BÁo cáo nghiên cứu khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nông sản chính của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập afta



tải về 1.25 Mb.
trang4/10
Chuyển đổi dữ liệu20.07.2016
Kích1.25 Mb.
#2098
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

Nguồn: Tổng cục Hải quan
Thương mại nông sản của Việt Nam sang thị trường ASEAN năm 2000 đạt 400 triệu USD đến năm 2003 đạt 585 triệu USD, trong cùng giai đoạn tỷ trọng xuất khẩu nông sản sang khu vực này đã tăng lên từ 15% lên 18%. Bước chuyển biến quan trọng trong xuất khẩu nông sản sang các nước ASEAN đó là giảm khâu trung gian và xuất sang tiêu thụ trực tiếp. Trước đây, ASEAN đặc biệt là Singapore là cầu nối của hàng xuất khẩu Việt Nam rat thị trường thế giới, hàng hoá Việt Nam chủ yếu đi qua trạm chung chuyển này trước khi xâm nhập thị trường thế giới. Sau này khi các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đã trực tiếp xuất khẩu ra thị trường thế giới thì xuất khẩu nhiều mặt hàng qua ASEAN đã giảm mạnh, ví dụ như các mặt hàng cà phê, hồ tiêu. Trong khi đó một số mặt hàng phục vụ trực tiếp xuất khẩu tăng mạnh sang các nước ASEAN là hạt điều, sản phẩm gỗ, các sản phẩm rau quả, hàng thủ công mỹ nghệ, lạc nhân…

Bảng 3.9. Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của Việt Nam sang ASEAN (triệu USD)






1999

2000

2001

2002

2003

Cà phê

96,3

58,9

22,7

20,4

40

Cao su

38,5

21,6

23,2

54,3

38,7

Chè

1,7

2,9

2,6

2,3

1,9

Gạo

569,6

276,9

200

295,5

388,7

Hàng TCMN

10,7

9,4

8,5

17,3

6,7

Hạt điều

0,3

0,9

0,6

2

5,2

Hạt tiêu

83,4

57,5

26,2

13,7

11

Rau qủa

21

7,6

9,6

19

20,5

Lạc nhân

31,8

36

31,5

50,7

46,4

Nguồn: Bộ Thương mại
Số liệu cho thấy, giai đoạn 1999-2003, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường ASEAN giảm từ 96 xuống còn 40 triệu USD, hàng thủ công mỹ nghệ giảm từ 10,7 xuống còn 6,7 triệu USD, đặc biệt là hạt tiêu giảm từ 83 xuống còn 11 triệu USD. Trong khi đó đối với mặt hàng gạo, ASEAN vẫn là một thị trường quan trọng nhất của Việt Nam. Năm 1998, khủng hoảng tài chính và khó khăn của sản xuất nội địa nên Inđônêxia tăng nhập khập khẩu gạo mạnh, xuất khẩu của Việt nam sang thị trường ASEAN do đó tăng vọt lên 569 triệu USD, những năm sau duy trì ở mức 200 đến 300 triệu USD.
Hình 3.6. Thu nhập và nhập khẩu nông sản bình quân đầu người của một số nước ASEAN năm 1990 và năm 2002



Nguồn: tính toán từ số liệu của ADB
Về phía cầu của các nước ASEAN, nhập khẩu nông sản và thu nhập cho thấy tương quan khá rõ nét. Kinh tế tăng trưởng, lối sống đô thị hoá nên nhu cầu thực phẩm ngày càng tăng lên. Số liệu của hai năm 1990 và 2002 cho thấy các nước Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia có thu nhập tăng lên và nhập khẩu nông sản cũng tăng lên. Các nhóm nước phân chia rõ rệt, với Malaixia, Thái Lan, Philippin và Inđônêxia có mức thu nhập trung bình và khá nên mức tiêu thụ và nhập khẩu nông sản trên đầu người ở mức cao. Việt Nam đang trong tiến trình công nghiệp hoá, và thu nhập tăng nhanh nên thị trường tiêu thụ nông sản cũng tăng nhanh, đặc biệt đối với các sản phẩm thực phẩm qua chế biến. Trong một nghiên cứu năm 2004, Pingali cho rằng những xu hướng tiêu dùng thực phẩm chính của các nước châu Á đặc trưng bởi: (i), giảm tỷ trọng tiêu dùng gạo. Thu nhập tăng cùng với quá trình đô thị hoá đã làm cho nhu cầu tiêu thụ mặt hàng gạo giảm tương đối, tỷ trọng ngân sách cho tiêu dùng gạo giảm xuống; (ii) Tăng tiêu thụ lúa mì; (iii), Tăng tiêu thụ các sản phẩm rau quả, sữa, thịt. Đây là một xu hướng chung và rất đáng lưu ý về phía cầu đối với định hướng sản xuất và chế biến nông sản phục vụ thị trường xuất khẩu1. Trong khi đó nếu nhìn vào đối thủ Thái Lan thì nước này đang tiến mạnh sang phát triển công nghiệp và xuất khẩu thực phẩm chế biến, và do đó đang thay đổi cơ cấu xuất khẩu từ sản phẩm thô sang chế biến.



Hộp 3.2. Công nghiệp chế biến thực phẩm Thái Lan
Thái Lan đang cho thấy nước này đang giành được những cơ hội rất lớn cho ngành chế biến thực phẩm. Doanh thu nội địa đối với các sản phẩm này đang tiếp tục tăng lên. Các công ty chế biến thực phẩm Thái Lan đã tăng trưởng cả về số lượng và giá trị trên cả thị trường trong nước và xuất khẩu.

Riêng doanh thu các sản phẩm chế biến của Thái Lan đã xấp xỉ 10 tỷ US $/ năm. Thái Lan hiện đang có khoảng 9.900 nhà máy chế biến thực phẩm và đồ uống có quy mô từ nhỏ đến lớn, sử dụng khoảng 600.000 lao động. Hầu hết các nhà máy này có quy mô nhỏ và trung bình, cung cấp chủ yếu cho thị trường nội địa. Trong khi đó, các nhà máy chế biến có quy mô từ trung bình đến lớn có xu hướng sản xuất những sản phẩm chất lượng đáp ứng chuẩn quốc tế và được người tiêu dung trên toàn thế giới chấp nhận. Các thị trường xuất khẩu chính của Thái Lan gồm có: Nhật Bản (22.23%), USA (19.11%) và EU (12.53%).

Sau cuộc khủng hoảng năm 1997, ngành công nghiệp đồ uống và thực phẩm của Thái Lan đã góp phần vực dậy nền kinh tế. Nhiều nguồn tài chính đang được đầu tư để nâng cấp công nghệ và tự động hoá.

Các công ty chế biến lương thực của Thái Lan đang hướng vào phát triển những sản phẩm giá trị gia tăng với những thị trường sinh lợi như EU, Nhật Bản và Mỹ. Hầu hết các công ty xuất khẩu tôm đều hướng tới các sản phẩm được chế biến sẵn sàng cho người sử dụng. Các công ty xuất khẩu tôm đã thực hiện nhiều nghiên cứu thị trường để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Dân số của Thái Lan hiện nay là 62.31 triệu người, và là dân số trẻ (40% là dưới 25 tuổi) với mức thu nhập đang tăng lên. Số lượng khách du lịch Thái lan ra nước ngoài cũng như lượng du khách quốc tế đến với Thái Lan tăng lên cũng làm thay đổi đáng kể về thái độ và mẫu tiêu dùng thực phẩm của người dân Thái. Hơn nữa, tốc độ đô thị hoá nhanh chóng cũng như người phụ nữ ngày càng có vai trò tích cự hơn trong xã hội khiến cho nhu cầu đối với thực phẩm đã chế biến cũng tăng lên. Thái Lan hiện đang là một trong những nước xuất khẩu hàng nông sản đứng đầu thế giới và là nước xuất khẩu lương thực ròng duy nhất ở châu Á. Ngành công nghiệp chế biến thực phẩn của Thái Lan phát triển nhất Đông Nam Á, bao gồm các sản phẩm như: gạo, tôm đông lạnh, đường, gia cầm, thịt cá ngừ đóng hộp, bánh kẹo và snack, dứa đóng hộp, bột sắn hộp, và các đồ uống có cồn. Thái Lan chỉ nhập khẩu một số nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến như: ngũ cốc, hoá chất và chất phụ gia, men, dầu, chất béo, các chất tạo mùi, trái cây khô, gia vị, thảo mộc, thịt, hạt có múi, hột đậu, đường, rau tươi và rau khô. Năm 2000, kim ngạch nhập khẩu với những mặt hàng này là 311 triệu USD và năm 2001 là 302 triệu USD, số liệu nhập khẩu từ Mỹ qua các năm tương ứng là 27% và 20%.

Chế biến lương thực mới chỉ bắt đầu vào những năm 70 nhưng Thái Lan hiện nay đang được xếp là 1 trong 10 nước xuất khẩu thực phẩm lớn nhất thế giới với một số sản phẩm sau đây:


  • Đứng đầu thế giới về dứa đóng hộp, nước dứa và nước cốt dứa.

  • Đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu hải sản (đặc biệt là cá ngừ)

  • Đứng đầu thế giới về xuất khẩu tôm đông lạnh.

  • 1 trong 10 nước xuất khẩu gà đông lạnh lớn nhất thế giới.

Nguồn: Sukanya Sirikeratikul. 2004




    1. Hội nhập AFTA và các cam kết trong AFTA

Thực hiện chính sách chủ động hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, Việt Nam đã từng bước mở cửa nền kinh tế, tham gia các mối liên kết kinh tế quốc tế. Bằng việc gia nhập ASEAN năm 1995, tham gia Hiệp định Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), thông qua Chương trình Ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT), hoàn thành tự do hoá thương mại vào năm 2006, Việt Nam cam kết đưa nền kinh tế cả nước nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng tham gia cạnh tranh với các nước ASEAN. Mặc dù, mới chỉ là tự do hoá cấp khu vực, song với mức độ cắt giảm thuế toàn diện, AFTA đặt ra những thách thức lớn đối với nông nghiệp Việt Nam, nhất là đối với hàng nông sản chế biến.


Ngay từ khi trở thành thành viên ASEAN (7/1995), Việt Nam đã có bước chuẩn bị tích cực để thực hiện các quy định của Hiệp định về CEPT/ AFTA. Sau 6 năm thực hiện Hiệp định, Việt nam đã được các nước Thành viên đánh giá là nước có nhiều thiện chí trong việc thực hiện các cam kết chung.



Hộp 3.3. Các mục tiêu của AFTA

Năm 1992, tại Singapore, 6 nước thành viên cũ của ASEAN đã ký Hiệp định Ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung với mục đích:

- Thiết lập một Khu vực mậu dịch tự do trong khối với mức thuế quan nhập khẩu thấp (0 - 5%) và không có các hàng rào phi thuế.

- Thúc đẩy thương mại và đầu tư trong khối ASEAN, nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của toàn khối.

- Tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài vào ASEAN.


Каталог: images -> 2006
2006 -> Lúa gạo Việt Nam Giới thiệu
2006 -> Nghiªn cøu triÓn väng quan hÖ kinh tÕ th­¬ng m¹i viÖt nam – trung quèc ViÖn nghiªn cøu th­¬ng m¹i 2000 Lêi nãi ®Çu
2006 -> B¸o c¸o tæng kÕt ®Ò Tµi
2006 -> NGÀnh lúa gạo việt nam nguyễn Ngọc Quế Trần Đình Thao Hà Nội, 5-2004 MỤc lụC
2006 -> Hµ Néi, th¸ng 10 n¨m 2006
2006 -> §inh Xun Tïng Vò träng B×nh TrÇn c ng Th¾ng Hµ NéI, th¸ng 12 N¡M 2003
2006 -> Nhãm nghiªn cøu: Hoµng Thuý b ng (M. Sc) NguyÔn V¨n NghÖ (mba) Lª Hoµng Tïng
2006 -> PHÁt triển hệ thống tín dụng nông thôN Ở việt nam1
2006 -> ¶nh h­ëng cña viÖc Trung Quèc vµo wto vµ mét sè bµi häc cho ViÖt Nam1
2006 -> Bé n ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n ng th n B¸o c¸o tæng quan ngµnh chÌ viÖt Nam

tải về 1.25 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương