BÁo cáo hiện trạng môi trưỜng tỉnh lạng sơn giai đOẠN 2011 2015 MỤc lụC



tải về 4.95 Mb.
trang42/52
Chuyển đổi dữ liệu10.07.2016
Kích4.95 Mb.
#1638
1   ...   38   39   40   41   42   43   44   45   ...   52

Sự cố môi trường

Khái quát hiện trạng và hậu quả xảy ra sự cố môi trường


Sự cố môi trường là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng như sự cố vỡ hồ, đập, rò rỉ phóng xạ, dịch bệnh….

- Bệnh lợn tai xanh là loại bệnh làm suy giảm miễn dịch, khiến các bệnh khác ở lợn phát triển nhanh, trong đó có chứng liên cầu, một bệnh nguy hiểm rất dễ bùng phát thành đại dịch và có thể lây cho người dễ dẫn đến tử vong. 

- Bệnh lở mồm long móng là một loại bệnh bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm do virus gây ra trên động vật móng guốc chẵn như lợn, bò, trâu, hươu, dê... bệnh lây lan rất nhanh qua nhiều con đường khác nhau như tiếp xúc trực tiếp giữa động vật với nhau, truyền qua không khí.

Đánh giá mức độ thực hiện các mục tiêu đề ra để khắc phục, phòng ngừa đối với sự cố môi trường


- Nhìn chung công tác phòng chống dịch bệnh của tỉnh Lạng Sơn có nhiều tiến bộ, tích cực chủ động phòng chống dịch. Chủ động tuyên truyền, nâng cao ý thức phòng chống dịch bệnh đến các hộ chăn nuôi. Phối kết hợp giữa các đơn vị tăng cường kiểm tra, lập các chốt kiểm dịch nhằm chủ động đối phó với tình hình biễn biến của các loại bệnh dịch. Chủ động tiêm phòng dịch tại những khu vục trọng điểm và kiểm soát chặt chẽ các nguồn lây lan bệnh tật từ địa phương khác vào trong tỉnh. Đồng thời công tác phân bổ vác xin, thuốc thú y; thực hiện công tác phun khử trùng tiêu độc tại các huyện, thành phố; tiêm phòng vác xin cho đàn gia xúc, gia cầm trong tỉnh nên trong giai đoạn 2011-2014 không để xẩy ra các vùng dịch bệnh, mặc dù trong năm 2014 tỉnh Lạng Sơn có trận lụt lớn trong lịch sử.

- Mặc dù là tỉnh miền núi và không có nhà máy điện hạt nhân, nhưng do có đường biên giới chung với nước bạn Trung Quốc nên Lạng Sơn đã chủ động xây dựng, chuẩn bị lực lượng, phương tiện để sẵn sàng đối phó với sự cố điện hạt nhân từ bên ngoài lãnh thổ có thể tác động đến môi trường và con người Lạng Sơn.

- Trong giai đoạn2011- 2014, không có dịch bệnh xảy ra tại khu vực cửa khẩu và vùng lân cận, không phát hiện khách xuất - nhập cảnh có biểu hiện nghi ngờ nhiễm dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Nhằm tăng cường khả năng giám sát dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thông qua xuất nhập cảnh, Ngành Y tế đã quan tâm đào tạo, tập huấn cập nhật kiến thức mới, củng cố chuyên môn cho các cán bộ trực tiếp làm nhiệm vụ tại các cửa khẩu. Đã đầu tư thêm máy đo thân nhiệt để giám sát 100% khách nhập cảnh. Phối hợp tốt với các lực lượng chức năng giám sát các bệnh dịch có nguy cơ lây truyền qua biên giới nhất là đối với Sốt xuất huyết do vi rút Ebola; Hội chứng suy hô hấp cấp tính Trung đông do virus corona mới; Cúm A (H7N9); Cúm A(H5N1); Cúm A(H5N6). Thực hiện tốt chế độ thông tin báo dịch quốc tế và trong nước và thực hiện tốt công tác kiểm dịch tại các cửa khẩu.


Khung 8 12: Sẵn sàng ứng phó sự cố điện hạt nhân trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

Ngày 03/6/2015, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lạng Sơn đã chủ trì tổ chức buổi làm việc với Đoàn công tác của Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn về việc khảo sát xây dựng “Kế hoạch chuẩn bị lực lượng, phương tiện sẵn sàng tham gia ứng phó sự cố điện hạt nhân đến năm 2020” do đồng chí Phạm Văn Tỵ - Phó Chánh Văn phòng Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn làm trưởng đoàn. Tham gia làm việc với Đoàn khảo sát về phía tỉnh Lạng Sơn có đại diện Lãnh đạo các Sở: Khoa học và Công nghệ, Y tế, Nông nghiệp và PTNT; Đại diện Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Phòng Cảnh sát chữa cháy và Cứu hộ cứu nạn, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh.

   Tại buổi làm việc, qua nghe dự thảo báo cáo công tác chuẩn bị ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, 02 bên đã cùng trao đổi, phân tích, đánh giá thực trạng về lực lượng, phương tiện, một số giải pháp, nhóm nguy cơ sự cố có thể xảy ra trên địa bàn tỉnh, mục tiêu của Kế hoạch là đảm bảo giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong các hoạt động liên quan đến ứng dụng kỹ thuật bức xạ, hạt nhân; chuẩn bị sẵn sàng và tổ chức ứng phó kịp thời khi xảy ra sự cố bức xạ; giảm thiểu đến mức tối đa hậu quả và tác hại của sự cố, bức xạ gây ra đối với con người, tài sản và môi trường; xác định rõ nhiệm vụ và quyền hạn của các tổ chức, cá nhân tham gia chuẩn bị, ứng phó và điều hành sự cố xảy ra…

   Phát biểu tại cuộc họp đồng chí Phạm Văn Tỵ đánh giá cao nỗ lực của tỉnh Lạng Sơn trong công tác chuẩn bị phòng chống sự cố thiên tai và là tỉnh đi đầu trong cả nước xây dựng được Kế hoạch và tổ chức diễn tập Ứng phó sự cố cấp tỉnh. Đồng thời đề nghị địa phương cần tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến về bức xạ hạt nhân tới sâu rộng quần chúng nhân dân. Các cơ quan tham gia ứng phó sự cố tiếp tục rà soát đánh giá thực trạng của địa phương về nguy cơ, lực lượng, trang thiết bị hiện tại. Từ đó xây dựng phương án tăng cường lực lượng, trang thiết bị phục vụ công tác ứng phó sự cố bức xạ hạt nhân./.



Nguồn: Tổng hợp


BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ CÁC ẢNH HƯỞNG



Các kịch bản biến đổi khí hậu


Khí nhà kính là một trong những nguyên nhân chính gây ra sự biến đổi khí hậu trên toàn cầu. Lượng khí nhà kính phát sinh của Lạng Sơn chủ yếu là trong ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và nhiệt điện. Ngoài ra, nghành công nghiệp khai thác khoáng sản mặc dù không phát thải nhiều khí nhà kính nhưng lại làm suy giảm khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu của địa phương. Việc đánh giá biến đổi khí hậu của tỉnh Lạng Sơn cần được đặt trong bối cảnh khu vực và lãnh thổ để có được sự dự báo về xu hướng diễn biến trong tương lai.

Khu vực Đông Bắc Bộ


Theo công bố của Bộ Tài nguyên và Môi trường, khu vực Đông Bắc Bộ, trong đó có tỉnh Lạng Sơn là một trong những vùng chịu ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu (BĐKH), nhất là hiện tượng biến đổi về nhiệt độ và thay đổi về lượng mưa, cụ thể:

Về nhiệt độ:

Nhiệt độ mùa Đông có thể tăng nhanh hơn so với nhiệt độ mùa hè ở tất cả các vùng khí hậu của nước ta.

Theo kịch bản phát thải thấp (B1): Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm ở các vùng khí hậu phía Đông Bắc có thể tăng so với trung bình giai đoạn 1980 - 1999 khoảng 1,6 đến 1,9oC.

Theo kịch bản phát thải trung bình (B2): Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm có thể tăng lên 2,5oC ở khu vực Đông Bắc.

Theo kịch bản phát thải cao (A2): Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm ở khu vực Đông Bắc có thể tăng lên 3,2oC.

Về lượng mưa:

Theo kịch bản phát thải thấp (B1): Vào cuối thế kỷ 21, tổng lượng mưa năm ở khu vực Đông Bắc có thể tăng khoảng 5% so với trung bình thời kỳ 1980-1999. Lượng mưa thời kỳ từ tháng III đến tháng V sẽ giảm từ 3 - 6% so với thời kỳ 1980-1999. Lượng mưa các tháng cao điểm của mùa mưa sẽ tăng từ 6-10% so với thời kỳ 1980-1999.

Theo kịch bản phát trung bình (B2): Vào cuối thế kỷ 21, lượng mưa năm ở khu vực Đông Bắc có thể tăng khoảng 7 - 8% so với trung bình thời kỳ 1980-1999. Lượng mưa thời kỳ từ tháng III đến tháng V sẽ giảm từ 4 - 7% so với thời kỳ 1980-1999. Lượng mưa các tháng cao điểm của mùa mưa sẽ tăng từ 10 -15%.

Theo kịch bản phát cao (A2): Vào cuối thế kỷ 21, lượng mưa năm ở khu vực Đông Bắc có thể tăng khoảng 9 - 10% so với trung bình thời kỳ 1980-1999. Lượng mưa thời kỳ từ tháng III đến tháng V sẽ giảm từ 6 - 9% so với thời kỳ 1980-1999. Lượng mưa các tháng cao điểm của mùa mưa sẽ tăng từ 12-19%.



Bảng 9 180: Mức thay đổi nhiệt độ (oC), lượng mưa (%) so với giai đoạn 1980 - 1999 theo các kịch bản phát thải B2, B1 và A2 ở khu vực Đông Bắc

Yếu tố khí hậu

Kịch bản

Các mốc thời gian của thế kỷ 21

2020

2030

2040

2050

2060

2070

2080

2090

2100

Nhiệt độ (oC)

B1

0,5

0,7

1,0

1,2

1,4

1,5

1,6

1,7

1,7

B2

0,5

0,7

1,0

1,2

1,6

1,8

2,1

2,3

2,5

A2

0,5

0,7

1,0

1,3

1,6

1,9

2,3

2,7

3,2

Lượng mưa (%)

B1

1,4

2,1

3,0

3,6

4,1

4,5

4,7

4,8

4,8

B2

1,4

2,1

3,0

3,8

4,7

5,4

6,1

6,8

7,3

A2

1,7

2,2

2,8

2,8

4,6

5,7

6,8

8,0

9,3

(Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam, 2012)

Khu vực Lạng Sơn


Các kịch bản biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn dự báo trong giai đoạn 2020-2100 theo các kịch bản phát thải thấp (B1), kịch bản phát thải trung bình (B2) và kịch bản phát thải cao (A2), theo đó mức biển đổi về nhiệt độ, lượng mưa so với giai đoạn 1980 -1999 được tổng hợp trong các Bảng sau:

Bảng 9 181: Mức thay đổi nhiệt độ (oC), lượng mưa (%) so với giai đoạn 1980 - 1999 theo các kịch bản phát thải thấp (B1) trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

Yếu tố khí hậu

Mùa

Các mốc thời gian của thế kỷ 21

2020

2030

2040

2050

2060

2070

2080

2090

2100

Nhiệt độ (0C)

Mùa Đông (XII-II)

0,5

0,7

1,0

1,3

1,5

1,6

1,7

1,7

1,7

Mùa Xuân (III-V)

0,5

0,7

0,9

1,2

1,4

1,5

1,6

1,6

1,6

Mùa Hè (VI-VIII)

0,4

0,6

0,9

1,2

1,4

1,5

1,5

1,6

1,6

Mùa Thu (IX-XI)

0,5

0,7

0,9

1,2

1,4

1,5

1,6

1,6

1,7

Trung Bình

0,5

0,7

0,9

1,2

1,4

1,5

1,6

1,6

1,7

Lượng mưa (%)

Mùa Đông (XII-II)

0,3

0,5

0,6

0,7

0,9

1,0

1,1

1,1

1,1

Mùa Xuân (III-V)

-0,4

-0,6

-0,9

-1,1

-1,3

-1,4

-1,5

-1,5

-1,5

Mùa Hè (VI-VIII)

1,7

2,6

3,6

4,6

5,4

5,8

6,1

6,2

6,2

Mùa Thu (IX-XI)

0,5

0,8

1,1

1,4

1,6

1,8

1,8

1,9

1,9

Tổng lượng mưa

0,8

1,3

1,8

2,2

2,6

2,8

3,0

3,0

3,0

(Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam, 2012)

Theo kịch bản B1: các xu thế biến đổi về nhiệt độ và lượng mưa trên địa bàn tỉnh so với giai đoạn 1980-1999 như sau:



Về nhiệt độ: so với trung bình giai đoạn 1980 – 1999; nhiệt độ trung bình năm ở Lạng Sơn có thể tăng 0,50C (vào năm 2020); 0,70C (vào năm 2030); 1,20C (vào năm 2050) và 1,70C (vào năm 2100).

Về lượng mưa: so với trung bình giai đoạn 1980 – 1999; tổng lượng mưa năm ở Lạng Sơn có thể tăng 0,8% (vào năm 2020); 1,3% (vào năm 2030); 2,2% (vào năm 2050) và 3,0% (vào năm 2100).

Bảng 9 182: Mức thay đổi nhiệt độ (oC), lượng mưa (%) so với giai đoạn 1980 - 1999 theo các kịch bản phát thải trung bình (B2) trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

Yếu tố

khí hậu

Mùa

Các mốc thời gian của thế kỷ 21

2020

2030

2040

2050

2060

2070

2080

2090

2100

Nhiệt độ (0C)

Mùa Đông (XII-II)

0,6

0,8

1,1

1,4

1,7

2,0

2,2

2,4

2,6

Mùa Xuân (III-V)

0,5

0,7

1,0

1,3

1,6

1,8

2,1

2,3

2,5

Mùa Hè (VI-VIII)

0,4

0,7

1,0

1,3

1,5

1,8

2,0

2,2

2,4

Mùa Thu (IX-XI)

0,5

0,7

1,0

1,3

1,6

1,9

2,1

2,3

2,5

Trung Bình

0,5

0,7

1,0

1,3

1,6

1,9

2,1

2,3

2,5

Lượng mưa (%)

Mùa Đông (XII-II)

0,3

0,5

0,7

0,8

1,1

1,2

1,4

1,5

1,7

Mùa Xuân (III-V)

-0,5

-0,7

-0,9

-1,2

-1,5

-1,7

-1,9

-2,1

-2,3

Mùa Hè (VI-VIII)

1,9

2,8

3,9

5,0

6,0

7,1

8,0

8,8

9,5

Mùa Thu (IX-XI)

0,6

0,8

1,2

1,5

1,8

2,1

2,4

2,7

2,9

Tổng lượng mưa

0,9

1,3

1,9

2,4

2,9

3,4

3,9

4,3

4,6

(Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam, 2012)

Theo kịch bản B2: các xu thế biến đổi về nhiệt độ và lượng mưa trên địa bàn tỉnh so với giai đoạn 1980-1999 như sau:



Về nhiệt độ: so với trung bình giai đoạn 1980 – 1999; nhiệt độ trung bình năm ở Lạng Sơn có thể tăng 0,50C (vào năm 2020); 0,70C (vào năm 2030); 1,30C (vào năm 2050) và 2,50C (vào năm 2100).

Về lượng mưa: so với trung bình giai đoạn 1980 – 1999; tổng lượng mưa năm ở Lạng Sơn có thể tăng 0,9% (vào năm 2020); 1,3% (vào năm 2030); 2,4% (vào năm 2050) và 4,6% (vào năm 2100).

Bảng 9 183: Mức thay đổi nhiệt độ (oC), lượng mưa (%) so với giai đoạn 1980 - 1999 theo các kịch bản phát thải trung bình (A2) trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

Yếu tố

khí hậu

Mùa

Các mốc thời gian của thế kỷ 21

2020

2030

2040

2050

2060

2070

2080

2090

2100

Nhiệt độ (0C)

Mùa Đông (XII-II)

0,7

0,9

1,1

1,4

1,8

2,1

2,4

2,9

3,4

Mùa Xuân (III-V)

0,6

0,8

1,1

1,4

1,7

2,0

2,3

2,7

3,2

Mùa Hè (VI-VIII)

0,5

0,8

1,0

1,3

1,6

1,9

2,2

2,7

3,1

Mùa Thu (IX-XI)

0,7

0,8

1,1

1,4

1,7

2,0

2,3

2,8

3,2

Trung Bình

0,6

0,8

1,1

1,4

1,7

2,0

2,3

2,8

3,2

Lượng mưa (%)

Mùa Đông (XII-II)

0,3

0,5

0,8

0,8

1,1

1,3

1,4

2,0

2,1

Mùa Xuân (III-V)

-0,5

-0,7

-1,0

-1,3

-1,5

-1,8

-2,1

-2,5

-2,9

Mùa Hè (VI-VIII)

2,0

3,0

4,1

5,2

6,4

7,5

8,9

10,5

12,1

Mùa Thu (IX-XI)

0,6

0,9

1,2

1,6

1,9

2,3

2,7

3,2

3,7

Tổng lượng mưa

1,0

1,5

2,0

2,5

3,1

3,7

4,3

5,1

5,9

(Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam, 2012)

Theo kịch bản A2: các xu thế biến đổi về nhiệt độ và lượng mưa trên địa bàn tỉnh so với giai đoạn 1980-1999 như sau:



Về nhiệt độ: so với trung bình giai đoạn 1980 – 1999; nhiệt độ trung bình năm ở Lạng Sơn có thể tăng 0,60C (vào năm 2020); 0,80C (vào năm 2030); 1,40C (vào năm 2050) và 3,20C (vào năm 2100).

Về lượng mưa: so với trung bình giai đoạn 1980 – 1999; tổng lượng mưa năm ở Lạng Sơn có thể tăng1,0% (vào năm 2020); 1,5% (vào năm 2030); 2,5% (vào năm 2050) và 5,9% (vào năm 2100).


tải về 4.95 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   38   39   40   41   42   43   44   45   ...   52




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương