BÁo cáo nghiên cứu khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nông sản chính của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập afta



tải về 1.25 Mb.
trang7/10
Chuyển đổi dữ liệu20.07.2016
Kích1.25 Mb.
#2098
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

Kênh tiêu thụ xuất khẩu

Ghi chú: DNQD - Doanh nghiệp quốc doanh; HĐXK - Hợp đồng xuất khẩu



Kênh tiêu thụ gạo

Kênh tiêu thụ lúa

Nhìn chung, kể từ 1980 công cuộc đổi mới cơ chế chính sách đã có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển của một hệ thống lưu thông lúa gạo tự do ở Việt Nam. Thị trường lúa gạo trong nước đã được tháo gỡ khỏi mọi hạn chế ràng buộc. Hệ thống lưu thông phân phối và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo hiện nay hầu như hoàn toàn tự do với sự tham gia của nhiều đơn vị, nhiều thành phần kinh tế khác nhau.

ĐBSCL và ĐBSH là hai khu vực sản xuất lúa gạo chủ yếu ở Việt Nam với mức tỉ suất hàng hóa tương đối cao (tức là doanh thu bán sản phẩm chiếm khoảng 60% tổng giá trị sản lượng lúa gạo). Tuy nhiên, ĐBSCL vẫn có mức sản xuất hàng hóa cao hơn ĐBSH, một phần là do đất đai bình quân đầu người cao hơn. Sự khác biệt lớn giữa hai vùng đồng bằng châu thổ trong lưu thông lúa gạo đó là ở ĐBSCL hệ thống lưu thông lúa gạo chủ yếu tập trung cho xuất khẩu thông qua các DNQD, trong khi đó ĐBSH chủ yếu hướng vào thị trường tiêu dùng nội địa.


      1. Đánh giá khả năng cạnh tranh



Thị phần xuất khẩu lớn và ổn định

Như đề cập ở trên, Việt Nma hiện là nước xuất khẩu gạo nhất nhì trên thế giới. Hiện nay tỷ trọng xuất khẩu gạo của Việt Nam chiếm khoảng 13-14% tổng gạo xuất khẩu trên thế giới. Mặc dù có những biến động trong thời gian qua, gií gạo có xu hướng giảm xuống nhưng lượng xuất khẩu của Việt Nam vẫn khá ổn định.



Lượng xuất khẩu gạo của một số nước (tấn)



Chi phí sản xuất lúa gạo thấp

Chi phí sản xuất là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn tới khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Theo nghiên cứu của nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế (IFRRI, Viện nghiên cứu kinh tế nông nghiệp, Ban Vật giá Chính phủ, Viện NCKH Thị trường và giá cả...), chi phí sản xuất lúa của Việt nam thuộc loại thấp nhất trong khu vực Đông Nam á. Riêng ĐBSCL có chi phí sản xuất lúa thuộc loại thấp nhất thế giới.

Giá thành sản xuất lúa ở ĐBSCL khoảng 1000-1050 đồng/ka, ở ĐBSH là 1300-1350 đồng/kg, bình quân từ 63,5 đến 90 USD/tấn. Giá thành sản xuất lúa của Thái lan khoảng 73 - 93 USD/tấn, cao hơn giá thành lúa của Việt nam từ 12-15%.

Các yếu tố làm cho giá thành sản xuất lúa của Việt nam thấp hơn của Thái lan là:



  • Chi phí lao động của Việt nam chỉ bằng 1/3 so với Thái lan.

  • Năng suất lúa Việt nam cao hơn 1,5 lần so với Thái lan.

Chi phí sản xuất lúa ở ĐBSCL và Thái Lan (USD/tấn)




ở ĐBSCL

Thái Lan

So sánh % (VN/TL)

Tỷ giá Baht/USD

1997

8,97

9,37

95,6

31,4

1998

8,20

7,86

104,2

41,4

1999

7,01

8,62

81,4

37,0

2000

7,79

8,08

96,5

40,1

2001

6,35

7,36

86,3

44,4

Nguồn: MARD, Đánh giá khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam, 2003.

So với một số nước khác như Bangladesh thì chi phí sản xuất trung bình của Việt Nam chỉ bằng 2/3. Điều này cho thấy Việt Nam có lợi thế mạnh trong sản xuất và xuất khẩu gạo.

Hình 5.3. Chi phí sản xuất lúa của một số nước



Mức độ cạnh tranh cao dựa trên Hệ số nguồn lực nội địa (DRC)

Để đo lường lợi thế cạnh tranh và lợi thế tương đối, các nhà nghiên cứu sử dụng chỉ số bảo hộ danh nghĩa (NPCs) và Hệ số nguồn lực nội địa. NPCs đề cập đến tương quan giữa giá trong nước và giá thế giới, qua xem xét sự “bóp méo về giá” (price distortion). Nếu NPC lớn hơn 1, có nghĩa là chính sách hiện tại bảo hộ cho người sản xuất. Kết quả nghiên cứu cho thấy NPC của gạo nhìn chung là lớn hơn 1, điều đó có nghĩa các chính sách hiện tại của Việt Nam vẫn có xu hướng bảo hộ cho người trồng lúa. Và khi tự do hoá thương mại, những người sản xuất sẽ bị ảnh hưởng.

Bảng 5.1. Hệ số bảo hộ danh nghĩa

Loại gạo

NPC

15 % tấm

1.11

5% tấm

1.04

Nguồn: ACI, 2002

Hệ số nguồn lực nội địa đo lường mức độ cạnh tranh của sản phẩm, đo lường lượng chi phí bỏ ra để sản xuất gạo và doanh thu từ xuất khẩu. Nếu DRC < 1 nghĩa là Việt Nam có lợi khi xuất khẩu, và ngược lại nếu DRC >1 có nghĩa Việt Nam không có lợi thế khi xuất khẩu. Hệ số DRC càng nhỏ càng cho thấy sản phẩm càng có lợi thế và mức độ cạnh tranh càng cao.

Nghiên cứu DRC của gạo cho thấy, Việt Nam có lợi thế và cạnh tranh cao trong xuất khẩu gạo. Hệ số DRC của các vụ lúa khác nhau của Việt Nam cao nhất là 0,66 và thấp nhất là chỉ có 0.42 với lúa lai trong vụ hè thu. Lúa lai có DRC thấp hơn, điều này cho thấy lợi thế trong việc áp dụng các giống lúa lai.

Bảng 5.2. Hệ số nguồn lực nội địa (DRC)

Mùa

DRC

Vụ hè thu, giống thường

0.56

Vụ hè thu, giống lai

0.42

Vụ Đông Xuân, lúa thường

0.66

Vụ Đông Xuân lúa lai

0.52

Nguồn: AIC, 2002

Lợi thế xuất khẩu của một mặt hàng phụ thuộc rất nhiều vào giá xuất khẩu. Chính vì thế một số mặt hàng nông sản như cà phê, cao su có giá biến động mạnh đã ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả và khả năng cạnh tranh xuất khẩu. Mặc dù có nhiều biến động nhưng trong những năm qua DRC của gạo trong những năm gần đây thấp hơn 1.

Hình 5.4. DRC của một số mặt hàng nông sản xuất khẩu



Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu

Cơ sở hạ tầng còn yếu hạn chế khả năng cạnh tranh

20 năm qua, Chính phủ đã tập trung phát triển lương thực nhằm mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Do vậy, vốn đầu tư cho thuỷ lợi phục vụ sản xuất lúa chiếm tỷ lệ cao và tăng liên tục. Những năm 80, diện tích tưới lúa tăng 2,9%/ năm; trong thập niên 90, tỷ lệ này tăng lên 4,6%/ năm. Hiện nay, Việt nam là một trong những nước có tỷ lệ lúa được tưới, tiêu nước vào loại cao trong Khu vực. Năm 2000, 88% diện tích gieo trồng lúa được tưới trong tổng số 6,7 triệu ha (trong đó, ĐBSH có diện tích được tưới khoảng 90%, ĐBSCL là 70%). Đây là yếu tố chính đưa năng suất lúa Việt nam tăng nhanh thời gian qua và vượt xa hơn hẳn các nước trong khu vực. Về khâu này, Việt nam có lợi thế hơn Thái lan

Hạ tầng phục vụ lưu thông và xuất khẩu gạo (chợ, kho chứa, bến bãi, cảng chuyên dùng cho xuất khẩu gạo...): còn nhiều yếu kém so với Thái lan.

Chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bến cảng và các thủ tục xuất nhập khẩu của Việt Nam còn cao so với các nước khác cũng làm giảm khả năng cạnh tranh của xuất khẩu gạo của Việt Nam. Theo báo cáo điều tra về các ngành công nghiệp chế biến nông sản của Việt nam do UNIDO tài trợ, chi phí cảng, chi phí bốc xếp hàng và các loại chi phí khác liên quan tới cảng Sài gòn, nơi thực hiện phần lớn gạo xuất khẩu của Việt nam khoảng 40.000 USD cho tầu công suất 10.000 tấn, trong khi đó chi phí tại Bangkok chỉ bằng 1/2. Ngoài chi phí trên, thì tốc độ bốc dỡ rất chậm, khoảng 1.000 tấn/ngày so với 6.000 tấn/ngày tại Bangkok (chậm chễ do sửa chữa và bốc xếp hàng làm tốn 6.000 USD/ngày). Những chi phí này các nhà nhập khẩu phải chịu nền kinh tế VN gián tiếp cũng phải chịu, nhất là những người nông dân trồng lúa- phải chịu giá FOB thấp hơn. Với chất lượng gạo và giá FOB xác định trước thì các nhà nhập khẩu thích mua gạo của Thái lan hơn do chi phí cảng, vận tải thấp hơn, và chỉ mua gạo VN nếu giá FOB thấp hơn của Thái lan để còn bù đắp cho các chi phí khác.

Theo ước tính về một số chi phí phục vụ xuất khẩu gạo như chi phí bến bãi, thủ tục xuất khẩu, năng lực điều hành ở Việt Nam còn quá cao, có những khâu chi phí cao hơn từ 3 đến 5 lần.

Theo kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu Nomura - Nhật bản hợp tác với Bộ Giao thông vận tải thì có đến 70% lượng gạo từ ĐBSCL được xuất khẩu qua cảng Sài gòn, chỉ có 25% được XK qua cảng Cần thơ, số còn lại được xuất khẩu qua các nơi khác. Trong khi đó, nếu gạo được xuất khẩu tại cảng Cần thơ thì các nhà xuất khẩu có thể tiết kiệm chi phí tiếp vận khoảng 3,1 USD/T

Bảng 5.3. So sánh chi phí công tác tiếp vận tại cảng Sài gòn và Cần thơ (USD/tấn)

Mục chi phí các công tác tiếp vận

Cảng TPHCM

Cảng Cần Thơ

Vận chuyển từ nhà kho đến cảng

2,77

0,66

Lợi nhuận thu được khi vận chuyển

0,99

Không đáng kể

Tổng cộng

3,76

0,66

Tiết kiệm




3,1

Nguồn: Trích trong báo cáo của MARD, 2003

Chính vì thế nếu trong những năm tới, cơ sở hạ tầng được cải thiện sẽ giảm chi phí trung gian, thời gian vận chuyển, chờ đợi tăng hiệu quả của công tác xuất khẩu. Với khả năng cạnh tranh như hiện nay, việc cải thiện cơ sở hạ tầng sẽ còn tạo lợi thế hơn nữa cho xuất khẩu gạo Việt Nam.



      1. Phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức)

Điểm mạnh


  • Chi phí sản xuất ở đồng bằng sông Cửu Long thấp

  • Năng suất cao

  • Điều kiện tự nhiên thích hợp cho sản xuất lúa gạo

  • Có nhiều kinh nghiệm sản xuất lúa gạo

  • Lao động nông nghiệp nông thôn dồi dào

  • Chính sách ưu tiên của Chính phủ

Điểm yếu

  • Quy mô đất trang trại nhỏ và phân tán

  • Mất mát lớn sau thu hoạch

  • Không có chính sách ổn định giá cả

  • Kênh thị trường chưa hiệu quả

  • Tiếp cận tín dụng ở thời vụ

  • Cơ sở trang thiết bị và các cơ sở hạ tầng khác (phương tiện bốc dỡ,cảng)

  • Gạo xuất khẩu chưa có thương hiệu

  • Không chủ động được nguồn giống của giống lai

  • Tỷ lệ gạo xuất khẩu trực tiếp thấp



Thách thức

  • Lợi nhuận của nông dân giảm

  • Cạnh tranh từ các nước xuất khẩu lớn khác như Thái Lan và Ấn Độ

  • Cạnh trạnh từ các nước xuất khẩu tiềm năng như Cămpuchia, Mianma

  • Cạnh trạnh từ các nông sản có lợi nhuận cao hơn

  • Giá đầu vào tăng

  • Năng suất đang tiến tới mức trần và không thể cải thiện nhiều

  • Điều kiện thời tiết không thuận lợi: hạn hán, bão



    1. Sản phẩm chăn nuôi




      1. Xu hướng phát triển chăn nuôi trong những năm qua



Từ năm 1986 đến nay, ngành chăn nuôi phát triển khá ổn định và có xu hướng tăng dần, tốc độ tăng trưởng giá trị đạt bình quân 5,27%/năm, cao hơn ngành trồng trọt và dịch vụ.

Bảng 5.4. Tốc độ tăng trưởng hàng năm của giá trị nông nghiệp bình quân

Ngành

Tốc độ tăng trưởng hàng năm (%)

1986-1990

1990-1996

1997-2002

1986-2002

Nông nghiệp

3,4




6,0




5,5




5,2




Trồng trọt

3,4




6,1




5,4




5,2




Chăn nuôi

3,4




5,8




6,7




5,6




Dịch vụ

4,1




4,6




2,3




3,6




Nguồn: TCTK

Nghiên cứu xu hướng tăng trưởng đầu con các loại gia súc gia cầm cho thấy, trong gần 20 năm qua, chăn nuôi gia cầm có sự phát phát triển khá nhanh, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm qua các giai đoạn có xu hướng tăng lên rõ rệt. Tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 3.5% giai đoạn 1986-1990 tăng lên 6,7%/năm trong thời kỳ 1996-2000 và vươn lên 9,1%/năm trong 3 năm gần đây (2000-2003).

Hình 5.5. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm về đầu con





Nguồn: TCTK

Sản phẩm chủ yếu của chăn nuôi chính là thịt. Chăn nuôi lấy thịt phổ biến nhất ở nước ta trong suốt 20 năm qua. Hiện nay nước ta sản xuất được khoảng 1,8 triệu tấn thịt hơi các loại, trong đó thịt lợn chiếm 76%. Có khoảng hơn 90% lượng thịt lợn và trên 60% lượng gia cầm của các hộ nông dân sản xuất ra được tiêu thụ trên thị trường.

Mặc dù có sự tăng lên đáng kể nhưng tỷ trọng sản lượng thịt của các loại vật không có sự thay đổi nhiều qua các năm. Tỷ trọng sản lượng thịt từ chăn nuôi lợn chiếm chủ yếu trên 70%, gà từ 15-16%.

Số đầu con gia cầm tăng từ 64,5 triệu con năm 1986 lên 254 triệu con năm 2003. Sự tăng trưởng nhanh của chăn nuôi gia cầm bắt đầu từ những năm đầu thập kỷ 90. Và trong những năm gần đây, xu hướng này càng có sự gia tăng mạnh hơn. Tuy nhiên, sản xuất gia cầm của các hộ chăn nuôi của Việt Nam còn manh mún, quy mô nhỏ. Bên cạnh đó, việc kiểm soát giống chuyển giao cho người dân chưa chặt chẽ, công tác thú y còn yếu chưa bắt kịp với sự phát triển của sản xuất. Những yếu kém này góp phần chủ yếu vào nguyên nhân gây đại dịch cúm gà và gây thất thoát hàng tỷ đồng.

Trong các loại gia cầm, gà là loại chính là chiếm trên 75% tổng số gia cầm. Bên cạnh đó, trong những năm qua một số loại gia cầm khác cũng khá phát triển như ngan, vịt. Nhu cầu tiêu thụ của các sản phẩm này khá lớn và là yếu tố thúc đẩy sản xuất phát triển. Trong thời gian gần đây, chúng ta đã nhập một số giống mới (ngan Pháp, bồ câu Pháp) và đã cho những kết quả khá tốt khi nuôi tại Việt Nam. Việc đưa các giống gà mới như tam hoàng, rốt ri về hộ nông dân phát triển gà thả vườn đem lại hiệu quả tốt, góp phần tăng thu nhập cho người chăn nuôi.

Bên cạnh gia cầm, lợn là gia súc cũng có xu hướng tăng khá nhanh trong thời gian qua, nhất là trong giai đoạn sau thập kỷ 90. Trong giai đoạn 1986-1990, số đầu lợn chỉ tăng bình quân xấp xỉ 1%/năm, giai đoạn, 1991-1995 tốc độ tăng trưởng bình quân đã đạt 5.97%/năm. Giai đoạn 2000-2003, mặc dù thị trường xuất khẩu khó khăn nhưng chăn nuôi lợn vẫn tăng trưởng cao, bình quân 7.2%/năm. Đến nay, cả nước đã có 24.879 ngàn con lợn, gấp trên 2 lần so với năm 1990 (tương đương với trên 12 triệu con), trong khi đó trong giai đoạn 1980 đến 1990, số đầu lợn chỉ tăng 2,25 triệu con).



Xu hướng phát triển các trang trại chăn nuôi lợn với quy mô lớn, chăn nuôi công nghiệp ngày càng phổ biến trở thành lực lượng chủ yếu tham gia xuất khẩu. Số lượng các trang trại hàng hoá tăng mạnh từ năm 1996 đến nay. Năm 2001, cả nước có khoảng 1762 trang trại chăn nuôi. Tuy nhiên, tỷ lệ trang trại chăn nuôi còn khá ít, chỉ chiếm 2.9% tổng số trang trại toàn quốc.

Hình 5.6. Số lượng các trang trại thương mại trong cả nước



Nguồn: TCTK

Phần lớn các trang trại chăn nuôi lớn tập trung ở vùng Đông Nam Bộ (NES), chủ yếu là các trang trại chăn nuôi công nghiệp. Theo điều tra của TCTK năm 2001, trong tổng số 548 trang trại nuôi lợn với hơn 100 con/trang trại có 418 trang trại nuôi lợn tập trung ở vùng NES. Tình trạng tương tự đối với các trang trại chăn nuôi gia cầm.

Bảng 5.5. Phân bổ trang trại chăn nuôi lợn và gia cầm ở Việt Nam, 2001

Vùng

Trang trại lợn

(>100 con/trang trại)

Trang trại gia cầm

(>2000 con/trang trại)

Cả nước

548




615




Đồng bằng sông Hồng

70




48




Đông Bắc

9




6




Tây Bắc

0




0




Duyên hải Bắc Trung Bộ

4




11




Duyên hải Nam Trung Bộ

22




27




Tây Nguyên

17




18




Đông Nam Bộ

418




330




Đồng bằng sông Cửu Long

28




130




Nguồn: TCTK, 2001

Hơn nữa, sản phẩm chăn nuôi do các trang trại tạo ra chiếm chưa đến 10% tổng sản phẩm của ngành, 90% còn lại do các hộ chăn nuôi theo phương thức chăn nuôi truyền thống, tận dụng sản phẩm phụ, lấy công làm lãi4. Điều này thể hiện qua tỷ lệ thức ăn xanh và thô chiếm tỷ trọng chủ yếu trong chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm của Việt Nam.

Bên cạnh đó, trong quá trình phát triển chăn nuôi 20 năm qua, quy mô hộ chăn nuôi hộ có tăng lên nhưng vẫn còn rất chậm. Tỷ lệ hộ chăn nuôi 1 con lợn giảm đi rõ rệt từ 45% năm 1994 xuống chỉ còn dưới 30% năm 2001. Tuy nhiên, tỷ trọng hộ quy mô dưới 2 con lợn năm 2001 vẫn chiếm 67% tổng số hộ (so với 82% năm 1994). Quy mô phát triển chăn nuôi của các hộ đã lớn hơn nhưng vẫn còn nhỏ, tính chuyên môn hoá chưa cao. Hầu hết các hộ chăn nuôi đều tham gia các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác, chủ yếu là trồng trọt.




Bảng 5.6. Quy mô chăn nuôi lợn của hộ nông thôn năm 1994 -2001

Năm

1 con

2 con

3 đến 5 con

6 đến 10 con

Từ 11 con trở lên

Tổng

Số hộ (hộ)

1994

3434602

2931061

1169098

142242

25213

7702216

2001

2253927

2893969

1977184

475749

131501

7732330

Tỉ trọng (%)



















1994

44,59

38,05

15,18

1,85

0,33

100

2001

29,15

37,43

25,57

6,15

1,70

100

Nguồn: TCTK 1994 và TCTK 2001

Каталог: images -> 2006
2006 -> Lúa gạo Việt Nam Giới thiệu
2006 -> Nghiªn cøu triÓn väng quan hÖ kinh tÕ th­¬ng m¹i viÖt nam – trung quèc ViÖn nghiªn cøu th­¬ng m¹i 2000 Lêi nãi ®Çu
2006 -> B¸o c¸o tæng kÕt ®Ò Tµi
2006 -> NGÀnh lúa gạo việt nam nguyễn Ngọc Quế Trần Đình Thao Hà Nội, 5-2004 MỤc lụC
2006 -> Hµ Néi, th¸ng 10 n¨m 2006
2006 -> §inh Xun Tïng Vò träng B×nh TrÇn c ng Th¾ng Hµ NéI, th¸ng 12 N¡M 2003
2006 -> Nhãm nghiªn cøu: Hoµng Thuý b ng (M. Sc) NguyÔn V¨n NghÖ (mba) Lª Hoµng Tïng
2006 -> PHÁt triển hệ thống tín dụng nông thôN Ở việt nam1
2006 -> ¶nh h­ëng cña viÖc Trung Quèc vµo wto vµ mét sè bµi häc cho ViÖt Nam1
2006 -> Bé n ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n ng th n B¸o c¸o tæng quan ngµnh chÌ viÖt Nam

tải về 1.25 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương