BÁo cáo nghiên cứu khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nông sản chính của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập afta


Người sản xuất Nhà buôn bán/ chế biến



tải về 1.25 Mb.
trang2/10
Chuyển đổi dữ liệu20.07.2016
Kích1.25 Mb.
#2098
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

Người sản xuất

  • Nhà buôn bán/ chế biến

  • Nhà xuất khẩu

  • Lãnh đạo địa phương




    1. Về khảo sát các hộ sản xuất:

    Như đề cập ở trên, do phạm vi nghiên cứu quá rộng và do hạn hẹp về thời gian kinh phí nên trong phân điều tra các hộ sản xuất, nhóm nghiên cứu không sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi điều tra với số mẫu lớn. Nhóm nghiên cứu chỉ dự định khảo sát các vùng sản xuất và tổ chức phỏng vấn theo phương pháp lựa chọn nhóm và đánh giá nhanh. Dự kiến mỗi mặt hàng sẽ phỏng vấn nhóm từ 30-40 hộ.

    Mục tiêu của phương pháp này nhằm thu thập các thông tin cập nhật nhất về tình hình sản xuất của các địa phương, thu thập và kiểm tra lại các thông tin về chi phí sản xuất, lợi nhuận (được thu thập từ các nghiên cứu có sẵn từ các Sở Nông nghiệp tỉnh/huyện) những khó khăn, hạn chế đối với hộ sản xuất. Những thông tin sẽ giúp cho nhóm nghiên cứu tính toán các chỉ số để có thể lượng hoá khả năng năng cạnh tranh của các mặt hàng nông sản.

    Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu có thể sẽ đi khảo sát riêng một số hộ nông dân, trang trại lớn, trang trại tham gia xuất khẩu để tìm hiểu cụ thể về tình hình hoạt động, những kinh nghiệm và đánh giá tiềm năng của ngành. Việc phân vùng điều tra sẽ được trình này ở phần sau


    1. Khảo sát các nhà buôn bán/chế biến

    Hiện nay, thống kê về giá mua, chi phí chế biến, đầu tư ban đầu, chi phí vận chuyển và giá bán của các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu còn rất hạn chế nên việc điều tra các doanh nghiệp này là rất cần thiết. Bên cạnh thu thập những thông tin để có thể giúp chúng tôi so sánh, đánh hiệu quả của các cơ sở, chạy mô hình, việc khảo sát các nhà buôn bán chế biến cho phép nhóm nghiên cứu cập nhật được những vấn đề liên quan đến hoạt động của các cơ sở. Phương pháp điều tra nhóm nghiên cứu sử dụng ở đây là phương pháp phỏng vấn trực tiếp.

    Tuy nhiên, cũng như điều tra hộ sản xuất, nhóm nghiên cứu cũng phải kết hợp sử dụng những kết quả của các nghiên cứu khác để có thể bổ sung và hoàn thiện số liệu phân tích, nhất là trong mô hình đánh giá tác động của AFTA vào ngành hàng nông sản mà nhóm nghiên cứu dự định sẽ sử dụng.

    Do phạm vi rộng, nhóm nghiên cứu chỉ điều tra một số cơ sở điểm. Dự kiến, nhóm nghiên cứu sẽ khảo sát khoảng 30 nhà buôn bán/chế biến nông sản; mỗi mặt hàng điều tra 3 nhà buôn bán/chế biến. Việc phân vùng điều tra sẽ được trình này ở phần sau


    1. Khảo sát các nhà xuất khẩu:

    Đây là phần rất quan trọng đánh giá khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nông sản. Rất nhiều mặt hàng có khả năng cạnh tranh ở mức nông hộ (nguyên liệu) nhưng do chi phí marketing và chế biến cao nên giá thành sản phẩm không có khả năng cạnh tranh, hay mức độ cạnh tranh giảm sút.

    Bên cạnh những vấn đề về chi phí sản xuất, việc khảo sát các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ cho thấy được những khó khăn, bài học kinh nghiệm về tiếp cận thị trường, bài học kinh doanh và từ đó có thể đưa ra những kiến nghị chính sách nhằm giúp các doanh nghiệp chủ động hội nhập, từng bước tháo gỡ khó khăn và nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm. Phương pháp điều tra nhóm nghiên cứu sử dụng ở đây là phương pháp phỏng vấn trực tiếp.



    Nhóm nghiên cứu dự kiến điều tra khoảng 20 doanh nghiệp xuất khẩu, mỗi nhóm hàng dự định điều tra 2 doanh nghiệp. Việc phân vùng điều tra sẽ được trình này ở phần sau.

    1. Phỏng vấn lãnh đạo địa phương:

    Thu thập các ý kiến của các nhà lãnh đạo tỉnh huyện và xã trong quá trình điều tra nhằm nắm bắt thêm các thông tin về tình hình sản xuất, chế biến và xuất khẩu các mặt hàng nông sản của tỉnh. Thu thập thêm các thông tin về chi phí sản xuất, chế biến của hộ, doanh nghiệp. Bên cạnh đó, thông qua lãnh đạo địa phương nhóm nghiên cứu sẽ thu thập những ý kiến, đánh giá về hiện trạng và tiềm năng sản xuất các ngành hàng nông sản của tỉnh., những chiến lược về chuyển đổi cơ cấu, phát triển của tỉnh, huyện để từ đó có cái nhìn thực tế hơn, hỗ trợ cho quá trình viết báo cáo và nhất là khi đưa ra những kiến nghị về mặt chính sách cho Nhà nước, cho tỉnh.

    1. Địa bàn điều tra khảo sát

    Từ nội dung và phạm vi điều tra ở trên nhóm nghiên cứu dự định tién hành khảo sát ở các vùng sau (phân theo các mặt hàng)

    Mặt hàng

    Địa bàn điều tra hộ/nhà buôn bán

    Địa bàn điều tra nhà xuất khẩu

    Gạo

    Cần thơ

    Cần thơ, Hồ Chí Minh (Tổng công ty lương thực II), Hà Nội (Tổng công ty lương thực I)

    Tiêu

    Bình phước

    Bình phước

    Chè

    Thái Nguyên

    Thái Nguyên, Hà Nội (Tổng Công ty chè)

    Chăn nuôi (thịt lợn/gà)

    Hải Phòng/Hải Dương

    Hải Phòng/Hải Dương, Hà Nội (Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam)

    Rau quả

    Tiền Giang

    Tiền Giang, Hồ Chí Minh, VinaFruit



        1. Phương pháp hội thảo nhóm, tham luận

    Vì trong phạm vi đề tài không tổ chức phỏng vấn điều tra trực tiếp với quy mô lớn. Hơn nữa, phạm vi đề tài khá rộng về số lượng ngành hàng, nên việc tổ chức hội thảo nhóm, gửi bài tham luận là rất cần thiết. Dự kiến, chúng tôi sẽ mời các chuyên gia đã từng có nghiên cứu trong các ngành hàng nông sản viết các bài tham luận; mời các nhà kinh doanh ở các Tổng Công ty hội thảo và viết các bài nói về khả năng cạnh tranh, tình hình xuất nhập khẩu nông sản, những khó khăn và thuận lợi trong quá trình xuất nhập khẩu, những bước chuẩn bị của công ty/doanh nghiệp khi Việt Nam ra nhập AFTA.

    1. TỔNG QUAN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP AFTA

    Xu thế tự do hoá thương mại khu vực và song phương đang phát triển nhanh chóng. Đó là hậu quả của việc không tiến triển trong tiến trình tự do hoá thương mại đa phương. Theo thống kê của WTO, tính đến cuối năm 2002, có khoảng 250 FTA được ký kết và thông báo cho WTO, trong đó có khoảng 170 FTA vẫn còn hiệu lực. Còn khoảng 70 FTA nữa sẽ có hiệu lực nhưng chưa thông báo. Dự kiến đến cuối năm 2005, có khoảng 300 FTA có hiệu lực trong thương mại toàn cầu (www.wto.org). Với những tiến bộ đạt được trong tự do hoá thương mại (AFTA), ASEAN đang là tâm điểm thu hút của các nước muốn liên kết, hợp tác để mở rộng thị trường, phát triển kinh tế và ổn định khu vực.
    Việt Nam là thành viên mới của ASEAN, đã tham gia tích cực vào AFTA ngay từ khi gia nhập tổ chức này. Đến nay, về cơ bản, đã thực hiện cắt giảm thuế quan một cách toàn nhập, đến 1/1/ 2006 sẽ hoàn thành cắt giảm thuế quan trong AFTA. Tuy bước đầu đạt được một số thành tựu nhất định trong quá trình hội nhập và tự do hoá thương mại, nhưng với xuất phát điểm là trình độ phát triển kinh tế thấp nên còn gặp rất nhiều khó khăn, thách thức.
    Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của đất nước. Tham gia tự do hoá thương mại khu vực và thế giới sẽ tạo ra nhiều cơ hội mở rộng thị trường cho nông lâm sản, phù hợp với mục tiêu phát triển hướng ra xuất khẩu của Ngành. Tuy nhiên, giống như các ngành kinh tế khác, năng lực cạnh tranh của nhiều ngành hàng nông sản còn rất yếu kém, hội nhập sẽ đem lại thách thức không nhỏ cho ngành nông nghiệp.
    Trong khuôn khổ báo cáo này, nghiên cứu sẽ tập trung đánh giá tổng quan ngành nông nghiệp và xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong hội nhập AFTA. Báo cáo cố gắng phác hoạ những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của ngành nông nghiệp và xuất khẩu nông sản Việt Nam trong bối cảnh môi trường khu vực đang có những xu hướng thay đổi rất nhanh về cạnh tranh, cơ cấu thị trường, quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá và hội nhập kinh tế, từ đó đề xuất những kế hoạch chuẩn bị tốt hơn nhằm thu được lợi ích cũng như giảm thiểu rủi ro trong hội nhập AFTA. Các nội dung chính của báo cáo là:

    • Tổng quan nông nghiệp và xuất khẩu nông sản của Việt Nam

    • Tổng quan nông nghiệp và thương mại nông sản của ASEAN

    • Các cam kết và tiến trình thực hiện AFTA trong ngành nông nghiệp




      1. Tổng quan nông nghiệp và xuất khẩu nông sản của Việt Nam

    Đổi mới trong nông nghiệp đã mở đầu cho quá trình cải tổ kinh tế ở Việt Nam. Những cải cách trong nông nghiệp như xoá bỏ kinh tế tập thể, giao đất cho hộ nông dân và tăng sự tiếp cận của nông dân đối với thị trường đã tạo cho người nông dân toàn quyền tự chủ trong sản xuất và mua bán sản phẩm, kết quả là kích thích động lực sản xuất của người nông dân. Những thành tựu quan trọng trong phát triển nông nghiệp đã tạo nền tảng vững chắc cho quá trình phát triển kinh tế nước nhà.


    Hình 3.1. Tốc Độ Tăng Trưởng GDP của nền kinh tế và nông nghiệp hàng năm (%/năm)



    Nguồn: Niên giám thống kê các năm 1997, 1999, 2000, 2001
    Kể từ khi đổi mới năm 1998 sản xuất nông nghiệp tăng trưởng nhanh và liên tục, với tốc độ bình quân khoảng gần 4%/năm, trong đó sản xuất lương thực tăng gần 5%/năm. Giai đoạn 1995-2004, sản lượng cà phê tăng khoảng 4 lần, sản lượng cao su tăng hơn 2 lần, chè tăng 4 lần, điều tăng 4 lần. Nông nghiệp Việt Nam đã chuyển từ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá đa dạng, hướng mạnh ra xuất khẩu. Một số mặt hàng đã vươn lên cạnh tranh khá và có vị thế quan trọng trên thị trường thế giới, đem lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân như gạo, cà phê, hạt điều, thuỷ sản.
    Kể từ sau đổi mới, diện tích và sản lượng các loại cây trồng tăng lên nhanh chóng. Những tác động của chính sách đổi mới đã kích thích người nông dân tăng sản lượng thông qua mở rộng diện tích và áp dụng công nghệ mới. Giai đoạn 1995-2004, diện tích lúa tăng khoảng 10%, diện tích mía đường tăng trên 25%. Bên cạnh đó do giá và thu nhập của một số cây trồng tăng khá đã thúc đẩy xu hướng đa dạng hoá cây trồng. Giai đoạn 1995-2004, diện tích một số cây công nghiệp tăng mạnh như cà phê khoảng 200%, hồ tiêu gần 400%, cao su 50%, chè 40%.
    Nhờ tăng diện tích và năng suất, sản lượng nông nghiệp tăng lên rõ rệt. Giai đoạn 1995-2004, tổng sản lượng lúa tăng từ 24,9 triệu tấn lên gần 35 triệu tấn, tăng khoảng 43%. Cũng trong giai đoạn trên, các cây công nghiệp tăng với tốc độ nhanh như cà phê 282%, cao su 220%, mía đường tăng 48,2%.
    Bảng 3.1. Sản lượng một số loại cây trồng qua các năm (1000 tấn)

     

    1995

    1998

    2000

    2003

    2004

    Lúa

    24964

    29146

    32529

    34519

    35867

    Chè

    180,9

    254,48

    314,69

    448,6

    487,6

    Cà phê

    218

    409

    803

    771

    834,6

    Cao su

    125

    194

    291

    314

    400,1

    Mía đường

    10711

    13844

    15246

    16524

    15879,6

    Hạt điều

    51

    54

    68

    159

    206,4

    Lạc

    334

    386

    353

    400

    451,1

    Hồ tiêu

    9

    15

    39

    70

    73,6

    Nguồn: Vụ Kế hoạch, Bộ Nông nghiệp&PTNT. 2005
    Trong quá trình chuyển đổi cơ cấu, phát triển sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi luôn đóng vai trò tích cực qua việc cung cấp các sản phẩm thịt, trứng, sức kéo, phân bón... và là một nguồn thu nhập quan trọng của rất nhiều hộ nông dân, tạo thêm công ăn việc làm cho người dân nông thôn, góp phần ổn định xã hội.
    Trong những năm qua, mặc dù còn rất nhiều khó khăn về thức ăn, thú y, kỹ thuật và nhất là thị trường, ngành chăn nuôi cũng có bước tăng trưởng nhất định và tỏ ra có triển vọng trong một số lĩnh vực. Trong giai đoạn 1995-2004, số đầu lợn tăng bình quân khoảng 4%/năm, số lượng gia cầm tăng 7%/năm, số lượng bò tăng gần 2%/năm. Sản lượng thịt hơi trong các năm qua cũng tăng lên đáng kể. Phát triển chăn nuôi bò sữa nhằm cùng cấp sữa tươi cho tiêu dùng của nhân dân, nguyên liệu cho các nhà máy chế biến, thay thế sữa bột phải nhập khẩu hàng năm.
    Hai đặc trưng quan trọng nhất của nông nghiệp Việt Nam là tính hàng hoá và định hướng xuất khẩu. Nhờ sản xuất phát triển nên ngoài một số ít sản phẩm còn phải nhập khẩu như sữa, dầu ăn, bông, thuốc lá... hầu hết các nông lâm sản của Việt Nam đã đáp ứng được nhu cầu trong nước, và có dư để xuất khẩu. Bước đầu đã hình thành một số ngành sản xuất hàng hoá với các vùng sản xuất tập trung, đáp ứng được nhu cầu trong nước, một số sản phẩm đã thâm nhập vào thị trường thế giới, như: gạo, cà phê, điều, lạc..., đã làm tăng đáng kể vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Trong năm 1995, doanh thu xuất khẩu chiếm tới 32% tổng giá trị ngành nông nghiệp, và trong năm 1999 tỷ trọng này lên tới trên 40%. Năm 2003 đã đạt gần 40%. Tỷ lệ gạo xuất khẩu chiếm khoảng 20% trong tổng sản lượng sản xuất hàng năm; cà phê chiếm 95%; chè chiếm 60%; cao su chiếm khoảng 85%. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thuỷ sản hàng năm tăng bình quân 15%, chiếm khoảng 30% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
    Bảng 3.2. Tỷ trọng thương mại nông sản trong GDP nông nghiệp

     

    1995

    2001

    2003

    GDP nông nghiệp (tỷ USD)

    5,65

    7,42

    8,47

    Thương mại nông sản (tỷ USD)

    1,75

    2,57

    3,25

    Tỷ trọng (%)

    0,31

    0,35

    0,38

    Nguồn: TCTK
    Gạo, cà phê, cao su, chè, hạt điều đã trở thành những mặt hàng nông sản chính xuất khẩu của Việt Nam. Việt Nam hiện đang là một trong hai, ba nước xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới. Xuất khẩu gạo tăng nhanh từ 1,9 triệu tấn năm 1995 lên mức 4 triệu tấn năm 2004. Xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản khác cũng tăng nhanh như cà phê xuất khẩu năm 1995 đạt 248 ngàn tấn, năm 2004 đạt 936 ngàn tấn, cao su năm 1995 xuất 138 ngàn tấn đã tăng lên mức 483 ngàn tấn vào năm 2004.
    Bảng 3.3. Khối lượng xuất khẩu một số mặt hàng nông sản (nghìn tấn)

     

    1995

    1998

    2000

    2004

    Gạo

    1988

    3748

    3476

    4070

    Cà phê

    248

    382

    733.94

    936

    Cao su

    138

    191

    273.4

    485

    Chè

    18.8

    33.21

    55.66

    96

    Điều

    98.9

    25.2

    34.2

    107

    Hồ tiêu

    18

    15.1

    37

    109

    Nguồn: Vụ Kế hoạch, Bộ Nông nghiệp&PTNT. 2005
    Nhìn chung, giai đoạn 1995-2004 kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng nông sản tăng khá, như chè tăng từ 25 triệu USD lên 92 triệu USD, điều từ 88 triệu USD lên 425 triệu USD, hồ tiêu tăng từ 38 triệu USD lên khoảng 148 triệu USD. Trong số các mặt hàng nông sản, kim ngạch xuất khẩu gạo và cà phê đóng vai trò quan trọng nhất. Xuất khẩu gạo năm 1995 đạt 530 triệu USD, năm 2004 đạt gần 1 tỷ USD.
    Bảng 3.4. Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng nông sản (triệu USD)

     

    1995

    1998

    2000

    2004

    Gạo

    530

    1024

    672

    947

    Cà phê

    598

    594

    501

    616

    Cao su

    188

    127.47

    166

    565

    Chè

    25.3

    50.5

    69.61

    92

    Điều

    88.8

    117

    167.32

    425

    Hồ tiêu

    38.9

    64.45

    145.93

    148

    Каталог: images -> 2006
    2006 -> Lúa gạo Việt Nam Giới thiệu
    2006 -> Nghiªn cøu triÓn väng quan hÖ kinh tÕ th­¬ng m¹i viÖt nam – trung quèc ViÖn nghiªn cøu th­¬ng m¹i 2000 Lêi nãi ®Çu
    2006 -> B¸o c¸o tæng kÕt ®Ò Tµi
    2006 -> NGÀnh lúa gạo việt nam nguyễn Ngọc Quế Trần Đình Thao Hà Nội, 5-2004 MỤc lụC
    2006 -> Hµ Néi, th¸ng 10 n¨m 2006
    2006 -> §inh Xun Tïng Vò träng B×nh TrÇn c ng Th¾ng Hµ NéI, th¸ng 12 N¡M 2003
    2006 -> Nhãm nghiªn cøu: Hoµng Thuý b ng (M. Sc) NguyÔn V¨n NghÖ (mba) Lª Hoµng Tïng
    2006 -> PHÁt triển hệ thống tín dụng nông thôN Ở việt nam1
    2006 -> ¶nh h­ëng cña viÖc Trung Quèc vµo wto vµ mét sè bµi häc cho ViÖt Nam1
    2006 -> Bé n ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n ng th n B¸o c¸o tæng quan ngµnh chÌ viÖt Nam

    tải về 1.25 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  • 1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




    Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
    được sử dụng cho việc quản lý

        Quê hương