BÁo cáo hiện trạng môi trưỜng tỉnh lạng sơn giai đOẠN 2011 2015 MỤc lụC


Giải pháp về mặt chính sách, thể chế, luật pháp liên quan lĩnh vực bảo vệ môi trường



tải về 4.95 Mb.
trang50/52
Chuyển đổi dữ liệu10.07.2016
Kích4.95 Mb.
#1638
1   ...   44   45   46   47   48   49   50   51   52

Giải pháp về mặt chính sách, thể chế, luật pháp liên quan lĩnh vực bảo vệ môi trường


Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014 được ban hành, thay thế Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2015. Do vậy, trên cơ sở Luật bảo vệ môi trường năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành, cần rà soát các văn bản quy phạm pháp luật cần bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền được giao trong Luật Bảo vệ Môi trường 2014 cho phù hợp với Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014 và các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật; Xây dựng và ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền ban hành của UBND tỉnh, của các huyện, thị xã phù hợp với các quy định của Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014

Nội dung xây dựng văn bản cần chú trọng tới xây dựng các văn bản nhằm cụ thể hóa luật, tập trung vào các lĩnh vực:

- Kiểm soát ô nhiễm, xử lý chất thải và cải thiện môi trường;

- Xây dựng các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đặc thù nhằm thu hút các nguồn lực kinh tế tham gia vào lĩnh vực xử lý rác thải sinh hoạt, cải tạo phục hồi môi trường và tăng cường xã hội hóa trong lĩnh vực xử lý môi trường,

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý chất thải rắn nói chung và rác thải sinh hoạt nói riêng,

- Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14000; Nghiên cứu, ban hành chính sách ưu đãi phát triển các mô hình khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến, trang trại chăn nuôi thân thiện với môi trường;

- Xây dựng và ban hành quy chế phối hợp bảo vệ môi trường giữa các ngành liên quan với ngành Tài nguyên và Môi trường nhằm tránh chồng chéo.

Giải pháp về mặt tài chính, đầu tư cho bảo vệ môi trường


- Tăng cường hiệu quả áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường.

+ Triển khai có hiệu quả việc kê khai và nộp thuế tài nguyên, phí BVMT đối với nước thải và chất thải rắn. Rà soát các công cụ kinh tế đang áp dụng để điều chỉnh, bổ sung những vướng mắc, bất cập, điều chỉnh các công cụ kinh tế theo hướng đơn giản, dễ áp dụng để phù hợp thực tế.

+ Thực hiện nguyên tắc gây thiệt hại đối với môi trường phải khắc phục và bồi thường.

- Tăng cường xã hội hóa, mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường.

+ Hoàn thiện hệ thống chính sách phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đẩy mạnh việc phổ biến và áp dụng các tiêu chuẩn về môi trường có liên quan đến sản phẩm và hàng hóa xuất nhập khẩu;

+ Tăng cường huy động mọi nguồn vốn như: nguồn vốn vay ưu đãi của nước ngoài, các nguồn hỗ trợ khác cho các hoạt động đầu tư vào lĩnh vực bảo vệ môi trường nói chung và thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt nói riêng; trong đó tập trung thu hút đầu tư xử lý rác thải áp dụng công nghệ mới, tiên tiến trong và ngoài nước; áp dụng công nghệ sản xuất sạch, giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của rác thải sinh hoạt thải ra sau khi tiêu dùng,…; nâng dần tỷ lệ vốn đầu tư xử lý rác thải bằng nguồn vốn xã hội hóa.

+ Đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế về bảo về BVMT; tích cực tham gia thực hiện các cam kết quốc tế về BVMT; tranh thủ tối đa nguồn hỗ trợ tài chính, kỹ thuật từ các tổ chức và cá nhân nước ngoài cho công tác BVMT; tăng cường nâng cao năng lực xây dựng các chương trình, dự án, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài trợ quốc tế cho công tác BVMT.

Vấn đề tăng cường các hoạt động giám sát chất lượng, quan trắc và cảnh báo ô nhiễm môi trường


- Tăng cường công tác điều tra, thống kê, kiểm kê các nguồn thải trên địa bàn tỉnh; Kiểm soát các hoạt động vận chuyển chất thải; xây dựng cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, quản lý xuất nhập khẩu và lực lượng cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường trong kiểm tra, giám sát việc nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.

- Cập nhật và nâng cấp cơ sở dữ liệu tài nguyên nước, cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nhằm cập nhật dữ liệu tài nguyên và môi trường của toàn ngành; tạo sự liên kết giữa cơ sở dữ liệu cấp thành phố với hệ thống cơ sở dữ liệu cấp huyện và thị xã. Tăng cường khai thác sử dụng số liệu, thông tin hiện có và khảo sát, điều tra bổ sung để xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên và môi trường trên địa bàn thành phố nhằm cung cấp kịp thời những thông tin cần thiết về môi trường cho các cơ quan quản lý Nhà nước để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về môi trường.

- Tăng cường hoạt động quan trắc và thông tin môi trường; thiết lập hệ thống quan trắc, dự báo, cảnh báo sớm, giám sát những biến động của nguồn tài nguyên và môi trường nhằm cung cấp thông tin, dữ liệu phục vụ cho công tác đánh giá môi trường và đề xuất các phương án quản lý và xử lý môi trường phù hợp theo từng thời kỳ phát triển của thành phố.

- Tiếp tục quan trắc môi trường theo mạng lưới quan trắc môi trường tỉnh Lạng Sơn; Từng bước hoàn thiện và hiện đại hóa các mạng lưới quan trắc môi trường tỉnh Lạng Sơn. Thực hiện QA/QC một cách nghiêm túc trong quan trắc môi trường để đảm bảo tính chính xác, độ tin cậy của số liệu quan trắc môi trường.


Tăng cường phòng ngừa và kiểm soát nguồn thải gây ô nhiễm môi trường


a. Phòng ngừa, ngăn chặn và kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường, các khu vực ô nhiễm môi trường

        • Kiểm soát ô nhiễm môi trường chung

Một số giải pháp cần tập trung giải quyết như:

- Rà soát các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển của tỉnh, của ngành và địa phương trên địa bàn tỉnh để có phương án điều chỉnh phù hợp, đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014 và các quy định khác có liên quan.

- Thúc đẩy chuyển đổi dần cơ cấu kinh tế theo hướng có lợi cho các ngành kinh tế thân thiện với môi trường, hạn chế phát triển các nhóm ngành có nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái môi trường; hạn chế, tiến tới không cấp phép đầu tư mới hoặc đầu tư mở rộng đối với các loại hình công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, chú trọng phát triển các ngành kinh tế xanh, thân thiện với môi trường.

- Nghiên cứu, thử nghiệm, thực hiện phân vùng chức năng theo các hệ sinh thái phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng quy hoạch các khu vực ưu tiên, khu vực cần bảo vệ, khu vực hạn chế hoặc cấm phát triển công nghiệp, khai thác khoáng sản nhằm giảm xung đột giữa mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội.

- Tăng cường công tác thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn nông thôn, chú trọng công tác xử lý chất thải ở các khu công nghiệp, bệnh viện. Thực hiện thu gom và bố trí các điểm thu gom hợp lý, xây dựng các bãi xử lý chất thải rắn đạt quy chuẩn môi trường;


        • Kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm không khí tại các khu đô thị

Tập trung kiểm soát chặt chẽ các nguồn phát tán bụi tại các khu đô thị, như: tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động xây dựng đô thị, quy hoạch hợp lý các tuyến giao thông trong khu vực nội đô; tăng cường công tác phun nước, rửa đường và vệ sinh các phương tiện cơ giới nhằm kiểm soát bụi giao thông, bụi vật liệu; tiếp tục khuyến khích các cộng đồng dân cư sử dụng nhiên liệu sạch trong đun nấu (hạn chế sử dụng than, củi); Nâng cấp chất lượng đường giao thông và tăng cường tỷ lệ cây xanh đô thị (mở rộng công viên, trồng mới cây xanh…)

        • Kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông vận tải

Khuyến khích phát triển các phương tiện giao thông sử dụng năng lượng sạch.

Thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật liên quan đến phát thải của các phương tiện giao thông như: khuyến khích các nhà máy sản xuất các phương tiện giao thông theo tiêu chuẩn mới, thực hiện nghiêm túc các chương trình kiểm tra, bảo dưỡng phương tiện; tăng cường việc giám sát nhằm loại bỏ xe quá cũ, không đảm bảo chất lượng phương tiện.



        • Kiểm soát nguồn gây ô nhiễm do hoạt động sản xuất công nghiệpvà bệnh viện

Kiểm soát chặt chẽ các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng và gây ô nhiễm môi trường; hạn chế tiến tới cấm các cơ sở sản xuất công nghiệp sử dụng công nghệ lạc hậu, khuyến khích chuyển đổi dần sang công nghệ sản xuất hiện đại, tiên tiến, ít gây ô nhiễm môi trường.

Tăng cường hậu kiểm công tác bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, các khu, cụm công nghiệp đã được phê duyệt hồ sơ môi trường; không phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường; thực hiện nghiêm các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn việc chuyển giao công nghệ, máy móc, phương tiện, thiết bị cũ, lạc hậu gây ô nhiễm môi trường.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các khu, cụm công nghiệp. Đảm bảo kinh phí cho hoạt động thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường tại các cấp, các ngành của thành phố hàng năm nhằm phát huy hiệu quả công tác phòng ngừa, xử lý vi phạm pháp luật về môi trường.

Phấn đấu tất cả các cơ sở công nghiệp, y tế có hệ thống thu gom, phân loại và xử lý rác thải tại nguồn. Đầu tư công nghệ tái chế, tạo ra các sản phẩm hữu ích từ chất thải, xử lý rác thải theo công nghệ tiên tiến, hiện đại, giảm dần tỷ lệ chôn lấp.



b. Kiểm soát ô nhiễm, xử lý chất thải và giảm thiểu phát sinh các nguồn gây ô nhiễm môi trường

- Kết hợp giữa phát triển thương mại với phát triển du lịch. Xây dựng các điểm, tuyến điểm du lịch với các khu trợ, trung tâm mua sắm để thuận tiện cho công tác bảo vệ môi trường.

- Triển khai bảo vệ môi trường khu vực nông thôn, trong đó tập trung quản lý chặt chẽ các nguồn thải từ hoạt động chăn nuôi và giết mổ gia súc, gia cầm; tiêu hủy gia súc, gia cầm bị dịch bệnh theo đúng yêu cầu quy định, đảm bảo vệ sinh môi trường; áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác, từng bước giảm thiểu sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón hóa học; tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật khi sử dụng các loại hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón hóa học trong sản xuất nông nghiệp.

- Kiểm soát, phòng ngừa, hạn chế gia tăng ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông vận tải và xây dựng; xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển các phương tiện giao thông sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; xây dựng và triển khai đề án kiểm soát ô nhiễm môi trường trong giao thông vận tải.

- Tập trung nguồn lực kinh tế của địa phương xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt các khu đô thị và thành phố Lạng Sơn. Huy động các nguồn lực nước ngoài và xã hội hóa trong lĩnh vực xử lý chất thải và cải thiện môi trường. Tập trung đầu tư các dự án xử lý chất thải có sử dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến, tăng cường tỷ lệ rác thải được tái chế, tái sử dụng; giảm tỷ lệ chôn lấp và tiết kiệm quỹ đất.



tải về 4.95 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   44   45   46   47   48   49   50   51   52




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương