BÁo cáo hiện trạng môi trưỜng tỉnh lạng sơn giai đOẠN 2011 2015 MỤc lụC


Tác động của biến đổi khí hậu ở Lạng Sơn



tải về 4.95 Mb.
trang45/52
Chuyển đổi dữ liệu10.07.2016
Kích4.95 Mb.
#1638
1   ...   41   42   43   44   45   46   47   48   ...   52

Tác động của biến đổi khí hậu ở Lạng Sơn


Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, hiện nay Lạng Sơn chịu nhiều tác động của BĐKH, bão lụt, hạn hán diễn ra ngày càng khốc liệt hơn trước. BĐKH khiến một số ngành, lĩnh vực ở tỉnh bị tổn thương nhất là: nông nghiệp và an ninh lương thực, tài nguyên nước, tài nguyên đất, đa dạng sinh học, các hệ sinh thái tự nhiên và nơi cư trú, nhất là cộng đồng dân cư sống gần khu vực các sông, hồ và miền núi của tỉnh.

Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước


  1. Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước mặt

Do tác động của biến đổi khí hậu (chủ yếu là biến đổi về lượng mưa), dòng chảy một số sông lớn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn (sông Kỳ Cùng, sông Thương, sông Lục Nam, sông Bắc Giang...) bao gồm dòng cả sông chính và các sông nhánh sẽ biến đổi trong thế kỷ 21 với xu thế và mức độ khác nhau giũa các sông và giữa các giai đoạn cũng như giữa hai kịch bản biến đổi khí hậu B2 (kịch bản trung bình) và A2 (kịch bản cao). Trong khi dòng chảy năm và dòng chảy mùa lũ sẽ tăng lên thì dòng chảy mùa cạn lại giảm.

  1. Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước dưới đất

Tác động của BĐKH đối với tài nguyên nước dưới đất (nước ngầm) chủ yếu thông qua các tác động gián tiếp, cụ thể là: nguồn nước mặt thay đổi dẫn đến khả năng bổ cập cho nước dưới đất thay đổi; hoặc khi nhiệt độ nóng lên, dân số đô thị tăng sẽ dẫn đến nhu cầu dùng nước tăng. Khi đó việc khai thác nước sẽ tăng và sẽ ắt dẫn tới mực nước dưới đất sẽ bị hạ thấp.

Tác động của biến đổi khí hậu đến đa dạng sinh học, các hệ sinh thái


Trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội, hiện trạng ĐDSH trên địa bàn Tỉnh đã có những biến đổi quan trọng. Bên cạnh các hoạt động tích cực để bảo tồn và duy trì tính ĐDSH của các hệ sinh thái; các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội, biến đổi khí hậu,gia tăng các tác nhân ô nhiễm môi trường đang là các mối đe doạ tới ĐDSH trên địa bàn tỉnh. Một số nguy cơ làm suy giảm tính ĐDSH của tỉnh Lạng Sơn thể hiện ở các mặt sau:

- Các hệ sinh thái ao hồ, hệ sinh thái đất ngập nước và hệ sinh thái rừng là 3 nhóm hệ sinh thái dễ bị tổn thương nhất trong các hệ sinh thái trên địa bàn tỉnh.

- Số lượng cá thể động, thực vật có giá trị kinh tế trên địa bàn tỉnh giảm

- Vùng phân bố của nhiều loài cây, côn trùng, chim và cá đã chuyển dịch lên phía bắc và lên vùng cao hơn; Nhiều loài thực vật nở hoa sớm hơn, nhiều loài chim đã bắt đầu mùa di cư sớm hơn, nhiều loài động vật đã vào mùa sinh sản sớm hơn, nhiều loài côn trùng đã xuất hiện sớm hơn so với chu kỳ sinh trưởng bình thường của chúng.

Các hệ sinh thái nhạy cảm, dễ bị tác động nhiều nhất với ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu ở Lạng Sơn gồm:

+ Hệ sinh thái rừng thường xanh trên núi trung bình và núi thấp;

+ Hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi;

+ Hệ sinh thái đất ngập nước bao gồm hệ thống các hồ: Tam Hoa, Nà Tâm, Phai Danh, hồ thuỷ lợi đập Kéo Quân; hồ Nà Cáy,......

+ Hệ sinh thái các hồ trong khu vực nội thị thành phố Lạng Sơn: Phai Món, Phai Loạn,...

Tác động của biến đổi khí hậu đến lĩnh vực nông nghiệp


Đối với lĩnh vực nông nghiệp, sinh học và an ninh lương thực, có thể thấy rằng nhiệt độ tăng lên sẽ ảnh hưởng đến các hệ sinh thái tự nhiên, làm dịch chuyển các ranh giới nhiệt của các hệ sinh thái lục địa và hệ sinh thái nước ngọt làm thay đổi cơ cấu. Ngành nông nghiệp là ngành chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu.

a) Tác động của biến đổi khí hậu đến ngành trồng trọt:

Những đợt nắng nóng kéo dài gây hạn hán, những trận mưa lớn trái mùa, lũ lụt gia tăng gây thiệt hại nặng về diện tích trồng trọt. Thêm vào đó, do thời tiết thay đổi bất thường sẽ làm tình hình sâu bệnh trở nên phức tạp, gây ảnh hưởng tới năng suất trồng trọt.



b) Tác động của biến đổi khí hậu đến ngành nuôi trồng thủy sản:

Hầu hết diện tích nuôi trồng thuỷ sản của của tỉnh Lạng Sơn khoảng hơn 1534,34 ha đều có khả năng bị ảnh hưởng do BĐKH.

BĐKH làm xuất hiện những cơn mưa trái mùa và bất thường làm nhiều ao hồ nuôi thủy sản bị dịch bệnh sau cơn mưa gây thiệt hại lớn cho người nuôi.

Theo dự báo của ngành nông nghiệp, tình trạng nắng nóng như hiện nay sẽ làm môi trường nuôi dễ biến đổi đột ngột, nhất là độ pH và nhiệt độ, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của cá, tôm nuôi. Đó là chưa kể, nếu có những trận mưa trái vụ thì sự biến đổi của môi trường càng nhanh hơn, cá, tôm nuôi dễ bị chết do sốc nhiệt độ, pH, độ mặn...

Nắng nóng làm nước ao bốc hơi nhanh, từ đó nhiệt độ tăng cao ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng của cá, tôm nuôi. Ngoài ra, nắng nóng tăng cao làm các loại cây cỏ thủy sinh trong ao nuôi bị chết và phân hủy nhanh. Đây là nguồn dinh dưỡng cho tảo phát triển mạnh, kéo theo sự biến đổi về độ trong, đục của nước trong ao.

Những yếu tố môi trường nuôi càng thay đổi giảm đột ngột hơn khi xuất hiện những trận mưa trái vụ hay những cơn mưa đầu mùa. Nước mưa cuốn trôi phèn từ bờ xuống ao nuôi làm pH giảm thấp, nhiệt độ thay đổi đột ngột, dẫn đến hiện tượng tôm, cá chết do bị sốc nhiệt và pH hay tôm, cá nuôi yếu đi, mất khả năng đề kháng, dễ mắc bệnh.



c) Tác động của biến đổi khí hậu đến chăn nuôi gia súc gia cầm:

Tình hình dịch bệnh nguy hiểm trên gia súc gia cầm được theo dõi từ năm 2010 đến nay (2015) gồm: lở mồm long móng, tai xanh, cúm gia cầm vẫn xuất hiện tuy nhiên không bùng phát thành dịch lớn.

- Các bệnh khác không thuộc danh mục bệnh nguy hiểm của gia súc gia cầm (Newcastle, dịch tả vịt, dịch tả lợn, tụ huyết trùng trâu bò...) vẫn có những ca mắc bênh nhưng số lượng không lớn để hình thành dịch.

- Nguyên nhân dịch bệnh xuất hiện hàng năm là do:

Cơ cấu chăn nuôi trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhỏ lẻ; phân tán.

+ Mặt khác khu vực Lạng Sơn là địa bàn thường xuyên nhập thực phẩm từ Trung Quốc có nhiều nguồn gốc khác nhau nên nguy cơ bệnh dịch càng cao.

+ Trong các năm gần đây tình hình khí hậu có những biến đổi thất thường (nhiệt độ tăng cao vào mùa hè, rét đậm rét hại kéo dài vào mùa đông là 1 trong các nguyên nhân gây nên dịch bệnh có chiều hướng ngày càng diễn biến phức tạp.

Tác động của biến đổi khí hậu đến ngành công thương


Các ngành công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ,… đều chịu những tác động tiêu cực từ hiện tượng biến đổi khí hậu gây ra. Các khu công nghiệp thường được xây dựng nhiều ở các khu vực bằng phẳng, nơi có điều kiện giao thông thuận lợi, sẽ phải đối mặt nhiều hơn với nguy cơ ngập lụt và thách thức trong thoát nước do lũ từ sông/suối vào mùa mưa. Các điều kiện khí hậu cực đoan và thiên tai gia tăng cũng gây khó khăn trong việc cung cấp nguyên, vật liệu cho các ngành công nghiệp, đồng thời làm giảm tuổi thọ của các công trình, linh kiện, máy móc, thiết bị.

Nghiên cứu của Viện Năng lượng (Bộ Công Thương) cho thấy, khi nhiệt độ mùa hè tăng 10C, thì phụ tải trong thời gian 9 giờ đến 16 giờ tăng cao hơn phụ tải ở các thời gian khác trong ngày là 2,2%/năm, nhu cầu sử dụng năng lượng cũng tăng lên 1%, đặc biệt trong lĩnh vực dân dụng và thương mại dịch vụ. Nhiệt độ tăng cũng khiến hiệu suất chu trình nhiệt tua-bin hơi nước giảm, gây lãng phí nhiên liệu. Khi nhiệt độ tăng 10C, đối với tổ máy nhiệt điện than 300 MW, lượng than tiêu thụ tăng 0,5%, tương đương 4.500 tấn than/năm. Đối với nhà máy điện khí, khi nhiệt độ tăng 10C thì công suất phát sẽ giảm 0,5%.

Ngành Du lịch ở Lạng Sơn chủ yếu bao gồm các hoạt động nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí và lữ hành (đưa đón và hướng dẫn khách tại các địa điểm tham quan du lịch) nên phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố thời tiết.

Các nghiên cứu ban đầu cũng chỉ ra rằng, xói lở, mưa lũ sẽ tàn phá cảnh quan các mỏ khoáng sản, gây khó khăn cho công tác điều tra, đánh giá, thăm dò và khai thác khoáng sản. Nguy hại hơn, nó còn làm phát tán các kim loại độc hại từ chất thải mỏ (đặc biệt các mỏ phát sinh dòng chảy axit) gây ô nhiễm môi trường.


Tác động của biến đổi khí hậu đến lĩnh vực giao thông vận tải


BĐKH có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến giao thông vận tải, một ngành tiêu thụ nhiều năng lượng và phát thải khí nhà kính không ngừng tăng lên trong tương lai nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Nhiệt độ không khí biến đổi sẽ làm hủy hoại nhanh chóng các công trình cầu cống, đường xá đã xây dựng, hoặc làm tăng chi phí bảo trì, bảo dưỡng các công trình. Nhiệt độ tăng làm tiêu hao năng lượng của các động cơ, trong đó có các yêu cầu làm mát, thông gió trong các phương tiện giao thông cũng góp phần tăng chi phí trong ngành giao thông vận tải. Mặt khác, nhiệt độ tăng dẫn đến các ngành nông nghiệp, công nghiệp và con người có nhu cầu sử dụng các nguồn nước tăng, cộng với sự bốc hơi mạnh dẫn đến các dòng chảy bị cạn kiệt, suy giảm khả năng giao thông thủy trên sông Kỳ Cùng, sông Thương, sông Lục Nam..., gây thiệt hại kinh tế cho tỉnh.


Tác động của biến đổi khí hậu đến lĩnh vực y tế


Những biến đổi về thời tiết của Lạng Sơn, tình trạng suy giảm chất lượng môi trường (không khí, đất và nguồn nước) đã ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người dân và cộng đồng, tình hình bệnh dịch những năm qua có nhiều diễn biến phức tạp, một số bệnh dịch cũ bùng phát: dịch Tay chân miệng năm 2013, các bệnh khác như ung thư, tim mạch, các bệnh liên quan đến tình trạng ô nhiễm thực phẩm, các bệnh chuyển hóa…cũng có những thay đổi, với tỷ lệ mắc ngày càng tăng.


tải về 4.95 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   41   42   43   44   45   46   47   48   ...   52




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương