liệu nhập khẩu thường đồng đều hơn và họ có thể nhập lượng hàng lớn hơn.



Hình 5.10. Giá đậu tương của Việt Nam và thế giới 1998-2003 (USD/tấn)



Nguồn:CEG

Nhìn chung, người chăn nuôi lợn Việt Nam không mấy có lãi. Với hình thức chăn nuôi quy mô nhỏ, tận dụng, chi phí sản xuất cao, nông dân không thể có thu nhập cao. Theo điều tra năm 2004, chi phí sản xuất một kg thịt lợn hơi vào khoảng trên 12 ngàn đồng/kg. Theo các hộ chăn nuôi, chi phí sản xuất tăng lên so vưói những năm trước đây do giá thức ăn tăng lên, giá giống tăng lên và hộ chăn nuôi trú trọng hơn công tác thú ý, vệ sinh truồng trại…Với giá bán trung bình trên 14.000 đồng/kg, người chăn nuôi lợn lãi từ 1000-1400 đồng/kg. Kể từ khi dịch cúm gà bùng phát, người tiêu dùng đã phải đổi sang dùng thịt lợn làm cho giá thịt lợn tăng mạnh. Tuy nhiên, đây chỉ là trường hợp đặc biệt, dịch cúm gà là một thảm hoạ đối với người chăn nuôi gia cầm và ngành chăn nuôi nói chung.

Bảng 5.10. Chi phí sản xuất chăn nuôi lợn



Khoản mục

Giá trị (VND)

Tỷ trọng (%)

Chi phí sản xuất

12520

100.0

Giống

2500

20.0

Lao động

720

5.8

Thức ăn

8000

63.9

Thú y

500

4.0

Chuồng trại

200

1.6

Nguyên liệu khác

100

0.8

Chi phí khác

500

4.0

Giá bán/kg

14000




Lãi/kg

1480

 

Nguồn: khảo sát Hải Dương

Trong chi phí chăn nuôi lợn, chi phí dành cho thức ăn chiếm từ 65 – 70%. Tuy nhiên giá thức ăn ở Việt Nam lại quá cao so với giá thế giới. Do đó, chi phí chăn nuôi cao đã làm giảm khả năng cạnh tranh của thịt lợn Việt Nam, không tính đến khía cạnh chất lượng. Khối lượng thịt lợn xuất khẩu vẫn còn hạn chế. Nhu cầu tiềm năng trên thị trường nội địa vẫn còn cao, song sức mua thấp do giá cao.

Giống như người chăn nuôi lợn, người chăn nuôi gà ở Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn, nhất là trong hai năm gần đây khi dịch cúm gà bùng phát trên khắp đất nước. Cúm gà gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi gia cầm. Ngay cả khi không có dịch và giá cả hợp lý, người chăn nuôi gà cũng chỉ lãi lời rất ít.



Bảng 5.11. Chi phí chăn nuôi gà năm 2004




 

Khoản mục

Giá trị (đồng)

Tỉ lệ (%)

Chi phí chăn nuôi

13000

100

- Giống

2200

16.92

- Chi phí thức ăn

9000

69.23

- Chi phí thú y

500

3.85

- Chi phí lao động

1000

7.69

- Chuồng trại, khác

300

2.31

Giá bán/kg

17000




Lãi/kg

4000

 

Nguồn: Khảo sát tại Hải Dương

Theo kết quả khảo sát tại Hải Dương cho thấy, chi phí sản xuất của một kg thịt gà hơi năm 2004 khoảng 13 ngàn đồng. Các hộ sản xuất cho biết, việc phục hồi sau nạn cúm đẩy mức gía nên khá cao, đồng thời hộ trú trong hơn công tác thú y, nên chi phí sản xuất cao hơn 20% so với những năm trước đây. Với mức giá bán 17.000 đồng/kg, người sản xuất có lãi trung bình 4.000 đồng/kg. Tuy nhiên, nếu dịch bệnh xảy ra, người nuôi gà có thể bị lỗ nặng.

Hiệu quả chăn nuôi thấp chính là hậu quả của rất nhiều vấn đề liên quan đến năng suất chăn nuôi thấp, giá thức ăn cao, chăn nuôi manh mún, tận dụng, rủi ro cao…

Mặc dù có hạn chế của các hộ chăn nuôi Việt Nam là nhỏ, manh mún như nhìn chung trong chăn nuôi chưa thể hiện tính kinh tế quy mô, lợi nhuận tăng chậm hơn khi quy mô đàn và tổng doanh thu tăng lên. Điều này có nghĩa là với các gia trại nhỏ hiệu quả cao hơn, nơi mà việc chăn nuôi các giống địa phương với các loại thức ăn rẻ tiền cao hơn ở các gia trại quy mô lớn nơi có áp dụng các kỹ thuật sản xuất thâm canh với thức ăn chất lượng cao.

Bảng 5.12. Hệ số ước lượng phương trình lợi nhuận theo quy mô

Loại vật nuôi

Biến phụ thuộc

Biến độc lập

a1

a2

Tất cả các loại vật nuôi

Log(Lợi nhuận chăn nuôi)

Log (doanh thu chăn nuôi)

0,165

0,887

Lợn

Log(Lợi nhuận chăn nuôi)

Log (doanh thu chăn nuôi)

0,419

0,864




Log(Lợi nhuận chăn nuôi)

Log(số lượng lợn)

7,47

0,664

Gia cầm

Log(Lợi nhuận chăn nuôi)

Log (doanh thu chăn nuôi)

0,63

0,827




Log(Lợi nhuận chăn nuôi)

Log(số lượng gia cầm)

5,66

0,67

Nguồn: IFPRI-MARD, 1999


Каталог: images -> 2006
2006 -> Lúa gạo Việt Nam Giới thiệu
2006 -> Nghiªn cøu triÓn väng quan hÖ kinh tÕ th­¬ng m¹i viÖt nam – trung quèc ViÖn nghiªn cøu th­¬ng m¹i 2000 Lêi nãi ®Çu
2006 -> B¸o c¸o tæng kÕt ®Ò Tµi
2006 -> NGÀnh lúa gạo việt nam nguyễn Ngọc Quế Trần Đình Thao Hà Nội, 5-2004 MỤc lụC
2006 -> Hµ Néi, th¸ng 10 n¨m 2006
2006 -> §inh Xun Tïng Vò träng B×nh TrÇn c ng Th¾ng Hµ NéI, th¸ng 12 N¡M 2003
2006 -> Nhãm nghiªn cøu: Hoµng Thuý b ng (M. Sc) NguyÔn V¨n NghÖ (mba) Lª Hoµng Tïng
2006 -> PHÁt triển hệ thống tín dụng nông thôN Ở việt nam1
2006 -> ¶nh h­ëng cña viÖc Trung Quèc vµo wto vµ mét sè bµi häc cho ViÖt Nam1
2006 -> Bé n ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n ng th n B¸o c¸o tæng quan ngµnh chÌ viÖt Nam

tải về 1.25 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương