BÁo cáo nghiên cứu khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nông sản chính của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập afta



tải về 1.25 Mb.
trang5/10
Chuyển đổi dữ liệu20.07.2016
Kích1.25 Mb.
#2098
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




      1. Các cam kết hội nhập AFTA

Theo các quy định và cam kết tham gia AFTA của Việt nam trong lĩnh vực tự do hoá thương mại, nước ta sẽ thực hiện các nghĩa vụ chính sau:


Thực hiện chương trình CEPT:

- Xây dựng danh mục cắt giảm thuế (Danh mục IL) với lộ trình cụ thể, từ 01/01/1996 và hoàn thành vào 01/01/2006.

- Chuyển các sản phẩm trong Danh mục loại trừ tạm thời (TEL) vào Danh mục IL thành 5 đợt tương đương nhau (20% số lượng mặt hàng mỗi năm, bắt đầu từ 01/01/1999 và kết thúc vào 01/01/2003) để đạt mức thuế 0-5% vào 01/01/2006.

- Chuyển các mặt hàng trong Danh mục hàng nông sản nhạy cảm (SEL) vào thực hiện CEPT từ 01/01/2004 để đạt mức thuế suất 0-5% vào 01/01/2010.

- Đối với một số mặt hàng có ảnh hưởng tới an ninh quốc gia, liên quan đến trật tự an toàn xã hội, sức khoẻ của con người, của động thực vật… sẽ được loại trừ hoàn toàn không thực hiện tự do hoá theo chương trình CEPT/AFTA (Danh mục GEL).
Loại bỏ các hạn chế về số lượng (QRs) và các hàng rào phi quan thuế khác (NTBs):
- Các hạn chế số lượng sẽ phải loại bỏ ngay khi sản phẩm được đưa vào thực hiện CEPT.

- Các hàng rào phi quan thuế khác sẽ phải được xoá bỏ dần trong vòng 5 năm sau đó.


Tiến hành hợp tác trong lĩnh vực Hải quan:

- Tham gia với các nước ASEAN để xây dựng và đưa vào áp dụng Danh mục biểu thuế quan chung của ASEAN (AHTN) vào năm 2002.

- áp dụng hệ thống tính giá Hải quan theo Hiệp định trị giá Hải quan của GATT/WTO (GVA) vào năm 2004.

- Xây dựng và áp dụng hệ thống luồng xanh Hải quan; thống nhất và đơn giản hoá các thủ tục Hải quan để tạo thuận lợi cho thương mại trong ASEAN.


Tháng 12/2000 Chính phủ đã thông qua lộ trình tổng thể thực hiện CEPT của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2006 để giảm thuế cho toàn bộ 97% số mặt hàng trong hơn 6.200 mặt hàng của Biểu thuế nhập khẩu hiện hành. Theo lịch trình này, mức thuế bình quân của riêng các mặt hàng thuộc chương trình CEPT của Việt Nam sẽ được cắt giảm xuống tới mức bình quân 3,1% (so với mức thuế bình quân hiện hành 16,3%-xem đồ thị)

Hình 3.7. Thuế suất bình quân các mặt hàng theo lộ trình thuế tổng thế thực hiện CEPT của Việt Nam





Nguồn: Vụ Kế hoạch, Bộ Nông nghiệp 2002
Năm 2005, Thủ tướng ban hành nghị định sửa đổi, bổ sung danh mục hàng hóa và thuế suất thuế nhập khẩu của VN để thực hiện Hiệp định CEPT/AFTA cho các năm 2005-2013, theo đó Thuế suất nhập khẩu nhiều mặt hàng giảm mạnh, nhiều khoản phụ thu được cắt giảm hoặc bãi bỏ. Theo danh mục này, nhiều loại hàng hóa được giảm thuế phù hợp với lộ trình gia nhập của VN vào CEPT/AFTA như: Mức thuế suất nhập khẩu các loại ngan, ngỗng con, vịt con loại khác, mặc dù vẫn giữ mức 5% trong các năm 2005-2006 nhưng sẽ giảm xuống còn 3% trong năm 2007 và 0% trong các năm tiếp theo.
Ngoài ra, thuế suất nhập khẩu thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của gia cầm tươi hoặc đông lạnh còn giữ ở mức 10% năm 2005, sẽ giảm còn 5% trong các năm 2006-2007 và còn 0% trong các năm tiếp theo. Xúc xích và các sản phẩm tương tự làm từ thịt, từ phụ phẩm dạng thịt sau giết mổ... có thuế suất 50% trong các năm 2005 và 2006, sẽ giảm còn 40% trong năm 2007-2008 và giảm dần xuống còn 5% vào năm 2013. Thuế nhập khẩu nhiều loại rượu cũng sẽ giảm còn 20% trong năm nay và chỉ còn 5% trong năm 2006.


      1. Tình hình thực hiện CEPT/AFTA trong nông nghiệp thời gian qua


Hàng nông sản trong Danh mục Loại trừ hoàn toàn (GE):
Trong các nước ASEAN, riêng Philipin và Tháilan đã không đưa hàng nông sản vào Danh mục loại trừ hoàn toàn. Các nước còn lại, có 7/10 nước (trừ Myanma) đều đưa vào GE mặt hàng rượu; Chỉ có Việt Nam và Brunei đưa mặt hàng thuốc lá vào GE. Trong ASEAN, Brunei là nước có tỷ trọng nhóm hàng nông sản trong GE lớn nhất (6% tổng số mặt hàng nông sản), tập trung vào 3 nhóm hàng rượu, thuốc lá và thuốc phiện.
Danh mục Hàng nông sản nhạy cảm (SEl). Thời hạn cắt giảm thuế kéo dài hơn ( 2003 – 2010)
Trừ Singapore là không có nhóm hàng này (ngoài các mặt hàng đã loại trừ hoàn toàn, Singapore đều có thuế suất 0% đối với toàn bộ các mặt hàng còn lại). Các nước ASEAN khác thường đưa vào danh mục hàng nhạy cảm một số loại lương thực- thực phẩm thiết yếu, có sức cạnh tranh yếu kém và phải nhập khẩu nhiều từ các nước ASEAN, cụ thể:

- Gạo là mặt hàng nhạy cảm ở 5 nước: Inđônêsia, Lào, Myanma, Malaysia, Philipin;

- Cà phê thô (hoặc sơ chế) là mặt hàng nhạy cảm của 5 nước: Bruney, Lào, Myanma, Malaysia, Tháilan;

- Đường là mặt hàng nhạy cảm ở 3 nước: Myanma, Malaysia và Việt Nam (gần đây có thêm Inđônêsia);

Ngoài các mặt hàng trên, các nước ASEAN (trừ 3 nước Bruney, Indonesia và Singapore) còn đưa vào danh mục này một số mặt hàng khác như thịt, rau, quả.

Theo số liệu tổng hợp về phạm vi nhóm mặt hàng đưa thuộc danh mục nhạy cảm, có nhiều nhất là Malaysia (12 nhóm), thứ hai đến Lào (10 nhóm), tiếp đến là Việt Nam (8 nhóm, gồm: gia cầm sống hay thịt, trứng, thịt chế biến, thóc, quả có múi và đường).


Hàng nông sản trong Danh mục Loại trừ tạm thời (TEL) đưa vào cắt giảm chậm hơn, nhưng có chung thời hạn hoàn thành cắt giảm thuế xuống 0-5% như danh mục IL:
Tính đến hết năm 2004, 6 nước ASEAN cũ đã đưa vào thực hiện CEPT đối với 99% các mặt hàng nông sản. Các nước thành viên mới của ASEAN cũng đã đưa được khoảng 80% số mặt hàng nông sản.
Đối với Việt Nam đến 1/ 1/ 2004, 91,3% số dòng thuế hàng nông sản đã tham gia CEPT. Mức cao nhất (NS chế biến) hiện nay là 10%, của 2006 là 5%. Mức thuế bình quân theo CEPT là gần 7% (2004), 4,9% (2005) và 3,7% (2006) so với mức thuế MFN hiện hành khoảng 24,5%.
Danh mục hàng nông sản nhạy cảm chiếm gần 6 % số dòng thuế hàng nông sản, tập trung chủ yếu vào một số mặt hàng như đường mía, giống gia cầm, quả có múi, thịt chế biến, thóc và một số sản phẩm chăn nuôi khác. Trong vòng 3 năm (2004- 2006) phải đưa hàng hoá vào CT cắt giảm để đạt được 0-5% vào 2010. Danh mục loại trừ hoàn toàn chiếm gần 3% số dòng thuế hàng nông sản, tập trung chủ yếu vào một số mặt hàng như thuốc phiện, thuốc lá, rượu. Việt nam phải bỏ thuốc lá, rượu ra khỏi danh mục này. Việt Nam đang tham gia sáng kiến đẩy nhanh AFTA trong lĩnh vực nông nghiệp (nông sản, đồ gỗ)2
Mức cắt giảm thuế quan đối với các mặt hàng nông sản trong chương trình CEPT:

Đối với Singapore và Bruney, do hầu hết mọi mặt hàng đều đã có mức thuế MFN là 0% nên thực tế không có chênh lệch ưu đãi theo CEPT dành cho hàng nhập khẩu của các nước thành viên khác trong ASEAN.

Các nước ASEAN cũ khác, tình hình thực hiện CEPT như sau:

- Tháilan là nước có mức bảo hộ cao nhất đối với hàng nông sản, với mức thuế MFN bình quân là 28,8%. Đến nay, Tháilan đã thực hiện cắt giảm hầu hết các mặt hàng trong danh mục, xuống mức bình quân theo CEPT. Một số nhóm hàng có mức chênh lệch giữa thuế suất ưu đãi và thuế suất MFN cao, đáng chú ý là: rau quả tươi và chế biến, hạt có dầu, lương thực-thực phẩm chế biến và đồ uống, cao su sơ chế.

- Malaysia nhìn chung đã có mức độ mở cửa khá cao, với thuế suất MFN bình quân của hàng nông sản đã ở mức khá thấp 5,1%. Tuy mức thuế MFN không cao, nhưng Malaysia đã có các bước cắt giảm đáng kể theo CEPT, giảm 63%, xuống mức bình quân 1,9%. Các nhóm hàng có mức cắt giảm đáng kể là , hạt có dầu, thịt chế biến, lương thực chế biến, cà phê tinh chế.

- Philipin có mức mở cửa trung bình đối với hàng nông sản, mức thuế MFN bình quân 14,5%. Tuy nhiên, nhóm hàng nông sản của Philipin có mức cắt giảm không cao so với các hàng khác, chỉ giảm 18%- xuống mức bình quân 11,9%. Các mặt hàng có mức cắt giảm đáng kể cho CEPT là chè, cà phê sơ chế, rau quả chế biến, thịt chế biến và thực phẩm chế biến khác.

- Inđônêsia có mức độ mở cửa chung đối với hàng nông sản cao hơn so với Philipin, mức thuế MFN bình quân 8,7% - mức khá thấp so với trình độ phát triển của Inđônêsia. Mức cắt giảm cho CEPT của Inđônêsia đến nay không nhiều, chỉ giảm 7%, xuống mức bình quân 8,1%. Các sản phẩm có mức cắt giảm khá, đáng chú ý có: sản phẩm xay xát, dầu thực vật, mứt, kẹo, cao su thô.

- Việt Nam có mức cắt giảm tương đương mức giảm của Philipin, giảm bình quân 19,7% (từ mức 26,5% xuống 21,3%). Mức cắt giảm thuế tương đối lớn, đáng chú ý chỉ mới có với các sản phẩm xay xát, hạt có dầu.

- Các nước mới gia nhập thực hiện ưu đãi CEPT với hàng nông sản không nhiều, mức cắt giảm chỉ ở khoảng 3-4% (Myanma hầu như chưa có cắt giảm thuế).

Như vậy, chỉ có Malaysia và Tháilan đã có tiến hành cắt giảm thuế đều và tương đối cao cho nhóm hàng nông sản, các nước còn lại (không kể Singapore và Brunêi) đều có xu hướng không cắt giảm thuế nhiều trong thời gian đầu và dồn lại vào giai đoạn cuối của chương trình CEPT mới thực hiện cắt giảm nhanh để đạt mục tiêu 0-5% của AFTA.




    1. Kết luận

Việt Nam có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp. Tham gia CEPT/AFTA sẽ giúp cho Việt Nam tận dụng những ưu đãi về thuế quan để thúc đẩy xuất khẩu sang các nước ASEAN khác. Tham gia AFTA, góp phần thúc đẩy ngành nông nghiệp phải đổi mới và nâng cao sức mạnh cạnh tranh , đặc biệt đối với công nghệ nông sản.


Đây là bước tập dượt đối với ngành nông nghiệp trong hội nhập nền kinh tế Khu vực trước khi bước vào tiến trình hội nhập quốc tế với việc đàm phán ra nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Một số tác động của AFTA đến nền kinh tế và ngành Nông nghiệp Việt Nam như sau:


  • ASEAN là một thị trường khá lớn, khoảng 420 triệu dân với mức sống và chi tiêu khá cao, trong khi thị trường trong nước là 78 triệu dân. Như vậy hội nhập AFTA thay vì chỉ tập trung vào cung ứng cho thị trường nội địa, những nhà sản xuất Việt Nam có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường ASEAN.




  • Việc giảm thuế suất CEPT sẽ tạo ra sự cạnh tranh mạnh hơn trong ASEAN đối với một số những ngành công nghiệp được bảo hộ của Việt Nam và do đó có thể nâng cao khả năng cạnh tranh, tăng hiệu quả và phân bổ tài nguyên trong nước tốt hơn.




  • Thị trường ASEAN có thể coi là như "sân tập" cho các doanh nghiệp Việt Nam để từng bước vươn ra cạnh tranh trên thị trường thế giới.




  • Cơ cấu nông nghiệp của các nước ASEAN tương đối giống nhau, trong khi công nghiệp chế biến, bảo quản của Việt Nam có trình độ phát triển kém hơn các nước ASEAN cũ nhất là Singapore, Thai Lan, Malaysia, Indonesia, Philipin. Hàng nông sản chế biến của Việt Nam sẽ phải cạnh tranh rất gay gắt với các nước này.



  1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ NÔNG SẢN CÁC NƯỚC TRONG KHU VỰC AFTA



    1. Tình hình chung

Khu vực Đông Nam Á là khu vực phát triển khá mạnh về nông nghiệp, với mức tăng trường GDP nông nghiệp bình quân đạt 1.7%/năm giai đoạn 1992-2002. Trong 10 nước ASEAN có 5 nước thành viên phát triển mạnh nông nghiệp là Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippin và Việt Nam. Indonesia là một quốc gia bao gồm hàng chục ngàn hòn đảo lớn nhỏ, với dân số khoảng 205 triệu người. Philippine cũng là một quốc đảo gồm nhiều hòn đảo, một số đảo có khí hậu riêng biệt tạo nên sự đa dạng của khí hậu. Malaysia có diện tích đất nông nghiệp ít, chỉ chiếm 14,9% diện tích cả nước, bình quân đầu người là 0,25 ha đất canh tác. Thái Lan có đất đai rộng, màu mỡ, khí hậu nhiệt đới thích hợp với sự phát triển của nhiều loại cây con. Thái Lan có cả các đồng bằng châu thổ rộng lớn thích hợp trồng lúa, nuôi trồng thuỷ sản và cả các cao nguyên, vùng núi để phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả. Việt Nam cũng có khí hậu nhiệt đới với các điều kiện tương tự như Thái Lan, tạo cơ hội lý tưởng cho nông nghiệp phát triển.

Cùng với Việt Nam, các nước này đóng góp 45% gạo xuất khẩu, 80% cao su tự nhiên xuất khẩu, phần lớn cà phê và dầu ăn xuất khẩu trên thế giới. Mặt khác 4 nước này do có điều kiện tự nhiên gần giống Việt Nam nên có những mặt hàng là khách hàng của Việt Nam, có những mặt hàng là đối thủ cạnh tranh xuất khẩu với Việt Nam (gạo, cà phê, cao su, tiêu, thuỷ sản), và có những mặt hàng Việt Nam phải nhập khẩu (dầu ăn, gỗ ván nhân tạo). Các nước trên đã trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế và đang phục hồi để tiếp tục tiến trình công nghiệp hoá đất nước. Kinh nghiệm của các nước là những bài học kinh nghiệm có giá trị để Việt Nam tham khảo trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp nông thôn của mình.

Cả bốn nước đang tiến hành công nghiệp hoá theo mức độ nhanh chậm khác nhau, nhìn chung lĩnh vực nông nghiệp đều đóng vai trò quan trọng ở mỗi nước. Malaysia có cơ cấu kinh tế thiên về công nghiệp nhất, Thái Lan cũng như Việt Nam, có tốc độ tăng trưởng sản xuất nông nghiệp nhanh và phần đông lao động sống và làm việc ở nông thôn. Philippine và Indonesia tuy vẫn là những nền kinh tế nông nghiệp nhưng mức tăng trưởng nông nghiệp không cao.

Bảng 4.1. Vai trò của lĩnh vực nông nghiệp trong kinh tế bốn nước (2002)



Nước

GDP/người (US $)

LĐ NN trong tổng LĐ (%)

GDP NN trong tổng GDP (%)

Tăng trưởng GDP NN (%), 1992-2002

Malaysia

2617

42,9

8,0

-0,1

Thai Lan

1752

59,5

7,8

0,4

Philippine

687

41,8

14,9

2,3

Indonesia

648

48,8

17,5

1,7

Việt Nam

443

52,6

22,13

4,0

Nguồn: FAO Stat, 2004

Cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu nông nghiệp nói riêng đang diễn ra những biến đổi quan trọng.

Hình 4.1. Đóng góp của GDP nông nghiệp trong tổng GDP bốn nước



Malaysia có dân số khoảng 25 triệu dân, là một trong những nước đông dân trong số các nước phát triển khu vực Đông Nam Á. Khoảng 61% dân số có thu nhập trên trung bình. Nền kinh tế của nước này có nền tảng vững chắc dựa trên các ngành công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp. Trong vòng 10 năm qua, đóng góp tương đối của nông nghiệp vào nền kinh tế đang liên tục giảm từ 14,6% năm 1992 xuống chỉ còn 8% năm 2002. Lực lượng lao động trong nông nghiệp của Malaysia giảm mạnh, dự kiến từ 1,5 triệu năm 1995 xuống còn 930 nghìn năm 2010, phản ánh xu thế công nghiệp hoá và hiện đại hoá nhanh ở nước này. Kể từ năm 2000, nền kinh tế của Malaysia tăng trưởng chậm lại do suy thoái kinh tế toàn cầu. Tình hình này buộc Malaysia phải thực hiện một số giải pháp vào năm 2001 như giảm thuế công ty và cá nhân, duy trì mức lãi suất thấp, tăng lương cho công chức chính phủ và tăng chi tiêu nhà nước. Kết quả là năm 2003, GDP của Malaysia tăng khoảng 5,3%, vượt xa mức dự báo ban đầu là 4,5%. Tốc độ tăng trưởng GDP dự kiến đạt khoảng 7% năm 2004 và 6,3% năm 2005. Chính phủ Malaysia áp dụng các chương trình bình ổn giá như kiểm soát giá các mặt hàng lương thực cần thiết để hạn chế lạm phát ở mức 1,7% năm 2003. Malaysia có nền kinh tế chính trị ổn định, mở cửa khá rộng rãi. Các dịch vụ vận chuyển, thông tin liên lạc, ngân hàng và y tế hiện đại và hoạt động hiệu quả.

Indonesia là nước đông dân thứ 4 thế giới (216 triệu dân năm 2003). Từ năm 1998/1999, Indonesia đã chuyển đổi mạnh về cơ cấu kinh tế, chính trị và xã hội. Năm 2004, nền kinh tế vĩ mô của Indonesia đã dần ổn định. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khoảng 4,8% và dự kiến sẽ đạt hơn 5% trong năm 2005. Đóng góp vào quá trình tăng trưởng kinh tế là hàng loạt chính sách cải cách như cải thiện môi trường kinh doanh, tăng tỉ lệ đầu tư, cơ cấu lại khu vực ngân hàng, cải cách hệ thống pháp luật và tạo lập môi trường chính trị ổn định. Thời kỳ 1982 - 1992, ngành nông nghiệp tăng trưởng với tốc độ bình quân 3,7% một năm, thời kỳ 1992 - 2002 là 1,7%, trong khi đó các ngành phi nông nghiệp tăng trưởng với tỷ lệ 7,8% (giai đoạn 1986-1996). Đóng góp của nông nghiệp đối với GDP giảm từ 18,7% năm 1992 xuống còn 17,5% năm 2002.

Tại Philippine, phần đóng góp của nông nghiệp vào tổng sản phẩm quốc dân (GDP) ngày càng giảm dần, từ trung bình 30% trong giai đoạn từ 1966 đến giữa những năm 1970 xuống còn 20,7% năm 1992 và 14,9% năm 2002. Tuy nhiên nông nghiệp vẫn đóng góp đáng kể vào nền kinh tế, chiếm khoảng 9,3% tổng kim ngạch xuất khẩu, 8,6% tổng kim ngạch nhập khẩu và 42% tổng việc làm. Năm 2003, ngành nông nghiệp tăng trưởng với tốc độ 3,8%, cao hơn mức dự kiến 3,4% với tổng sản lượng nông nghiệp tăng 5,21%. Sự phục hồi của ngành nông nghiệp giúp GDP cả nước đạt mức tăng trưởng cao 4,5%, cao hơn năm 2002 0,1%. Dự kiến năm 2004/05, GDP của Philipines sẽ đạt mức tăng trưởng 4,9-5,8%. Tỉ lệ lạm phát dự kiến sẽ tăng trong năm 2004 do giá dầu tăng. Nông nghiệp và kinh tế tăng trưởng ổn định và dân số đạt 84 triệu năm 2004 là những yếu tố kích thích tiêu thụ nông sản.

Tỉ lệ giảm việc làm trong ngành nông nghiệp chậm hơn mức giảm trong tỉ lệ đóng góp vào GDP, từ 42,7% năm 1991 xuống còn 41,8% năm 2001. Mặc dù tỉ lệ giảm nhưng khối lượng người làm trong ngành nông nghiệp vẫn tiếp tục tăng (từ 12,28 triệu lao động năm 1991 lên 12,54 triệu năm 2001). Trong khi đó, tỉ lệ việc làm trong ngành chế tạo chỉ tăng đôi chút từ 9% năm 1980 đến 11,6% năm 1991. Ở Philippin, nông nghiệp đang và vẫn sẽ là ngành chủ yếu mang lại nhiều công ăn việc làm cho người dân.

Sau giai đoạn khủng hoảng 1997-98, năm 2002-2004, Thái Lan phục hồi hoàn toàn với mức tăng trường GDP đạt 6,9% năm 2003 và 6,1% năm 2004 nhờ các chính sách mở cửa của chính phủ như khuyến khích phát triển kinh tế làng nông thôn; tăng cường thể chế tài chính, tài khoá quốc gia; đẩy mạnh đàm phán và ký kết hiệp định thương mại để tăng cường xuất khẩu, đặc biệt là hiệp định với Mỹ.

Đóng góp của nông nghiệp trong tổng GDP đã giảm dần từ 12,3% năm 1992 xuống còn 7,76% năm 2002, trong khi tỷ lệ đóng góp của lĩnh vực phi nông nghiệp tăng đáng kể. Nhóm người làm trong ngành nông nghiệp chiếm khoảng một nửa dân số. Xuất khẩu nông sản chiếm khoảng 20% tổng giá trị xuất khẩu cả nước, trong khi nhập khẩu nông sản chiếm khoảng 6% trong tổng giá trị nhập khẩu. Mặc dù năng suất một số nông sản thấp hơn so với các nước sản xuất chính nhưng Thái Lan vẫn là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới về các mặt hàng như gạo, cao su, tôm đông lạnh, cá hồi đóng hộp và dứa đóng hộp và đứng trong 10 nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về thịt gà, hải sản và đường. Ngoài ra, thu nhập đầu người tăng mạnh và ngành công nghiệp du lịch phát triển là những điều kiện kích cầu các sản phẩm nhập khẩu như đồ ăn uống phương tây (các sản phẩm sữa, thịt, quả, đậu đỗ...). Mặc dù đã vào WTO và có một nền kinh tế khá mở cửa, Thái Lan vẫn áp dụng các biện pháp bảo hộ thị trường như (i) thuế cao; (ii) 23 mức thuế quan trong hạn ngạch và các hàng rào kỹ thuật khác như biện pháp kiểm dịch vệ sinh dịch tễ; (iii) áp dụng giấy phép nhập khẩu một số mặt hàng.


    1. Mặt hàng lúa gạo

      1. Sản xuất

Lúa gạo là một trong những thế mạnh của các nước trong khu vực Đông Nam Á, với các nước sản xuất gạo đứng đầu thế giới như Thái Lan và Việt Nam.

H





Nguồn: FAO (2004)
ình 4.2. Sản lượng gạo một số nước ASEAN (1000 tấn)

Trong thời gian qua, sản lượng, diện tích trồng lúa ở một số nước sản xuất lớn ASEAN khá ổn định với mức tăng trưởng cao nhất là ở Việt Nam. Từ năm 1992 đến 2002, tốc độ tăng trưởng diện tích hàng năm của Việt Nam đạt 1,8% trong khi tốc độ tăng trưởng ở các nước khác như Thái Lan đạt 1,4% và Indonesia là 0,7%. Việt Nam và Thái Lan cũng là hai nước đạt mức tăng trưởng sản lượng cao nhất (4,7% và 3%). Tốc độ tăng trưởng sản lượng của Indonesia đạt khoảng 1%.



Indonesia

Trong 3 thập kỷ qua, tăng trưởng trong sản xuất lượng thực đóng góp một phần quan trọng trong tổng tăng trưởng ngành nông nghiệp. Nửa đầu thập kỷ 80, sản xuất lương thực của Indonesia tăng trưởng hơn 8%/năm, chủ yếu là nhờ thành công của cuộc cách mạng xanh. Điều này đã giúp Indonesia tự túc được lương thực từ giữa thập kỷ 80, một thành tựu được coi là “thần kỳ Indo”. Nửa đầu thập kỷ 90, tốc độ tăng trưởng chậm dần và tiếp tục có xu hướng giảm trong nửa cuối thập kỷ này do các vấn đề về kinh tế, chính sách và môi trường sinh thái như giá nông sản giảm, tốc độ tăng diện tích đất nông nghiệp giảm dần; mật độ cây trồng đã đạt đến ngưỡng sinh thái, hạn hán và thiên tai. Việc duy trì tự túc về lương thực như giữa thập kỷ 80 trở nên ngày càng khó khăn hơn. Chính vì vậy, ngay từ đầu thập kỷ 90, Indonesia đã bắt đầu nhập khẩu gạo. Ngoài ra, đất nước này cũng đa dạng hoá sản xuất các cây trồng hàng hoá, đặc biệt là ở vùng núi thông qua chương trình đầu tư công của chính phủ.



Hình 4.3. Tổng cung, nhập khẩu và tiêu thụ gạo trong nước của Indonesia (1000 tấn)



Nguồn: FAO (2004)

Sản xuất gạo Indonesia năm 1998 giảm 23% so với năm 1996 và 9% so với năm 1997), còn 26,3 triệu tấn gạo. do các nhân tố như hạn hán nghiêm trọng do hiện tượng El Nino năm 1997; hiện tượng Úng lụt El Nina năm 1998; nhiều vùng đất lúa bị chuyển sang các mục đích khác và một số yếu tố khác.

Năm 2002, sản xuất lúa đạt 51,3 triệu tấn, thấp hơn một chút so với năm 2003. Diện tích thu hoạch năm 2003 tăng hơn chút ít đạt 11,6 triệu ha song do một số khó khăn về hệ thống thuỷ lợi nên sản lượng gạo chỉ đạt 51,5 triệu tấn. Năm 2003, Indonesia đã chuyển sang trồng lúa ở một phần diện tích đất khó khăn nhằm tăng tổng diện tích thu hoạch của cả nước trong khi vẫn đảm bảo chất lượng mặc dù không có cải thiện lớn về năng suất. Indonesia cũng tăng lượng giống được thẩm định chất lượng. Năng suất trung bình của Indonesia đạt khoảng 4,4-4,5 tấn/ha, cao hơn Thái Lan tới 2 tấn/ha. Trong những năm gần đây, Indonesia sử dụng nhiều thiết bị nông nghiệp cơ giới hoá, do đó chi phí sản xuất khá cao; trong khi đó không cung cấp được tín dụng đặc biệt cho nông dân và thiếu dịch vụ khuyến nông đã làm hạn chế sự phát triển của nông nghiệp. Ngoài ra, nông dân cũng phải chịu các chi phí cao hơn, trong khi chính phủ cắt dần trợ cấp về điện và nhiên liệu.

Thái Lan

Do đất đai rộng, khí hậu ôn hoà, nguồn nước dồi dào và giao thông thuận lợi, Thái Lan có thế mạnh về sản xuất và xuất khẩu lúa gạo. Diện tích đất trồng lúa tăng từ gần 9,1 triệu ha năm 1996 đến 10,2 triệu ha năm 2004. Lúa gạo chiếm tới 33,9% GDP nông nghiệp giai đoạn 1972-76, 22,8% giai đoạn 1992-96. Tuy nhiên, giá lao động tăng, nước tưới có hạn, thâm canh thấp (năng suất 2,38 tấn/ha so với 4-5tấn/ha của Indonesia và Việt Nam) là những thách thức lớn đối với khả năng cạnh tranh gạo của Thái Lan. Trước tình hình đó, Bộ Nông nghiệp Thái đã nghiên cứu và đưa ra ứng dụng một loạt giống hạt dài mới có chất lượng cao để tăng cạnh tranh trên thị trường gạo, thúc đẩy sản xuất gạo thơm để đáp ứng nhu cầu thị trường Trung Quốc, Hồng Kông và Singapore.

Trong giai đoạn từ đầu thập kỷ 90 đến năm 2003, sản xuất lúa gạo của Thái Lan tăng liên tục, đạt tốc độ tăng trung bình 2,5%/năm. Đặc biệt có những năm, tốc độ tăng trưởng lên tới 10,5% trong năm 1996, 7,5% năm 1990 và 1999. Trong tổng lượng cung gạo, Thái Lan xuất khẩu được trung bình khoảng 38%, với lượng xuất khẩu tăng đều qua các năm.

Hình 4.4. Tổng cung, xuất khẩu và tiêu thụ gạo trong nước của Thái Lan (000 tấn)






Nguồn: USDA (2005)

Vụ 04/05, sản xuất gạo của Thái Lan giảm 3,4% so với vụ trước xuống còn 17,4 triệu tấn. Mặc dù giá tăng kích thích tăng diện tích gieo trồng và thời tiết thuận lợi với lượng mưa lớn trong suốt thời kỳ gieo hạt và tăng trưởng; nhưng mưa vào giai đoạn đâm bông đã khiến cho năng suất tiềm năng giảm mạnh. Diện tích bị hạn hán trong thời kỳ này lên tới 1,4 triệu ha, trong đó 1,2 triệu ha là đất lúa. Các tỉnh phía Đông Bắc Thái Lan (sản xuất tới 60% tổng sản lượng) bị thiệt hại nặng nề nhất.



Malaysia

Tuy lúa gạo là ngành chiến lược và nhận được ưu đãi đặc biệt của chính phủ vì lý do an toàn lương thực và kinh tế-xã hội nhưng Malaysia vẫn là nước sản xuất lúa gạo nhỏ. Tổng sản lượng gạo của nước này chỉ bằng 0,4% sản lượng thế giới. Phát triển sản xuất lúa bảo đảm tự cung tự cấp lương thực, giúp phần lớn dân nông thôn nghèo tăng thu nhập. Lúa gạo chủ yếu là do tiểu nông sản xuất. Diện tích trung bình của mỗi nông trại gia đình là khoảng 1,5 ha. Diện tích trồng lúa trên toàn quốc đạt khoảng 676.000 ha năm 2002. Tuy nhiên, sản lượng gạo của Malaysia thay đổi thất thường, có những năm tăng trưởng tới hơn 5% (2000) nhưng có những năm giảm tới 8% (1998). Năm 2002, sản lượng gạo nước này đạt khoảng 1,4 triệu tấn.

Hình 4.5. Tổng cung, nhập khẩu và tiêu thụ gạo trong nước Malaysia (000 tấn)




Nguồn: USDA (2005)

Mặc dù tăng mạnh diện tích gieo trồng nhưng vụ 2004, sản xuất gạo nước này vẫn giảm 3,4% xuống còn 1,4 triệu tấn. Năng suất lúa trung bình năm 2004 cũng giảm do lũ lụt trong suốt nửa năm đầu và xuất hiện nhiều cỏ dại địa phương. Trong những năm qua, việc chăm sóc đồng lúa ở Malaysia gặp nhiều khó khăn do thanh niên đã bỏ làng đến các khu vực khác để tìm việc thu nhập cao hơn.



Philipines

Sản lượng lúa ở Philipin tiếp tục tăng trưởng nhưng tốc độ giảm dần. Sản xuất gạo tăng trưởng mạnh từ giữa những năm 1970 do tăng năng suất nhờ chương trình áp dụng giống hiện đại, thuỷ lợi và tín dụng. Sản xuất lúa gạo từ 1981-1985 tăng trưởng 3%/năm, giảm 26% so với 1975-1980 chủ yếu nhờ tăng diện tích canh tác. Thời kỳ 1986-1990, năng suất tiếp tục giảm, tăng trưởng sản lượng gạo hàng năm giảm còn 0,2%/năm. Giai đoạn 1991-2002, sản lượng gạo phục hồi, tăng trưởng trung bình hàng năm khoảng 3,3%, đạt 8,85 triệu tấn.

Mặc dù có bão liên tục cuối năm 2004 nhưng sản xuất gạo vẫn đạt mức kỷ lục 14,5 triệu tấn nhờ sử dụng giống gạo của Trung Quốc có tính hiệu quả và thích nghi cao. Bên cạnh đó, thời tiết cũng rất thuận lợi, khuyến khích tăng sản xuất.

Dự báo sản xuất gạo một số nước ASEAN

Dự báo sản xuất gạo cho khu vực châu Á năm 2005 nhìn chung là thuận lợi, dự kiến tăng khoảng 15 triệu tấn so với năm 2004, đạt 562 triệu tấn. Trong đó, 40% mức tăng này là nhờ tăng sản lượng ở Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh. Sản xuất gạo của Thái Lan dự kiến sẽ phục hồi trong năm 2005 sau khi giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1998. Chính phủ Thái Lan đã thực hiện chính sách thu mua nhằm giữ giá trong nước cao và kích thích vụ mùa chính. Sản xuất gạo Việt Nam vẫn sẽ không thay đổi so với mức kỷ lục năm 2004 nhờ sử dụng giống tốt. Ngược lại, sản lượng gạo của Indonesia dự kiến sẽ giảm chút ít trong năm 2005 do dự báo bão lụt trong đầu mùa lúa. Tuy nhiên, tổng sản lượng của nước này năm 2005 vẫn sẽ là mức cao thứ hai từ trước đến nay nhò giống lúa lai năng suất cao và chính sách hỗ trợ tự cung tự cấp lúa gạo của Chính phủ.

Vụ 05/06, dự báo sản xuất gạo của Malaysia sẽ tăng đôi chút do tăng diện tích gieo trồng. Các vùng trồng lúa chính đều sẽ đạt mức năng suất trung bình và cao trong vụ reo trồng thứ nhất. Dự báo sản xuất vụ này sẽ đạt khoảng 1,45 triệu tấn. Về lâu dài, Malaysia sẽ khuyến khích khu vực tư nhân tham gia mạnh vào sản xuất lúa gạo hàng hoá, đặc biệt là ở những tỉnh nhiều đất như Sabah và Sarawak.

Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Philipines, sản xuất gạo năm 2005 dự kiến duy trì ở mức năm 2004 do chi phí sản xuất tăng cao và nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái: thâm hụt ngân sách làm giảm khả năng cung cấp vốn vay cho nông dân cùng những biện pháp hỗ trợ kỹ thuật, trợ cấp phân bón và giống... Theo báo cáo của Cơ quan Phát triển và Kinh tế Quốc gia (NEDA), chi tiêu chính phủ giảm khoảng 0,8%. Tình hình thời tiết cũng không ổn định do hiện tượng El Nino và một số hiện tượng bất thường khác như mưa lớn ở nhiều khu vực trong khi những nơi khác lại khô hạn. Mặc dù vậy, từ tháng 12/2004, Cơ quan lương thực quốc gia (NFA) tăng giá mua lúa trong mùa mưa từ 0.164 USD/kg lên 0.182 USD/kg do nông dân phàn nàn chi phí sản xuất tăng cao. Do vậy, Bộ Nông nghiệp vẫn dự báo sản xuất gạo năm 2005 đạt khoảng 15 triệu tấn.



      1. Thị trường trong nước

Tăng trưởng kinh tế và thu nhập nhanh, xu thế đô thị hoá và toàn cầu hoá đã khiến cho thói quen tiêu dùng của người Châu á dần chuyển từ các loại lương thực truyền thống sang sản phẩm chăn nuôi và sữa, rau quả, chất béo và dầu. Xu thế tiêu dùng lương thực của người châu á đang dần hoà nhập với phương tây. Sự xuất hiện của các dây chuyền siêu thị toàn cầu và các nhà hàng ăn nhanh vừa thể hiện lại vừa kích thích xu thế trên phát triển.

Xu thế tiêu dùng lương thực của châu Á thay đổi theo 6 hướng sau đây:



  • Giảm tiêu thụ gạo bình quân đầu người

  • Tăng tiêu thụ lúa mỳ và các sản phẩm lúa mỳ

  • Tăng các khẩu phần ăn đa dạng

  • Tăng protein và năng lượng trong khẩu phần ăn

  • Tăng tiêu thụ các sản phẩm ôn đới

  • Tăng tiêu thụ các sản phẩm ăn nhanh, tiện lợi và đồ uống.

Indonesia

Do nền kinh tế ngày càng phát triển và dân số ngày càng đô thị hoá nên người dân Indonesia có xu hướng tiêu thụ nhiều đồ đã chế biến, tuy tỉ lệ vẫn còn thấp. Chi tiêu cho lương thực chiếm khoảng 60% tổng chi tiêu của người dân Indonesia. Trong số 60% đó, chỉ có 25% chi cho thức ăn đã chế biến và đồ uống (khoảng 8,55 tỉ USD, trong đó 6,67 tỉ USD chi cho thức ăn đã chế biến).

T


Nguồn: FAO (2004)
iêu thụ lúa gạo ở Indonesia tăng mạnh cùng với tốc độ tăng dân số và thu nhập trong 2 thập kỷ qua. Mức tiêu thụ gạo của Indonesia được xếp vào loại cao nhất châu Á. Tiêu thụ lúa gạo bình quân đầu người của nước đông dân nhất Trung Quốc chỉ khoảng 80 kg/năm. Con số này ở Nhật Bản và Hàn Quốc là 60-70kg. Trong khi đó, mức tiêu thụ gạo bình quân đầu người của Indonesia là 123kg/năm (theo điều tra kinh tế xã hội quốc gia) và thậm chí là 150 kg (theo cơ quan hậu cần lương thực Indonesia BULOG). Mức tiêu thụ gạo cao như vậy có thể sẽ gây ra nhiều khó khăn cho nền kinh tế Indonesia trừ khi đất nước này thực sự tiến hành công cuộc đa dạng hoá nông nghiệp.

Hình 4.6. Tiêu dùng gạo một số nước ASEAN

Một khía cạnh quan trọng khác trong vấn đề tiêu thụ lúa gạo là trợ cấp lương thực. Cho đến năm 1998, Chính phủ Indonesia vẫn duy trì trợ cấp cho nhập khẩu và mua bán gạo và một số mặt hàng lương thực thiết yếu khác. Trong năm 1998, tổng mức trợ cấp lương thực cho gạo, đường, đậu tương, lúa mì, lúa miến và bột cá dự kiến tăng từ khoảng 12 tỉ Rp đến 14 tỉ Rp. Tuy nhiên, người trồng cây lương thực vẫn là nhóm người nghèo nhất ở Indonesia. Các chính sách làm giảm giá lương thực cũng sẽ đồng thời làm giảm mức chi tiêu cho nhóm người này.

Trong những năm đầu thiên niên kỷ mới, tiêu thụ gạo ở Indonesia chỉ tăng đôi chút do có những sản phẩm lương thực thay thế như lúa mỳ, ngô, sắn và sago. Tổng tiêu thụ gạo năm 2002 đạt 36,5 triệu tấn, năm 2003 chỉ tăng chút ít 36,7 triệu tấn.

BULOG vẫn tiếp tục duy trì chương trình gạo cho người nghèo, cho phép người nghèo mua 20kg gạo/hộ/ tháng với giá 1000 Rp/kg. Năm 2003, cơ quan này phải chi 533 triệu USD cho chương trình trợ cấp này. Ngoài ra, BULOG cũng chịu trách nhiệm triển khai chương trình Raskin phân phối khẩu phần gạo cho lực lượng cảnh sát, quân đội, tù nhân và cán bộ nhà nước ở vùng sâu vùng xa. BULOG dự kiến sẽ mua 2,2 triệu tấn gạo của nông dân và nhập khẩu để thực hiện các chương trình cứu trợ nhân đạo và bình ổn giá nếu cần thiết. Như vậy, tổng tiêu thụ nội địa của nước này dự kiến sẽ tiếp tục tăng.

Thái Lan

Tiêu thụ gạo bình quân đầu người của Thái Lan đạt khoảng 110kg/năm. Mặc dù lúa mỳ đang trở nên ngày một phổ biến nhưng vẫn không thể thay thế gạo trong thói quen ăn truyền thống. Thời gian gần đây, xu thế thay gạo bằng thức ăn phương tây đã xuất hiện nhưng chủ yếu là ở những trung tâm, thành phố lớn. Tiêu thụ gạo trong nước từ năm 1990 đến nay của Thái Lan vẫn giữ ổn định, trung bình khoảng 9 triệu tấn/năm.

Tiêu thụ gạo Thái Lan trong nước tăng 2,5% trong năm 2004, đạt 9,8 triệu tấn/năm bao gồm cả xuất khẩu gạo tiểu ngạch của một số nước láng giềng. Hiện tượng buôn lậu gạo vẫn tiếp diễn mặc dù chính phủ đã có những biện pháp kiềm chế hiện tượng này. Tiêu thụ năm 2005 dự kiến sẽ tiếp tục tăng 2,4 đến 2,5%. Tốc độ tăng tiêu thụ gạo trong nước cao hơn đôi chút so vớI mức tăng dân số.

Malaysia

Dân số Malaysia tăng với tốc độ khoảng 2,3-2,4%/năm, trong đó nhóm tuổi từ 20-49 chiếm khoảng 44%. GDP đầu người của Malaysia cao thứ 3 trong khu vực ASEAN (sau Singapore và Brunei), nhờ vậy tiêu thụ đầu người cá nhân tăng 21%, từ 1446 USD năm 1999 đến 1754 USD năm 2002 và dự kiến đạt khoảng 1817 USD năm 2004. Dân số thành thị vẫn tiếp tục tăng mạnh từ 50% năm 1991 đến 62% năm 2000. Năm 1999, thu nhập bình quân hộ hàng năm ở khu vực thành thị là 9792 USD trong khi ở nông thôn chỉ có 5424 USD. Do thu nhập ở khu vực thành thị cao nên chi tiêu hộ ở khu vực này cũng đạt 6132 USD, trong đó 1461 USD chi cho lương thực thực phẩm (với 288 USD cho hoa quả tươi). Trong khi đó chi tiêu hộ nông thôn chỉ đạt 4008 USD, trong đó 1164 USD chi cho lương thực (với 216 USD cho hoa quả tươi).

Tiêu thụ đầu người về gạo và các sản phẩm khác làm từ gạo (102kg/năm) chiếm tới 1/3 tổng lượng tiêu thụ lương thực thực phẩm mỗi ngày.

Tiêu thụ gạo của Malaysia trong thập kỷ 90 giữ ở mức khá ổn định, khoảng 1,7 triệu tấn/năm. Đầu thế kỷ XXI, lượng gạo tiêu thụ trong nước tăng lên đáng kể, đạt mức trung bình 2,01 triệu tấn/năm, do dân số tăng và thói quen tiêu dùng gạo ở nước này.



Philipines

Theo Uỷ ban Điều phối Thống kê Quốc gia (NSCB), năm 2004, tốc độ tăng GDP hàng năm đạt 6,1%, sản lượng nông nghiệp tăng 4,9% so với 3,8% năm 2003. Dự báo năm 2005, nền kinh tế chỉ đạt mức tăng trưởng khoảng 5% do thâm hụt ngân sách lớn. Ngành nông nghiệp cũng tăng trưởng chậm hơn, chỉ đạt khoảng 4,2% do chi phí sản xuất tăng (do giá dầu tăng) và nhu cầu giảm (do giá sản phẩm đầu ra cũng cao hơn).

Trong thập kỷ 90, tiêu thụ gạo của Philipinines ổn định ở mức trung bình 7,2 triệu tấn/năm. Từ năm 2000 đến nay, tổng lượng tiêu thụ gạo trong nước tăng mạnh, đạt trung bình 9,6 triệu tấn/năm, cá biệt năm 2004 tổng mức tiêu thụ lên tới 10,3 triệu tấn/năm.

Năm 2005/06, tiêu thụ gạo dự kiến tiếp tục tăng nhờ nguồn cung đầy đủ, giá gạo ổn định và giá lúa mỳ tăng cao. Việc chuyển từ tiêu thụ các loại lương thực khác sang gạo sẽ tiếp tục làm tăng cầu về gạo.



      1. Thị trường ngoài nước

Nhập khẩu

Đông Nam Á cũng là khu vực nhập khẩu gạo tương đối lớn trên thế giới. Theo số liệu của FAO, từ năm 1992 đến 2002, khu vực này chiếm trung bình khoảng 14% tổng lượng nhập khẩu gạo thế giới. Indonesia, Malaysia và Philipine là 3 nước nhập khẩu gạo chính trong khu vực. Tổng lượng nhập khẩu trung bình của 3 nước này từ năm 1992 đến 2002 chiếm khoảng 94% tổng lượng nhập khẩu gạo của khu vực này. Tuy nhiên, biểu đồ trên cho thấy, lượng nhập khẩu gạo của cả ba nước này đều có xu hướng giảm đi trong những năm gần đây. Trong đó, nhập khẩu gạo của Indonesia luôn biến động bất thường, phụ thuộc vào yếu tố thời tiết. Nhập khẩu gạo của Malaysia và Philipines đều có xu hướng giảm đi do các nước này triển khai chính sách tự cung tự cấp lương thực và cải tiến khoa học công nghệ.

Hình 4.7. Lượng nhập khẩu gạo một số nước ASEAN (nghìn tấn)




Nguồn: FAO, 2005

Chính phủ Indonesia chủ trương duy trì lượng dự trữ gạo lớn (lên tới 2 triệu tấn) để phòng những lúc thị trường thế giới biến động bất thường. Lượng dự trữ chủ yếu là từ gạo nhập khẩu, đặc biệt là những lúc mất mùa. Lượng gạo nhập khẩu của Indonesia tăng mạnh trong giai đoạn 1990-1995 (từ 74 nghìn tấn đến 3,2 triệu tấn). Sau năm 1995, lượng nhập khẩu gạo vẫn cao nhưng biến động bất thường. Năm 1997, do tác động của hiện tượng El Nino nên chính phủ quyết định tăng lượng nhập khẩu gạo dành cho dự trữ trong hai năm liên tiếp 1998-99 để ngăn chặn tình trạng tương tự. Lượng nhập khẩu trong hai năm này lên tới 3 và 4,7 triệu tấn. Nhập khẩu gạo của nước này năm 2002-2003 vẫn tiếp tục được duy trì ở mức cao 3,3 - 3,5 triệu tấn.


Hình 4.8. Tỉ lệ xuất khẩu gạo của các nước sang Malaysia năm 2004 (%)





Nguồn: USDA, 2005

Malaysia cũng là nước nhập khẩu gạo lớn trong khu vực, chủ yếu là từ Thái Lan và Việt Nam, sau đó là Pakistan, Miến Điện và Ấn Độ. Năm 2003, nhập khẩu gạo tiểu ngạch từ nước láng giềng Thái Lan khoảng 80.000 tấn. Năm 2004, nhập khẩu gạo tiểu ngạch lên tới 70.000 tấn, nâng tổng mức nhập khẩu lên 600.000 tấn. Năm 2005, dự kiến nước này cần khoảng 660.000 tấn.

Tại Philipines, do sản xuất gạo đạt mức kỷ lục trong năm 04/05 nên chính phủ đã yêu cầu WTO kéo dài chương trình hạn chế nhập khẩu gạo Dự kiến nhập khẩu gạo của nước này năm 2005 ở mức 1,4 triệu tấn. Năm 2005, Philipines chủ yếu nhập khẩu gạo của hai nước láng giềng Thái Lan và Việt Nam, trong đó Việt Nam đã ký được hợp đồng xuất cho nước này 400.000 tấn.

Để tăng cường đảm bảo an ninh lương thực, Philipines tiếp tục đẩy mạnh dự trữ gạo bằng cách tăng nhập khẩu sau mùa mưa bão liên tục năm 2004.

Dự báo nhu cầu nhập khẩu gạo các nước châu Á

Nhìn chung, nhập khẩu gạo của các nước châu Á dự kiến đạt khoảng 11,5 triệu tấn năm 2005, hầu như không thay đổi so với năm 2004. Tuy nhiên, ở cấp độ quốc gia, sẽ có một số nước nhập khẩu chính tăng lượng mua trong khi một số nước khác giảm lượng mua. Dự kiến Bangladesh sẽ mua khoảng 1 triệu tấn năm 2005, tăng 200.000 tấn so với năm 2004 nhằm giữ giá nội địa. Dự kiến Philipines cũng sẽ tăng khoảng 500.000 tấn, đạt 1,6 triệu tấn, mức cao nhất kể từ năm 1998. Sau hiện tượng hạn hán làm ảnh hưởng sản xuất của nửa năm 2004, Cơ quan Lương thực Quốc gia đã cam kết sẽ tăng lượng nhập khẩu. Nam Triều Tiên và Thổ Nhĩ Kỳ cũng sẽ tăng nhập khẩu gạo. Trong khi đó, Trung Quốc dự kiến sẽ giảm 29% lượng nhập khẩu gạo. Nhập khẩu của một số nước Trung Đông và Srilanka cũng sẽ giảm. Năm 2005, Malaysia sẽ cần khoảng 660.000 tấn. Dự kiến Indonesia vẫn sẽ nhập khẩu như năm 2003 và 2004.



Xuất khẩu

Thái Lan và Việt Nam là hai nước xuất khẩu gạo chính trên thế giới. Từ năm 1992 đến 2002, xuất khẩu gạo của hai nước này chiếm trung bình 27 và 13% trong tổng lượng xuất khẩu thế giới. Trong khi đó, các nước ASEAN khác chỉ chiếm khoảng 3% tổng lượng này. Vì vậy trong phần này, nhóm nghiên cứu chỉ tập trung vào tình hình xuất khẩu gạo của Thái Lan.


Hình 4.9. Tỉ lệ xuất khẩu gạo một số nước ASEAN trong tổng xuất khẩu thế giới (%)




Nguồn: FAO (2004)

Xuất khẩu gạo năm 2001 của Thái Lan giảm khoảng 6% xuống còn 6,3 triệu tấn, chủ yếu là do xuất khẩu sang Indonesia giảm và thuế nhập khẩu ở Nigeria tăng. Sản xuất ở một số nước xuất khẩu chính như Việt Nam và Miến Điện tăng cùng với giá gạo Việt nam rẻ khiến cho Thái Lan cũng bị cạnh tranh không nhỏ. Tuy nhiên, xuất khẩu gạo thơm tăng lên đôi chút trong 2 năm liền sau khi giảm 11-15% trong năm 1999 do nhu cầu nhập khẩu mạnh của Trung Quốc và Malaysia. Giá gạo thơm rẻ hơn cũng khiến nhu cầu của Philipine tăng. Bắc Triều Tiên thay Indonesia trở thành nhà nhập khẩu lớn gạo vỡ 5%. Tuy nhiên, xuất khẩu gạo chất lượng thấp giảm mạnh và vì vậy kéo tổng lượng xuất khẩu xuống.

Xuất khẩu gạo vụ 03/04 đạt mức kỷ lục 9,7 triệu tấn chủ yếu do các nhà xuất khẩu chính không mua được gạo của Việt Nam và Ấn Độ, 2 đối thủ cạnh tranh chính của Thái Lan. Xuất khẩu gạo sang các nước châu Phi tăng mạnh do nguồn cung của các nước xuất khẩu khác giảm.Lượng nhập khẩu của Nigeria từ Thái Lan sẽ lên tới 697 nghìn tấn, tăng so vớI 432 nghìn tấn của vụ trước. Nhu cầu nhập khẩu gạo trắng của Trung Quốc cũng tăng mạnh do nguồn cung của nước này hạn hẹp. Từ tháng 1 đến tháng 10/04, xuất khẩu gạo trắng của Thái Lan sang Trung Quốc đã đạt 415 nghìn tấn, so vớI chỉ khoảng 10 nghìn tấn của năm trước. Trong khi đó, lượng nhập khẩu gạo Thái thơm của Trung Quốc cũng tăng 8%, đạt 119 nghìn tấn. Thêm vào đó, xuất khẩu gạo sang các nước Trung đông cũng tăng mạnh, đặc biệt là Iran và Iraq, đủ để bù cho mức giảm xuất khẩu sang Indonesia vì nước này vẫn tiếp tục áp dụng lệnh cấm nhập khẩu. Trong vụ này, dự trữ gạo đạt khoảng 1,5 triệu tấn, giảm mạnh so vớI vụ trước do nhu cầu xuất khẩu quá lớn.

Hình 4.10. Lượng xuất khẩu gạo một số nước ASEAN






Nguồn: FAO (2004)

Tuy nhiên vụ 04/05, xuất khẩu gạo của Thái Lan ước đạt 8,3 triệu tấn, giảm đôi chút so với vụ trước, chủ yếu là do sản lượng của nước nhập khẩu chính Trung Quốc đã bắt đầu tăng. Xuất khẩu của Thái Lan tới các nước khác trong khu vực như Indonesia và Philipine cùng sẽ giảm dần do các nước này cũng đã bắt đầu tăng sản xuất trong nước. Bên cạnh đó, giá đồng Baht và giá hàng hoá trong nước tăng (chủ yếu là do thay đổi trong mức giá can thiệp) cũng làm giảm một phần giá trị xuất khẩu hàng hoá của Thái Lan. Giá can thiệp được đặt cao hơn mức năm ngoái tới 25-30% so với 18% tăng giá xuất khẩu gạo của năm ngoái. Dự trữ gạo dự kiến sẽ ở mức thấp trong 2 năm liên tiếp do sản xuất trong nước gặp khó khăn vì hạn hán và xuất khẩu vẫn ở mức cao.



    1. Thịt lợn

      1. Tình hình sản xuất

Philipines, Thái Lan và Việt Nam là ba nước sản xuất thịt lợn chính ở khu vực Đông Nam Á. Từ đầu thập kỷ 90, sản xuất thịt lợn ở ba nước này liên tục tăng với tốc độ bình quân 5,3%/năm. Trong đó, sản xuất thịt lợn ở Việt Nam tăng mạnh nhất, với tốc độ trên 7% do nhu cầu tăng mạnh, thu nhập người dân cao hơn và thói quen tiêu thụ nhiều thịt lợn ở nước này. Thái Lan và Philipines có tốc độ tăng trưởng thấp hơn chút ít (4% và 6%/năm).

Theo Tổng cục Thống kê Nông nghiệp của Philipines, năm 2003 ngành chăn nuôi của nước này tăng trưởng khoảng 3%, chủ yếu là chăn nuôi lợn (chiếm 80% tổng sản xuất). Do tiêu thụ nội địa tăng nên sản xuất lợn vẫn tiếp tục tăng trưởng với tốc độ 3-4% năm 2004 mặt dù giá thức ăn chăn nuôi trên thị trường thế giới đang tăng mạnh.

Giá cổng trại thịt lợn trong quý đầu năm 2004 tăng khoảng 20%, trong khi đó cùng kỳ năm 2003, mức giá này giảm tới 3%. Giá thịt lợn tăng từ quý III/2003 chủ yếu là do giá thức ăn gia súc tăng, đặc biệt là giá ngô và đậu tương nhập khẩu. Theo FAO, giá thịt lợn tiếp tục tăng trên thị trường thế giới do nhu cầu thịt bò và gia cầm giảm vì dịch bệnh như cúm gà và bò điên.

Hình 4.11. Sản xuất thịt lợn ở một số nước ASEAN (tấn)







Nguồn: FAO (2004)

Hiện nay, ngành chăn nuôi lợn của nước này đã gặp phải một số khó khăn lớn như dịch bệnh lan tràn làm suy yếu nền kinh tế, chi phí giao dịch và marketing cao, nguồn cung nguyên liệu thức ăn chăn nuôi thất thường và nguồn gien giống lợn cũng hạn chế. Để giải quyết các vấn đề này, các chuyên gia trong nước cho rằng phải có sự kết hợp giữa chính phủ và khu vực tư nhân, tăng cường đầu tư vào nghiên cứu và phát triển đặc biệt là trong các lĩnh vực như cải tiến nguồn gien, dinh dưỡng vật nuôi, quản lý dịch bệnh và tăng cường chất lượng.

Đầu năm 2004, chính phủ Philipines đã tuyên bố miễn thuế nhập khẩu ngô và bột đậu tương để giảm bớt chi phí sản xuất. Tuy nhiên, do giá nguyên liệu trên thị trường thế giới rất cao nên chỉ có khoảng 10.000 tấn trong kế hoạch 200.000 tấn được nhập khẩu trong chương trình này.

Dự kiến giá thịt lợn, bò và các loại thịt khác vẫn đạt mức cao trong hai năm tới do giá thức ăn vẫn tiếp tục tăng.



      1. Tình hình thị trường

Các nước nhập khẩu thịt lợn chủ yếu của khu vực Đông Nam Á bao gồm Malaysia và Philipines. Lượng nhập khẩu của hai nước này năm 2003 cao gấp hơn 13 lần tổng lượng nhập khẩu của các nước Đông Nam Á khác.

Năm 2003, lượng nhập khẩu tối thiểu thịt lợn các loại của Philipines tăng chút ít từ 13 đến 15%. Thịt lợn nhập khẩu của Philipines chiếm hơn 10% tổng mức tiêu thụ trong nước. Mặc dù có chương trình nhập khẩu tối thiểu thịt lợn (đạt 50595 tấn năm 2003), nhập khẩu thịt lợn vẫn chưa nhiều, chủ yếu là do thuế quan rất cao: 35% trong hạn ngạch và 40% ngoài hạn ngạch đối với thịt ngỗng.

Hình 4.12. Nhập khẩu thịt lợn một số nước ASEAN (tấn)





Nguồn: FAO (2004)


Каталог: images -> 2006
2006 -> Lúa gạo Việt Nam Giới thiệu
2006 -> Nghiªn cøu triÓn väng quan hÖ kinh tÕ th­¬ng m¹i viÖt nam – trung quèc ViÖn nghiªn cøu th­¬ng m¹i 2000 Lêi nãi ®Çu
2006 -> B¸o c¸o tæng kÕt ®Ò Tµi
2006 -> NGÀnh lúa gạo việt nam nguyễn Ngọc Quế Trần Đình Thao Hà Nội, 5-2004 MỤc lụC
2006 -> Hµ Néi, th¸ng 10 n¨m 2006
2006 -> §inh Xun Tïng Vò träng B×nh TrÇn c ng Th¾ng Hµ NéI, th¸ng 12 N¡M 2003
2006 -> Nhãm nghiªn cøu: Hoµng Thuý b ng (M. Sc) NguyÔn V¨n NghÖ (mba) Lª Hoµng Tïng
2006 -> PHÁt triển hệ thống tín dụng nông thôN Ở việt nam1
2006 -> ¶nh h­ëng cña viÖc Trung Quèc vµo wto vµ mét sè bµi häc cho ViÖt Nam1
2006 -> Bé n ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n ng th n B¸o c¸o tæng quan ngµnh chÌ viÖt Nam

tải về 1.25 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương