BÁo cáo hiện trạng môi trưỜng tỉnh lạng sơn giai đOẠN 2011 2015 MỤc lụC


THỰC TRẠNG ĐA DẠNG SINH HỌC Các nguyên nhân gây suy thoái



tải về 4.95 Mb.
trang37/52
Chuyển đổi dữ liệu10.07.2016
Kích4.95 Mb.
#1638
1   ...   33   34   35   36   37   38   39   40   ...   52

THỰC TRẠNG ĐA DẠNG SINH HỌC



Các nguyên nhân gây suy thoái


  1. Nguyên nhân chủ quan

- Khai thác quá mức tài nguyên sinh vật: Tốc độ phát triển nhanh về kinh tế, xã hội và tăng trưởng dân số đã gây sức ép lớn đến tài nguyên, dẫn đến việc khai thác quá mức, làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và ĐDSH tại nhiều khu vực trong tỉnh như phá rừng, khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ, săn bắt và buôn bán trái phép động vật hoang dã, khai thác hủy diệt thủy sinh vật, chiếm dụng và hủy hoại các vùng sinh cảnh tự nhiên cho các dự án phát triển kinh tế (như thủy điện, khai thác khoáng sản,..)

- Di dân tự do và xâm chiếm đất rừng: Di dân tự do và xâm chiếm đất rừng là một nguyên nhân gây mất rừng, chia cắt sinh cảnh, tác động tiêu cực đến nhiều loài động vật hoang dã. Ngoài mục đích lấn chiếm để canh tác nông nghiệp, lập trang trại còn có những trường hợp lấn chiếm để mua bán sang nhượng trái phép..

- Cháy rừng hàng năm: Do diễn biến bất thường của thời tiết khí hậu, ý thức của người dân trong việc phòng cháy rừng còn hạn chế nên tình trạng cháy rừng ở các địa phương trong tỉnh vẫn xảy ra. Một số huyện điển hình thường xảy ra cháy rừng như: huyện Văn Lãng, huyện Văn Quan và huyện Chi Lăng.

- Các hành vi tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng và ĐDSH: đó là các hành vi vi phạm các quy định về khai thác bảo vệ rừng; vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ; vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên; nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại; hủy hoại nguồn lợi thủy sản.



  1. Nguyên nhân khách quan

- Ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu: Tình trạng ô nhiễm do các chất thải sinh hoạt, công nghiệp không được xử lý và đổ trực tiếp ra môi trường bên ngoài là nguyên nhân đe dọa tới đa dạng sinh học: gây chết, làm giảm số lượng cá thể, gián tiếp làm hủy hoại nơi cư trú và môi trường sống của nhiều loài sinh vật hoang dã. Bên cạnh đó việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học trong nông nghiệp với số lượng lớn làm hủy hoại môi trường sống của một số loài sinh vật sống ở đất và nước, góp phần làm suy giảm các quần thể chim, do ảnh hưởng tới chuỗi thức ăn của hệ sinh vật.

- Biến đối khí hậu cùng với suy giảm diện tích rừng đầu nguồn, sử dụng tài nguyên nước không hợp lý dẫn tới hiện tượng lũ lụt, lũ quét, sạt lở đất xảy ra ngày càng nhiều và gây hậu quả ngày càng nghiêm trọng đối với đời sống con người, môi trường, làm giảm đa dạng sinh học.

- Chuyển đổi mục đích sử dụng đất thiếu cơ sở khoa học: Việc chuyển đổi đất rừng tự nhiên và đất ngập nước thành đất canh tác nông nghiệp, trồng cây công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, khai thác khoáng sản, xây dựng hồ thủy điện hoặc công trình thủy lợi đã làm cho các hệ sinh thái và các sinh cảnh tự nhiên bị phá vỡ và biến mất, làm suy giảm tài nguyên ĐDSH, làm suy yếu các chức năng sinh thái đảm bảo an ninh môi trường như hạn chế lũ lụt, trượt lở đất và duy trì nguồn nước.

- Sự du nhập các giống mới và các loài sinh vật ngoại lai: Các loài ngoại lai là mối đe dọa đối với các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước. Những năm gần đây, nhiều loài ngoại lai xâm lấn như ốc bươu vàng (Pomacea caniculata), cây Mai dương (Mimosa pigra) đã gây nhiều tác hại nghiêm trọng như lấn át và làm suy giảm các loài sinh vật và nguồn gen bản địa, phá vỡ cấu trúc và chức năng của hệ sinh thái, phá hại mùa màng, làm giảm năng suất cây trồng, vật nuôi.

- Gia tăng dân số: Sự gia tăng dân số đòi hỏi sự gia tăng nhu cầu sinh hoạt và các nhu cầu thiết yếu khác, nhất là tài nguyên đất để ở và sản xuất nông nghiệp đã dẫn đến sự phá rừng và sự suy thoái nghiêm trọng về các HST và tài nguyên thiên nhiên.

- Nhận thức của người dân về vai trò của đa dạng sinh học còn nhiều hạn chế: Mặc dù đa dạng sinh học mang lại cho con người nguồn thức ăn dồi dào, giúp bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường và chống lại tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, người dân vẫn chưa thấy được vai trò to lớn này. Do vậy, người dân chưa có ý thức cần phải bảo tồn ĐDSH. Bên cạnh đó, người dân cũng chưa có nhiều cơ hội tiếp cận với các văn bản, tài liệu liên quan đến Luật Bảo vệ rừng, Luật Đa dạng sinh học, sách Đỏ Việt Nam,v.v.

- Năng lực quản lý còn hạn chế, chưa đáp ứng như cầu thực tế.

+ Nhân lực: Với khối lượng công việc lớn, đội ngũ cán bộ làm công tác chuyên môn còn quá ít, chưa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thực tế. Lực lượng kiểm lâm còn mỏng, số lượng cán bộ tham gia công tác bảo vệ rừng tại các huyện, xã còn có định biên, hoạt động kiêm nhiệm.

+ Kinh phí dành cho hoạt động bảo tồn ĐDSH còn thấp.


  1. Những bất cập về cơ sở hạ tầng

Việc xây dựng các công trình thủy lợi, mở đường giao thông, hoạt động khai thác khoáng sản, đường dẫn điện và nhiều cơ sở hạ tầng khác đã trực tiếp gây ra sự suy thoái, chia cắt, hình thành rào cản sự di cư và làm mất các sinh cảnh tự nhiên, gây tác hại nghiêm trọng và lâu dài tới sự sống còn của các quần thể động vật hoang dã. Ngoài ra, việc phát triển cơ sở hạ tầng còn làm tăng dân số cơ học, tạo ra tác động gián tiếp đến suy thoái ĐDSH.

Hiện trạng và diễn biến suy thoái đa dạng sinh học


Việt Nam là một trong những nước có tính đa dạng sinh học cao, với hơn 10% số loài được biết đến hiện nay trên thế giới. Với đặc điểm là một tỉnh miền núi thuộc khu vực Đông Bắc của Tổ quốc, địa hình chủ yếu là rừng núi, diễn biến thời tiết phức tạp, Lạng Sơn là nơi có khu hệ thực vật, động vật đa dạng, độc đáo với nhiều nguồn gen qúy hiếm và nổi bật nhất là khu vực rừng đặc dụng Hữu Liên. Đặc điểm đa dạng sinh học của tỉnh Lạng Sơn được đánh giá dựa trên các khu hệ riêng lẻ, bao gồm: khu hệ thực vật, khu hệ động vật, khu hệ thủy sinh vật, khu hệ ngập nước và đa dạng sinh học nông nghiệp.

Đặc điểm đa dạng sinh học hệ thực vật của tỉnh Lạng Sơn


Do có đặc điểm địa hình chủ yếu là rừng núi nên Lạng Sơn sở hữu hệ thực vật rất đa dạng, hệ thực vật của tỉnh hiện có 1012 loài, 532 chi và 161 họ thuộc 5 ngành thực vật: Thông đất, Tháp bút, Dương xỉ, Hạt trần và Hạt kín. Như vậy, hệ thực vật Lạng Sơn chiếm khoảng 8,9% tổng số loài, 21,08% tổng số họ và 42,59% tồng số họ của thực vật Việt Nam.

Trong đó, nhóm cây cho gỗ có 248 loài; nhóm làm dược liệu có 514 loài; nhóm làm thực phẩm cho người và gia súc có 251 loài; nhóm làm cho dầu công nghiệp có 31 loài, nhóm làm cảnh, bóng mát, phòng hộ có 138 loài.



Hiện nay, 10 họ thực vật (TV) có số loài lớn nhất trên địa bàn tỉnh là họ Thầu dầu, họ Đậu, họ Cỏ, họ Cà phê, họ Cúc, họ Dâu tằm, họ Thiên lý, họ Trúc đào, họ Long não, họ Ráy. Tổng số loài của 10 họ TV này có 247 loài, chiếm tỷ lệ 31,82% so với tổng số loài của tỉnh.

Bảng 6 163. Mười họ thực vật có số loài lớn nhất tỉnh Lạng Sơn

TT

Tên Việt Nam

Tên khoa học

Số loài

1

Họ Thầu dầu

Euphorbiaceae

50 loài

2

Họ Đậu

Fabaceae

40 loài

3

Họ Cỏ

Poaceae

39 loài

4

Họ Cà phê

Rubiaceae

24 loài

5

Họ Cúc

Asteraceae

25 loài

6

Họ dâu tằm

Moraceae

35 loài

7

Họ Thiên lý

Asclepiadaceae

08 loài

8

Họ Trúc đào

Apocynaceae

18 loài

9

Họ Long não

Lauraceae

18 loài

10

Họ Ráy

Araceae

17 loài

Tổng cộng

274 loài

(Nguồn: Quy hoạch tổng thể ĐDSH tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020,2012).



(Nguồn: Quy hoạch tổng thể ĐDSH tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020,2012).

Hình 6 62: Thành phần loài của hệ thực vật Lạng Sơn và Việt Nam

Hệ thực vật có ý nghĩa to lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thể hiện các ở các phương diện: bảo vệ thiên nhiên và môi trường, đảm bảo an ninh lương thực, duy trì gen giống cây trồng; cung cấp vật liệu cho xây dựng và các nguồn nhiên liệu, dược liệu.

+ Nhóm cây cho sản phẩm gỗ: có 248 loài, chiếm 31,95% tổng số loài TV của tỉnh, có ý nghĩa quan trọng trong nền kinh tế và có vai trò quyết định việc kiến tạo các HST rừng. Nhóm cây gỗ quý: Hoàng đàn (Cupressus torulosa), Trai lý (Garcinia fagraeoides), Nghiến (Burretiodendron tonkinenis), Lát hoa (Chukrasia tabularis), (số lượng loài còn rất ít); nhóm cho gỗ thường: Vối thuốc, Dẻ cau, Sồi bán cầu, Lim xẹt, v.v.

+ Nhóm cây làm dược liệu: 514 loài, chiếm 66,23% tổng số loài. Điển hình một số loài cây có giá trị dược liệu quý như Cốt toái bổ (Drynaria fortune), Thổ phục linh (Smilax glabra), Lá khôi (Ardisia silvestris),…

+ Nhóm cây làm thực phẩm cho người và gia súc: 251 loài, chiếm 32,345% tổng số loài; trong đó, cây ăn quả có 67 loài; cây cho bột củ và hạt có 24 loài, cây làm rau ăn, gia vị có 104 loài, cây làm thức ăn cho gia súc có 32 loài.

+ Nhóm cây cho làm vật liệu thông thường: Cây lấy dây và sợi buộc có 20 loài, cây lấy lá lợp nhà có 8 loài, cây cho vật liệu đan có 32 loài.

+ Nhóm cây làm cảnh, bóng mát, phòng hộ có 138 loài, chiếm tỷ lệ khoảng 17,78%.

Căn cứ vào danh lục thực vật đã điều tra được trên địa bàn tỉnh, tiến hành xác định những loài thực vật quý hiếm, có nguy cơ bị đe dọa, bị tuyệt chủng.



Các căn cứ để xác định loài thực vật quý hiếm:

  • Sách đỏ Thực vật Việt Nam, 1996

  • Sách đỏ Thực vật Việt Nam, 2007

  • Nghị định 18 HĐBT; Nghị định 48 HĐBT; Nghị định 32/CP

  • Danh lục đỏ Việt Nam, 2007

  • Danh lục đỏ IUCN, 2007

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có trên 30 loài thực vật quý hiếm, thuộc sách đỏ Việt Nam 2007.

Bảng 6 164. Danh sách cây quý hiếm của tỉnh Lạng Sơn

STT

Tên Việt Nam

Tên khoa học

SĐVN

2007

Dạng sống

1

Chò đãi

Annamocarya sinensis (Dode)Leroy

V

Gỗ lớn

2

Lan kim tuyến

Anoectochilus sectaceus Blume

E

Cây thảo

3

Lá khôi

Ardisia silvestris Pit.

V

Dây leo

4

Nghiến

Burretiodendron tonkinenis (A.chev.) Kosterm.

V

Gỗ lớn

5

Tô mộc

Caesalpinia sappan L.

T

Gỗ TBình

6

Đẳng sâm

Condonopsis javanica (Blume) Hook.f.

K

Dây leo

7

Lát

Chukrasia tabularis Juss.

K

Gỗ lớn

8

Vù hương

Cinnamomim blansae Lecomte

R

Gỗ lớn

9

Hoàng đàn

Cupressus torulosa D.Don

E

Gỗ lớn

10

Tuế đá vôi

Cycas balansae Warb.

V

Cây bụi

11

Cẩu tích

Cibotium barometz (L.) J.Smith

V

Cây bụi

12

Hoàng tinh hoa trắng

Disporopris longifolia Craib.

R

Cây thảo

13

Cốt toái bổ

Drynaria fiotunei (O.Kuntze ex Mett) J.Smith

T

Bì sinh

14

Trai lý

Garcinia fagraeoides A.chev.

V

Gỗ lớn

15

Đinh

Markhamia stipulate (Roxb.) Seem

V

Gỗ lớn

16

Rau sắng

Melientha suavis Pierre

K

Gỗ nhỏ

17

Ba kích

Morinda officinalis F.C.How

K

Dây leo

18

Kim giao

Nageia fleuryi (Hickel) deLaub.

V

Gỗ lớn

19

Bảy lá một hoa

Paris polyphylla Smith

R

Cây thảo

20

Ba gạc lá vòng

Rauwolfia verticillata (Lour.) Baill.

V

Cây bụi

21

Sơn tần

Schoutenia hypoleuca Pierr

V

Gỗ lớn

22

Chò chỉ

Parashorea chinensis Wang Hsie

K

Gỗ lớn

23

Huyết đằng

Sargentodoxa cureata (Oliv.) Rehd et Wils.

R

Dây leo

24

Cốt khí củ

Reynoutrya japonica Houtt

R

Cây thảo

25

Thổ phục linh

Similax glabra Wall.ex Roxb.

V

Dây leo

26

Bách bộ nam

Stemona cochinchinensis Gagnep.

R

Dây leo

27

Bình vôi

Stephania cepharantha Hayata

V

Dây leo

28

Mã tiền tán

Strychnos umbellate (Lour.) Merr.

V

Dây leo

29

Dây đau xương

Tinospora sinensis (Lour.) Merr.

K

Dây leo

30

Thông thảo

Tetrapanaxpapyriferus(Hook.) K.Koch.

K

Dây leo

(Nguồn: Quy hoạch tổng thể ĐDSH tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020,2012).

Ghi chú:

Cấp E

Rất nguy hiểm

Tiếng Anh:

Endangered

Cấp V

Nguy cấp

-

Vulnerable

Cấp R

Hiếm

-

Race

Cấp T

Bị đe dọa

-

Threatened

Cấp K

Biết chưa rõ

-

Isuppciently known

Qua điều tra, khảo sát thực tế và phỏng vấn cán bộ các Hạt kiểm lâm của 10 huyện, đồng thời thu thập thông tin từ người dân cho thấy một số loài thực vật trước đây có nhiều thì nay chỉ còn sót lại các cây con như Hoàng đàn, Nghiến, Đinh, Trai lý, Lim, Lát hoa, Bình vôi, Chò chỉ, Giổi găng, Giổi bà…

Trước những năm 1990, tài nguyên thực vật ở các khu rừng đặc dụng như KBTTN Hữu Liên còn rất đa dạng và phong phú. Các loài cây quý hiếm còn nhiều, các loài cây phổ biến có đường kính lớn có ở khắp nơi. Tuy nhiên, hiện nay, tài nguyên thực vật rừng trong các khu rừng đặc dụng đã có sự thay đổi nhất định: Số lượng cá thể trong loài đã giảm đi đáng kể (đặc biệt là các loài quý hiếm). Nhiều loại cây trước đây rất to, cao, nay chỉ còn cây nhỏ, nhiều loài chỉ còn sót lại ở những nơi rất cao và xa, nhiều loài trở nên hiếm hoi rất ít khi gặp. Đặc biệt, đối với cây Hoàng đàn là gỗ quý thuộc nhóm IA, loại gỗ này còn có thể làm thuốc, làm hương liệu, mùi thơm giống như trầm hương, thường phân bố ở các dải núi đá vôi cao chót vót chạy từ Hữu Lũng, Chi Lăng, Văn Quan đến Bắc Sơn. Đến những năm 90, số lượng cây Hoàng đàn ở Khu rừng đặc dụng Hữu Liên (Hữu Lũng) chỉ còn rải rác trên vách đá cheo leo. Hiện nay, ở tỉnh Lạng Sơn chỉ còn 82 cây Hoàng đàn của 44 hộ gia đình và Ban quản lý khu bảo tồn tự nhiên Hữu Liên trồng từ năm 1990 tại xã Hữu Liên, Yên Thịnh (Hữu Lũng), Vạn Linh (Chi Lăng). Những cây trên đều có chiều cao từ 2 đến 5m và đường kính gốc từ 3 đến 16cm. Hoàng đàn mọc trong tự nhiên được xác định chỉ còn 25 cây, tuy nhiên đều là những cây nhỏ. Tất cả các cây mọc tự nhiên có chiều cao vút ngọn và đường kính gốc nhỏ, trong đó chỉ có 6 cây có nón hạt. Theo quy chuẩn, loài Hoàng đàn Hữu Liên được xếp ở mức rất nguy cấp, đe dọa tuyệt chủng.

Môi trường sinh thái bị suy giảm do nạn đốt cây làm rẫy và khai thác bừa bãi như khai thác Nghiến bằng phương pháp đốt cây, lấy rễ Hoàng đàn bằng cách nổ mìn. Nguyên nhân chủ yếu là do đời sống của cư dân sống trong rừng đặc dụng còn thấp, nhận thức về bảo vệ, bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái rừng còn chưa cao, các hoạt động thu hái các sản phẩm từ rừng diễn ra ngày càng mạnh, làm cho nguồn tài nguyên rừng bị cạn kiệt nhanh chóng.

Hiện nay, một số loài thực vật có số lượng loài tương đối lớn, có giá trị trên địa bàn tỉnh là Ô rô, Sếu, Phay rừng, Vối rừng, Mạy tẹo, Sấu, Thung.



Bảng 6 165. Danh sách cây quý hiếm của tỉnh Lạng Sơn

TT

Tên loài

Mức độ trước 1990

Mức độ hiện nay

1

Hoàng đàn

Phổ biến, cây nhỏ

Cây con, còn rất ít

2

Đinh

Cây lớn còn ít

Còn rất ít, cây nhỏ

3

Nghiến

Nhiều, cây lớn ở gần

Ít, cây nhỏ ở xa

4

Đằng sâm

Mọc rải rác

Còn rất ít

5

Hoàng tinh

Mọc rải rác

Còn rất ít

6

Lan gấm

Mọc rải rác

Còn rất ít

7

Bình vôi

Mọc rải rác, củ to

Còn ít, củ nhỏ

8

Chò chỉ

Mọc rải rác

Còn rất ít

9

Trai lý

Nhiều, cây lớn ở gần

Ít, cây lớn nhỏ ở xa

10

Lát hoa

Rải rác, cây nhỏ

Rất ít

11

Các loài Giổi

Nhiều

Còn ít, cây nhỏ

12

Sến

Nhiều

Còn ít và ở xa

13

Phong lan

Nhiều

Ít, ở cao, xa

14

Dẻ cau

Nhiều cây to, ở thấp

Còn ít, cây nhỏ

15

Dẻ gai

Nhiều, cây lớn

Còn ít, cây lớn

16

Xoan nhừ

Nhiều cây to, ở thấp

Cây to ở rất xa

17

Vối thuốc

Rất nhiều, câu to

Nhiều cây nhỏ

18

Màng tang

Ít và chỉ mọc ven đường

Nhiều

19

Cây tái sinh

Nhiều

Ít, nhiều cây chồi

20

Cây bụi, thảm tươi

Ít

Nhiều cỏ tranh

21

Cây làm thuốc

Nhiều loài, cây to

Ít, cây bé, khó gặp

(Nguồn: Quy hoạch tổng thể ĐDSH tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020,2012).

Đặc điểm đa dạng sinh học khu hệ động vật


Theo kết quả điều tra khảo sát thực tế đồng thời thu thập, tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau (thông tin từ các báo cáo điều tra đã thực hiện tại Khu bảo tồn Hữu Liên, thông tin thu thập từ người dân…) cho thấy, sự đa dạng về tài nguyên động vật trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn được khái quát như sau:

Hiện tại trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, tập trung chủ yếu là khu vực vùng núi đá vôi thuộc cánh cung Hữu Lũng – Bắc Sơn – Văn Quan – Chi Lăng có 409 loài động vật thuộc 88 họ, 24 bộ, thuộc các lớp thú, bò sát và ếch nhái, trong đó:

- Lớp thú có 61 loài thuộc 21 họ, 7 bộ.

- Lớp chim có 239 loài thuộc 49 họ, 14 bộ.

- Lớp bò sát có 67 loài thuộc 12 họ, 1 bộ.

- Lớp ếch nhái có 42 loài thuộc 6 họ, 1 bộ.

- Tài nguyên Thú: So với tài nguyên thú cả nước có 225 loài, 37 họ, 12 bộ. Tài nguyên thú khu vực 61 loài chiếm 27,11%, có 21 họ chiếm 56,76%, có 7 bộ chiếm 58,33% tài nguyên thú cả nước. Như vậy khu vực có tài nguyên thú đa dạng cao cả về thành phần loài và bộ, họ.

- Tài nguyên Chim: So với tài nguyên chim cả nước có 828 loài, 81 họ, 19 bộ, khu vực có 239 loài chiếm 28,86 %, có 49 họ chiếm 60,49%, có 14 bộ chiếm 73,68%. Như vậy khu vực có tài nguyên chim đa dạng cao về bộ, họ và thành phần loài.

- Tài nguyên bò sát: So với tài nguyên bò sát cả nước có 296 loài, 23 họ, 3 bộ khu vực có 67 loài chiếm 22,63% có 12 họ chiếm 52,17% có 1 bộ chiếm 33,33%. Như vậy khu vực có tài nguyên bò sát đa dạng cao về thành phần bộ, họ và khá đa dạng về thành phần loài.

- Tài nguyên Ếch nhái: So với tài nguyên Ếch nhái cả nước có 162 loài, 9 họ, 3 bộ khu vực có 42 loài chiếm 25,9%, có 6 họ chiếm 66,6%, có 1 bộ chiếm 33,33%. Như vậy khu vực có tài nguyên Ếch nhái đa dạng cao.

Đánh giá về mật độ các loài trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, có thể tổng hợp như sau:

Bảng 6 166. Mật độ các loài trên địa bàn Lạng Sơn

TT

Thành phần

Cấp độ

Số lượng loài

1

Về thú:

Cấp nhiều

19

Cấp trung bình

11

Cấp ít

10

Cáp hiếm

21

2

Về Chim

Cấp nhiều

118

Cấp trung bình

91

Cấp ít

24

Cáp hiếm

6

3

Về bò sát

Cấp nhiều

24

Cấp trung bình

23

Cấp ít

14

Cáp hiếm

6

4

Về ếch nhái

Cấp nhiều

18

Cấp trung bình

11

Cấp ít

9

Cáp hiếm

7

(Nguồn: Quy hoạch tổng thể ĐDSH tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020,2012).

Theo kết quả điều tra, tổng hợp thông tin cũng cho thấy hầu hết các loài quý hiếm, những loài có giá trị cao đều thuộc cấp ít hoặc hiếm như: Hổ, Báo gấm, Vượn Đông bắc, Voọc má trắng, Khỉ các loại, Cu li, Hươu xạ, Gấu chó, Gấu ngựa, Rái cá lớn, Sóc bay trâu, Báo hoa mai, Hồng Hoàng, Gà lôi trắng, Gà tiền và các loài bò sát lưỡng cư có giá trị cao như rắn Hổ chúa, Hổ mang, Trăn đất, Rùa hộp ba vạch, ếch gai…

Nhóm thú có 51% trong đó hầu hết là các loài có giá trị kinh tế cao đều thuộc cấp ít và hiếm. Điều này chứng tỏ thú là đối tượng bị ảnh hưởng mạnh nhất của các hoạt động săn bắn và phá hoại sinh cảnh trong khu vực.

Nhóm chim, phần lớn các loài (75%), thuộc cấp nhiều và trung bình, như vậy các loài chim không phải là đối tượng săn bắt và ít bị ảnh hưởng của các tác động tiêu cực.

Nhóm bò sát và ếch nhái thành phần các cấp gần tương đương nhau. Các loài bò sát lớn có giá trị kinh tế đã bị săn bắt hầu như cạn kiệt.

Theo điều tra khảo sát trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn hiện có một số loài đang ở tình trạng rất quý hiếm như: Hổ (Panthera tigris) chỉ còn 01 cá thể, Vượn đen Đông Bắc (Nomascus nasutus) cả nước chỉ còn khoảng 50 -100 cá thể, Voọc má trắng (Trachypithecus f. francoisi) tại khu BTTN Hữu Liên còn khoảng 9 cá thể và loài Hươu xạ (Moschus berezovski) đang bị săn bắn mạnh dẫn tới nguy cơ tuyệt chủng, hiện trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn chỉ còn lại rất ít. Các loài thú lớn khác như Gấu ngựa, Gấu chó, Báo hoa mai, Báo gấm theo thông tin của cán bộ các Hạt kiểm lâm và người dân địa phương, chúng vẫn còn nhưng rất ít.

Bên cạnh đó, vẫn có một số loài mới được phát hiện trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn trong thời gian từ 2008 đến 2011 như: Thằn lằn cổ Hữu Liên (Scincella apraefrontalis), Thạch sùng mí Hữu Liên (Goniurosaurus huulienensis), Chuồn chuồn Fukienogomphus promineus, Chuồn chuồn ngô Nihonogomphus schorri và loài Tắc kè Gekko canhi Roesler (Nguyen, Doan, Ho, Nguyen & Ziegler, 2010).

Hiện trạng khu hệ và đa dạng thủy sinh vật, khu hệ ngập nước


  1. Thực vật nổi (Phytoplankton)

Theo kết quả khảo sát tại một số thủy vực nước ngọt tỉnh Lạng Sơn đã xác định được 62 loài thực vật nổi thuộc các ngành tảo Silic (Bacillariophyta), tảo Lục (Chlorophyta), vi khuẩn Lam (Cyanobacteria), tảo Mắt (Euglenophyta) và tảo Giáp (Pyrrophyta). Trong số này nhóm tảo Silic chiếm ưu thế và thành phần loài với 27 loài (chiếm 43,5%), tiếp đến là nhóm tảo lục có 22 loài (35,5%), vi khuẩn lam có 10 loài (chiếm 16,1%), tảo mắt có 2 loài (chiếm 3,2%) và thấp nhất là tảo giáp, chỉ có 1 loài (chiếm 1,6%). Hầu hết các loài thực vật nổi đã xác định được là các loài phổ biến có phân bố rộng.

Mật độ thực vật nổi các thủy vực nước ngọt tỉnh Lạng Sơn ở mức trung bình, dao động từ 11100-88785 tb/l. Các thủy vực dạng hồ thường có mật độ lớn hơn hẳn ở sông và suối với sự phát triển ưu thế của một số nhóm thực vật nổi.



Bảng 6 167. Mật độ thực vật nổi một số thủy vực tỉnh Lạng Sơn tháng 11/2011

TT

Điểm KS

Mật độ (tb/l)

Tảo Silic

Tảo lục

Tảo Lam

Tảo giáp

Tảo mắt

Tổng số

1

HL.01

31275

988

1834







34097

2

HL.02

32432

646

1358







34436

3

HL.03

7369

1113

2568

50




11100

4

CLa.01

25280

2315

762







28357

5

CLa.02

31755

588

1120







33463

6

LB.01

26850

11450

7540







45840

7

LB.02

54280

24636

3760




50

82676

8

ĐL.01

42158

18520

2930







63608

9

ĐL.02

53270

21680

4310







79260

10

ĐL.03

68700

5175

1628




150

75503

11

VL.01

26540

1472

1462

100




30574

12

VL.02

42610

8575

9328







60513

13

CLo.01

67855

12410

8520







88785

14

BG.01

56320

6530

3225







66075

15

BG.02

52170

7530

4320







64020

16

VQ.01

18225

892

210

150




19477

17

BS.01

27560

1284

1675







30519

(Nguồn: Quy hoạch tổng thể ĐDSH tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020,2012).

  1. Động vật nổi (Zooplankton)

Kết quả phân tích mẫu tại các điểm trong khu vực khảo sát đã xác định được 34 loài động vật nổi thuộc nhóm Giáp xác chân chèo (Copepoda) 9 loài (chiếm 26,5%), Giáp xác râu ngành (Cladocera) có 13 loài ( chiếm 38,2%), Trùng bánh xe (Rotifra) có 8 loài (chiếm 23,5%), ấu trùng côn trùng (insect larva) có 2 loài (chiếm 9,9%) và ấu trùng giáp xác (crustacean larva) có 2 loài (chiếm 5,9%). Số loài trên đây chắc chắn chưa thể phản ánh hết số loài thực có trong khu vực.

Mật độ động vật nổi tại các thủy vực khảo sát dao động từ 420 - 53290 con/m3. Các thủy vực dạng suối thường có mật độ thấp nhất dao dộng từ 420 - 690 con/m3, trong thành phần nhóm giáp xác chân cheo Cyclopoida và ấu trùng côn trùng thường chiếm ưu thế về mật độ. Ở các thủy vực dạng hồ có mật độ động vật nổi lớn, dao động từ 2319 – 38970 con/m3, trong thành phần nhóm giáp xác chân chèo Copepoda và giáp xác râu chẻ Caladocera thường chiếm ưu thế hoàn toàn về mật độ, tại một số điểm có hàm lượng muối dinh dưỡng cao thường thấy sự phát triển mạng của nhóm ăn lọc hữu cơ trong lớp trùng bánh xe Rotifera.



Bảng 6 168. Mật độ động vật nổi một số thủy vực nước ngọt nội địa tỉnh Lạng Sơn

TT

Điểm KS

Mật độ nhóm ĐVN (con/m3)

Copedora

(Chân chèo)

Cladocera

(Giáp xác)

Rotatoria

(Trùng bánh xe)

Nhóm

Khác

Tổng số

1

HL.01

3520

1690

110

0

5320

2

HL.02

18900

17450

2550

70

38970

3

HL.03

250

110

60

0

420

4

CLa.01

31750

18130

3380

30

53290

5

CLa.02

16420

14800

840

50

32110

6

LB.01

8040

22500

60

0

30600

7

LB.02

7620

24360

240

60

32280

8

ĐL.01

939

1270

60

60

2329

9

ĐL.02

1990

1470

0

60

3520

10

ĐL.03

1050

1560

210

30

2850

11

VL.01

480

150

0

60

690

12

VL.02

24260

11750

430

20

36460

13

CLo.01

2340

1965

150

60

4515

14

BG.01

19050

3300

450

300

23100

15

BG.02

10140

3240

660

0

14040

16

VQ.01

280

210

30

0

520

17

BS.01

8820

2520

120

30

11490

Nguồn: Quy hoạch tổng thể ĐDSH tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020

  1. Động vật đáy (Benthos)

Kết quả khảo sát các thủy vực trong khu vực trong tháng 11/2011, đã xác định được 23 loài động vật đáy thuộc các nhóm: Chân bụng (Gastropoda) 12 loài (chiếm 52,2%), Hai mảnh vỏ (Bivalvia)5 loài (chiếm 21,7%), Giáp xác (Crustacea) 3 loài (chiếm 13,0%) và Côn trùng nước 3 loài (chiếm 13,0%). Số loài ghi nhận được chắc chắn còn ít hơn so với số loài thực có trong khu vực, đặc biệt chưa tìm thấy các loài thân mềm hai mảnh vỏ họ Unionidae đặc trưng của khu vực này.

Bảng 6 169. Mật độ động vật đáy các thủy vực tỉnh Lạng Sơn

TT

Điểm KS

Mật độ nhóm ĐVN (con/m3)

Bivalvia

(Hai mảnh vỏ)



Gastropoda

(Chân bụng)



Crustacea

(Giáp xác)



Insecta

(Côn trùng)



Tổng số

1

HL.01

18

62

3




83

2

HL.02

9

27

5

16

57

3

HL.03

7

35

8

9

59

4

CLa.01




41

5

4

61

5

CLa.02

8

14

2

2

26

6

LB.01

3

21

8

26

58

7

LB.02

2

22

14

17

53

8

ĐL.01




13

11

5

31

9

ĐL.02




35

2

18

60

10

ĐL.03




25

5

5

40

11

VL.01




24

15

6

45

12

VL.02

2

115

8

3

126

13

CLo.01

5

87

6




93

14

BG.01

5

142

5

14

161

15

BG.02

8

68

14

21

103

16

VQ.01




38

11

6

63

17

BS.01

7

45

3

3

58

(Nguồn: Quy hoạch tổng thể ĐDSH tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020,2012).

Mật độ động vật đáy các thủy vực tiếp nhận nghiên cứu dao động từ 26 – 161 con/m3, trong thành phần chủ yếu là nhóm Chân bụng, bao gồm các loài có kích thước nhỏ và nhóm côn trùng nước. Nhóm Thân mềm hai mảnh mỏ thường xuất hiện rất ít trong mẫu định lượng.


Hiện trạng đa dạng sinh học nông nghiệp


Đối với tỉnh Lạng Sơn, địa hình có nhiều sự biến đổi nên các loại cây được trồng ở đây khá đa dạng tùy thuộc vào chất đất và nguồn cung cấp nước. Đa dạng sinh học nông nghiệp tập trung vào cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm và hình thành một số vùng nguyên liệu.

  1. Tập đoàn cây trồng

  • Cây hàng năm

+ Cây lương thực: Diện tích cây lương thực của tỉnh những năm gần đây tăng đáng kể. Các huyện có diện tích gieo trồng cây lương thực lớn nhất là Hữu Lũng (10,729ha), Lộc Bình (9,285ha), Bắc Sơn (6,661ha), Chi Lăng (7,612ha).

Lúa là cây trồng chính và là nguồn lương thực và dinh dưỡng chủ yếu cho người dân, Năm 2012, tổng diện tích trồng lúa của tỉnh là 49,660 ha, ba huyện có diện tích trồng lúa lớn nhất tỉnh là Hữu Lũng (7,804ha), Lộc Bình (7,090ha) và Tràng Định (5,532ha).

Đối với cây ngô, diện tích trồng ngô trên toàn tỉnh năm 2012 là 20,228ha; trong đó, huyện Bắc Sơn có diện tích trồng ngô lớn nhất với 3,665ha, tiếp đến là huyện Hữu Lũng với 2,926ha và huyện Chi Lăng 2,753ha.

Diện tích trồng sắn toàn tỉnh năm 2013 đạt 5,135ha; trong đó, huyện Hữu Lũng có diện tích trồng sắn lớn nhất tỉnh với 1,403ha, tiếp đến là huyện Tràng Định với 760ha.

+ Cây công nghiệp hàng năm

Năm 2013, diện tích cây lạc toàn tỉnh là 2,426ha, diện tích cây thuốc lá là 7,850ha. Sản lượng lạc năm 2013 đạt 3,958 tấn, thuốc lá đạt 13,360 tấn.



  • Cây lâu năm

+ Cây chè: Tổng diện tích chè năm 2012 toàn tỉnh là 968,4ha. Đình Lập là huyện có diện tích trồng chè lớn nhất cả tỉnh với 527,5ha, tiếp đến là huyện Bắc Sơn (246,08ha).

+ Cây ăn quả: Tổng diện tích trồng Quýt, Hồng, Na, Chuối, Vải toàn tỉnh những năm qua giữ ở mức ổn định. Một số loại cây có xu hướng giảm, do một số địa phương trồng không hiệu quả.



Ngoài ra, trong đa dạng sinh thái nông nghiệp Lạng Sơn, còn có các loài cây ăn quả đặc sản là nhóm các loài cây điển hình cho một số địa phương trong tỉnh như Na dai Chi Lăng, Quýt vàng Bắc Sơn, Hồng không hạt Bảo Lâm và Đào Mẫu Sơn.

  1. Đặc trưng cơ cấu cây trồng, vật nuôi của tỉnh.

Tỉnh Lạng Sơn đã thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng phát huy lợi thế của từng vùng, tập trung đầu tư thâm canh, nâng cao sản xuất và chất lượng sản phẩm. Tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật đối với cây trồng, phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, theo phương pháp công nghiệp và bán công nghiệp, thực hiện hỗ trợ chăn nuôi cho các hộ nghèo…

Diễn biến rừng tỉnh Lạng Sơn


Theo thống kê của Tổng cục Kiểm Lâm năm 2010, tỉnh Lạng Sơn có 401.616 ha đất lâm nghiệp có rừng, chiếm 48,27% tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh, trong đó rừng tự nhiên là 223,269 ha chiếm 55,59% diện tích đất lâm nghiệp, diện tích rừng trồng có 178,347 ha, chiếm 44,41%. Có thể nói đây là một tỷ lệ diện tích rừng tương đối cao so với cả tỉnh trong cả nước.

Bảng 6 170. Diễn biến diện tích và che phủ rừng tỉnh Lạng Sơn

Năm

Diện tích đất

lâm nghiệp có rừng (ha)

Rừng tự nhiên (ha)

Rừng trồng (ha)

1998

248.913

184.077

64.836

1999

243.331

184.017

59.314

2000

259.160

185.000

74.160

2001

264.000

185.000

79.000

2002

288.587

185.457

103.130

2003

322.820

185.457

137.363

2004

336.149

185.457

150.674

2005

346.799

185.457

161.324

2006

357.660

214.716

142.944

2007

368.676

220.249

148.427

2008

383.787

217.699

166.088

2009

400.026

218.052

181.974

2010

408.698

219.069

189.629

2011

414.524

222.836

191.688

2012

435.117

252.521

182.596

2013

446.658

257.646

189.012

Nguồn: Niên giám thống kê, 2000 – 2014.

Nhìn chung diện tích từng của tỉnh được nâng lên đáng kể trong thời gian vừa qua nhưng chất lượng rừng vẫn còn thấp, diện tích và chất lượng rừng tự nhiên thấp, chủ yếu là rừng thứ sinh nghèo. Chất lượng rừng suy giảm còn được biểu hiện thông qua sự suy giảm về năng lực phòng hộ của rừng phòng hộ đầu nguồn và sự suy thoái về ĐDSH, đặc biệt những loài cây quý hiếm và đặc hữu của rừng vẫn đang bị đe dọa nghiêm trọng.




tải về 4.95 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   33   34   35   36   37   38   39   40   ...   52




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương